Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ được học dạng văn thuyết minh. Thuyết minh là nêu những đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh, vì vậy nó cần khoa học và chính xác. Thuyết minh về phương pháp cách làm là một trong những dạng bài thuyết minh thường gặp. Đối với bài thuyết minh về một phương pháp cách làm, chúng ta cần quan sát kĩ đối tượng thuyết minh: một phương pháp, cách làm, tạo lập được văn bản thuyết minh như yêu cầu, biết cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm theo đúng các bước, trình bày phương pháp cách làm một cách cụ thể, dễ hiểu. Sau đây mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" hay nhất đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" số 3
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)
- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo ...) người ta thường nêu những nội dung sau:
+ Nguyên vật liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu thành phẩm
- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.
II. Luyện tập
Câu 1: Hướng dẫn chung
a. Nguyên vật liệu:
- Đồ chơi đó được làm bằng gì (giấy, bìa, đất sét, tre, ...)? Mỗi thứ cần bao nhiêu? Tiêu chuẩn (cứng, mềm, dài, ngắn, ...) như thế nào?
- Để làm được đồ chơi đó, cần những dụng cụ (kéo, hồ dán, băng dính, kim khâu, ghim, ...) gì?
b. Cách làm
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước từ pha chế, cắt dán, tạo hình cho đến lắp ghép các chi tiết với nhau.
c. Yêu cầu thành phẩm
Nêu các yêu cầu thẩm mĩ, công dụng, ... của đồ chơi sau khi hoàn thành.
Tham khảo: Cách làm đèn ông sao kiểu truyền thống.
- Vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc.
- Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối.
- Buộc hai mặt này với nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ.
- Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến.
- Chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn.
- Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.
- Trang trí các mặt tùy ý thích.
- Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo.
- Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn.
Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng.
Câu 2:
- Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp. Cụ thể bài giới thiệu "Phương pháp đọc nhanh" trình bày lần lượt các ý sau:
+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.
+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.
+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.
+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.
- Các cách đọc:
+ Đọc thành tiếng.
+ Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).
- Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài:
+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.
- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.
Bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" số 1
I. Giới thiệu về một phương pháp
Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu về thành phẩm
- Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.
II. Luyện tập
Bài 1 ( trang 26 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu
a, Nguyên liệu:
+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo
+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ
b, Cách thực hiện
Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại
Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.
Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.
Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.
Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.
Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :
Văn bản Phương pháp đọc nhanh trình bày:
a, Nêu vấn đề
- Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề.
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc đọc.
+ Trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ từ tri thức nhân loại.
b, Giải quyết vấn đề
Người viết trình bày theo vấn đề từ thấp đến cao:
+ Ở mức thấp có thể đọc thành tiếng
+ Ở mức cao có thể đọc thầm (đọc theo dòng và theo ý)
+ Đọc lướt từ trên xuống dưới
+ Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý
+ Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ thông tin chủ yếu của một trang sách, cuốn sách
+ Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí
c, Kết luận
- Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông, Mac-xim Goroki, Ban-zắc
- Nêu ra gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh.
Các số liệu đưa ra trong bài với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi nói tới phương pháp đọc nhanh.
Bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" số 4
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)
Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo…) người ta thường nêu những nội dung sau :Nguyên vật liệu
Cách làm
Yêu cầu thành phẩm.
Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.
II. Luyện tập.
Câu 1. Trò chơi ‘Thi thổi cơm’.
a. Số lượng người tham gia : từng cặp trai gái (khoảng 3 đến 5 cặp).
b. Vật dụng cần chuẩn bị cho từng cặp trai gái :
Nồi đất
Đôi đũa cái
Củi, lửa
Gạo đã vo
Khăn bịt mắt và khăn buộc tay.
c. Cách chơi :
Bịt mắt người con gái, buộc tay người con trai.
Sau ba hồi trống, từng đôi trai gái phải nhanh chóng và khéo léo bổ sung cho nhau để nhen lửa, nấu cơm chín sớm nhất và ngon nhất.
Sau một thời gian được quy định cụ thể, ba hồi trống báo hiệu thời gian nấu cơm đã kết thúc. Từng đôi trai gái phải ngừng tay lại, đợi ban giám khảo đến chấm điểm.
d. Yêu cầu
Về phía người chơi, mắt của người con gái phải được bịt kín, tay của người con trai phải buộc chặt.
Về phía sản phẩm : cơm phải chín đều, ngon và chín trong thời gian ngắn nhất.
Câu 2.
Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp. Cụ thể bài giới thiệu ‘Phương pháp đọc nhanh’ trình bày lần lượt các ý sau :Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.
Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.
Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.
Các cách đọc :
Đọc thành tiếng.
Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).
Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài :Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.
Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phuong pháp đọc nhanh.
Bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" số 2
GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
Trả lời câu hỏi (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo ...) người ta thường nêu những nội dung sau:
+ Nguyên vật liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu thành phẩm
- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ
- Cách chơi:
+ Địa điểm :trong nhà ngoài sân
+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhóm
+ Hướng dẫn: quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ít hơn số người là một.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc"dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi, khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
- Luật chơi
+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua.
+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng.
Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2
Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp,lần lượt các ý sau:
+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.
+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.
+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.
+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.
- Các cách đọc:
+ Đọc thành tiếng.
+ Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).
- Nội dung và hiệu quả
+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.
- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.
Ghi nhớ:
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó .
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự, ...làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Lời văn cần ngắn gọn , rõ ràng
Bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" số 6
I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
Khi cần thuyết minh cách làm một món ăn hay cách may một chiếc áo cần nêu các nội dung sau:
+ Những nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi thực hiện
+ Các bước làm món ăn/ máy quần áo
+ Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm sau khi làm ra
- Cách làm được trình bày theo trình tự từ trước đến sau, cái gì thực hiện trước thì ghi trước, thực hiện sau thì ghi sau.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1 ( trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
Thuyết minh trò chơi kéo co
Mở bài: giới thiệu về trò chơi dân gian kéo co
Thân bài:
+ Lịch sử trò chơi:
+ Dụng cụ chơi
+ Luật chơi
+ Kéo co trong văn hoá Việt
+ Ý nghĩa của trò chơi
+ Phạm vi thực hiện
Kết bài:
Cảm nghĩ về trò chơi kéo co
Câu 2 ( trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)
- Cách đặt vấn đề phải trên cơ sở những hiện tượng của thực tiễn để nêu ra.
- Các cách đọc:
+ Đọc thành tiếng
+ Đọc thầm, trong đọc thầm có phương pháp đọc theo dòng và đọc ý
- Nội dung và hiệu quả
+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc toàn bộ khối từ, thu nhận nhiều thông tin từ bài viết bằng cái nhìn bao trùm.
+ Về hiệu quả, giúp thu nhận nhiều tri thức mà không tiêu tốn nhiều thời gian, luyện tập giúp cơ mắt đỡ bị mỏi
- Những số liệu trong bài tăng tính thuyết phục cho bài viết.
Bài soạn "Thuyết minh về một phương pháp cách làm" số 5
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Muốn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) một việc gì đó, trước hết, người viết phải tìm hiểu để nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
2. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ những điều kiện, cách thức, trình tự,... tiến hành công việc. Nếu công việc cho kết quả là những sản phẩm thì phải nêu cả yêu cầu, chất lượng đối với sản phẩm đó.
3. Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, rõ ràng.
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Đọc kĩ hai văn bản trong bài, chú ý nội dung, trình tự các yếu tố được nêu ra để trả lời câu hỏi.
Trong hai văn bản Cách làm đồ chơi "Em bé đá bóng bằng quả khô" và Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc, các bước thuyết minh được trình bày như sau :
- Nêu điều kiện : Các nguyên vật liệu để làm đồ chơi hay nấu món ăn.
- Cách thức, trình tự tiến hành. Cụ thể, với Cách làm đồ chơi "Em bé đá bóng bằng quả khô" cần làm theo 5 bước, còn với Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc cần làm theo 3 bước.
- Yêu cầu thành phẩm : Đồ chơi khi làm ra phải đạt những yêu cầu về thẩm mĩ như thế nào, món ăn nấu xong phải có màu sắc, mùi vị,... ra sao.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Khi nêu cách làm bất cứ một đồ chơi nào đó, cần trình bày cụ thể các bước :
a) Nguyên vật liệu
- Đồ chơi đó được làm bằng gì (giấy, bìa, đất sét,...) ? Mỗi thứ cần bao nhiêu ? Tiêu chuẩn (cứng, mềm, dài, ngắn,...) như thế nào ?
- Để làm được đồ chơi đó, cần những dụng cụ (kéo, hồ dán, băng dính, kim khâu, ghim,...) gì ?
b) Cách làm
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước, từ pha chế, cắt dán, tạo hình cho đến lắp ghép các chi tiết với nhau.
c) Yêu cầu thành phẩm
Nêu các yêu cầu thẩm mĩ, công dụng,... của đồ chơi sau khi hoàn thành.
Câu 2. Văn bản Phương pháp đọc nhanh được trình bày như sau :
a) Nêu vấn đề
Người viết khẳng định vai trò của việc đọc bằng cách sử dụng biện pháp phản đề :
- Nêu sự phát triển của khoa học thông tin cũng như ý nghĩa của nó đối với con người nhưng đồng thời cũng khẳng định máy móc không thể thay thế được con người, không thay được việc đọc.
- Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế (theo cách thông thường) của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại, tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.
b) Giải quyết vấn đề (các cách đọc và phương pháp đọc nhanh)
Người viết trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao :
- Ở mức thấp có đọc thành tiếng (quá chậm, mất nhiều thời gian).
- Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm hai loại : đọc theo dòng và đọc theo ý.
+ Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, từng chữ. Ở mức chuẩn (150 - 200 từ/ phút) vẫn còn quá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh. Phương pháp này có những đặc điểm và ưu điểm sau :
- Đọc lướt từ trên xuống dưới (cách này làm cho mắt đỡ mỏi).
- Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý.
- Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một trang sách, một cuốn sách.
- Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.
c) Kết luận
Người viết trình bày hai thông tin :
- Những tấm gương đọc nhanh : Na-pô-lê-ông (2000 từ/ phút), Ban-dắc (4000 từ/ phút), Mác-xim Go-rơ-ki (đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây)...
- Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh của toàn xã hội ? Người viết nêu : các nước tiên tiến (Nga, Mĩ,...) mở các lớp dạy đọc nhanh. Hiệu quả : Sau khi tham dự, người đọc có thể đạt tốc độ 1500 từ/ phút, thậm chí có thể đạt mức 12000 từ/ phút với những bài viết nhẹ nhàng.
Các số liệu trong bài (tốc độ đọc trung bình, tốc độ đọc của các vĩ nhân, tốc độ đọc của người đã qua lớp hướng dẫn) với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi nói đến hiệu quả của phương pháp đọc nhanh.