Top 10 Bài văn phân tích hình tượng bé Liên trong Hai Chị Em của nhà văn Thạch Lam hay nhất

Thạch Lâm là một trong những cây bút của nhóm Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lãng mạn và chất hiện thực trong cuộc sống, giữa thơ và văn xuôi và thường không có cốt truyện. Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Thạch Lam. Sau đây Toplist xin được giới thiệu Top 10 Bài văn phân tích hình tượng bé Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam hay nhất.

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 9)

Văn học trung đại Việt Nam khép lại ở cuối thế kỉ XIX nhường lối cho văn học hiện đại phát triển. Thời kì này thể loại văn xuôi thành công nhất được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhắc đến truyện ngắn ta phải nhắc đến Thạch Lam_ “Cây bút có biệt tài về truyện ngắn”. Đặc trưng truyện ngắn của Thạch Lam là truyện không có chuyện song vẫn có sức lôi cuốn riêng, con người hiện thực dưới cái nhìn và ngòi bút của ông “không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố” nhưng vẫn để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Và nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là con người như thế. Một con người có một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm được nhà văn quan sát và thể hiện qua diễn biến tâm trạng của cô từ lúc chiều tối cho đến đêm khuya với hai trạng thái cơ bản là nỗi buồn triền miên và niềm vui thoáng chốc khi đoàn tàu đến.


Liên và An hai nhân vật chính của câu chuyện đã một thời từng sống ở Hà Nội với biết bao điều vui tươi, mới mẻ kể từ khi cha cô bị mất việc cả nhà lâm vào hoàn cảnh khó khăn phải chuyển về quê_ nơi phố huyện nghèo để sinh sống. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu có dán giấy nhật trình. Hàng bán là mấy thứ vặt vạnh như: bánh xà phòng, bao diêm hay gói thuốc … để mong kiếm ít thu nhập phụ giúp gia đình nhưng chẳng đáng là bao.

Liên là một cô gái mới lớn luôn mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật xung quanh và những con người nghèo khó. Trong truyện tác giả đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật, được thể hiện rõ nét qua diễn biến tâm trạng của cô ở tại mỗi thời điểm.


Trước tiên là nỗi buồn. Cô buồn khi nào? Ngay từ khi vào truyện tác giả đã gợi nhắc nỗi buồn của cô gái có tâm hồn tinh tế qua việc tả cảnh chiều tà. Cô buồn khi một ngày sắp qua đi được báo hiệu bằng tiếng trống thu không vang vọng rời rạc từng tiếng một. Buồn khi nghe tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Buồn khi bóng tối lan dần bởi “dãy tre làng trước mặt đen lại” trên bầu trời là ánh hoàng hôn rực rỡ ở phía Tây như lửa cháy và đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn điểm thời khắc của màn đêm buông xuống có mùi của ẩm mốc và hơi nóng ban ngày bốc lên hòa quện vào nhau tạo thành mùi của cát bụi, mùi của quê hương. Không chỉ vậy cô buồn khi phải chứng kiến những mảnh đời nghèo khó sống đơn điệu xung quanh mình. Đó là mẹ con chị Tí với công việc của ban ngày là mò cua bắt tép, tối thì trông chờ vào gánh nước chè. Đó là những đứa trẻ con nhà nghèo “lom khom” nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Rồi cả bà cụ Thi “một bà già hơi điên” hay ra chỗ Liên mua rượu đi ra từ bóng tối và cũng trở về với bóng tối trong tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.



Tất cả những cảnh vật ấy, con người ấy đều gợi lên cảm giác về sự tàn lụi, khơi sâu vào nỗi buồn thăm thẳm khiến cho Liên ngồi yên lặng để quan sát “đôi mắt chị bóng tối gập dần dần và cái buồn của buổi chiều quê thâm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Nỗi buồn man mác ấy thật khó diễn tả thành lời. Liên cảm nhận nỗi buồn xa xăm, sâu sắc đang lan tỏa khắp không gian cho thấy một tâm hồn nhạy cảm, ánh lên vẻ đẹp tình yêu quê hương đất nước và tình thương của tác giả dành cho những người nông dân nghèo khổ.


Nỗi buồn của Liên không chỉ dừng lại ở đó mà còn nhân lên gấp bội lần khi bóng đen bao phủ không gian trong đêm tối “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Trên trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Dưới mặt đất, những con đom đóm bay là là. Không gian vắng lặng, bình yên đến tĩnh mịch, u buồn bởi “Các nhà đều đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức chỉ hé ra một khe sáng”. Liên thu vào trong tầm mắt của mình tất cả cảnh vật nơi đây để rồi cô nhận ra những đốm sáng leo lét, yếu ớt không những không làm cho bầu trời thêm sáng mà càng trở nên tăm tối hơn cũng giống như những kiếp người sống lay lắt của cư dân nơi phố huyện. Là ánh sáng leo lét của bác phở Siêu, ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng của chị em Liên, và “tất cả phố xá trong huyện đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí”. Những con người ấy cứ lặp đi lặp lại một cuộc sống đơn điệu, nhàm chán ngày qua ngày để cầm cự, chống chọi với thời gian. Đúng như Huy Cận đã từng viết: “Quẩn quanh mãi cũng vài ba dáng điệu/ Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người”. Vẫn là mẹ con chị Tí ngồi dưới gốc bàng với bát nước chè xanh, vẫn là chị em Liên hay những đứa trẻ con nhà nghèo không được hưởng tuổi thơ trọn vẹn, vẫn là gia đình bác Siêu trông chờ vào gánh phở ế ẩm gánh đi rồi lại gánh về như “một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi rồi lại hiện ra” bởi món hàng của bác cũng là một thứ quà xa xỉ của những người dân cơ cực. Vẫn là gia đình bác xẩm một mảnh đời vất vả với manh chiếu rách, cái thau trắng trước mặt để chờ đợi những giọt hạnh phúc hi hữu rơi xuống. Những kiếp người lay lắt, tội nghiệp với cuộc sống tẻ nhạt không tương lai, không lối thoát. Liên ngậm ngùi cảm thương cho số phận của họ, cô cũng thương cho chính mình phải chịu cảnh buồn tẻ.


Tuy nhiên cuộc sống không chỉ toàn là nỗi buồn mà còn có những niềm vui ánh lên ước mơ, cho ta hy vọng ở một ngày mai tươi sáng. Tâm trạng của Liên được thay đổi trở nên tươi mới hơn khi đoàn tàu đến. Đoàn tàu mang một thế giới khác, một trạng thái cảm xúc khác cho chị em Liên và những cư dân phố huyện. Liên và An đợi tàu trong tâm trạng háo hức, chờ đợi mòn mỏi đêm nào cũng để ngắm nhìn đoàn tàu đi qua rồi mới ngủ. Thằng bé An dù đã buồn ngủ ríu mắt vẫn nhắc “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Trong lòng chúng luôn mong chờ một điều gì đó chứ không phải là mong bán được hàng như lời mẹ dặn. Cũng như lũ trẻ người dân phố huyện cũng mong muốn được nhìn thấy đoàn tàu bởi nó mang một thế giới khác hẳn với ánh sáng của ngọn đèn chị Tí, ngọn lửa bác Siêu hay hột sáng thưa thớt của đèn chị em Liên. Những ánh sáng ấy rực rỡ, kiêu xa xua đi màn đêm tăm tối. Có làn khói bừng trắng lên đằng xa, các toa đèn sáng trưng, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng, rồi những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Thứ ánh sáng ấy khiến cả phố huyện sáng rực, cả vũ trụ như được hồi sinh sống lại bởi những âm thanh nhộn nhịp tiếng còi từ xa vọng lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng hành khách nói chuyện… làm tan đi cái không khí ảm đạm, vắng vẻ của phố huyện. Liên cũng như bao người dân vui mừng và hạnh phúc, hi vọng cũng đưa cô mơ về một Hà Nội xa xăm, hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi gia đình cô còn dư giả ở thị thành nhộn nhịp


Chuyến tàu như một giấc mơ, một vệt sao băng sáng lóe trên bầu trời tăm tối và lặng im nơi cô đang sống. Chuyến tàu cho cô và những con người nơi đây một ước mơ, một niềm vui, một khát vọng ở tương lai tốt đẹp hơn. Chi tiết đó đã thể hiện cho tuyên ngôn của Thạch Lam về văn chương mà ông đã từng phát biểu: "Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn". Giá trị nhân đạo của truyện cũng nằm ở đây trong cái tăm tối cùng cực, bế tắc con người vẫn phải không ngừng vươn lên, không ngừng hy vọng, ước mơ để có một cuộc sống tươi sáng hơn ở tương lai.


Niềm vui trong phút chốc thoáng qua nhưng để lại biết bao dấu ấn, kỉ niệm trong tâm hồn Liên. Khi chuyến tàu qua đi tâm trạng của Liên là nuối tiếc “hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre” cũng là lúc cô trở về với nỗi buồn của bóng đêm “cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mờ mờ đi trong mắt chị” khi đã chìm vào giấc ngủ trong đêm khuya.

Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên được nhà văn đi sâu lột tả, khám phá thật sâu sắc tỉ mỉ qua từng thời điểm khi buồn man mác, khi ngậm ngùi chua xót, khi háo hức mong chờ, khi hạnh phúc và hy vọng. “Ông tả nội tâm nhân vật tài tình, nhuần nhị, tinh tế” với văn phong lãng mạn, giàu chất thơ những câu văn mềm mại, êm dịu mà không thoát li hiện thực. “Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn” nhân vật Liên với những xúc cảm mong manh đã minh chứng cho tài năng của ông.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 2)

Thạch Lam là một ngòi bút truyện ngắn được nhiều người yêu thích Không phải vì cốt truyện đặc biệt, vì tình tiết li kì, mà chủ yếu là do ông đã sáng tạo ra một lối truyện ngắn: loại truyện tâm tình. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam là ở tâm trạng nhân vật. Có thể thấy điều đó qua tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của ông.


Vì sao đêm nào cũng vậy, Liên (và em) đều cố thức để đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện? Tâm trạng thức đợi tàu của Liên như thế nào? Muốn hiểu được điều đó phải bắt đầu từ cuộc sống của em ở cái phố huyện này.

Đó là cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, tàn lụi và đáng thương nơi phố huyện trong thời khắc của một ngày tàn. Phiên chợ chiều đã vãn, phô bày tất cả cái nghèo nàn, cái tiêu điều xơ xác trong hình ảnh những đứa trẻ lom khom tìm kiếm, nhặt nhạnh trong rác rưởi, và tiếng trống thu không dội xuống phố huyện, từng tiếng, từng tiếng mòn mỏi, rời rạc, buồn thấm thìa... Rồi đêm tối bao phủ kín mít phố huyện, bủa vây những kiếp người sống lầm lũi tội nghiệp như những cái bóng: mẹ con chị Tí hàng nước, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm với manh chiếu, chiếc chậu thau sắt và đứa bé bò lê la trên rác bẩn, một bà lão điên mua rượu uống cười sằng sặc... Đến mức cái ánh lửa từ thùng phở bác Siêu chỉ hắt ra một vầng sáng con con và ngọn đèn leo lét trên chõng hàng nước chị Tí cũng "chỉ chiếu sáng một vùng leo lét trên chõng hàng nước chị Tí cũng "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" - biểu tượng về những kiếp sống nhỏ nhoi leo lét, vô nghĩa giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời. Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí cứ trở đi trở lại đến bảy lần trong mấy trang truyện ngắn như một ám ảnh không thôi về cuộc sống héo hắt, tội nghiệp nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối.


Chính giữa cảnh điêu tàn như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu của Liên. Đó là cô bé đã từng có những ngày sống ở một nơi không đến nỗi nghèo khổ và tối tăm như thế. Với Liên, nơi ấy, Hà Nội luôn đọng lại một kỉ niệm xa xôi và mơ hồ nhưng bao giờ cũng êm đềm, đẹp đẽ rực rỡ ánh sáng và niềm vui. Ngày nào cũng giống hệt ngày nào, cuộc sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, tẻ ngắt: sáng dậy mở cửa dọn hàng, bán hàng; chiều tối lại kiếm tiền, thu hàng - và đó là những món hàng nhỏ nhoi không hề thay đổi: một bao diêm, một cuộn chỉ, mấy bánh xà phòng... Chi tiết chiếc chõng tre cũ, sắp gãy được Thạch Lam đưa vào đây thật đầy ý nghĩa: cuộc sống của hai đứa trẻ lớn lên sao mà đã sớm già nua tàn tạ! Cái thế giới mà Liên và em gái đang sống, đang tiếp cận ngày này qua ngày khác chỉ có thế. Đâu là niềm vui biết lấy gì mà kì vọng?


Tâm trạng buồn chán của Liên đã dẫn đến khát vọng muốn thoát ra khỏi cuộc sống mà cô đang phải sống, dù chỉ để hi vọng vu vơ về một cái gì ở bên ngoài khác với cái thế giới ngưng đọng và tàn lụi này. Cô phải tìm đến một cuộc sống khác, dù cuộc sống ấy chỉ đi qua trong khoảnh khắc. Và cô đã tìm thấy nó trong hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện mỗi đêm. Dù buồn ngủ ríu cả mắt, cô vẫn thức đợi tàu. Để được, trong chốc lát, thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hiện nay. Đoàn tàu là một nhu cầu bức thiết về tinh thần của cô, vì chuyến tàu là hình ảnh một thế giới khác đi qua cuộc đời cô, một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, huyên náo và đầy ánh sáng. Trong cả một ngày dài buồn tẻ, đây là những giây phút bừng sáng và hạnh phúc của cô, dù là chỉ sống trong mơ ước tưởng tượng.


Bởi vậy, khi tàu đến thì tâm hồn Liên bị cuốn hút ngay vào đoàn tàu - đoạn này được Thạch Lam miêu tả sinh động và đẹp: "Liên phắt đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng". Đoàn tàu đã đi qua nhưng tâm hồn Liên thi vẫn gửi hút theo nó mãi cho đến khi chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đến lúc ấy, cô như sống trong mơ tưởng, trong sự tiếc nuối một cái gì đã qua nhưng dư vang của nó thì vẫn còn đọng lại rõ rệt trong tâm hồn mình: "Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng". Trong tâm trạng cô bé có sự tương phản rõ rệt giữa hai cuộc sống: cuộc sống đẹp đẽ của ước mơ và cuộc sống nơi phố huyện.


Khắc họa thành công tâm trạng đợi tàu của bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Thạch Lam muốn nói với người đọc nhiều điều sâu sắc. Đó là cuộc sống buồn tẻ đáng thương của những đứa trẻ trong chế độ cũ, và suy rộng ra, là cuộc sống của những kiếp người nhỏ bé, vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện, và rộng ra, trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ đói nghèo. Những cuộc đời mới đáng thương sao, nhưng lại có những ước mơ bé nhỏ, tội nghiệp mà chân thành tha thiết và cảm động rất đáng trân trọng như ước mơ đợi tàu đêm đêm của cô bé Liên. Ước mơ đó đã lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống trong cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 1)

Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn, ông xuất thân trong một gia đình công chức, gốc quan lại, đối tượng văn học mà Thạch Lam hướng đến thường là những con người lao động, những con người nghèo khổ bất hạnh trong cuộc sống. Thạch Lam là một nhà văn theo khuynh hướng văn học lãng mạn tuy nhiên những tác phẩm của ông đều mang màu sắc hiện thực, Thạch Lam có quan niệm văn chương tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn, một trong những truyện ngắn nổi bật của ông là tác phẩm Hai đứa trẻ được in trong tập truyện Nắng trong vườn. Trong tác phẩm này Thạch Lam đã khắc họa rõ nét ước mơ và khát vọng đổi đời của hai chị em Liên và An trong đó tác giả đã miêu tả nổi bật nội tâm sâu kín của nhân vật Liên.


Câu chuyện mở ra bằng khung cảnh của buổi chiều tàn, những câu văn nhẹ nhàng, man mác đầy chất thơ cứ rung lên vang động lòng người: Chiều chiều rồi, một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài bờ ruộng theo gió nhẹ đưa vào, những câu văn mềm mại cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người, trong khung cảnh của buổi chiều tàn đó, có sự quan sát nhỏ bé của nhân vật Liên, tâm hồn của Liên được miêu tả: Liên không hiểu sao nhưng Liên thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của buổi chiều tàn, lòng Liên dội lên những tình cảm dành cho những đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thứ còn vương vãi trên nền đất của chợ phố huyện nghèo. Liên có những cảm nhận tinh tế: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Chi tiết không chỉ tiếp tục cho thấy tâm hồn nhạy cảm của cô bé mà còn thể hiện rất rõ sự gắn bó, thân thuộc, thấm thía của Liên trước nỗi nghèo khó của phố huyện mình. Trước giờ khắc của ngày tàn, nhân vật Liên xuất hiện với những nét tâm trạng hết sức nhẹ nhàng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, thánh thiện. Những rung động trong tâm hổn Liên khiến mỗi người phải suy ngẫm về cuộc sống xung quanh.


Hình ảnh mà Liên và An hi vọng trong ngày tàn đó là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, chuyến tàu như mang một diện mạo mới cho phố huyện đang chìm ngập trong màn đêm tối tăm. Đó là hình ảnh của thế giới khác thế giới tràn ngập ánh sáng mà chị em Liên và An từng sống khi bố chưa mất việc, hai chị em được sống trong thế giới tràn đầy ước mơ, hi vọng được thưởng thức những cốc nước xanh đỏ, được đi dạo ven bờ hồ. Thế nhưng thế giới ấy bỗng dưng đóng sập lại trước mặt hai chị em Liên và An đổi lại bằng thế giới khác đó là phố huyện nghèo tăm tối với những con người kì dị. Đó là hình ảnh cụ Thi dở người, là hình ảnh nghèo khổ của mẹ con chị Tí, là hình ảnh lam lũ của bác Siêu bên gánh phở rong, tất cả những hình ảnh đó đều khiến cho ước mơ của hai chị em Liên và An bị dập tắt, hai chị em như đang sống một cuộc đời bế tắc, cùng cực, không tương lai, không hi vọng. Nhưng ẩn đằng sau những tâm hồn nhạy cảm ấy là khát khao được đổi đời được vươn đến những miền ước mơ xa xôi, dù đêm đã khuya nhưng chị em Liên và An vẫn cố thức để đợi chuyến tàu đêm trong ngày, chuyến tàu đêm từ Hà Nội về nơi để lại cho chị em những kỉ niệm, những dấu ấn khó phai. Liên luôn mong ngóng chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua để được chiêm ngưỡng thức ánh sáng từ phố huyện, hay để được mơ ước đến những miền xa xôi hơn nữa. Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, cô bé rất yêu đời và thiết tha với cuộc sống, cô mong muốn có một cuộc sống đầy ước mơ, tương lai và hi vọng nhưng cuộc đời với những sự cay nghiệt và khắc khổ của nó đã không cho em có cơ hội thực hiện những giấc mơ lớn của mình. Liên là cô bé có tình thương bao la đối với con người em xót xa cho những đứa trẻ con nhà nghèo phải lam lũ, vất vả kiếm sống, điều này cho thấy tâm hồn cao đẹp và trong sáng của Liên.


Đối với hai chị em, chuyến tàu đêm đi qua đã thắp sáng trong hai chị em giấc mơ, khát vọng được đổi đời được hòa mình vào dòng chảy của cuộc sống, được sống một cuộc đời đầy đủ và hạnh phúc. Thạch Lam đã rất tinh tế khi lồng ghép hình ảnh chuyến tàu đêm vào trong câu chuyện, hình ảnh ấy là một sáng tạo độc đáo, đắt giá của tác giả. Chuyến tàu đêm đi qua phá tan sự im lặng, bình yên ngày thường của phố huyện, nó đem đến một thế giới rực rỡ, lộng lẫy gấp nhiều lần so với thế giới của hai chị em đang sống, đó là chuyến tàu khơi gợi kỉ niệm ước mơ, đó là chuyến tàu thắp lên niềm tin, hi vọng vào tương lai của hai chị em, đó cũng là chuyến tàu báo hiệu sụ đổi thay sẽ phá tan màn đêm đang bao phủ khắp phố huyện, chuyến tàu của những hoài bão, chuyến tàu của những say mê và khát khao hạnh phúc.


Chắc hẳn Liên phải là một cô bé tốt bụng, yêu đời thì mới có thể nhạy cảm với những hình ảnh đi ngang qua phố huyện như thế, em phải mở lòng mình với cuộc sống, với cuộc đời thì mới có thể cảm nhận hết những khát khao, hoài bão, ước mơ của chính mình. Những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội là những tháng ngày Liên được sống được tận hưởng và được trải nghiệm những khoảng thời gian thú vị, vui vẻ, hơn thế nữa những kí ức ở Hà Nội khiến Liên không thể nào quên được một thế giới tràn đầy ánh sáng, đầy niềm tin. Và khát khao đó kéo dài đến khi Liên và An chuyển về phố huyện, chứng kiến biết bao mảnh đời sống ở nơi đây, Liên và An cảm thấy nghẹn ngào, tủi hờn vì một cuộc sống nhọc nhằn khổ cực. Còn tuổi ăn và chơi Liên và An đã phải trông hàng giúp mẹ, hình ảnh ấy dường như quá đối lập đối với những ngày tháng rực rỡ khi hai chị em còn ở Hà Nội được thưởng thức những cốc nước xanh, đỏ.


Hình ảnh khiến mỗi người nhớ nhất về hai chị em đó là dù trời đã về khuya, đêm đã tàn nhưng hai chị em vẫn thức để đợi chuyến tàu đêm cuối cùng đi ngang qua phố huyện, hai chị em: ngước mắt lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà hay con vịt theo sau ông Thần Nông. Chi tiết này bộc lộ tâm hồn ngây thơ, trong sáng của Liên và An. Phải có tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, phải có ước mơ, hoài bão thì cả Liên và An mới có thể sống trọn vẹn cuộc đời của mình. Nhân vật Liên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng của độc giả, khiến người đọc cứ trầm trồ, ngẫm nghĩ về số phận cảu những mảnh đời bất hạnh nhưng khát khao được bay xa, bay cao.


Bằng sự nhạy cảm tinh tế của một nhà văn, bằng nghệ thuật viết văn điêu luyện, Thạch Lam đã cho chúng ta thưởng thức những trang văn thấm nhuần xúc cảm, những trang văn lột tả được tâm lý nhân vật và thấu hiểu vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật đó, ông đã tìm ra cái đẹp khắp hang cùng ngõ hẻm, đã đi sâu vào lòng người bởi giọng văn ấm áp và tinh tế. Thạch Lam đã thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 10)

Thạch Lam là một nét chấm phá khác biệt của văn học lãng mạn. Giữa thời điểm người ta tìm cái lãng mạn ở cuộc sống thị thành thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút của mình để trân trọng nâng niu những mơ ước khát khao đẹp đẽ của những con người nghèo khổ. Tình cảm nhân văn ấy được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ khi Liên đang chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.


Liên và An vốn là những đứa trẻ từng được sống ở Hà Nội, nơi thị thành ngập tràn ánh sáng và mơ ước. Nhưng gia đình sa sút, nên các em phải chuyển về nơi phố huyện nghèo nàn sinh sống. Xung quanh họ là những kiếp người nhỏ bé đáng thương, sống trong bóng tối: chị Tí ngày mò cua bắt ốc, đêm bán nước; bác Siêu với gánh phở luôn ế hàng, bà cụ Thi điên với tiếng cười khanh khách đầy ám ánh,… “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Và mong ước ấy được thể hiện rõ nhất trong cảnh Liên chờ đoàn tàu cuối cùng đi qua phố huyện.


Liên đã từng sống cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, được sống ở nơi tràn đầy ánh sáng, bởi vậy khi chuyển về đầy mặc dù đã quen với cái bóng tối ngập đầy khắp ngõ làng nhưng ở trong Liên vẫn dấy lên khát khao, hi vọng được hướng về Hà Nội xa xăm mà rực sáng. Liên đợi đoàn tàu đi qua không phải chỉ đến bán được thêm phong diêm hay điếu thuốc mà để thoát khỏi thực tại nhàm chán buồn tẻ, đơn điệu dù chỉ trong khoảnh khắc. Trong hành động tưởng như vô thức ấy lại chứa đựng những ước mơ, những khao khát cao đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế đang trong tuổi mới lớn.


Nghe tiếng bác Siêu: “Đèn ghi đã ra kia rồi” cùng lúc đó Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc như ma trơi xuất hiện. Liên lắng tai nghe, lắng lòng mình để nắm bắt trọn vẹn khoảnh khắc con tàu đi qua. Những làn khói trắng sáng từ đằng xa rồi tiếp đến những tiếng hành khách ồn ã vọng tới, Liên ngay lập tức gọi em dậy để có thể nhìn thấy đoàn tàu rõ hơn. Vẫn như mọi khi cô nhận ngay ra “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, dồng và kền vàng lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Một không gian rực rỡ, sang trọng hiện ra trước mắt cô bé, đó là hình ảnh của cuộc sống sung túc, đẹp đẽ, của một Hà Nội rực sáng mà cô đã từng được sống. Nhưng nhanh chóng Liên cũng nhận ra những thay đổi của chuyến tàu đêm nay: “Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”. Cô cố nhìn theo đóm lửa xanh cho đến khi nó xa dần và khuất vào bóng đêm, đoàn tàu đi để lại niềm tiếc nuối trong lòng. Liên đợi tàu đây không phải lần đầu tiên, có lẽ từ ngày sống ở phố huyện đêm nào Liên cũng lặng lẽ chờ tàu đi qua, và có lẽ đêm nào trong cô cũng dâng lên những tiếc nuối như vậy. Qua đó ta mới thấy được khao khát thay đổi cuộc sống, khát khao đổi đời trong cô mãnh liệt đến thế nào. Khi đoàn tàu qua đến cả không gian bừng lên rực rỡ bao nhiêu thì lúc nó đi khỏi phố huyện đen tối, lắng lẽ bấy nhiều, cả không gian bị bao bọc bởi bóng tối, và những âm thanh ảm đạm: “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.

Hình ảnh đoàn tàu mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đó là hình ảnh của quá khứ đẹp đẽ, của thế giới thần tiên mà Liên đã từng được chung sống. Nó còn là biểu tượng của thế giới hạnh phúc mà Liên, An cũng như người dân phố huyện đang khao khát hướng đến. Thông qua hình ảnh đoàn tàu Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thương cho số phận những đứa trẻ và người dân phố huyện. Đồng thời ông cũng trân trọng những mơ ước đổi đời tha thiết của họ.


Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp miêu tả: miêu tả đoàn tàu khi qua lồng vào đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; miêu tả tâm trạng nhân vật Liên với những nắm bắt tinh tế, nhanh nhạy khi đoàn tàu đi qua phố huyện và mơ ước đổi đời của em cũng như biết bao người. Hình ảnh giàu tính biểu tượng (đoàn tàu) chứa đựng nhiều thông điệp giàu ý nghĩa.


Quatâm trạng của nhân vật Liên khi chờ tàu, Thạch Lam đã gửi để thông điệp sâu sắc và ý nghĩa đến với người đọc: phải vượt thoát cuộc sống nghèo nàn, tù túng đơn điệu để vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây mới là cuộc sống thực sự của con người. Đồng thời qua đoạn trích cũng thể hiện tài năng bậc thầy của tác giả trong năm bắt và miêu tả tâm lí nhân vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 8)

Truyện ngắn Hai đứa trẻ, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lòng mình thấy êm đềm trước bức tranh phô huyện nghèo chứa đầy bóng tối, hay vì sao mình không chỉ có cảm giác xót thương những người dân lao động nghèo mà chỉ thấy yêu quý, đồng cảm với họ không?

Theo tôi, đó là vì tất cả đều hiện lên qua đôi mắt trìu mến và tâm hồn luôn ngập tràn ước mơ, hi vọng của cỏ thiếu nữ Liên nhân vật trung tâm của câu chuyện.

Như ta đã biết, Liên là một thiếu nữ Hà Thành đã từng được sông trong những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc bên gia đình và người thân. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình sa sứt, cha cô mất việc. Vì thế, mấy mẹ con phải dắt nhau về quê kiếm sống. Hai chị em Liên được giao nhiệm vụ trông coi một quầy hàng tạp hóa nhỏ. Tuy bán chẳng lãi lời được bao nhiêu nhưng cô vẫn phải mở cửa hàng. Mỗi khi mở cửa hàng, cô lại được ngắm nhìn cảnh phố huyện, tuy nghèo nhưng vô cùng đẹp và đáng yêu. Điều đầu tiên người đọc, trước hết là riêng tôi ấn tượng ở Liên chính là sự trong sáng, ngây thơ cũng như rất giàu tình thương của cô. Đã từng quen sống sung sướng ở Thủ đô mà giờ đây lại phải sống ở một miền quê nghèo đói chắc là Liên phải rất chán nản? Nhưng không, trỏng cô chỉ gợn chút buồn man mác trước cảnh chiều tà mà không cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng. Đó chính là điều mà tôi thấy khâm phục và quý mến ở cô.


Thay vì những cảm xúc tiêu cực, Liên đã mở rộng lòng mình, quan sát cảnh phố huyện và chợt nhận ra nơi đây cùng đẹp đấy chứ – một vẻ đẹp không quá lộng lẫy mà gần gũi, quen thuộc đến lạ lùng. Liên cảm nhận được “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến hai chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đây thực sự là một cảm nhận vô cùng tinh tế! Phải yêu và gắn bó với mảnh đất, quê hương này lắm thì cô thiếu nữ mới có thể cảm nhận được điều này. Sống mười bảy năm trên đời nhưng phải nói một điều là tôi chưa bao giờ dành đôi chút thời gian ngồi ngắm nhìn cảnh vật xung quanh đế có được những cảm giác tuyệt vời như Liên. Và cũng thật hồn nhiên khi hai chị em “lặng ngước nhìn lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”, hay có lúc “vài cánh hoa bàng nhỏ rụng khẽ xuống vai Liên khiến cô có những cảm giác mơ hồ không hiểu rõ”.


Qua cái cảm giác này, tôi nhận thấy Liên thực sự là một cô thiếu nữ có một tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm và nhiều khi rất lãng mãn nữa. Tuy sống khó khăn, nghèo khổ nhưng Liên vẫn luôn giữ trong mình một chút gì đó yêu đời, lạc quan. Không chỉ có những rung động với cảnh quê hương mà cô còn rung động với những con người khắc khổ nơi đây. Liên động lòng thương mấy đứa trẻ nhặt rác ở ven chợ nhưng cũng chẳng giúp được gì vì cô có gì để cho bọn nó đâu… Khi nhìn thấy mẹ con nhà chị Tí. bác phở Siêu, hay gia đình nhà bác xẩm,… Liên còn hỏi thăm họ nữa. Cô thiếu nữ vừa hiểu họ nhưng cũng rất thương cho những con người tuy làm việc cực nhọc một nắng hai sương suốt cả ngày mà vẫn khổ quá. Họ cố bán hàng thế này cũng có kiếm được là bao đâu. Đặc biệt hơn là nhân vật Liên có thể cảm nhận được, thấu hiểu được tiếng lòng của con người nơi đây: “Chừng ấy người trong bóng tôi mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.


Từ đâu mà Liên có thể hiểu được niềm mong đợi này của người dân? Đó chẳng phải là do cô có tấm lòng nhân hậu luôn quan tâm chia sẻ với mọi người hay sao. Cô dùng chính trái tim của mình để đập cùng nhịp với trái tim họ, những con người cũng khổ cực như gia đình cô. Chính vì tình yêu sâu nặng với mảnh đất này mà cô cũng yêu luôn cả những con người trong đó. Nhờ thế mà cô thấu hiểu nỗi khó khăn cũng như những khát khao, ước vọng của họ. Liên thực sự là một người có tấm lòng nhân hậu mà tôi vô cùng mến phục,thấy cần học tập.


Nhưng không chỉ yêu cái mảnh đất, yêu con người nơi đây cô thiếu nữa Hà thành ấy còn luôn giữ trong mình một khát vọng cháy bỏng. Điều này được thể hiện rõ qua hành động đợi tàu từ Hà Nội chạy qua. Tôi tự hỏi họ ngắrn đoàn tàu vì điều gì? Mẹ dặn: chị em cố thức đợi chuyến tàu đêm may ra có khách mua hàng. Đối với Liên, một cô gái nhạy cảm thì thức ngắm (đoàn tàu chạy qua không phải để bán hàng mà là đợi chờ một hanh phúc đơn sơ, một trò vui con trẻ, một khao khát tìm lại kỉ niệm đẹp ngày xưa. Khi nghe thấy những tiếng xinh xịch của tàu, những ánh sáng chói lọi phát ra từ mỗi toa tàu thì Liên nhổm dậy nhìn lên đoàn tàu và thấy nhớ Hà Nội quá. Cô nhớ một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ, huyên náo. Ở nơi đó, chứa đựng tuổi thơ đẹp đẽ của cô. Ở nơi đó, cô được sống những ngày hanh phúc sung sướng có thể nói là nhất đời cô. Bên cạnh đó, đoàn tàu huyên náo còn chở cả ước mơ, hi vọng của cô. Qua những ánh đèn sáng rực, những tiếng huyên náo, Liên mong muốn một thế giới mới, một cuộc sống mà ở nơi đó, mọi người đều được sống sung túc, ấm no, luôn luôn tràn ngập tiếng cười và không bao giờ phải lo đến những vật chất tầm thường kia. Đây là khát vọng vô cùng chính đáng. Và dường như đây cũng chính là ước mơ, khao khát của tất cả những người dân nơi phố huyện, làng quê thêm sáng, con người thêm sức sống, lạc quan yêu đời hơn.

Tôi thực sự cảm thấy yêu nhàn vật Liên vô cùng. Tâm hồn cõ trong sáng, đáng yêu. Tuy còn nhỏ tuổi, Liên vẫn có những cảm nhận vô cùng tinh tế về cuộc sông xung quanh, về những con người nơi phô huyện nghèo. Hơn thế nữa, cô còn rất hiểu họ và có một khát vọng, ước mơ vô cùng đẹp đẽ. Dù sông trong khó khăn, khắc khổ nhưng Liên vẫn cố gắng và sông đẹp, luôn thể hiện là người lạc quan yêu đời. Liên đúng là một tấm gương cho tôi học tập. Đọc xong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tôi nhận thấy đằng sau hình tượng nhân vật Liên là cái tôi nhà văn nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ dịu dàng, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế biết cảm thông sâu sắc với buồn khổ của con người nhất là của trẻ con trong xã hội cũ. Từ nhân vật Liên và các nhân vật khác trong truyện, tôi càng thêm thấm thía giá trị nhân đạo, nhân văn của ngòi bút Thạch Lam, một ngòi bút lãng mạn, xuất sắc trong đội ngũ nhà văn Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 7)

Thạch Lam quan niệm: Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, lòng người trong sạch và phong phú hơn.” Và với “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã kiến người đọc không thể quên hay thoát li về hiện thức nơi phố huyện nghèo của những ngày tàn, kiếp người tàn. Đặc biệt, nhân vật Liên là nhân vật chính của truyện, đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc gỉa, bởi một cô bé dù sống nghèo khó, tù túng nhưng luôn khát khao mãnh liệt, tin tưởng vào sự sống.


Trước hết, Liên cũng không ngoại lệ trong những số phận mà Thạch Lam khắc họa, cũng phải chịu đựng cuộc sống tù túng, mòn mỏi và nhàm chán. Do gai đình sa sút nên gia đình Liên phải chuyển về quê sinh sống. đang ở chốn thành thị, với những cốc nước xanh đỏ, với những chuyến đi chơi công viên đầy lí thú và thành phố ngập tràn ánh sáng, sôi động náo nhiệt thì việc về phố huyện nghèo là một thử thách với cô bé. Nhà Liên có một cửa hàng nhỏ, không đủ kiếm ăn và mưu sinh, chỉ bán những vật vặt vãnh qua ngày. Do vậy mà cuộc sống cũng không khấm khá là bao.Nhưng đối lập với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống mưu sinh, cô bé Liên vẫn giữ cho tâm hồn mình vẻ đẹp trong trẻo, hồn nhiên, tinh tế, nhạy cảm.Trước cảnh tượng của buổi chiều tối, một chiều êm ả như ru thì tâm hồn Liên cảm thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, đôi mắt chị bón tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Cũng trong phiên chợ tàn, chỉ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên mới cảm nhận mùi đất thân thuộc của quê hương “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Và về đêm, một lần nữa tâm hồn mơ mộng trong sáng của trẻ thơ lại bắt đầu bộc lộ, chính vẻ trong sáng, mơ mộng va hồn nhiên của trẻ thơ trong Liên đã làm dịu đi vẻ gay gắt của mảnh đất nghèo khó, tù túng, mòn mỏi nơi đây. Ngồi cùng An cùng ngước len ngắm nhìn con vịt theo sau ông Thần Nông và các vì sao lấp lánh trên bầu trời. Chỉ có thể là một tâm hồn mơ mộng của tre thơ mới cảm nhận và ngắm nhìn một cách thú vị ấy. Nếu mặt đất đầy rẫy những bất hạnh và khó khăn thì tâm hồn Liên dường như chính là sự đối lập với hiện thực phũ phàng ấy.Không chỉ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mà Liên còn có tám lòng yêu thương, biết đồng cảm chia sẻ với những số phận nghèo khổ. Dù mới chuyển về từ thành phố nhưng Liên đã nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Trong mắt Liên, cô cũng thương xót và đồng cảm trước cuộc sống khó khăn của chị Tí, bác Siêu, gia đình bác Sẩm hay bà cụ Thi hơi điên. Tâm hồn trong sáng ấy, sẵn sàng đồng cảm và thấu hiểu cho những số phận tội nghiệp ấy, của những tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng ấy.Cuối cùng, điều làm nên dấu ấn của Liên trong tâm hồn độc giả chính là khát khao mãnh liệt của cô bé muốn hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn chứ không nhàm chán, nhạt nhẽo như những cô hồn vật vờ bóng ảnh này nữa. Điều ấy đặc biệt được khắc họa qua cảnh chờ tàu.


Chuyến tàu như mang một thế giới khác, một thế giới của ánh sáng, của những sôi động náo nhiệt. chuyến tàu trở đi những khát khao, mơ mộng của Liên. Cô quan sát đoàn tàu từ xa khi mới chỉ là ngọn lửa xanh biếc như ma chơi đến khi một làn khói trắng bừng ra, chỉ khi quan sát kĩ cô bé mới nhận ra đoàn tài hôm nay thưa vắng người và kém sáng hơn. Nhưng đoàn tàu ấy có những toa hạng sang với những đồng và kền lấp lánh, và quan trọng nhất là đoàn tàu ấy từ Hà Nội về-nơi có những kí ức tươi đẹp và trong sáng của ấu thơ với những li nước xanh đỏ, những lần đi chơi công viên, một Hà Nội sáng rực, vui vẻ, huyên náo. Đó chính là cuộc sống mà em mơ ước, khát khao được thay đổi, được sống một cuộc sống ý nghĩa chứ không chìm nghỉm trong cái ao đời bằng phẳng dễ dãi ấy nữa. Nhưng nó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy ước mơ và khát khao mãnh liệt của cô bé Liên, gửi gắm khát khao của những mầm dương khác.


Bằng cách miêu tả tâm lí nhân vật Liên một cách tâm lí, tinh tế, nhà văn Thạch Lam thật sự là một cây bút xuất sắc khi viết về trẻ thơ, về những số phận nhỏ bé vô danh đã không ngừng khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời gửi gắm thông điệp của tác giả, hãy cứu lấy những mầm dương mới nhú đừng để chúng tàn lụi trong bóng tối.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 6)

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm ,sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.


Tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ tâm hồn của một cô gái sẽ có sự nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông xuống. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc,tiếng trống thu không vưng ra từng tiếng,gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của một cô gái, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây ấy những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng đơn giản âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muối vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được. Chứng tỏ rằng không gian bây giờ rất yên tĩnh, ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn,người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh những dấu hiệu quen thuộc của một buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà chính phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây , nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc nhưng những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó,dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.


Tâm trạng nhân vật Liên - một cô gái 9 tuổi còn được thể hiện qua cái nhìn của cô trong bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu,mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre thanh nứa thôi, nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi vỏ cùng với những gì xuất hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm thấy cuộc sống của cả những người ở đây đều nghèo khổ như cô mà còn chính cô cũng buồn vì không thể giúp được gì cho họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt vậy nhưng lại nói lên được nhiều điều, tâm sự của một cô gái. Điều này còn cho thấy Liên là một người giàu lòng trắc ẩn.


Đêm xuống hình ảnh của cuộc sống cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối, khiến cho Liên buồn hơn nhưng có lẽ nỗi buồn đó đã quá quen thuộc đối với cô. Hình ảnh của phố huyện chìm vào bóng tối, cách tác giả lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối thật đặc sắc.Khi chợ tàn đi đêm bắt đầu buông xuống,Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm ngía nơi ở của mình. Tất cả những hoạt động đều được Liên quan sát bằng một tình cảm yêu thương cái vùng quê hương của bản thân mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc nơi đây. Liên mơ màng ngồi trên chiếc chõng mà ngắm cảnh tượng ấy, dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn sáng trên không gian phố huyện: đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ ngọn đèn, phên nứa khiến cho cát cũng hiện lên lóng lánh như những hạt vàng. Đó còn là ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh thế nhưng không xua được bóng tối của màn đêm. Khi đêm đến cả phố huyện chìm trong một màn đêm không đáy. Và có lẽ Liên cảm nhận được, trong cô vẫn là một cảm giác mơ hồ buồn.


Hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình nhà bác Sẩm với hình ảnh manh chiếu rách và hình ảnh đàn bầu, đứa con bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở để đi cũng đi đến. Trong Liên cảm nhận được tất cả sự cố gắng của tất cả mọi người vì cuộc sống mưu sinh. Đặc biệt tình cảm và yêu thương trắc ẩn của Liên thể hiện tình thương với bà cụ Thi điên. Ngày nào bà cũng đến quan mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, không nói gì về hành động hay nhận xét gì về cụ nhiều nhưng qua cách kể , Liên cũng bộc lộ sự yêu thương qua cách Liên nghĩ tới nhân vật này.


Thêm một chút gia vị cho tâm hồn liên, hình ảnh con Tàu đêm đến sẽ khiến cho những con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó, và Liên cũng thế. Chị em Liên cũng thao thức chờ cho đến khi tàu tới mới thôi. Và cũng chính con tàu là nguồn sáng đưa hai chị em sống về những kí ức thời còn sung sướng, được đi chơi và uống những thức uống xanh đỏ. An đã ngủ rồi, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi thao thức.


Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây, khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những niềm vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu. Ánh mắt của Liên tập trung vào ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức kỉ niệm, cũng là niềm khát khao của cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này sẽ rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên nhìn cho tới khi ánh sáng đó chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta càng hiểu thêm điều đó. Dù không bán được gì, hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều


Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn của cô chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành, cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có. Sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Khi miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 3)

Thanh Lam là một trong những cây viết truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm tự lực văn đoàn nhưng ông mang một nét rất riêng so với các nhà văn trong nhóm. Văn của tự lực văn đoàn thường đượm một nổi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nổi buồn hiện thực. Nó như một thứ "Hương hoàng lan", được cất từ những nổi đời. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" in trong tập "Nắng trong vườn" (1938), tác phẩm này tiêu biểu cho phong cách của Thanh Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên. Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu truyện ngắn trữ tình buồn hiện thực, không có cốt truyện, giàu cảm xúc, nhẹ nhàng và thấm thía như một bài thơ.


Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian, cảnh phố huyện lúc chiều xuống. Cảnh phố huyện lúc về đêm. Cảnh đợi tàu và cảnh phố huyện lúc có chuyến tàu khuya đi qua. Liên là một cô gái nhỏ vì cha mất việc, cả nhà phải chuyển từ Hà Nội về sống ở một phố huyện nghèo...Tuy còn nhỏ mà Liên đã tỏ ra đảm đang, thay mẹ trông coi một quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống và Liên cũng rất chu đáo khi thay mẹ chăm sóc bé An. Đặc biệt Liên là một cô gái nhỏ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Tâm trạng của Liên được khắc qua bốn cảnh ở phố huyện, như bốn nấc thang tâm lí: chiều muộn, đêm về, cảnh đợi tàu và chuyến tàu khuya. Bức tranh thiên nhiên trong phố huyện khi ngày tàn được hiện lên qua điểm nhìn nhạy cảm và tinh tế của Liên. Đó là " Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran, ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng muỗi đã bắt đầu vo ve".

Trong bức tranh ấy có sự hòa trộn giữa hai hình ảnh: hình ảnh êm đềm lãng mạn và hình ảnh gợi sự nghèo khó, bần cùng. Phải chăng do cảnh chiều tàn mà gợi cho Liên nổi buồn: "Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngạp đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy long buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn." Thật khó để phân định rành rọt nỗi buồn ngoại cảnh thấm vào tâm cảnh hay nổi buồn tâm cảnh lan tỏa ra, nhuốm vào ngoại cảnh. Ta chỉ thấy ở đây là một nổi buồn sâu sắc trong tâm trạng. Chỉ có sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như Liên mới thấu hiểu nó. Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời kia. Nhưng lại là số phận đáng thương nhất. Vì quá khứ tươi đẹp của hai chị em Liên đã thuộc về dĩ vãng. Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, bế tắc. Đúng là cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ quẩn quanh. Những tâm hồn mới lớn như chị em Liên, chứng kiến những cảnh đó không buồn sao được, nhưng nổi buồn cũng chỉ man mác đọng trong đôi mắt Liên "bóng tối ngập đầy dần" nó đang thấm dần vào tâm hôn Liên. Phố huyện như một sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn buồn tẻ, không có sự thay đổi của cả người lẫn cảnh. Đó là cuộc sống cứ "mốc lên, mòn đi, mục ra, rĩ ra" không lối thoát. Nó gợi liên tưởng bởi hình ảnh "chiếc ao đời phẳng lặng".


Nhà văn không trực tiếp tả tâm trạng này của Liên, nhưng cảnh vật và cuộc sống qua cái nhìn của Liên đã khắc họa được tâm trạng đó. Sống trong hoàn cảnh như vậy, chị em Liên sao không khỏi chờ đợi một cái gì đó dù mơ hồ. Nổi buồn dường như thấm thía hơn. Nhưng không hi vọng thì làm sao sống nổi. Và chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hi vọng đó. Cảnh chuyến tàu khuya và tâm trạng buồn vui của Liên, trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ, thì ánh sáng, tiếng còi tàu chính là niềm vui lớn của hai chị em. Hai đứa đêm nào cũng náo nức thức chờ tàu. Chúng không chờ tàu để bán hàng, đó là niềm vui tinh thần của hai chị em. Khi đoàn tàu đến Liên và An đứng cả dậy, hướng về phía con tàu, và khi nó đi rồi, "Liên vẫn lặng theo mơ tưởng", con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa trẻ nổi buồn tiếc. Tàu đi rồi, phố huyện lại trở về với đêm tối và sự tĩnh lặng, càng nặng nề hơn. Niềm vui của hai đứa trẻ vừa lóe lên lại bị dập tắt như đám than bổng bùng lên cháy rực rồi lại lùi dần trong đêm. Nổi chờ đợi bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều xuống, đêm về và phố huyện vào khuya. Hai đứa trẻ chờ đợi từng bước đi của thời gian, từng bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vuột qua, tàu đi rồi chỉ còn lại ánh đèn ghi đỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm tối lại bao bọc phố huyện.


Miêu tả khung cảnh phố huyện buồn, nghèo nàn, tẻ nhạt , bế tắc và tâm trạng của hai đứa trẻ đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp. Qua hiện thực và hồi ức đan xen, miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ, nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo, cơ cực, sống quanh quẩn, bế tắc trong xã hội cũ.

Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn. Muốn nhen lên trong họ ngọn lửa khát khao được sống một cuộc sống tươi đẹp , ý nghĩa hơn. Khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đã thể hiện sâu sắc cái tài và cái tâm của Thạch Lam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 5)

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Nhân vật Liên trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam. Sự nhạy cảm ,sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên gợi ra nhiều nét tâm trạng của một cô gái mới lớn. Những nét tính cách của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong truyện ngắn, hay chính là những sự thay đổi trong tâm tư tình cảm của tác giả.


Tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ tâm hồn của một cô gái sẽ có sự nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông xuống. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc,tiếng trống thu không vưng ra từng tiếng,gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của một cô gái, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây ấy những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng đơn giản âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muối vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được. Chứng tỏ rằng không gian bây giờ rất yên tĩnh, ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn,người ta thấy

được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh những dấu hiệu quen thuộc của một buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà chính phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây , nghèo nàn, cái phố huyện tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc nhưng những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó,dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.


Tâm trạng nhân vật Liên - một cô gái 9 tuổi còn được thể hiện qua cái nhìn của cô trong bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu,mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre thanh nứa thôi, nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi vỏ cùng với những gì xuất hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm thấy cuộc sống của cả những người ở đây đều nghèo khổ như cô mà còn chính cô cũng buồn vì không thể giúp được gì cho họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt vậy nhưng lại nói lên được nhiều điều, tâm sự của một cô gái. Điều này còn cho thấy Liên là một người giàu lòng trắc ẩn.


Đêm xuống hình ảnh của cuộc sống cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối, khiến cho Liên buồn hơn nhưng có lẽ nỗi buồn đó đã quá quen thuộc đối với cô. Hình ảnh của phố huyện chìm vào bóng tối, cách tác giả lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối thật đặc sắc.Khi chợ tàn đi đêm bắt đầu buông xuống,Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm ngía nơi ở của mình. Tất cả những hoạt động đều được Liên quan sát bằng một tình cảm yêu thương cái vùng quê hương của bản thân mình. Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc nơi đây. Liên mơ màng ngồi trên chiếc chõng mà ngắm cảnh tượng ấy, dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn sáng trên không gian phố huyện: đó là những hột sáng, những khe ánh sáng từ ngọn đèn, phên nứa khiến cho cát cũng hiện lên lóng lánh như những hạt vàng. Đó còn là ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh thế nhưng không xua được bóng tối của màn đêm. Khi đêm đến cả phố huyện chìm trong một màn đêm không đáy. Và có lẽ Liên cảm nhận được, trong cô vẫn là một cảm giác mơ hồ buồn.


Hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình nhà bác Sẩm với hình ảnh manh chiếu rách và hình ảnh đàn bầu, đứa con bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở để đi cũng đi đến. Trong Liên cảm nhận được tất cả sự cố gắng của tất cả mọi người vì cuộc sống mưu sinh. Đặc biệt tình cảm và yêu thương trắc ẩn của Liên thể hiện tình thương với bà cụ Thi điên. Ngày nào bà cũng đến quan mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, không nói gì về hành động hay nhận xét gì về cụ nhiều nhưng qua cách kể , Liên cũng bộc lộ sự yêu thương qua cách Liên nghĩ tới nhân vật này.


Thêm một chút gia vị cho tâm hồn liên, hình ảnh con Tàu đêm đến sẽ khiến cho những con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó, và Liên cũng thế. Chị em Liên cũng thao thức chờ cho đến khi tàu tới mới thôi. Và cũng chính con tàu là nguồn sáng đưa hai chị em sống về những kí ức thời còn sung sướng, được đi chơi và uống những thức uống xanh đỏ. An đã ngủ rồi, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi thao thức.


Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây, khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những niềm vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu. Ánh mắt của Liên tập trung vào ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức kỉ niệm, cũng là niềm khát khao của cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này sẽ rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên nhìn cho tới khi ánh sáng đó chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta càng hiểu thêm điều đó. Dù không bán được gì, hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi tàu là mong đợi những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua..


Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn của cô chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành, cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có. Sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ lẫn kí ức đẹp đẽ đa tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt, qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Khi miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích hình tượng nhân vật bé Liên trong Hai chị em của Thạch Lam (số 4)

Dù chỉ xuất hiện trên văn đàn vẻn vẹn có 5 năm nhưng Thạch Lam sớm khẳng định là một cây bút truyện ngắn độc đáo. Sinh thời, ông từng quan niệm "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, lẩn khuất khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc trông nhìn và thưởng thức". Rút ra từ tập truyện ngắn " Nắng trong vườn", " Hai đứa trẻ" là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách độc đáo không trộn lẫn của Thạch Lam. Đến với "Hai đứa trẻ" độc giả ai ai cũng thấy cảnh đợi tàu là sự kiện tiêu biểu nơi ngòi bút của Thạch Lam thăn hoa.


Tuy là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và là em ruột của Nhất Linh, Hoàng Đạo nhưng sáng tác của Thạch Lam đi theo hướng riêng khá mới mẻ. Ông dành tình cảm, tấm lòng xót thương cho những lớp người nghèo trong xã hội thời bấy giờ. Ngòi bút của Thạch Lam thường đi vào những trạng thái cảm xúc mơ hồ, tinh tế của con người. "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn không có truyện. Toàn bộ câu truyện diễn ra như một thước phim chậm dãi về một phố huyện nghèo xung quanh chị em Liên vào một buổi chiều tối mùa hè. Không có thắt nút, không có mở nút nhưng truyện ngắn dễ dàng đi vào tâm trí người đọc bởi một nỗi buồn sâu lắng mà rất đẹp - vẻ đẹp của một cuộc sống bình thường được Thạch Lam khám phá ra. Đặc biết nhất là cảnh đợi tàu trong truyện ngắn.


Dù buồn ngủ díu cả mắt nhưng đêm nào, Liên cà An cũng cố thức đợi chuyến tàu khuya từ Hà Nội về. Tại sao vậy? Để bán hàng theo lời mẹ dặn? Hoàn toàn không phải vậy. Hai chị em Liên cố thức không phải để mở hàng đón khách như bao người buôn bán khác trên sân ga, trái lại hai chị em đóng cửa hàng, chờ tàu là vì cớ khác. Vậy thì là gì? Phải chăng vì hai chị em học muốn được nhìn thấy chuyến tàu - là sự hoạt động của cuối cùng của đêm khuya. Có lẽ vậy, và cũng bởi vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của Bác Siêu. Phố huyện chìm trong màn đêm tối tăm, lụi tàn, nghèo nàn, mòn mỏi thì con tàu như đem một thế giới sáng rực, giàu sang, vui vẻ và huyên náo


Vì con tàu như đem một thế giới khác đi qua, chị em Liên lặng lẽ đón đợi tàu với bao xúc cảm vừa bâng khuâng, mơ hồ, vừa hồi hộp, háo hức. Chị em Liên đón đợi chuyến tàu như đón đợi phút giây giao thừa thiêng liêng mỗi khi Tết đến, xuân về. Cậu bé An buồn ngủ, mí mắt sắp sửa rơi mà vẫn còn dặn chị: " Tàu đến, chị gọi em thức dậy nhé!". Còn Liên ngồi yên không động đậy ngắm sao trời lấp lánh và hoa bàng khẽ rơi, tâm hồn Liên tính hẳn, có những cảm giác mơ hồ, không hiểu. Dường như cô bé đã hoàn toàn bứt mình ra khỏi cuộc sống mưu sinh cơ cực để đắm vào thế giới thần tiên, mộng mơ.


Nhìn thấy ánh đèn ghi từ xa, nghe tiếng còi vọng lại, Liên đã vội đánh thức em dậy: " Dậy đi, An. Tàu đến rồi!" Lời gọi đầy hối thúc, giục dã vang lên như tiếng reo vui hồ hởi. Rồi tiếng còi rít lên, tàu rầm rộ đi tới, cả phố huyện bừng lên, sáng rực rỡ, sôi động, sang trọng, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua. Hai chị em háo hức muồn hòa mình vào thế giới đông vui náo nhiệt ấy. Càng háo hức bao nhiêu, hai đứa trẻ càng ngẩn ngơ khi thấy tàu vượt qua bấy nhiêu. Chuyến tàu đi vào đêm tối, hai chị em vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng rồi ra xa mãi, khuất sau rặng tre. Con tàu từ Hà Nội về thực sự đã hút hồn chị em Liên. Tàu qua, An băn khoăn nghĩ ngợi; "Tàu hôm nay không đông chị nhỉ?". Còn Liên thì mơ hồ lặng theo mơ tưởng. Dẫu chuyến tàu không vui như mọi khi, thưa vắng người qua lại và hình như kém sáng hơn bình thường nhưng cô bé vẫn hân hoan vui sướng bởi con tàu ở Hà Nội về. Con tàu đã đưa Liên trở về tuổi thơ êm đềm, thời quá khứ ngọt ngào của tuổi thần tiên, đồng thời thức dậy trong cô bé, niềm tin vào một tương lai tươi sáng.


Đêm nào, Liên và An cũng thao thức, hồi hộp đợi tàu. Trong con mắt của không ít người, đó là việc bâng quâng, không đâu thậm chí lẩn thẩn, vô nghĩa. Thế nhưng với trái tim giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam đã phát hiện ra những tâm sự sâu kín, những khát khao lãng mạn của hai chị em. Đợi tàu trờ thành một nếp sống, một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Đợi tàu để được trở về thời quá khứ dịu êm, ngọt ngào của tuổi hồn nhiên, ngây thơ. Đợi tàu để được cháy lên khát vọng mãnh liệt, mạnh mẽ, táo bạo: khát vọng đổi đời. Khát vọng ấy như mầm cây tươi non mọc lên trên vùng đất cằn cỗi, nhưn ánh sao nhỏ nhoi lấp lánh mãi trên bầu trời đen thẳm không cùng. Qua việc tả cảnh đợi tàu, Thạch Lam thể hiện thái độ vừa cảm thương xót xa trước cuộc sống lay lắt, bế tắc của những kiếp người nhỏ bé, nhất là những đứa trẻ, vừa nâng niu vừa trân trọng, khát vọng vươn ra ánh sáng, khát vọng đổi đời của những con người ấy. Từ cuộc sống của con người nơi phố huyện, trang văn của Thạch Lam còn rung lên tiếng nói tha thiết có sức lay tỉnh xâu xa trong tâm hồn người đọc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ! Hãy thay đổi cuộc sống bế tắc này đi!. Làm thế nào để cho trẻ thơ được sống trong hi vọng giống như những chồi noi xanh biếc căng nhựa sống trên cành mà không phải chỉ tồn tại rồi tài lụi đi trong miền đất chết.


Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" chân thực, sinh động,, giàu giá trị hiện thực mà thấm đẫm cảm xúc nhân văn cao quý, dào dạt chất thơ lãng mạn. Đọc "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam ta bất giác nhớ đến " Cô bé bán diêm của An-đéc-xen. Họ là hai nhà văn thuộc về hai đất nước, hai thời đại khác nhau nhưng cùng đồng điệu trong tiếng nói yêu thương nhân văn vì trẻ thơ.

Cảnh đợi tàu cũng là cảnh khép lại thiên truyện vừa nhẹ nhàng, lắng đọng của Thạc Lam. Đó là một cảnh tượng sẽ ám ảnh mãi trong tâm chí người đọc. Khép lại tác phẩm, ta vẫn thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương ấm áp mà sâu kín, về những tình cảm trắc ẩn bình dị mà xâu xa. "Hai đứa trẻ" thực sự đã hoàn thành sứ mệnh của văn chương chân chính khi khơi gợi của người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa nhân văn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?