Top 5 Bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống hay nhất

Cuộc sống bộn bề ngày nay khiến con người chạy theo những giá trị cuộc sống để mưu sinh, mà quên mất sống chậm lại để cùng làm những việc tử tế. Sống tử tế mới là cách sống khiến cho chúng ta cảm thấy ý nghĩa nhất bởi không những giúp được những người xung quanh mình còn để lại âm vang cho đời. Dưới đây là những bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống hay nhất:

Bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống số 1

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế.


Bàn về lối sống tử tế, vậy như thế nào là người tử tế: có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,..vv.. Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.


Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.


Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chống dễ bị tha hoá và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.


Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân và chúng ta lại đặt ra một câu hỏi là nguyên nhân từ đâu. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha me đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lõng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đoạ. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kĩ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hoá đỗ lỗi.


Từ những nguyên nhân đó ta có thể đưa ra một số biện pháp sau: Giáo dục nhà trường cần có biện pháp tích cực trong sự nghiệp trồng người. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.


Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội, ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống số 3

Trong cuộc đời có những thứ mà khi sinh ra bạn không thể lựa chọn cho mình: tình yêu, cha mẹ, tài năng... nhưng sẽ có những thứ khi bạn nỗ lực hết mình sẽ đạt được nó.


Cố gắng nỗ lực hết mình sống với tâm huyết bạn sẽ trở thành ‘người lao động chân chính’ được mọi người tôn trọng. Bạn cũng có thể trở thành ‘doanh nhân tầm cỡ’ được mọi người nể phục. Bạn cũng có thể trở thành ‘nhà lãnh đạo xuất sắc’, ‘những chính khách uyên bác’ được mọi người tôn vinh, học hỏi.


Nhưng, dù bạn trở thành ai, địa vị sau này bạn ở đâu thì cái quan trọng cuộc đời sẽ ghi nhận ở bạn đó là ‘người tử tế’. Vậy theo bạn "người tử tế" ở đây là gì?


Hiểu 1 cách đơn giản ‘người tử tế’ là người làm việc tốt, sống đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa, phù hợp với đạo đức, chuẩn mực của xã hội.


"Người tử tế" phải là người sống thật với bản lĩnh của chính mình. Câu nói của PGS Văn Như Cương đã nhắc nhở chúng ta về lối sống tốt - sống đẹp ở đời.


Người tử tế là người sống đúng, sống đẹp ở đời


Chúng ta sinh ra sống với đôi mắt trời sinh nhưng đã bao giờ bạn cho đó là 1 món quà? Cuộc sống được đan dệt bởi những yêu thương. Bạn đã bao giờ mở rộng trái tim để đón lấy và trao đi những yêu thương?


Tố Hữu đã từng nói:

"Đã là con chim, chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình."


Cho và nhận là điều ý nghĩa! Yêu thương là cội nguồn, căn cốt của sự sống. Lịch sử chẳng đã chứng minh tình yêu thương, tồn tại của người với người trong truyền thuyết Adam - Eva đó hay sao?


Ở đời khi bạn nhận ra mình cần sống có ý nghĩa là lúc bạn biết mở rộng lòng mình với mọi người xung quanh. Biết yêu thương, cho đi - nhận lại là điều tuyệt vời.


Khi bạn trao cho ai đó niềm vui, sự bất ngờ bạn sẽ nhận lại được những điều ý nghĩa. Bởi ‘Bàn tay trao hoa hồng bao giờ cũng vấn vương mùi hương‘.


Yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại vô hạn. Vì thế trong cuộc sống, hãy để bàn tay thơm thảo ướp hương tình người!


Khi bạn biết giúp đỡ bà cụ ăn xin bằng vài đồng ăn sáng bạn sẽ thấy vui.


Khi bạn biết nói "Con yêu mẹ" bạn và mẹ sẽ rất hạnh phúc.


Trong tình yêu, quan trọng không phải chúng ta sống bằng vật chất, tiền bạc mà sống bằng tình nghĩa, thủy chung son sắt. Và 1 chút nào đó, mọi người sẽ nhớ đến bạn: 1 trái tim sống ân nghĩa.


Tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện về 2 thầy trò đi trên bãi cỏ xanh. Khi gặp người nông dân đang lặn dưới ao sâu. Cậu học trò nói: ‘Người đó để quên chiếc giày hay là mình giấu đi thử xem phản ứng của họ như thế nào’.


Người thầy giáo: "Thay vì em giấu đôi giày đó thì em hãy thử đặt 1 cọc tiền xu vào xem phản ứng của họ như thế nào".

Cậu học trò nghe theo và khi người nông dân kia lên bờ nhìn thấy đôi giày có đồng xu. Ông lão reo lên: ‘Trời đã ban phúc cho ta. Hôm nay vợ con ta không phải nhịn đói nữa rồi’. Bạn có biết rằng, khi cho đi là khi ta đã nhận lại niềm vui...


Cuộc sống không bao giờ trải sẵn thảm đỏ cho ta đi mà nó luôn là những sóng gió bất ngờ ập đến. Điều quan trọng đòi hỏi bạn phải có nghị lực sống vững bền, vượt qua hoàn cảnh. Pytago từng dạy ta: ‘Cõi đời hôn lên tôi nỗi đau thương/ Và đòi tôi phải đáp trả bằng lời ca tiếng hát.’


Cuộc sống là thế! Khi bạn vấp phải khó khăn đau thương, cần vượt qua hoàn cảnh sống bằng lời ca tiếng hát của chính mình. Sống lạc quan, có nghị lực vượt qua hoàn cảnh sẽ cho ta lối sống, bản lĩnh vững vàng.


Sống tử tế còn là biết cống hiến cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp nhất. Dù bạn ở địa vị nào không quan trọng, cái quan trọng bạn cống hiến cho đời được những gì? Hãy là anh thanh niên trên Sapa âm thầm cống hiến (Lặng lẽ Sapa), hay là chị lao công ‘tiếng chổi tre sớm tối đi về’ (Tiếng chổi tre), hay là như lời dạy của Thanh Hải:


"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"


Hãy là một mùa xuân nho nhỏ cống hiến trái tim cho đất nước. Dù ở tuổi nào chúng ta hãy cống hiến cho đất nước. Cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp này!


Bên cạnh những con người rất đáng học hỏi, cuộc sống vẫn còn những con người rất đáng suy ngẫm, bởi họ sống quá thực dụng, vô cảm, vụ lợi.


Chúng ta còn nhớ vụ hôi bia ở Đồng Nai do chủ xe bị lật bánh. Mặc cho lời cầu xin của chủ xe họ vẫn ‘cướp giật‘ như cảnh nạn đói năm 1945. Hay là vụ người chồng lai vợ bầu đi sinh, giữa đường không may bị tai nạn người mẹ tử vong, người con văng ra khỏi bụng mẹ. Nhưng người dân vẫn không ai giúp đỡ.


Thử hỏi, trong 1 xã hội mà ít lòng tốt thì con người sẽ sống sao? Họ sống bằng vụ lợi cá nhân, toan lo cho mình mà không biết nghĩ cho người xung quanh.


Có người họ coi vật chất còn quan trong hơn sự hy sinh của một ai đó. Cuộc sống với guồng quay vô tận vô tình ‘bê tông hóa tâm hồn‘ họ. Vì thế, để cuộc sống có ý nghĩ, mọi người - đặc biệt tuổi trẻ cần có ý thức, hành động cụ thể hơn.

Hãy biết mở rộng vòng tay yêu thương cho đi mà không suy nghĩ. Hãy để bàn tay tình yêu ướp hương lòng người. Và chúng ta sống cần có lối sống, cách ứng xử đúng đắn. Vững vàng trước mọi cạm bẫy khó khăn ở đời.


Ai đó đã từng nói: "Khi bạn bắn pháo đại bác vào cuộc sống. Nó sẽ tặng lại bạn quả lựu đạn". Vì thế, hãy sống vượt qua hoàn cảnh, lạc quan, vượt qua nỗi đau thương trao tặng cho đời nụ hôn ngọt nào.


Sống tử thế là khi chúng ta biết mình cần sống có ý nghĩa nhất. Đó là bài học mà PGS Văn Như Cương muốn nhắc nhở chúng ta!


Đặt hoàn cảnh vào những người khác, tôi mới thấy được những người khó khăn, thiếu thốn, những người xung quanh mong muốn nhận tình yêu, đôi tay ấm nồng của mình đến mức nào.


Không phải là lời nói sống, mà là hành động cụ thể để cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Ngày hôm nay, tôi thả ra ngoài cuộc đời kia những hạt phấn thông vàng, mong rằng chúng sẽ đến được với tất cả mọi người, thì thầm câu chuyện về một trái tim sẽ luôn tỏa sáng trong đời!vô trang mình 5 sao nha

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống số 4

Yếu tố quan trọng nhất góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp, văn minh chính là ở cách cư xử giữa con người với con người. Chúng ta hãy sống với nhau bằng sự tử tế đã cuộc sống ngày càng tích cực hơn. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.


Tử tế có vai trò vô cùng quan trọng góp phần làm nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Những việc tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, dù đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là chỉ là những người xa lạ cần sự giúp đỡ. Việc tử tế hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Người tử tế là người luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Mỗi người sống tử tế hơn một chút, biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác hơn một chút sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.


Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người lấy việc làm giúp người ra nhằm mục đích không tốt như khoa khoang tài sản, đánh bóng tên tuổi,… Những người này cần bị phê phán.


Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Việc tử tế ở thời nào cũng đáng trân trọng, ca ngợi. Chúng ta hãy sống và giúp người, cùng nhau hướng đến lợi ích chung cao đẹp để xã hội phát triển văn minh hơn.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống số 2

Trước tiên, “thế nào là tử tế?”. Đây là vấn đề đáng suy ngẫm và tự mỗi người tìm ra một câu trả lời riêng.


Giới trẻ ngày nay thường than thở với nhau rằng con người trong xã hội hiện đại ngày càng “sống nhạt”. Sao họ lại cảm thán như vậy? Bởi họ nhìn thấy điều đó từ những hành động, việc làm vô tâm, vô thức của một bộ phận người trong xã hội.

Ví như, dân ta từ xưa tới nay luôn đề cao truyền thống kính trên nhường dưới, nhưng ta dễ bắt gặp những việc làm trái ngược với truyền thống đạo đức đó. Như trên xe buýt, có những người thấy người già hay trẻ nhỏ phải đứng vì thiếu ghế ngồi, nhưng họ làm lơ, vờ ngủ, nhưng khi bị nhắc nhở, họ quay ra cáu gắt và nói rằng họ lên trước, họ được ngồi.

Hay một vấn đề nổi cộm khác là tình trạng “đánh hội đồng” vì mọi lý do. Hành động đó là không thể chấp nhận được, nhưng đáng lên án hơn cả là khi mọi người xung quanh không những không can ngăn mà còn reo hò, cổ vũ và quay clip tung lên mạng xã hội.


Chính những hành động, việc làm đó đã khiến người ta phải cảm thán rằng “con người ngày càng sống nhạt quá!”.

Tuy nhiên, đâu đó trong xã hội vẫn xuất hiện những nghĩa cử cao đẹp, ấm tình người. Trên trang xã hội lớn nhất hiện nay, Facebook, ta thường bắt gặp những hình ảnh một chiến sĩ công an dắt cụ già qua đường; một nhóm mạnh thường quân chia sẻ, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, hay vận động hiến máu cứu người,… được mọi người chia sẻ rộng rãi.


Còn nhiều những hình ảnh ấm áp hơn nữa. Song, có một hình ảnh về những người tử tế mà tôi thấy và để lại trong tâm trí tôi dấu ấn sâu đậm. Đó là trên đường Kim Mã, một bà cụ già yếu với sạp hàng rau đơn sơ ngồi bán trên vỉa hè. Bất chấp mưa gió bụi mờ, hằng ngày, cụ vẫn ngồi đó tới khi trời tối hẳn với gánh rau của mình chỉ mong kiếm thêm chút thu nhập.

Trong không gian chập choạng tối, dòng xe inh ỏi, tấp nập qua lại, bóng dáng cụ càng trở nên đơn côi hơn bao giờ hết. Trước hình ảnh đó, nhiều người qua đường cố nán lại mua hàng giúp cụ, dù những mớ rau đó không thật tươi ngon. Đôi khi, có những em học sinh đi qua cũng nán lại mời chào, bán hàng, gói hàng cho khách giúp cụ. Nhìn nụ cười móm mém hiền từ của cụ cùng những nụ tươi của những bạn trẻ, khiến ta thêm tin rằng, sự tử tế của mỗi cá nhân rất quan trọng, nhưng sự lan tỏa của nó còn quan trọng hơn gấp bội phần.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bài nghị luận xã hội về âm vang của việc tử tế trong cuộc sống số 5

Không có gì đẹp hơn sự tử tế có ở con người. Xã hội càng phát triển thì con người cần phải sống tử tế hơn. Vượt xa một cách ứng xử thường ngày, tử tế là một phẩm đức cần có ở mỗi con người.


“Tử tế” có nghĩa là sự cẩn thận, kĩ lưỡng, thận trọng, chu đáo trong công việc, trong lối sống và trong cách đối xử với mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh, đề cao đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương, lẽ công bằng. Người sống tử tế luôn biết nâng niu, quý trọng từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống để tạo nên lối sống đẹp, được nhiều người yêu mến, quý trọng.


Có thể nói, sự tử tế là âm vang êm dịu nhất của tấm lòng nhân ái. Sự tử tế giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc, làm quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh hơn. Nhờ biết sống tử tế, con người biết đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn, sâu sắc hơn.


Lời lẽ tốt đẹp có thể ngắn và dễ nói nhưng vang vọng của chúng là vô tận mãi mãi. Khi mỗi người biết sống tử tế với nhau, xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, tình yêu thương lan toả, pháp luật được tôn trọng, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.


Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…


Bạn có thể có tất cả trong cuộc sống nếu bạn biết cho đi những gì người khác muốn. Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. Hãy biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng, cho đi nhiều hơn là nhận về để làm đẹp cuộc sống xung quanh bạn.


Lan tỏa sự tử tế trong đời sống phải bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình thành nhân cách cá nhân. Tiếp đến là thực hành trong nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội - nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu. Sau cùng là ngoài xã hội - nơi con người có có hội thể hiện sự tử tế của mình một cách chân thực nhất. Nhưng quan trọng nhất là hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi con người. Hãy tử tế từ trong trái tim, đến lời nói, thái độ sống và hành động.


Sự tử tế cần được rèn luyện và thực hành từ ý thức mỗi cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.


Xã hội cần tôn vinh lối sống tử tế, hình thành phương thức ứng xử tử tế trong toàn cộng đồng và lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá nhân phẩm, đạo đức con người.


Người tử tế cũng cần phải xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh và tiến bộ, phù hợp với chuẩn mực của xã hội và xu hướng của thời đại. Tích cực lên án, phê phán và đả kích lối sống ích kỉ, vụ lợi, sẵn sàng dẫm đạp lên đạo đức xã hội để thu lợi về mình của một số người. Sống tử tế cũng cần phải mạnh mẽ bảo vệ kẻ yếu, trừng trị kẻ xấu, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng ở đời.


Như bông hoa nở giữa khu vườn, sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người. Hãy luôn sống tử tế dẫu rằng cuộc sống chưa hẳn đã đáp trả lại cho bạn những gì bạn mong muốn. Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng. Hãy nhớ rằng, lợi ích là cái đến cuối cùng sau một chuỗi những hành động hữu ích.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?