Top 6 Bài soạn "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm lớp 9 hay nhất

Chu Quang Tiềm là một nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng. Bài luận "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm được trích trong "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách". Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lý cho mỗi người. Để tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm này, Toplist mời bạn đọc tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được tổng hợp dưới bài viết sau.

Bài soạn "Bàn về đọc sách" số 3

Kiến thức cơ bản

Vài nét về tác giả và tác phẩm:

- Chu Quang Tiềm (1897-1986), nhà mĩ học, lí luận văn học hiện đại Trung Quốc, người Đông Thành, tỉnh An Huy. Ông còn có bút danh là Mạnh Thự, Mạnh Thạch.

- Chu Quang Tiềm đã học rất nhiều trường, nhiều ngành Đại học: Hương Cảng; (ngành Ngôn ngữ và Văn học Anh, Sinh vật học, Tâm lí học, Giáo dục học Đại học Ê-đin-bốc (Anh); Đại học Luân Đôn, Đại học Pa-ri, Đại học Xtra- xbuc (Pháp)... và từng giữ nhiều chức vụ: Viện trưởng viện Đại học Tứ Xuyên; (Giá sư Đại học Bắc Kinh, Hội trưởng Hội Nghiên cứu mĩ học Trung Quốc, Uỷ viên thường trực Hội Nghiên cứu văn học nước ngoài ở Trung Quốc...

- Tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm là Tâm lí học văn nghệ; Bàn về thơ... Những tập sách của ông là những tài liệu phong phú, văn phong trong sáng, có ảnh hưởng sâu rộng trong giới học thuật và giới văn nghệ.

- Bố cục văn bản:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới”) : Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Đoạn 2 (tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”) : Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

+ Đoạn 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.


Đọc - hiểu văn bản

Câu 1- Trang 6 SGK

Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Trả lời

Văn bản về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

Các luận điểm của văn bản là:

+ Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Các khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải khi đọc sách.

+ Bàn về phương pháp đọc sách.


Câu 2 - Trang 6 SGK

Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại:

“Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá của học thuật của nhân loại”.

• Sách đã ghi chép, cô đúc mọi tri thức, mọi thành tựu mà nhân loại đã đạt được, tích lũy được qua từng thời đại và lưu truyền cho đến thời nay.

• Nếu xoá bỏ các thành tựu mà loài người đã đạt được trong quá khứ và sách vở, ta chỉ là kẻ đi giật lùi, lạc hậu.

- Ý nghĩa đọc sách và việc đọc sách của mỗi người:

• Tiếp nhận tư tưởng, kinh nghiệm của nhân loại trong mấy nghìn năm qua cho cuộc đời mấy mươi năm ngắn ngủi của mình.

- Tầm quan trọng của việc đọc sách: Đối với con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.


Câu 3 - Trang 6 SGK

Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

Trả lời

- Cần chọn sách vì:

+ Sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ dần đến những nguy hại thường gặp:

+ Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống" chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm, suy nghĩ nông cạn.

+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn vô bổ.

• Cần đọc kĩ, nghiên cứu sâu các sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

• Song song với điều đó, cần đọc các sách khoa học phổ thông, kề cận với chuyên môn của mình vì không biết thông thì không thể chuyên.


Câu 4 - Trang 7 SGK

Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Trả lời

- Việc biết lựa chọn sách để đọc đã làm một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.

- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí tri thức

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, ... không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.

- Đọc ít mà không suy nghĩ sâu xa, nếu đọc không nghĩ thì như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy chỉ tổ làm cho mặt hoa ý loạn, tay không mà về, Thế gian có biết bao người đọc sách chị để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phủ khoe của.

- Nên phân loại sách làm hai loại: loại 1 để có kiến thức phổ thông. Loại 2 là sách chuyên môn, chuyên ngành.

- Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, đối với người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học thuật, đọc sách là một cuộc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

- Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức, mà còn là việc rèn luyện tính cách học làm người.

* Cách lập luận, trình bày phần này chủ yếu nhờ vào những hình ảnh ví von, so sánh cụ thể, sinh động (... như cưỡi ngựa qua chợ... , như trọc phú khoe của).


Câu 5 - Trang 7 SGK

Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

Trả lời

- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lí, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng. Có lí lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh và cách ví von thật cụ thể, thú vị: giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được... Càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, lối ăn tươi nuốt sống, làm học vấn giống như đánh trận..., như cưỡi ngựa qua chợ, trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu, càng hẹp...


Luyện tập

Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách.

Trả lời

Bài viết "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã trình bày nhiều luận điểm có giá trị về việc đọc sách, trong đó, em cảm thấy thấm thía nhất với diễn giải của tác giả về thực trạng cách đọc sách sai lầm của nhiều người hiện nay. Tác giả đã nêu ra thực trạng nhiều người đọc sách chỉ chú trọng số lượng, đọc qua loa mà không chú trọng tới chất lượng ý nghĩa mà mình thu lại được. Việc đọc sách sai lệch như thế khiến con người tiêu tốn nhiều thời gian vào những cuốn sách vô bổ, lại không thu thập được kiến thức chuyên sâu cho mình. Bài viết đã nhắc nhở người đọc về cách đọc sách để từ đó người đọc suy nghĩ, tìm tòi cách đọc sách đúng đắn, đạt hiệu quả cao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bàn về đọc sách" số 5

I. Vài nét về tác giả
Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực
- Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc
+ Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng

II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách
- Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
- Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách
3. Giá trị nội dung
- Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người
4. Giá trị nghệ thuật
- Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị

1. Tóm tắt nội dung văn bản, nhận xét về bố cục của đoạn trích Bàn về đọc sách.

Trả lời:

Nội dung đoạn trích xoay quanh các vấn đề cơ bản : vai trò của việc đọc sách, cách chọn sách để đọc, phương pháp đọc sách.

Nhận xét về cách sắp xếp các vấn đề nghị luận của tác giả :

- Nội dung nào trình bày trước, vì sao ?

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nội dung bàn luận (cách chọn sách để đọc và phương pháp đọc). Làm như thế có thể trình bày gọn mà sâu các ý kiến ra sao ?


2. Phân tích quan niệm của Chu Quang Tiềm về việc chọn sách để đọc.

Trả lời:

Phân tích quan niệm của Chu Quang Tiềm về việc chọn sách để đọc có thể triển khai theo các hướng sau :

- Tại sao lại phải chọn lựa ? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đoạn Lịch sử càng tiến lên… lối đánh “tự tiêu hao lực lượng"trong bài nghị luận.

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống’’ chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

- Cần chọn lựa như thế nào ? Kết hợp giữa đọc loại sách chuyên sâu và loại sách thường thức, phổ thông ra sao ?

+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ các cuốn sách, các tài iiệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

+ Cùng với đọc tài liệu chuyên sâu cũng không thể xem thường việc đọc các loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”.


3. Về phương pháp đọc sách, Chu Quang Tiềm đưa ra các ý kiến như thế nào ? Suy nghĩ của em về các ý kiến ấy.

Trả lời:

Về phương pháp đọc sách, Chu Quang Tiềm đã đưa ra những ý kiến thật cụ thể, sâu sắc. Có thể phân tích và trình bày suy nghĩ của mình theo các ý :

- Biết lựa chọn sách để đọc đã là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.

- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với những quyển sách có giá trị.

- Không nên đọc tràn lan, theo kiểu tuỳ hứng cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.

Khi trình bày suy nghĩ của em về các ý kiến ấy, cần căn cứ vào bối cảnh xã hội, văn hoá hiện nay (sách ngày càng nhiều, văn hoá đọc có nguy cơ bị các loại hình khác lấn át,...), cần xuất phát từ thực tế đọc sách và học tập của các em.


4. Nhận xét về cách viết (lập luận, dẫn dắt,...) của tác giả bài nghị luận.

Trả lời:

Bài nghị luận của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục lớn trước tiên bởi nội dung các lời bàn thật xác đáng, sâu sắc, vừa đạt lí vừa thấu tình. Mặt khác, sức thuyết phục ấy còn từ cách trình bày, lập luận. Có thể phân tích điều này qua các phương diện:

- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Phân tích cụ thể bằng giọng chuvện trò, tâm tình thân mật để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.

- Đặc biệt, tác giả bài nghị luận có cách viết thật giàu hình ảnh. Nhiều ý kiến được minh hoạ bằng hình ảnh ví von cụ thể, thú vị. Chẳng hạn : “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống…” ; “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận...” ; “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ...” ; “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”...


5. Trình bày thu nhận của em sau khi đọc - hiểu văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.

Trả lời:

Nên trình bày thu nhận theo các ý sau :

- Nhận thức đầy đủ, thấm thía hơn về tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Cách lựa chọn sách để đọc.

- Cách đọc sách cụ thể (cần nghiền ngẫm, biết liên hệ,…)

- Học tập về cách trình bày ý kiến, cách viết bài nghị luận làm sao cho hay, cho thuyết phục.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bàn về đọc sách" số 6

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Chu Quang Tiềm (1897 – 1986): là nhà mĩ học, nhà lí luận văn học nổi tiếng người Trung Quốc.

2. Tác phẩm

Trong những bài viết của mình, ông đã nhiều lần viết về chuyện đọc sách. Riêng bài viết này là quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn đầy tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ sau.


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Văn bản nêu lên tầm quan trọng cửa việc đọc sách. Hoạt động này trong quá trình tích lũy tri thức của mỗi người cần phải có yêu cầu cao.

Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí:

Phần 1(học vấn…phát hiện thế giới mới):khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
Phần 2 (lịch sử…tự tiêu hao năng lượng): các khó khăn, nguy hại dễ gặp trong việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
Phần 3 (còn lại): bàn về phương pháp đọc sách (cách lựa chọn sách cần đọc và đọc như thế nào)

Câu 2 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Sách có tầm quan tọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là khi tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý bàu của loài người.

Đối với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích lũy tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.


Câu 3 trang 6 SGK ngữ văn 9 tập 2:

a) Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách càng không dễ. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra ít nhất hai nguy hại:

sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sông” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
sách nhiều dễ khiến người đọc khó chọn, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không có ích.
Theo ý kiến tác giả cần lựa chọn sách khi đọc. Điều này thể hiện ở chỗ:

Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải đọc tinh, đọc cho kĩ những tác phẩm có giá trị, có lợi cho mình
Cần đọc kĩ cuốn sach thuộc về lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình
Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu cũng không quên đọc sách có lĩnh vực thường thức, gẫn gũi, kề cận với lĩnh vực chuyên sâu của mình


Câu 4 trang 7 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở các điểm:

Không nên đọc sách lướt qua, vùa đọc phải vừa ngẫm, “trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.
Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.


Câu 5 trang 7 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:

Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu
Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt tự nhiên
Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài


III. Luyện tập bài Bàn về đọc sách

Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rỗng và đọc sâu, đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không phải tùy hứng, vừa đọc vừa phải nghiền ngẫm. Qua bài “bàn về đọc sách” Chu Quang Tiềm đã trình bày các ý kiến xác đáng ấy một cách có lý bằng những dẫn chứng sinh động.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bàn về đọc sách" số 1

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu… thế giới mới): vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách

- Phần 2 (tiếp… tiêu hao lực lượng): những sai lầm mắc phải khi đọc sách

- Phần 3 (đoạn còn lại) phương pháp đọc sách đúng và hiệu quả


Câu 1 (trang 6 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Bàn về đọc sách, cụ thể là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, tác giả triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách

- Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả


Câu 2 ( trang 6 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn, với cuộc sống của con người nói riêng và xã hội nói chung

- Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, thành tựu

- Sách là kho tàng kinh nghiệm, di sản tinh thần của mọi người

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng, xã hội nói chung

- Con người muốn phát triển phải tiếp thu, kế thừa, sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, thành tựu. Đối với mỗi người, đọc sách là cách tốt nhất tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống

- Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến trên con đường học vấn, tích lũy tri thức và chinh phục thế giới


Câu 3 (trang 6 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Thế giới đang bùng nổ thông tin, lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lí thông tin, khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ

- Nó khiến người ra không chuyên sâu, dễ “ăn tươi nuốt sống” không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm

- Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không thật có ích

∗ Cần lựa chọn sách đọc:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển thực sự có giá trị, có ích cho mình

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thưởng thức, gần gũi với chuyên môn của mình

- Tác giả khẳng định: trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ nào kế cận, cần biết rộng rồi mới nắm chắc

- Cần đọc các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu


Câu 4 (trang 7 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách sâu sắc mà gần gũi, dễ hiểu

- Không nên đọc lướt, vừa đọc vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích lũy, nhất là những cuốn sách có giá trị

- Không đọc tràn lan, bừa bãi mà cần đọc có kế hoạch, hệ thống. Coi việc đọc là công việc rèn luyện, âm thầm và gian khổ

Cũng theo tác giả đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức, là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người


Câu 5 (trang 7 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Sức thuyết phục của bài văn dược tạo nên bởi các yếu tố cơ bản

+ Nội dung bài viết tới cách trình bày của tác giả đều thấu tình, đạt lý. Ý kiến đưa ra xác đáng, có lý, chặt chẽ, sinh động, dễ hiểu

+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt tự nhiên

- Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von cụ thể, thú vị là yếu tố tạo nên sức thuyết phục của bài


Luyện tập

Điều thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn về đọc sách:

+ Nhận ra bản thân chưa thực sự có kế hoạch và sự kiên trì khi đọc sách

+ Việc đọc sách chủ yếu là cảm tính, chưa có sự chọn lọc kĩ càng, sự đầu tư nghiên cứu về nội dung

+ Chưa đa dạng các loại sách, mới chỉ đọc sách thiên về văn học

+ Việc đọc chuyên sâu còn hạn chế cho chưa có cái nhìn mang tính bao quát.


Ý nghĩa - Giá trị

Sau bài học này, học sinh:

- Nhận ra ý nghĩa, giá trị của việc đọc sách trong quá trình tích lũy và nâng cao học vấn của con người.

- Nhìn nhận lại cách đọc sách của mình và phát huy cách đọc đúng, hiệu quả cao.

- Học hỏi cách trình bày, lập luận, chọn lý lẽ sắc bén của tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bàn về đọc sách" số 4

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tóm tắt văn bản :

Nhà văn Chu Quang Tiềm đã nêu lên tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách ; chỉ ra các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay và bàn về phương pháp đọc sách để thu được hiệu quả.

3. Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm nêu rõ : Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc hơn là đọc nhiều mà rỗng, cần kết hợp đọc rộng và sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn ; phải có kế hoạch đọc theo một mục đích nhất định chứ không đọc tuỳ hứng. Văn bản có tác dụng giúp cho mọi người có thái độ đúng đắn với việc đọc sách.


II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Vấn đề nghị luận của văn bản này là việc đọc sách. Tác giả trình bày ba luận điểm chính:

Luận điểm một (từ đầu đến "phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc tích luỹ kiến thức, nâng cao học vấn.

Luận điểm hai (tiếp theo đến "tự tiêu hao lực lượng") : Khó khăn của việc đọc sách và những thiên hướng sai lệch người ta thường mắc khi đọc sách.Luận điểm ba (phần còn lại) : Cách đọc sách đúng đắn để thu được hiệu quả cao nhất.


Câu 2. Sách vô cùng quan trọng : Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được. Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triên học thuật của nhân loại. Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.

Sách có tầm quan trọng như vậy, nên đọc sách là con đường để nâng cao học vấn. Đọc sách là để tích luỹ kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống và cuộc đi xa tiếp tục khám phá thế giới.


Câu 3. Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, cần phải chọn sách mà đọc vì sách vở ngày càng nhiều, con người dễ bị chạy theo số lượng, đọc nhiều mà không hiểu được bao nhiêu. Mặt khác, sách nhiều, nếu không chọn lựa kĩ, sẽ bị sa vào các sách ít thông tín, không phù hợp với chuyên môn của người đọc, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Theo tác giả, nên chọn lựa sách theo tiêu chuẩn sau :

- Không ham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn sách phù hợp với chuyên môn, sách có giá trị.

- Đọc và suy nghĩ thật kĩ những cuốn sách đã chọn.

- Phải kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, đọc sách thường thức với sách chuyên môn. Các loại sách đó hỗ trợ cho nhau, tạo cho người đọc có kiến thức rộng và sâu.


Câu 4. Bàn về đọc sách trước hết là bàn đến việc lựa chọn sách đọc. Biết lựa chọn sách cho tinh, phù hợp với chuyên môn là bước đầu của việc đọc sách. Khi chọn được sách rồi thì phải đọc thật kĩ. Không đọc lướt qua, không đọc để lấy số lượng nhiều, cần đọc theo kiểu "trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

Cần đọc sách theo một kế hoạch, một chủ đích chứ không đọc lung tung, đọc tuỳ hứng, tuỳ tiện. Việc đọc sách theo chuyên môn sâu sẽ làm cho người đọc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. Đọc sách không chỉ là tích luỹ kiến thức, mà còn rèn luyện nhân cách, chuẩn bị cho cuộc sống và hoạt động lâu dài của mỗi con người.


Câu 5. Văn bản Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ với ba luận điểm chính thể hiện trong ba phần của bài. Tác giả đã từ kinh nghiệm của bản thân mình, cộng với sự suy xét, nghiền ngẫm nên phân tích, chỉ rõ những sai lạc mà người đọc dễ mắc phải. Đó là sự đọc nhiều mà không đọng lại ; đó là sự tham nhiều mục tiêu, rải mành mành, khuất lấp như lối đánh trận "tự tiêu hao lực lượng”. Tác giả phân tích thấu tình đạt lí về cách chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả nhát. Sức thuyết phục còn thể hiện ở những so sánh rất chính xác : Việc chiếm lĩnh kiến thức giống như đánh trận, việc đọc nhiều sách mà không hiểu giống như ăn nhiều thức ăn không tiêu, không những không bổ mà còn hại dạ dày ; việc đọc mà không chịu nghĩ sâu giống như cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn, dẫu châu báu phơi đầy mà đành về tay không ; việc chuyên sâu không chú ý đến bề rộng thì càng tiến càng gặp khó khăn, như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp,...


II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Hãy chọn một vài điều mà em thấy thấm thía khi đọc bài Bàn về đọc sách. Điều đó có thể là việc đọc nhiều, đọc nhanh chỉ cốt lấy số lượng mà không đọng lại được điều gì; cũng có thể là việc đọc sách lung tung, bạ gì đọc nấy, không có chọn lọc gì cả ; cũng có thể là việc đọc tuỳ hứng, không kiên trì theo đuổi một kế hoạch nào cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bàn về đọc sách" số 2

Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Trả lời:

Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.


Câu 2 (trang 6 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung.

- Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

- Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.


Câu 3 (trang 6 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

Trả lời:

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:

- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.

- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.


Câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Trả lời:

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:

- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.


Câu 5 (trang 7 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

Trả lời:

Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:

- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.


Luyện tập

Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách.

Trả lời:

Bài viết "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã trình bày nhiều luận điểm có giá trị về việc đọc sách, trong đó, em cảm thấy thấm thía nhất với diễn giải của tác giả về thực trạng cách đọc sách sai lầm của nhiều người hiện nay. Tác giả đã nêu ra thực trạng nhiều người đọc sách chỉ chú trọng số lượng, đọc qua loa mà không chú trọng tới chất lượng ý nghĩa mà mình thu lại được. Việc đọc sách sai lệch như thế khiến con người tiêu tốn nhiều thời gian vào những cuốn sách vô bổ, lại không thu thập được kiến thức chuyên sâu cho mình. Bài viết đã nhắc nhở người đọc về cách đọc sách để từ đó người đọc suy nghĩ, tìm tòi cách đọc sách đúng đắn, đạt hiệu quả cao.


Luyện tập

Sau bài học này, học sinh:

- Nhận ra ý nghĩa, giá trị của việc đọc sách trong quá trình tích lũy và nâng cao học vấn của con người.

- Nhìn nhận lại cách đọc sách của mình, biết chọn lựa sách để đọc và phát huy cách đọc đúng, hiệu quả cao.

- Học hỏi cách trình bày, lập luận, chọn lý lẽ sắc bén của tác giả.


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách.

- Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.

- Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách.


Nội dung chính

Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?