Top 8 Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống (lớp 10) hay nhất

Có nhiều người cho rằng “Âm nhạc đã giúp họ tìm thấy sự tĩnh lặng những khi tâm hồn họ xáo động”. Để rồi chẳng có ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca. Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thăng trầm của khúc nhạc… Nếu cuộc sống không có âm nhạc chắc chắn sẽ buồn tẻ và trở nên vô nghĩa. Bởi âm nhạc mang đến nguồn hạnh phúc cho loài người và cả vạn vật. Âm nhạc có ở khắp mọi nơi từ chuyển động của gió, biển… đến tiếng hót của các loài chim muông... Âm nhạc cũng vì thế mà dần dần đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người. Khi chúng ta vui hay buồn đều muốn bật một bài nhạc để thư giãn. Mời các bạn tham khảo một số bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về chủ đề này.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 5

Âm nhạc được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng âm nhạc là gì thì không phải ai cũng có thể định nghĩa được. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết âm nhạc là gì, tác dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày như thế nào.


Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người. Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện ý tưởng, cảm xúc, tâm tư tình cảm. Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Vì thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả. Ký hiệu âm nhạc: Đó là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được sử dụng để ghi lại âm thanh với những đặc tính của chúng.


Môn học ký âm chính là ghi lại âm thanh bằng những ký hiệu âm nhạc trên trang giấy. Ngược lại, môn học xướng âm là đọc lên các ký hiệu âm nhạc đã được ký âm đúng cao độ, trường độ. Có nhiều ký hiệu âm nhạc và khóa nhạc để quy định cao độ, cường độ và trường độ cho bản nhạc. Khóa nhạc có nhiều khóa khác nhau nhưng phổ biến nhất là khóa sol. Đôi khi cần thiết thì người ta dịch một bản nhạc ngôn ngữ khóa sol sang các khóa nhạc khác hoặc ngược lại.


Bản quyền âm nhạc là một trong các lĩnh vực phức tạp liên quan đến luật pháp. Những người làm nghệ thuật, tất cả những thứ liên quan đến pháp luật, bản quyền thường không mấy hấp dẫn. Chính vì thế mà thường tránh né hoặc bỏ qua. Mặc dù bản quyền âm nhạc phức tạp nhưng nếu nắm rõ được thì người làm nghệ thuật sẽ tránh được những rắc rối không mong muốn.


Âm nhạc đem lại cho con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế. Tác dụng của âm nhạc trong cuộc sống là giải trí, sự hình thành, phát triển của con người. Hiện nay âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và không thể thiếu của con người. Đặc biệt, âm nhạc còn có thể tác động lớn đến quá trình hình thành phát triển của con người. Chính vì thế, lời khuyên được đưa ra: Phụ nữ mang thai nên cho bé nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.


Phương diện hiệu quả để giáo dục con người phát triển toàn diện. Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cảm xúc của con người. Nó làm rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn. Chắp cánh cho sức tưởng tượng được bay bổng. Giúp mọi người nhận thức, yêu đời và yêu cuộc sống hơn. Đem lại cho con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế. Là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người


Nếu không có âm nhạc, thế giới sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Nó giúp xua tan nỗi đau khổ, mang lại niềm vui sướng, sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Thưởng thức những ca khúc yêu thích giúp con người thư thái và có rất nhiều trải nghiệm thú vị.


Tăng cường trí nhớ, hiệu quả học tập và làm việc. Lựa chọn những bản nhạc phù hợp như nhạc piano không lời, nhạc cổ điển, nhạc Baroque… giúp con người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ, thậm chí tăng IQ… Nhờ vậy mà, chúng ta có thể tập trung ghi nhớ tốt hơn trong học tập và làm việc. “Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc”. Con người không thể nghe, nhìn, ngửi, chạm, nếm được cảm xúc mà chỉ có thể cảm nhận. Đôi khi, chúng ta yêu thích một ca khúc nào đó không chỉ vì giai điệu, ca từ mà còn bởi cảm giác mà bài hát đó mang lại. Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà ta đã từng trải qua và tưởng chừng như đã lãng quên.


Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống khổ của mình trong cuộc sống. Đây chính là phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn và tuyệt vời nhất. Âm nhạc giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn.


Âm nhạc không chỉ giải trí, tác động vào cảm xúc mà còn rất tốt đối với sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học, âm nhạc là thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Các bản nhạc có tiết tấu nhanh như disco, chachacha, pop… giúp chúng ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén hơn. Những bản nhạc không lời, piano, Baroque … còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân khiến con người có nguy cơ cao bị mắc cách bệnh về tim mạch, huyết áp.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 5
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 5
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 5
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 5

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 6

Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa con người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý… Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng.


Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung âm nhạc cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng. Âm nhạc mô tả các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Âm nhạc còn có thể thể hiện quan điểm sống, chuyển tải tư tưởng. Còn một phần rất quan trọng trong nội dung của âm nhạc là sự đánh giá thực tại trên quan điểm của Mỹ học, có nghĩa là đánh giá các sự vật, hiện tượng nhưng không phụ thuộc vào cách nhìn nhận thực tiễn, thực dụng về đối tượng ấy. Ví dụ khi ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, chúng ta thích ngắm nhìn nó vì nó đẹp chứ hoàn toàn không có ý nghĩ là mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta, mặt trời sẽ sưởi ấm cho ta,… Có thể nói rằng, cách đánh giá trên quan điểm Mỹ học là một cách đánh giá “vô tư”.


Đấy là những nội dung mà âm nhạc có thể chuyển tải. Và nội dung của âm nhạc có tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, quan điểm, sở thích, kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa… của mỗi người mà ở họ có sự cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc. Với sự phối hợp nhuần nhuyễn, hài hoà giữa ca từ, nhịp điệu, tiết tấu bản nhạc, âm nhạc đã tác động lớn đến người nghe. Dù rằng sự cảm thụ âm nhạc ở mỗi người là khác nhau và có thể rất đa dạng. Nhưng chúng vẫn nằm trong một ranh giới nhất định và vẫn có những điểm chung nhất định. Điểm chung ấy dựa vào sức tác động của âm nhạc đối với con người.


Trước hết, âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người. Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được. Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô Ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng, Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người. Âm nhạc có thể khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Và âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mõi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu. Chính vì thế mà âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giả gạo, trong khi cấy cày, tát nước,… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả và hăng say hơn trong công việc. Ngày nay, trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động sẽ được nâng cao.


Không chỉ có thế, âm nhạc còn tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người. Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người. Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người. Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người.


Sở dĩ âm nhạc có được sức ảnh hưởng lớn bởi vì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện. Ngôn ngữ của nó giống với ngữ điệu của tiếng nói và giống với cử chỉ, nghĩa là giống với phương tiện biểu hiện của cảm xúc. Chính sự khái quát hoá và tăng lên gấp nhiều lần những khả năng biểu hiện của ngữ điệu và tiết tấu, âm nhạc đã có được một sức mạnh tác động vào cảm xúc thật lớn lao. Hơn nữa, trong tác phẩm âm nhạc còn miêu tả những điều mà chúng ta thích thú và quan tâm trong thực tiễn. Âm nhạc có sự tái hiện những âm thanh đầy sức hấp dẫn của thiên nhiên, thể hiện những cảm xúc dễ chịu và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của chúng ta.


Có một vai trò của âm nhạc mà không ai có thể phủ nhận được, đó là sự tham gia và hỗ trợ trong các dịp lễ hội và giải trí cộng đồng, trong sự chuyển động của tập thể (diễu hành), dùng làm phương tiện để nghỉ ngơi, giải trí. Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe. Những nhân vật tích cực, những tấm gương đạo đức cao cả và cả hình tượng những con người bị dày vò bởi sự đấu tranh nội tâm khổ sở, những con người sống dằn vặt và không thoả mãn được đề cập đến trong bản nhạc đã ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người nghe, nâng người nghe lên một tầm cao bao la về đạo đức.


Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… luôn đóng một vai trò giáo dục đặc biệt có ý nghĩa. Âm nhạc đã đánh thức lương tâm, thức tỉnh một sự bồn chồn cao quí, một nỗi niềm lo lắng thiêng liêng: Mình đã làm được điều tốt đó chưa? Mình đã sống tốt chưa? Mình có xứng với cái đẹp ấy không? Liệu mình còn đủ sức để hoàn thiện bản thân hơn nữa không?… Những điều ấy tạo nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự toàn thiện, toàn mỹ.


Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, có những loại âm nhạc có thể tác động tiêu cực đến con người. Những ca khúc trữ tình chứa đựng những tình cảm không lành mạnh, sướt mướt hay suồng sã, nó có thể tác hại lớn đến đạo đức con người. Nó là kẻ đưa đường nhẹ nhàng nhất cho sự băng hoại đạo đức, suy sụp về tinh thần. Có những bản chạc mà khi nghe nó thì người nghe cảm thấy buồn rã rượi, chán nãn, yếu đuối, nhu nhược,… Và cũng có những bản nhạc làm cho người nghe phấn khích quá độ, trở nên cuồng nhiệt, không làm chủ được hành vi của mình, dẫn đến những hành động sai trái.


Vì âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn như thế cho nên các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Trong nhà trường, trong các sinh hoạt tập thể nên lựa chọn những loại âm nhạc có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em để dạy cho các em, để cho các em nghe. Trong gia đình, các bậc phụ huynh nên khuyên nhũ và định hướng cho con em mình lựa chon âm nhạc để nghe, hướng dẫn cho các em biết cách cảm thụ âm nhạc. Cần tìm hiểu sở thích âm nhạc của các em trong giáo dục. Qua sở thích về âm nhạc của các em, chúng ta có thể biết được phần nào tính khí và phẩm chất đạo đức của các em. Như vậy, âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng các vai trò ấy chúng gắn bó chặt chẻ với nhau, nhiều khi chúng hoà quyện vào nhau, khó có thể phân định rạch ròi.


Cuộc sống mà không có âm nhạc thì cuộc sống sẽ trở nên rất tẻ nhạt và trầm lắng. Bàn về vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống xã hội thì phong phú và sâu sắc vô cùng. Trong bài viết nhỏ này chưa thể diễn tả hết được cái hay, cái quý của nó. Để kết thúc bài viết của mình, người viết xin dẫn ra đây lời nói của Sô-xta-cô-vits: “Âm nhạc nâng con người lên, làm con người cao quí hơn, củng cố phẩm chất, củng cố niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân, vào sứ mệnh lớn lao của mình”.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 6
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 6
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 6
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 6

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 3

Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách.


Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat, và êm ái trong những tổ khúc của Sube, những Romance, noctuyec của Traikopxki… Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.


Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay. “Việt Nam Hồ Chí Minh” câu hát đó đã vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, đoàn chiến sỹ đi trong rực rỡ cờ hoa,cả thế giới đã cảm nhận sâu sắc hơn sự chiến thắng của dân tộc nhỏ bé, anh hùng với hình ảnh vị Lãnh tụ vĩ đại. Với Bác Hồ kính yêu mỗi người dân Việt Nam tỏ lòng biệt ơn, kính yêu với người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ đầy xúc động mà chính những tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim từ cảm xúc và tình yêu vô hạn đối với người để “thế giới hát về người Việt Nam hát về người” những tác phẩm ngợi ca,dạt dào cảm xúc đó dường như trở thành một dòng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính yêu của người dân Việt Nam.


“Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc vang lên”.. Ta muốn viết nhiều điều, muốn nói nhiều lần để ngợi ca,về quê hương đất nước, về những người mẹ thân yêu, những người con hy sinh vì tổ quốc, và nhiều điều gửi gắm về tình yêu đôi lứa ... hãy để Âm nhạc thay cho lời muốn nói, vô vàn cảm xúc được thăng hoa để kết thành những tác phẩm bất hủ còn vang vọng mãi như “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi. “Du kích sông thao” “Giải phóng điện biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận “Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, “ Lên ngàn” ; “Tình ca” của nhạc sỹ Hoàng Việt; “Chào sông mã Anh hùng” của Xuân Giao “ Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà... đã mãi mãi cho thế hệ mai sau lưu giữ hình ảnh của một thời máu lửa đầy vinh quang và nước mắt của cả Dân tộc. Ai không khỏi xúc động khi nghe giai điệu, lời ca trong bài hát “Người mẹ của tôi”của nhạc sỹ Xuân Hồng để “chia sẻ nỗi buồn” để “soi lại đời con”...với mẹ. Và “ Em vẫn đợi anh về” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp hay “Xa khơi” của Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. “Thời hoa đỏ’; “ Mối tình đầu” của Nguyễn Hoàng “Thuyền và biển” của Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu-Thơ Xuân Quỳnh.. ai không khỏi trào lên cảm xúc da diết nhớ mong về những kỷ niệm của riêng mình..có gì diễn tả được toàn diện hơn là âm nhac?! và những kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời con người làm ta nhớ ta quên, nhưng có một điều kỳ diệu khi mỗi kỷ niệm đó được gắn với những giai điệu của một bản nhạc hay lời ca của một ca khúc nào đó thi dù thời gian có trôi đi khi ta gặp lại giai điệu thân quen cùng đó là những kỷ niệm trỗi dậy...


Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống..đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại. Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản xuất kích thích tố...Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm,và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yên thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.


Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người, Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop, Chachacha, Disco...giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc còn giúp giải Stess là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Ngày nay âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm. Bạn muốn trẻ đẹp, tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư? hãy đến với âm nhạc, hãy tắm mình trong những bản Tango, vallse, Rumba..và thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái với những giai điệu đẹp tiết tấu du dương của làn điệu Ballats, slow... Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn.và nếu bạn mất ngủ một bản nhạc trữ tình,du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep..


Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ,yếu đuối,cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như “Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”..”Tình yêu đến không mong đợi gi và tình yêu đi cung không hề hối tiếc.”. của một ca sỹ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt? Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..


Đã có rất nhiều cảm nhận, phân tích, nghiên cứu về sự kỳ diệu,tác dụng, của âm nhạc đối với con người.Với tôi một giảng viên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thì điều đó càng thấm đậm và hiện hữu rõ nét trong nhân cách,suy nghĩ và tình cảm của mình để hướng tới mọi sự tốt đẹp nhất của cuộc sống này.Với nghề sư phạm âm nhạc tại trường ĐH SPNT TW hiện nay tôi chỉ mong muốn khi các Sinh viên học Nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật âm nhạc nói riêng tự đánh giá về sự cảm nhận âm nhạc của mình, nhìn lại những suy nghĩ, những hành động, cảm xúc tư duy, những quan niệm sống của mình để luôn có phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp, có cách ứng xử đẹp với mọi người có cảm xúc trước những điều hay đẹp trong cuộc sống và luôn có một tâm hồn cao đẹp và một trái tim nhân hậu.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 3
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 3
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 3
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 3

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 8

Âm nhạc là biểu hiện sự vui vẻ của con người, khi người ta vui, người ta ca hát. Vì âm nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người mà con người thì không phải lúc nào cũng vui, vì thế người ta lại chế ra loại nhạc để hát trong lúc buồn. Vậy là âm không những xuất hiện khi người ta vui mà còn có mặt khi người ta buồn. Âm nhạc lại trở thành một phương tiện nữa để con người bộc lộ sự đau khổ, tuyệt vọng, cô đơn, hờn giận, than phận, trách thân…T


rong thời bình, âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước, một mảng khác thì ca ngợi tình yêu trong sáng, ca ngợi quê hương tươi đẹp. Một mảng khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, thở than cho tình yêu đau khổ, thân thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng. Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Ai lớn lên mà chẳng đã từng nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương triện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng.


Ngoài ra, âm nhạc đặc trưng còn được sử dụng trong các buổi lễ long trọng, trong lễ cưới, lễ tang. Muôn vẻ âm nhạc tồn tại và phát triển trong cuộc sống đời thường.Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát vui, dí dỏm trong các trò chơi trẻ thơ; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi…


Âm nhạc là hiện tượng không thể thiếu trong đời sống cộng thể, từ xóm thôn đến làng xã. Từ xa xưa, khi biết lao động con người thường hợp sức nhau lại để cùng nhau xây dựng nhà cửa, bảo vệ bộ tộc và phát triển đời sống. Để giúp nhau đạt hiệu quả trong đời sống lao động vui chơi giải trí, những câu hò điệu hát phát sinh với ý nghĩa giáo dục tinh thần tập thể tương trợ, gắn bó với nhau, khích lệ nhau vượt qua những khó khăn. Để gây tình đoàn kết, tiếng đàn tiếng hát còn vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân tộc.


Âm nhạc đối với người xưa đã vậy, còn trong thời đại chúng ta đang sống, tâm hồn chúng ta phong phú gấp bội thì nhu cầu âm nhạc lại lớn lao biết bao nhiêu. “Âm nhạc mọi nơi mọi lúc”: từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ khu phố đến thành thị, đâu đâu cũng có thể nghe được những giai điệu vang lên. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt.


Âm nhạc có mặt trên hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng: Truyền hình, truyền thanh đã dành cho các chương trình âm nhạc một thời lượng phát sóng dồi dào; chưa kể đến nhạc hiệu, nhạc chuyển tiếp giữa các chuyên mục, hoặc nhạc giới thiệu cho một chuyên mục (nhiều người theo dõi thường xuyên có thể nhận biết chuyên mục gì nhờ âm nhạc được phát lúc đầu).Báo chí phát hành mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng v.v… đều có những chuyên mục về âm nhạc Những cuộc thi âm nhạc nở rộ: Tiếng hát truyền hình, tiếng hát truyền thanh, Hội thi giọng hát hay, văn nghệ quần chúng v. . v… Nhưng sôi nổi hơn cả là thị trường âm nhạc. Âm nhạc là món hàng, là quà tặng, là phương thế quảng cáo tiếp thị. Âm nhạc được phổ biến qua băng đĩa (cassette, tape compact disque, CD, VCD, DVD, HD…) qua các tuyển tập; được trình bày trong các tụ điểm và sân khấu ca nhạc, trong quảng cáo…


Âm nhạc mang tính kinh tế, giải trí và thưởng thức, và mang tính thể thao nữa. Nói chung trong bất cứ lĩnh vực nào âm nhạc luôn giữ một vị trí cần thiết và ảnh hưởng của nó trong cuộc sống thật là lớn lao.Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt tâm tư tình cảm. Khi dỗ con ngủ, tiếng hát ru của mẹ (của chị) như ngọt ngào trò chuyện, tâm tình, dạy bảo, gieo vào lòng trẻ thơ những hình ảnh thần tiên kỳ diệu, những ước mơ trong sáng và cao đẹp, vun đắp tình người, tình mẹ con và tình gia đình.Âm nhạc giúp con người, nhất là thời thơ ấu đang phát triển, lớn lên về mọi mặt: văn, thể, mỹ, đức, trí…


Các nghiên cứu khoa học cho hay âm nhạc có tác dụng giúp trẻ em thông minh hơn. Đây là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do Bộ Giáo Dục Mỹ thực hiện trong 10 năm, với khoảng 25.000 trẻ em. Cuộc nghiên cứu cho thấy các môn nghệ thuật, nhất là âm nhạc, đã giúp các em có những tiến bộ rõ rệt trong các môn toán, lịch sử, địa lý… Âm nhạc làm phát sinh những tình cảm rất đặc biệt. Nó có thể làm cho ta uốn éo thân hình theo điệu nhạc hay lắc lư cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc. Nghiên cứu mới nhất của Anne Blood và các đồng nghiệp ở Viện thần kinh trường Đại học Mc Gill (Montréal – Canada) khám phá ra rằng, những vùng trong não chịu sự tác động của âm nhạc rất khác so với quá trình cảm xúc và nhận thức đã biết. Họ xác nhận sở thích âm nhạc cũng có chỗ đứng trong não, bằng kỹ thuật chụp ảnh, người ta ghi nhận những vùng chịu sự tác động của âm nhạc nằm phần lớn ở bán cầu não phải, phần giầu cảm xúc nhất và chiếm một vị trí riêng biệt trong vùng dành cho sự thể hiện các cảm xúc.


Âm nhạc là nhựa sống cho các buổi lễ giao lưu văn hóa cũng như lễ kỷ niệm mang tầm quốc gia…- Học ngoại ngữ bằng cách nghe nhạc là phương pháp học nhanh và hiệu quả.- Âm nhạc là gia vị làm cho nghệ thuật điện ảnh thêm phần mặn mà và sống động. Đến nay, nhạc phim là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ bộ phim nào- Âm nhạc bác học, đặc biệt là những bản giao hưởng ngắn mang âm hưởng nhẹ nhàng thuần túy có thể làm phát triển trí não trẻ em. Hai nhạc sĩ thiên tài viết nhạc này phải kể đến là Mozart và Vivaldi.- Các bà mẹ mang thai có thể đeo phone vào hai bên bụng để thai nhi có thể nghe nhạc. Anh hưởng của âm nhạc đối với thai nhi là điều cần thiết trong quá trình hình thành ngôn ngữ lưu trữ trong não bộ.


Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, có khả năng tạo ra sự sung mãn về tâm hồn, nâng cao ý chí nghị lực trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Nói về vai trò này của âm nhạc, một bài viết được đăng trên http://www.nhaccu.com.vn như sau: “Nghệ thuật âm nhạc ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của họ qua những cung bậc hết sức tinh tế. Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn.


Như chúng ta đều biết, nhân cách là một thực thể phức tạp, đồng thời cũng là một thực thể thống nhất biện chứng về sinh lý, tâm lý và xã hội của con người. Ở những nhân cách phát triển toàn diện, ý thức tình cảm và hành vi của họ thống nhất biện chứng và tác động tương hỗ lẫn nhau. Phát triển nhân cách con người là quá trình tác động toàn diện lên các mặt trên bằng các phương tiện khác nhau, trong đó âm nhạc là một trong những phương tiện hết sức quan trọng.


Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc, Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tác dụng làm thay đổi đạo đức và tập quán xã hội. Tuân Tử [3], trong cuốn Luận về âm nhạc, có viết: “Âm nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hoá người rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân hoà không bị dục vọng lôi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà không loạn. Trái lại, nhạc mà bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện”. Như vậy, bản chất của âm nhạc và nghệ thuật nói chung là cái đẹp và cái thiện. Trong thời đại của chúng ta hiện nay và lịch sử tương lai của nhân loại cũng đều như vậy. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, trình độ phát triển đời sống cộng đồng xã hội, cùng những nét riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ.


Ngôn ngữ của âm nhạc có tính trừu tượng cao (hiểu theo nghĩa “vô hình” – khác tư duy trừu tượng của khoa học và triết học – tức tư duy bằng khái niệm) vốn là một thế mạnh trong việc gợi lên hình tượng nghệ thuật và làm cho hình tượng nghệ thuật “dội” thẳng vào con tim, trước khi “vọng” lên trí óc của người thưởng thức. Trước đây, người ta thường coi tính trừu tượng đó là hạn chế của nghệ thuật âm nhạc khi phản ánh thế giới. Song, cho đến nay đã có thể khẳng định: chính tính trừu tượng cao của nghệ thuật âm nhạc khi biểu hiện hình tượng nghệ thuật lại là một trong những thế mạnh riêng.


Người sáng tác tổ chức các âm thanh nhạc một cách chặt chẽ theo một hệ thống khúc thức lôgíc để phản ánh sự đa dạng, phong phú của cuộc sống cũng như đời sống nội tâm của con người: niềm vui sướng và nỗi đau thương, sự say mê lao động và niềm hạnh phúc, cuộc đấu tranh sống còn và tâm tư thầm kín, những bức xúc xã hội và những ước mơ, hoài bão cao đẹp…


Hệ thống ngôn ngữ ấy được sống dậy trong âm điệu và nhịp điệu thông qua biểu diễn của người nghệ sĩ, phản ánh một cách lành mạnh hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm con người, đồng thời luụn tạo nên sự đồng điệu với vèn văn hoá của người thưởng thức âm nhạc, hướng họ vào thế giới nội tâm, vào lý tưởng, tình cảm trong sáng, vào tâm hồn cao thượng để vươn tới tương lai tươi đẹp.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 8
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 8
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 8
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 8

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 2

Khi đồng tiền không còn là nỗi lo, gánh nặng, người ta bắt đầu quan tâm hơn về các loại hình giải trí nhằm thư giãn, bồi đắp tinh thần. Nếu trước kia chỉ là ăn no, mặc ấm thì giờ đây, trong xã hội hiện đại, con người hướng tới ăn ngon, mặc đẹp, thưởng thức và hưởng thụ. Và một trong những món ăn không thể thiếu cho tâm hồn là âm nhạc. Tuy nhiên, âm nhạc khác với các cách giải trí khác ở chỗ, ai cũng có thể yêu, ai cũng có thể rung cảm bất kể tầng lớp, độ tuổi. m nhạc gắn liền với cuộc sống, tô điểm cho cuộc sống. Cả một đời người có khi chỉ vỏn vẹn trong một bản nhạc.


Âm nhạc là những thanh âm đơn sắc, kết hợp với nhau tạo thành giai điệu trầm bổng, có nhịp điệu, có cao trào, có sâu lắng. m nhạc có thể không đi kèm lời, có thể được phổ thêm lời bài hát nhằm tạo ra ý nghĩa, nội dung thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Có nhiều thể loại âm nhạc như nhạc giao hưởng, nhạc cổ điển, nhạc trữ tình, nhạc hiện đại,... Chủ yếu âm nhạc được tạo nên bởi những loại nhạc cụ như đàn piano, đàn guitar, sáo, trống,... Mỗi một thể loại, mỗi một giai đoạn lịch sử, âm nhạc lại mang một bản sắc riêng. Người ta đặt tên cho âm nhạc để phân biệt chúng với nhau. Xuất hiện từ thời tiền sử, dựa trên những khu khảo cổ thời kì đồ đá, những nhà khoa học phát hiện ra sáo được khắc từ xương người. Tới thời Ai Cập cổ đại, âm nhạc được khắc lên tường, trong những vách tường của Kim Tự Tháp, đồng thời, những bằng chứng về bộ dụng cụ gõ, đàn lia, ... cũng đã khẳng định sự xuất hiện lâu đời của âm nhạc. Là một bộ phận không thể thiếu của cuộc sống, âm nhạc phản ánh thực tế đời sống một cách trực tiếp và chính xác. Trong âm nhạc, ta tìm thấy những xúc cảm chân thực và đời thường, tình yêu nam nữ nhớ nhung, mặn nồng, tình cha tình mẹ thiêng liêng, cao cả, niềm vui mừng khi vụ mùa bội thu, niềm tự hào về con người, đất nước, sự buồn thương với nỗi đau nước nhà,... Tất cả các phương diện cuộc sống đều được đưa vào âm nhạc với ca từ phù hợp, thể hiện lối tư duy cũng như trình độ phát triển của dân tộc, đất nước đó.


Âm nhạc phản ánh một cách khách quan mong ước, tâm trạng, cảm xúc của con người. Những bản nhạc nổi tiếng, được yêu thích của mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia phần lớn mang âm hưởng và nội dung giống với mong muốn của đại đa số nhân dân. Giai điệu dễ nhớ, âm nhạc thể hiện mong ước của nhân dân qua những bản anh hùng ca, nói nên nỗi niềm yêu thương qua những bản tình ca lãng mạn. Với nhu cầu âm nhạc lớn, đáp ứng mọi độ tuổi, mọi tầng lớp, âm nhạc là kênh giao tiếp giữa người và người. Ở Việt Nam, những em thiếu nhi thường thích nghe những bản nhạc vui nhộn, tươi sáng, những bài hát dễ thuộc, dễ nghe. Qua đó, các bé có thể bước đầu tiếp nhận những bài học nhân cách, lời hay ý đẹp. Lớn hơn một chút, những thanh thiếu niên có sở thích nghe những bài hát bộc lộ rõ nét về tính cách cá nhân. Dựa vào thể loại nhạc yêu thích có thể phần nào đánh giá con người, người ưa thích nhạc nhẹ thường có phong thái bình tĩnh, người thích nghe các thể loại sôi động thường hướng ngoại, hoạt náo,... Người lớn tuổi thích nghe những ca khúc trữ tình, những bài hát Cách mạng hào hùng để tưởng nhớ về một thời xa xưa,... Như vậy, âm nhạc vô hình nhưng lại bao quát những sự vật, sự việc có thật, đồng thời thỏa mãn nhu cầu thức ăn tâm hồn cho con người.


Với khả năng tác động vào tâm lý và tư tưởng con người, âm nhạc có khả năng tác động tới tâm lý con người, chính vì vậy, âm nhạc được coi là một cách trị bệnh hoặc tăng cường phát triển trí tuệ. Đứa trẻ trong bụng mẹ được cho nghe nhạc giao hưởng vì nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người mẹ nghe nhạc và thư giãn, con sẽ thông minh hơn. Cho trẻ con học đàn, đặc biệt là đàn piano giúp phát triển đồng đều não bộ hai bên, rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại. Từ những năm 1940, âm nhạc được đưa vào y học, trở thành một biện pháp trị liệu nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân tại Mỹ, số liệu thống kê cho thấy 35% bệnh nhân tại quốc gia này đang được trị liệu bằng phương pháp âm nhạc. Có tác dụng tuần hoàn máu, xoa dịu tâm trạng và giảm stress, âm nhạc đang ngày càng được áp dụng phổ biến vào y học, giúp con người giảm lo âu, căng thẳng mệt mỏi, mở rộng thế giới quan và phục hồi những tổn thương tinh thần hiệu quả.


Âm nhạc là một ngoại hình nghệ thuật phi ngôn ngữ. Dù bài hát đó có được sáng tác ở thời đại nào, quốc gia nào, ngôn ngữ nào, nhưng giai điệu mới là yếu tố quyết định, những người có cùng gu âm nhạc có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ để tiến tới đồng cảm. Một bài hát hay được yêu thích toàn thế giới, chưa chắc tất cả những người nghe đều có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của ca từ, nhưng, giữa họ có một sợi dây cảm xúc vô hình, khiến họ nhìn thấy mình trong bài hát, yêu thích và thuộc lòng bài hát đó. "Khi ngôn ngữ bất lực, âm nhạc lên tiếng", âm nhạc chính là ngôn ngữ toàn cầu mà ai cũng có thể nghe, có thể cảm nhận. Giai điệu vui tươi khiến ai cũng muốn nhún nhảy, âm thanh da diết khiến con người như trầm tĩnh, lắng đọng,... Cái hay của nghệ thuật là ở chỗ, không cần nói nên lời, người ta cũng có thể hiểu được thông điệp gửi gắm.


Cũng giống như mĩ thuật, âm nhạc phản ánh văn hóa, lịch sử của một quốc gia, một dân tộc. Nếu ở các nước phương Tây, nhạc cụ chủ yếu được sử dụng là kèn đồng, trống, guitar, piano và các nhạc cụ được làm tỉ mỉ, công phu, phản ánh ngành công nghiệp đúc đồng phát triển rất sớm, âm nhạc mang giai điệu rành mạch, dứt khoát thể hiện lối tư duy thẳng thắn, nhanh gọn. Trong khi đó, các nước phương Đông sử dụng những vật liệu rất thô sơ để làm nhạc cụ như ống tre, trúc, lá,..., giai điệu âm nhạc thương da diết với những âm luyến láy. Đó là nét đẹp văn hóa của nền văn minh lúa nước với những cảnh sắc thôn quê yên bình, thư thái, cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, mang tính cộng đồng cao. Chính vì thế, âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các lễ hội, mang đến không khí hứng khởi đặc trưng của từng vùng miền, khuấy động quần chúng và tăng thêm phần rộn ràng cho sự kiện.


Với những ưu điểm tích cực đó, âm nhạc được cho là gắn liền với cuộc sống con người. Tuy nhiên, chính vì có sức ảnh hưởng tới định hình tư tưởng và tâm lý, lợi dụng khía cạnh đó, âm nhạc đã và đang trở thành công cụ để tiêm nhiễm tư duy kém lành mạnh vào một bộ phận công dân, đặc biệt là giới trẻ... Những bài hát mang ca từ không phù hợp hoặc tác động xấu tới nhận thức con người, những bài hát không phù hợp với độ tuổi hoặc nội dung vô bổ, cổ súy cho những hành động trái với luân thường đạo lý đang được lan truyền và gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng. Các bậc phụ huynh cần để tâm tới con em, lựa chọn và định hướng những loại âm nhạc phù hợp, hỗ trợ phát triển trí tuệ toàn diện, cảm thụ âm nhạc thực thụ, đồng thời lưu ý sở thích âm nhạc của con em mình để thấu hiểu tính cách của trẻ.


Âm nhạc và cuộc sống song hành, gắn liền với nhau. Có cuộc sống, âm nhạc mới được hình thành, phát triển, và có âm nhạc, cuộc sống mới thêm đa dạng, phong phú. Cá nhân mỗi người đều có một sở thích, một gu âm nhạc riêng, hãy bồi dưỡng cho tâm hồn phong phú bằng những bản nhạc ý nghĩa, hãy chọn lọc những bản nhạc hay và có giá trị để tăng khả năng nhận thức của bản thân, Có như vậy, âm nhạc mới làm tròn vai trò của mình trong việc tô điểm cuộc đời.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 2
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 2
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 2
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 2

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 4

"Lạm bàn”, vì người viết là kẻ ngoại đạo về âm nhạc, nên chỉ với tư cách là người thích nghe nhạc, tìm thấy ở những bản nhạc đích thực sự thanh lọc tâm hồn, được tiếp sức từ tiếng “gọi thì thầm gọi thì thầm gọi thì thầm” của giai điệu và ca từ đồng điệu và đồng tình một nguồn sức mạnh, một nguồn cảm hứng vượt qua những chán nản để tiếp tục sống và làm việc theo cách “đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối”.


Dòng suối của sự sống không bị vẩn đục vì những dục vọng thấp hèn và sự ngột ngạt vì thiếu không khí, không phải thiếu oxy dành cho lá phổi mà cho đầu óc và trái tim. Baudelaire nói “Nghệ thuật thì dài lâu nhưng thời gian thì ngắn ngủi”. Song chính thời gian là phép thử nhiệm mầu xem đâu là tác phẩm nghệ thuật đích thực và đâu là những của rởm đội tên nghệ thuật, hoặc đâu là tác phẩm nghệ thuật chưa đến nỗi là “hữu sinh vô dưỡng” nhưng sinh mệnh của nó lại quá ư ngắn ngủi trong quãng thời gian vốn đã ngắn ngủi.


Nhưng nếu nhìn theo một góc độ khác, thời gian chính là người bạn đường chung thủy và hết sức vô tư của những tài năng chân chính đã sản sinh ra những “tác phẩm nghệ thuật dài lâu”. Trịnh Công Sơn đã từng đặt tên cho một tác phẩm của mình là “Để gió cuốn đi”, nhưng rồi gió - gió trời hay gió của tình người phôi pha - không “cuốn đi” nhạc Trịnh, mà lại nâng nó lên, đẩy nó đi xa trong không gian ngày càng mở rộng cùng với thời gian luôn đồng hành với những tác phẩm nghệ thuật đã được công chúng đón nhận.


Thời gian của “tháng năm quá rộng”, của “ngày tháng vơi” của “thiên thu là một đường không bến bờ” trong cảm nhận của người nghệ sĩ chuyển thành thời gian trông ngóng, thời gian tiếc nuối cho những gì đã tàn phai. Những nỗi niềm ấy đã đọng lại trong tâm hồn của nhiều thế hệ Việt Nam với “nắng thủy tinh”, với “bàn chân buông lối ngỏ”, với “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, với “tiếng hát tan trong trời gió lên” với “Giọt nước mắt thương em/ Trên vận nước điêu linh/ Giọt nước mắt không tên/ Xin để lại quê hương.


Và rồi vừa cụ thể, vừa mông lung với “Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió/ Lá hát như mưa suốt con đường đi/ Có mặt đường vàng như hoa gấm/ Có không gian mầu áo bay lên” để rồi thăng hoa trong nỗi nhớ “Hà Nội mùa thu Hà Nội gió/ Xôn xao con đường xôn xao lá/ Nhòa phố mong manh nhòe phố mưa/ Chợt nắng long lanh chợt nắng trưa”. Là “con chim nhỏ hát chơi trên đầu ngọn lau” đến “kẻ du ca bất khuất”, rồi là một trong những “người sáng tác những bài thơ tình hay nhất thế kỷ” để chuyển thành nhạc, người nhạc sĩ tài hoa ấy đem lại cho người những “đóa hoa vô thường”! Cuộc đời cảm nhận được những “giọt nước mắt trong tim chảy lai láng vào hồn”. Giọt nước mắt trong tim người nghệ sĩ đã chảy lai láng vào tâm hồn người đón nhận nó cũng bằng trái tim. Mà khi đã ở trong trái tim của công chúng, tác phẩm sẽ trở nên bất tử.


Mượn tác phẩm của Trịnh để lạm bàn về sự cảm thụ âm nhạc chẳng qua chỉ là biểu thị một tri thức hạn hẹp và thiên kiến của người viết vốn thích nhạc và yêu mến người nhạc sĩ tài hoa này. Nhưng biết làm sao được, đã là thị hiếu thẩm mỹ thì tha hồ riêng tư bởi lẽ, cái thiện thì cần bằng chứng còn cái đẹp thì không. Nhưng chính vì nó không cần “bằng chứng” theo kiểu cân đong đo đếm, cho nên biết thưởng thức cái đẹp không dễ, mà sáng tạo nên cái đẹp càng khó gấp bội.Sáng tạo cái đẹp trong âm nhạc lại càng khó hơn nữa bởi vì dường như âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của loài người, không phân biệt ranh giới quốc gia, màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, ý thức hệ.v.v…một bản nhạc đích thực tấu lên, thì hầu như mọi con người đều có thể lắng nghe, và trong chừng mức nào đó, thưởng thức.


Đương nhiên, cũng chỉ trong ý nghĩa tương đối, hơn nữa cũng còn tùy vào “lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức” *(C.Mác) thì mới có sự cảm thụ được cái “ngôn ngữ chung” ấy. Hơn nữa, cũng chính C.Mác lưu ý đến : “chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác âm nhạc của con người; đối với lỗ tai không thính âm nhạc thì âm nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì cả, đối với nó, âm nhạc phải là đối tượng…cảm giác của tôi trải ra với mức nào thì ý nghĩa của một đối tượng nào đó đối với tôi cũng trải ra đúng với mức ấy”*. Vậy mà, theo V.Hugo thì “âm nhạc là âm thanh biết suy nghĩ ” thì lại càng khó khăn đến nhường nào trong sáng tác, sáng tạo cũng như trong cảm thụ, thưởng thức.


Mà đâu chỉ có thế, cuộc sống càng phát triển thì âm nhạc cũng phải phát triển theo để bằng “âm thanh biết suy nghĩ” ấy mà biểu đạt sự phong phú và đa dạng của cuộc sống con người, đặc biệt là đời sống tinh thần của con người. Chẳng thế mà hôm nay, gõ vào Google hai từ âm nhạc, sẽ biết được rằng hiện đã có đến 4.050.000 điều nói về lĩnh vực kỳ thú này!


Michael Jackson và "nền văn hóa đại chúng". Và rồi cũng hôm nay đang là thời sự hiện tượng Michael Jackson, “một nhạc sĩ tạo ra nhịp đập cho cả thập kỷ. Một vũ công với bước chân mê hoặc trên đường phố. Một ca sĩ phá vỡ mọi ranh giới về thẩm mỹ, phong cách và màu sắc”. Cho nên khi Los Angeles Times đăng tin Jackson qua đời, trang web của tờ báo này đã có ngay 12 triệu người truy cập. Tin tức về cái chết của Michael Jackson đã làm tăng đột biến việc truy cập mạng Internet, gây nên tình trạng quá tải. Một số trang điện tử xảy ra lỗi do lượng truy cập quá lớn như Google , Facebook, Twitter và Wikipedia. Michael là một huyền thoại. Khó hình dung có một ca sĩ nào gây nhiều tai tiếng và là đề tài của nhiều tranh cãi lớn trên báo chí thế giới nhưng lại vẫn khiến cho người hâm mộ yêu mến đến cuồng nhiệt và lâu dài như Michael Jackson. Xuất thân từ một gia đình người da đen bình thường, Michael vượt lên số phận và tỏa sáng. Sự tỏa sáng ấy cũng là sự đáp ứng một nhu cầu của thời đại mới, của khát vọng thay đổi số phận với một nguồn cảm hứng lớn lao từ loại hình âm nhạc mới với chất liệu mới, giai điệu mới, ngôn ngữ mới.


Michael là ngôi sao của sóng truyền thanh và của những video nhạc rock; người cứu sống ngành thương mại âm nhạc, một nhạc sĩ đã khởi động nhịp đập cho thập kỷ, một vũ công trên phố xá với vũ điệu lạ mắt nhất của đôi chân, một ca sĩ đã phá bỏ mọi rào cản về thị hiếu, phong cách và cả màu da. Sự nghiệp âm nhạc làm nên tên tuổi của một Michael Jackson, một phần quan trọng trong văn hóa “pop”. “Ông vua nhạc pop” đã đáp ứng được những đặc điểm của văn hóa đại chúng mà người dân Mỹ đòi hỏi, đáp ứng về điều đượcgọi là “quyền tối cao của công chúng”(consumer sovereignty).


Tính dân chủ là sức mạnh lớn lao của thứ văn hóa đại chúng đó, và Michael đã thỏa mãn nhu cầu đó bằng cảm hứng sáng tạo độc đáo với đặc điểm cá tính nổi bật. Chính cái đó khiến Michael trở thành “thần tượng” của lớp trẻ. Theo Daily Telegrap, anh là "một nhân vật cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng" và là "một thiên tài". Còn theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Michael đã ảnh hưởng lên nền âm nhạc thế giới với việc phá bỏ rào cản xã hội, mở đường cho nhạc pop hiện đại và thay đổi hình tượng về một ngôi sao nhạc pop hiện đại ở nước Mỹ. Những sản phẩm của anh, đặc biệt là phong cách nhạc và cách hát đã ảnh hưởng lên một số lượng lớn nghệ sĩ sau này trong đó có những ca sĩ thành danh như Mariah Carey, Usher, Justin Timberlake[, Britney Spears, R. Kelly, và Ne-Yo. Không chỉ riêng tại Mỹ, tầm ảnh hưởng "không thể sánh kịp" của Jackson lên thế hệ đàn em đã lên đến phạm vi toàn cầu ”.


Dẫn ra hai trường hợp về âm nhạc có tính “sự kiện”, chỉ để nói lên đôi điều về cá tính của người nghệ sĩ và sự độc đáo của những tác phẩm nghệ thuật dài lâu. Để có cái đó, người nghệ sĩ “phải lắng nghe cái gì sâu xa nhất trong con người của mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản phẩm hàng loạt như sản xuất công nghiệp. Chỉ ra điều ấy, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng dẫn lại lời của M.Gorky để khuyến cáo với người nghệ sĩ hãy là mình: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, hãy săn sóc làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một người không có cái gì là riêng của mình, thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết.


Nhưng làm thế nào để “cái gì là riêng của mình” được “phát triển tự do”? Từ xa xưa, thi hào Nguyễn Du chẳng đã xót xa với cái sự thật phũ phàng: “Chút riêng chọn đá thử vàng, Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau, Ai cho kén chọn vàng thau tại mình” đó sao!. Khi thiếu một môi trường xã hội tôn trọng tự do của con người, thì cá tính của người nghệ sĩ làm sao có thể phát huy để làm nên những tác phẩm độc đáo? Khi có sự lộng hành của thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết để phán quyết đâu là “vàng”, đâu là “thau” theo ý riêng của mình thì làm sao đòi hỏi người nghệ sĩ có được “một bản lĩnh vững vàng” để tạo dựng nên một “phong cách độc đáo”.


Mà không có cái đó thì làm sao có “tác phẩm nghệ thuật dài lâu”được! Không có cái đó thì công chúng chỉ có thể đành phải thưởng thức những tác phẩm làng nhàng hạng hai, hạng ba hoặc những của rởm nhân danh là nghệ thuật. Cũng từ xưa, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã chống trả sự bóp nghẹt con người của xã hội bà đang sống chỉ muốn đúc nên một kiểu người thuận với ý đồ của giai cấp thống trị bằng một hình ảnh thật độc đáo, táo tợn và thâm thúy: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông. Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”! Chao ôi, trong tiếng cười bật lên nỗi uất hận cho thân phận con người đã bị làm cho méo mó đến vậy.


Chính vì vậy Phạm Văn Đồng nhắn nhủ: “Đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là buồn! Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, phản văn hóa. Và những người này không thiếu đâu. Và điều đó dễ hiểu”.


Những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ được tạo dựng và định hình từ những cái khác nhau ấy. Và người nghệ sĩ đích thực sẽ không câu nệ về đề tài, về thị hiếu mà phải xuất phát từ tiếng gọi chân thực của con tim mình đang cùng nhịp đập với thời đại, tiếng gọi thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả và rung động thẩm mỹ mạnh mẽ.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 4
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 4
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 4
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 4

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 1

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ánh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, với sức mạnh biểu cảm lớn lao, âm nhạc thể hiện với tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người: niềm vui và nỗi đau khổ, đấu tranh sinh tồn, niềm suy tư thầm kín, chí hướng và ước mơ hạnh phúc.


Âm nhạc phản ánh các khía cạnh khác nhau của thực tại trước hết thông qua việc khai thác thế giới nội tâm, suy tư và tình cảm của con người. Nét đặc trưng điển hình, một trong những ưu thế nổi bật hơn cả của nghệ thuật âm nhạc là khi phản ánh quá trình phát triển và chuyển biến không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác của tình cảm, nó có khả năng truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất, gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe.


Lẽ dĩ nhiên, không nên từ đó mà suy ra là nội dung của âm nhạc hoàn toàn bó hẹp trong thế giới tâm tình của con người. Nội dung của nhiều tác phẩm âm nhạc vĩ đại là suy nghĩ về cuộc sống, là hoạt động căng thẳng của tư duy, là chí hướng và những niềm khát vọng mãnh liệt, là sự miêu tả các nhân cách khác nhau trong mối quan hệ qua lại, trong các tình huống xung đột và trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Thậm chí âm nhạc giao hưởng, hợp xướng và ô-pê-ra còn xây dựng cả những hình tượng vĩ đại của các tập thể quần chúng, cuộc đấu tranh giải phóng của con người, những biến cố lịch sử lớn lao, những xung đột xã hội sâu sắc.


Các thể loại âm nhạc là luôn phục vụ cho đời sống của con người, qua các loại hình tác phẩm khác nhau của nghệ thuật âm nhạc, chẳng hạn như bài ca lao động, bài hát ru, vũ khúc, hành khúc. Các tác phẩm âm nhạc thuộc cùng một thể loại tùy nội dung hết sức đa dạng, xong vẫn có không ít những nét giống nhau về phương thức biểu hiện âm nhạc, về tính chất của mối quan hệ giữa nó và thực tại, với đời sống. Ngay những thính giả mới tiếp xúc với âm nhạc, khi nghe tác phẩm mới cũng có thể phân biệt được một cách dễ dàng bài hát ru, bản hành khúc chiến đấu, hành khúc tang lễ, bài ca cách mạng và các loại vũ khúc...


Sáng tác môn nghệ thuật âm nhạc phải gắn liền với thực tiễn lịch sử đã sản sinh ra nó, với đời sống sinh hoạt bằng một phương thức nhất định của xã hội, con người... Cũng như các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác, âm nhạc rất phong phú về thể loại. Chỉ cần giới thiệu sơ qua những thể loại âm nhạc quan trọng nhất cũng đã có thể phần nào giúp cho các thính giả yêu âm nhạc nhận thức được sâu sắc và nghiêm túc hơn kho tàng vô cùng phong phú của âm thanh.


Nếu phân chia tất cả các loại tác phẩm âm nhạc thành những nhóm cùng loại, xuất phát từ đặc tính biểu diễn thì ta có thể rõ những nhóm lớn như: âm nhạc dân gian truyền miệng gồm bộ phận thanh nhạc và khí nhạc; âm nhạc sinh hoạt và âm nhạc giải trí đơn ca độc tấu; âm nhạc thính phòng, do một hoặc một số nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn các phòng hòa nhạc nhỏ. Âm nhạc giao hưởng hợp xướng - kể cả các loại âm nhạc sân khấu biểu diễn trong ô-pê-ra, ba lê, hài nhạc kịch, ô-pê-ra tất cả các loại âm nhạc đó đều là phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, cũng có thể phân loại theo một phương thức khác, nghĩa là chia tất cả các thể loại âm nhạc thành hai nhóm: một nhóm viết cho giọng hát và một nhóm khí nhạc viết cho nhạc cụ diễn tấu.


Để phân loại theo phương thức này người ta không những căn cứ vào đặc điểm phương thức biểu diễn, mà cả các quy luật mĩ học rất quan trọng gắn liền với những khả năng hoàn toàn khác trong việc thể hiện nội dung. Chúng ta muốn nói tới quan hệ trực tiếp của hầu hết các thể loại thanh nhạc với lời ca, một ngôn từ, một yếu tố giúp cho người nghe dễ tiếp thu tác phẩm, cho dù đó là một bài dân ca đơn giản, một bản nhạc nào hoặc một chương hợp xướng hay cả một vở ô-pê-ra.

Vì thế, tốt hơn hết ta nên nghiên cứu riêng từng loại.


Lịch sử lâu đời của nền nghệ thuật chứng minh rằng trong nhiều thế kỷ qua, ở khắp các nước trên thế giới, đã xuất hiện và phát triển nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, với những phương tiện biểu hiện độc đáo và những đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt. Con đường mà nền nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp đã trải qua trong nhiều thế kỷ là con đường đi từ điệu hò lao động hết sức đơn giản, từ những bài dân ca mộc mạc, những vũ khúc sinh hoạt đến những tác phẩm giao hưởng và hợp xướng phức tạp của các nhạc sĩ cổ điển (để biểu diễn những tác phẩm này cần tới sự tham gia của hàng chục, thậm chí hàng trăm nhạc công và ca sĩ chuyên nghiệp).


Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại và trong đời sống của con người tất thảy các dân tộc. Nó ra đời từ thời cổ đại xa xưa như một phương tiện giao tiếp có hiệu lực cao của loài người, qua những thời kỳ âm nhạc đã gắn liền mật thiết với hoạt động thực tiễn và nhu cầu vật chất của con người. Những người thợ săn, những người bẫy chim rừng hay dùng cây sáo trúc để bắt chước rất tài tình tiếng chim hót để đưa chúng vào bẫy. Những người săn nai hay dùng tiếng tù và (phần nhiều là ở miền Bắc) để gọi nai. Xuất phát từ đó dần dần, người ta đã biết dùng nhạc cụ và phân biệt được các loại nhạc cụ, nhạc cụ để phản ánh tiếng nói sinh động của thiên nhiên.


Cũng như tiếng hò trong lao động có tác dụng liên kết một cách nhịp nhàng nỗ lực chung của mọi người khi cần khiêng vác hoặc di chuyển những vật nặng. Từ thời cổ xưa, người ta đã thấy xuất hiện nhạc hiệu săn bắn, vũ khúc chiến binh, những bài ca cầu nguyện thiên nhiên huyền bí. Ngay những hình thức âm nhạc và ca hát đơn giản, mộc mạc nhất của các bộ lạc săn bắn thời nguyên thủy cũng đã có khả năng gây ấn tượng sâu sắc, khích lệ con người đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt hùng vĩ, và các thế lực thù địch. Ngay từ những thời kỳ của một nền văn hóa sơ khai nhất, sáng tác thơ ca và âm nhạc cũng đã phụ thuộc vào khái niệm thẩm mĩ của con người thời bấy giờ về cái đẹp, cái hay.


Trong nhiều thế kỷ qua, các thể loại ca khúc và khí nhạc đa dạng đã là người bạn đời thường của nhân loại. Các bà mẹ ngân nga những điệu hát ru êm ái bên nôi em bé. Các trò chơi trẻ thơ của mỗi dân tộc khác nhau nhưng đều kèm theo những bài hát vui, dí dỏm hay những điệu hò điệu hát tập đếm, châm chọc... Âm nhạc còn đệm cho thanh niên nhảy múa, vui chơi, những giai điệu nhẹ nhàng êm dịu, những câu hò sâu lắng giúp cho tuổi già thư giãn, hay là những bài ca hôn lễ tuyệt diệu của các dân tộc ca ngợi trí tuệ, sắc đẹp và đức chuyên cần lao động của những cặp vợ chồng trẻ. Còn có biết bao bài ca điệu nhạc muôn màu muôn vẻ, chan hòa trong lao động và giờ phút nghỉ ngơi của người nông dân, công dân. Tiếng đàn tiếng hát vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân tộc.


Từ bao đời nay tiếng kèn xung trận hùng tráng đã khích lệ cho các chiến sĩ nơi trận tuyến. Mỗi thể loại âm nhạc đều có những phương tiện diễn cảm âm nhạc tiêu biểu, đã được gọt dũa qua nhiều thế kỷ trong sáng tác âm nhạc của các dân tộc khác nhau. Trong quá trình gạn lọc các âm điệu đặc sắc, có khả năng gây ấn tượng mãnh liệt nhất, chọn các hình giai điệu, các loại nhịp múa, các kiểu bước hùng dũng, trang nghiêm, đã hình thành phương pháp điển hình hóa nghệ thuật tiêu biểu cho từng thể loại âm nhạc trong việc phân các hiện tượng khác nhau của thực tại. Chính vì thế mà Thể loại âm nhạc là yếu tố có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nhiều đặc tính diễn cảm hình tượng âm nhạc, ta không thể nhận thức và đánh giá đúng chuẩn xác được nếu tách khỏi các thể loại đã sản sinh ra chúng.


Âm nhạc phát triển theo bối cảnh lịch sử từng thời kỳ cũng như văn hóa, mà lịch sử đã ghi. Ví dụ như: Thời văn học lãng mạn thì có âm nhạc lãng mạn, văn học cổ điển, cũng có âm nhạc cổ điển; Văn học phương Tây cũng có âm nhạc phương Tây; Văn học dân gian thì âm nhạc cũng có âm nhạc dân gian... theo bối cảnh lịch sử từng thời kỳ. m nhạc, văn học và nghệ thuật thường phát triển song song với nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau. Ở thời trung cổ, âm nhạc vẫn liên kết chặt chẽ với cơ sở sinh hoạt của nhân dân và đời sống xã hội các đô thị trung cổ. Ngoài ca khúc, vũ khúc, các nhạc sĩ thời đại xa xưa thường sáng tác những nhạc hiệu nhà binh và săn bắn, theo bối cảnh lịch sử của thời ấy. Tất cả những thể loại âm nhạc sinh hoạt đó ra đời là do vai trò phục vụ thực tiễn của nghệ thuật âm nhạc thời bấy giờ.


Đời sống xã hội ngày một phát triển và trở nên phức tạp hơn, tầm nhìn của con người trong lĩnh vực tư tưởng cũng được mở rộng hơn, do đó cần có những tác phẩm âm nhạc với nội dung sâu sắc hơn. Trong âm nhạc dân gian, thể loại ca khúc trữ tình phong phú và đa dạng về giai điệu dân gian đã trở thành thể loại âm nhạc chủ đạo. Trong âm nhạc chuyên nghiệp ta thấy những thể loại cổ mất dần đi tính chất thực dụng. Thể loại âm nhạc cổ đã được cải biên phục vụ riêng cho mục đích thực tiễn. Dần dần những thể loại khí nhạc xuất hiện trong sinh hoạt gia đình đã trở thành những thể loại âm nhạc biểu diễn trên sân khấu. Các nghệ sĩ phải có quan hệ trực tiếp và chân tình hơn với thính giả, điều này được thực hiện một cách tự nhiên.


Khi nhận thấy các thể loại âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã viết trong các thể loại âm nhạc khác nhau, nền âm nhạc giao hưởng dường như chiếm vị trí hàng đầu. Nó có nội dung sâu sắc hơn cả và là vị thống soái của vương quốc âm nhạc. Các loại hình âm nhạc từ thô sơ đơn điệu tiến đến ngày càng vững chắc lớn mạnh hoành tráng. Câu hò lời ru, hát dặm, dân ca cổ truyền thuộc các dân tộc đã đi vào lòng người dân lao động, đời xưa và đời nay, chúng ta thấy rõ các thể loại, hình thức âm nhạc rất phong phú và đa dạng, là món án tinh thần cho tất cả mỗi một con người trên thế giới.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 1
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 1
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 1
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 1

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 7

Có âm nhạc cuộc sống tươi đẹp hơn. Có âm nhạc sẽ giúp tâm hồn mỗi con người thư thái hơn sau những bộn bề cuộc sống. Âm nhạc như một người bạn “vô hình” đã ăn sâu vào tiềm thức vào tâm trí con người.


Từ trẻ em đến người lớn đều có những thể loại âm nhạc riêng, phù hợp với nhu cầu, độ tuổi. Âm nhạc làm cho cuộc sống trở nên vui tươi, sinh động hơn bao giờ hết. Hay nói cách khác có âm nhạc cuộc sống tươi đẹp hơn. Có nhiều người cho rằng “ Âm nhạc đã giúp họ tìm thấy sự tĩnh lặng những khi tâm hồn họ xáo động”. Để rồi chẳng có ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca. Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thăng trầm của khúc nhạc...


Có thể nói rằng sự xuất hiện của âm nhạc đúng lúc sẽ giúp chúng ta cân bằng tâm hồn và cân bằng cuộc sống. Âm nhạc là món ăn tinh thần gắn liền với bao thế hệ. Cuộc sống của mỗi con người sẽ bớt căng thẳng hơn khi có âm nhạc. Và con người trở nên yêu đời hơn khi được hòa mình vào âm nhạc và tận hưởng thế giới âm nhạc của riêng mình. Nếu cuộc sống không có âm nhạc chắc chắn sẽ buồn tẻ và trở nên vô nghĩa. Bởi âm nhạc mang đến nguồn hạnh phúc cho loài người và cả vạn vật. Âm nhạc có ở khắp mọi nơi từ chuyển động của gió, biển… đến tiếng hót của các loài chim muông... Âm nhạc cũng vì thế mà dần dần đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người. Khi chúng ta vui hay buồn đều muốn bật một bài nhạc để thư giãn. Tùy tâm trạng và sở thích chúng ta có thể lựa chọn những dòng nhạc phù hợp nhất.


Âm nhạc rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan và giúp chúng ta xua tan nỗi sầu hiệu quả. Trong một không gian thơ mộng kèm theo những giai điệu du dương của bản nhạc sẽ giúp ta thêm yêu đời và tâm hồn ta thư thái hơn bao giờ hết. Đấy cũng là cách để tự thưởng cho mình giờ nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Âm nhạc không phải tự nhiên mà có. Để có những bài nhạc đi cùng năm tháng, người nghệ sỹ phải có sự sáng tạo trong sáng tác. Và khi tác phẩm ra đời, sự đón nhận nhiệt tình của người nghe sẽ là yêu tố đánh dấu sự thành công của các tác phẩm đó. Và tuyệt vời hơn khi có ai đó khẽ lướt tay trên các phím đàn Piano và say sưa đàn các bản nhạc. Những giai điệu Piano nhẹ nhàng, du dương cứ thế hòa quyện vào không gian và đi sâu vào tâm hồn mỗi con người. Âm nhạc sẽ trở nên đặc biệt hơn khi có ai đó hòa quyện tiếng Guitar và piano với nhau. Âm thanh của hai loại nhạc cụ phát ra sẽ tạo nên những âm thanh đặc biệt, gợi nhớ gợi thương trong tâm trí mỗi con người.


Có ai đó đã từng nói rằng "Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc". Cảm xúc là thứ mà chúng ta không thể sờ, không thể thấy và thậm chí là không thể ngửi. Cảm xúc chỉ đơn thuần là cảm xúc, là cái mà chúng ta có thể cảm nhận bằng chính trái tim của mình. Một khi ta đã yêu thích một môn nghệ thuật đủ để ta cảm nhận được nó, ta sẽ nghe được tiếng vang vọng từ một cuộc sống đầy bí ẩn và khát khao đang gọi mời. Bạn có biết một tác phẩm âm nhạc trở thành bản “Hit” không đơn thuần vì nó có giai điệu đẹp hay ca từ ý nghĩa. Mà đơn giản tác phẩm đó nó chạm đến cảm xúc của người nghe. Có thể những ca từ của bài hát đang kể cho người nghe về chuyện tình yêu đôi lứa, về sự tan vỡ hay về tình mẫu tử,… Âm nhạc đôi khi càng đơn giản lại càng tạo được hiệu ứng mạnh mẽ.


Âm nhạc trở nên ý nghĩa và góp phần xây dựng đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. Âm nhạc muôn màu muôn vẻ và tùy thuộc vào cảm xúc, vào cách đón nhận của mỗi người. Có âm nhạc cuộc sống tươi đẹp hơn. Thật vậy, âm nhạc là phép màu và cũng chính là cuộc sống. Một cuộc sống bình yên không có nghĩa là một cuộc sống không có tiếng ồn, không có khó khăn, mệt mỏi. Mà một cuộc sống bình yên có nghĩa là khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Và hãy để âm nhạc góp phần tạo nên “chút bình yên” trong cuộc sống của bạn.

Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 7
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 7
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 7
Bài văn nghị luận về âm nhạc và cuộc sống số 7

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?