Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn hay nhất

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn tài năng của Trung Quốc với phong cách sáng tác: coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng "ngu muội", lạc hậu. "Cố hương" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông trích trong tập "Gào thét" (1923). Truyện ngắn phản ánh tình trạng sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của nhân dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm trên đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 7

Cố hương là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Lỗ Tấn viết về đề tài nông thôn. Từng chữ từng câu đều phảng phất tình quê vơi đầy, sâu nặng. Qua kỉ niệm tuổi thơ, tác giả bộc lộ nỗi buồn thương trước những đổi thay của con người, cảnh quê – đồng thời cũng thể hiện niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Sống lại trước mắt nhân vật “tôi” là hình ảnh quê hương quá khứ và hiện tại.


Về quê, lòng “tôi” bồi hồi xúc động. Thông thường về quê, ai cũng vui, còn với "tôi” thì có khác. Nhìn quê hương, lòng se lại, “tôi” tự hỏi: “phải chăng đây là làng cũ thân yêu?”, về quê để bán nhà, giao đất, gặp cảnh nghèo, nên nỗi buồn càng tăng thêm. Quê hương trong nhiều trang viết thường gắn với tổ tiên. Lỗ Tấn đi theo hướng khác – ông tập trung thế hiện kí ức tuổi thơ. Đó là tình bạn với Nhuận Thổ.


Nhờ bạn mà tôi biết bao điều lạ, Nhuận Thổ bày cho tôi cách làm bẫy chim, nhận diện các loại sò và công việc của người canh dưa. Nhuận Thổ mở ra trong “tôi” một cảnh quê đẹp như cổ tích “vầng trăng tròn treo lửng lơ trên nền trời xanh, bên dưới là một bãi cát… bát ngát màu xanh rờn…”. Nói về quê, trước hết là nói đến những con người. Đó là mẹ thân yêu. “Tôi” vừa bước vào nhà, mẹ đã dang tay chạy ra.


Mừng rỡ nhưng trong mẹ vẫn ẩn chứa một nỗi buồn – buồn về cảnh nhà, vì tưởng nhớ người đã khuất, nhất là sắp phải đi xa. Tuy vậy mẹ vẫn hiền hậu, chăm sóc “tôi”, ân cần căn dặn “tôi” đi thăm hàng xóm. Nhờ mẹ, “tôi” nhớ đến Nhuận Thổ và được gặp lại bạn cũ. Thấy kẻ ăn người ở, mẹ niềm nở thân tình, đồng cảm với cảnh đời của một nông dân nghèo có sáu con. Nhân hậu, thương yêu là điểm nổi bật của mẹ.


Quê hương cũng là tình bạn tuổi thơ. Nhuận Thổ và “tôi” chỉ gặp nhau trong một tháng giêng, vậy mà suốt đời, “tôi” không sao quên được. Sau 30 năm, hình ảnh Nhuận Thổ thuở lên mười vẫn hiện lên rõ nét “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đôi mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Nhuận Thổ bẽn lẽn với tất cả – trừ “tôi”. Hai đứa trẻ thành thật với nhau, Nhuận Thổ thú thật những điều chưa bao giờ nhìn thấy.


Còn với tôi, bẫy chim, canh dưa, vỏ sò, vỏ ốc còn hấp dẫn hơn cả cổ tích. Qua nhân vật Nhuận Thể, Lỗ Tấn khẳng định: Không có tuổi thơ thì không có quê hương. Tình bạn làm cho tình quê không phai nhạt. Mẹ nhắc đến Nhuận Thổ, “tôi tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào”. Nhuận Thể thời ấu thơ là hình ảnh quê hương quá khứ tươi đẹp. Đó là một phần “Cố hương”. Ngược lại, Nhuận Thổ hiện tại là nỗi đau của quê hương.


Thời gian tàn phá con người, tàn phá quê hương vốn đã nghèo đói. Xã hội cũ đã hủy hoại cả ngoại hình và tâm hồn con người. Từ chỗ cường tráng, dẻo dai như thần đồng cổ tích, Nhuận Thổ thành người co ro cúm rúm, đôi bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông. Gặp lại “tôi”, Nhuận Thổ vừa hớn hở vừa thê lương, mấp máy đôi môi mãi mới nói được hai tiếng “Bẩm ông”. Lễ giáo phong kiến làm “chết” tình bạn tuổi thơ, tạo ra giữa họ một bức tường ngàn cách. Nhuận Thổ thành pho tượng đá vô cảm, vô hồn.


Song hành với Nhuận Thổ là chị Hai Dương – nàng Tây Thi đậu phụ. Trước đây, nhân vật này từng làm say đắm bao người… Thế mà bây giờ thành trơ trẽn xấu xí – Lúc thì tiện tay giật đôi tất giắt vào lưng quần, khi thì tự thưởng cho mình bằng cách lấy cái cẩu khí sát, rồi chạy biến…


Hình ảnh cháu Hoàng và Thủy Sinh làm cho ta lo lắng, không biết rồi tành bạn của hai đứa trẻ sẽ ra sao? Qua chuyến về quê, trước sự biến đổi của Nhuận Thổ và nơi chôn rau cắt rốn, tác giả lên án chế độ phong kiến; từ đó nêu vấn đề quyền sống, hạnh phúc trên còn đường đi tới tương lai.


Hình ảnh con đường xuất hiện ở cuối truyện để lại nhiều ấn tượng. Trên mặt đất vốn không có đường. Chân lí ấy đơn giản quá! Vậy mà có ai phát biểu thành lời đâu. Chẳng biết con đường mưu sinh, con đường tình nghĩa, con đường khổ ải, hạnh phúc… hình thành từ bao giờ? Trong Cố hương có đến chín lần hình ảnh con đường xuất hiện.


Đó là con đường sống đưa “tôi” trở về cố hương, đối mặt với thực tế, quay về với dĩ vãng kỉ niệm êm đềm tươi đẹp; đó là con đường mưu sinh của những người dân quê nghèo nàn, mê muội như Nhuận Thổ; đó là con đường mưu sinh, con đường công danh của tôi… Nhưng ở cuối tác phẩm, từ con đường thực, con đường hiện hữu, con đường đời, tác giả khát vọng về con đường ngày mai cho thế hệ trẻ.


Như vậy “con đường” không chỉ là không gian hiện thực mà còn là không gian tâm tưởng, không gian khái quát. Con đường là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người với con người, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái ác với cái thiện; có con đường khổ đau, có con đường hạnh phúc, tương lai, con đường khát vọng. Không gian “con đường” trong tâm tưởng của nhà văn mở ra rộng đến vô cùng.


Lỗ Tấn thường nói: “Người ta có quyền buồn nhưng không được bi quan”. Cố hương là một minh chứng cho tâm hồn khỏe khoắn, lạc quan chan chứa niềm tin và hi vọng sâu sắc của nhà tư tưởng, nhà văn Lỗ Tấn, người con Ưu tú của dân tộc Trung Hoa.


Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối cùng của “tôi”, thông qua những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả lên án tội ác của chế độ thực dân phong kiến và từ đó đặt vấn đề con đường đi của người dân, của toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. Đọc tác phẩm, ta trân trọng biết bao tình yêu quê hương tha thiết và nỗi niềm băn khoăn về con đường giải phóng người lao động của tác giả Lỗ Tấn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 6

Xa quê hương mấy chục năm xa cách

Mãi trong ta nhớ miền quê yêu dấu

Cánh đồng xanh lưng trâu chim sáo đậu

Nghe quê hương đất mẹ gọi ta về.


Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kỷ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.


Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trong im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”.


Được mẹ kể về “Nhuận Thổ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thổ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.


Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ can đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây.


Cũng trên con thuyền, dòng sông và hoàng hôn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”.


Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học.


Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.


Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẳm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 8

Trong các tác phẩm của trung quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. ông là một nhà văn lớn, có những tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn mình trong thời kì đất nước Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Trong những truyện ngắn của ông, em thích nhất là truyện “Cố hương”.


Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. Nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ- một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ.


Nhuận Thổ được miêu tả trong kí ức của tác giả chính là một cậu bé thông minh, khỏe mạnh và đẹp trai. Tuy Nhuận Thổ là cậu bé nhà nghèo nhưng đó là con trai lại là người được bố mẹ chiều chuộng cho nên cậu bé lại có gương mặt hết sức bầu bĩnh, đáng yêu. Những chi tiết miêu tả những đặc điểm về ngoại hình của cậu bé là chiếc mũ lông đội đầu với chiếc vòng bạc lấp lánh ở cổ cho cậu bé dễ nuôi lớn. Ngày ấ, nhìn ngoại hình và những hành động của cậu bé, ai cũng nhận xét rằng, đó sẽ là một người có tương lai tốt đẹp.


Khi ấy, Nhuận Thổ là một cậu bé hết sức nhanh nhẹn và thông minh. Cậu bé tuy là con của một người nông dân tới xin làm người ở nhưng câu bé lại rất nhanh chóng hòa nhịp được với cuộc sống ở nơi đây. Chính nhờ có cậu mà tác giả khi còn nhỏ đã bớt cô đơn và có thêm người bên cạnh để bầu bạn. trong lòng của câu bé, không ai có thể thay thế được vị trí của Nhuận Thổ.


Nhuận Thổ có thể biết rất nhiều thứ mà cậu bé lớn lên ở thành phố như tác giả không thể nào biết hết được: nào là cách bắt chim sẻ, cách phân biệt những con sò… chính bởi vậy mà khi chia tay, người mà tác giả lưu luyến nhất chính là Nhuận Thổ. Nhưng câu vận luôn nghĩ rằng: Nhuận Thổ trong tương lai sẽ là một đại nam nhỉ có khí khái, có sự phóng khoáng, cần cù chăm chỉ nuôi cả gia đình. Cũng giống như hình ảnh của cậu khi tay cầm cây đinh ba trông ruộng dưa cho gia đình tác giả.


Thế nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ đã thay đổi, không còn là cậu bé ngày nào nữa. thay vào đó, cậu đã cao gấp hai, gấp ba lần hồi trước, đôi mắt không còn là đôi mắt đen láy, thông mình mà là một đôi mắt lờ đờ đỏ sọng. làn da vốn bầu bĩnh nay trở nên vàng vọt và có nhiều những nếp nhăn. Hình ảnh cậu bé thông minh và nhanh nhẹn ngày nào không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của một người trưởng thánh ít nói, chậm chạp và có phần hèn kém.


Điều đó khiến cho tác giả hết sức bất ngờ. giờ đây, Nhuận Thổ chỉ là con người như bao người khác, bị số phận đưa đấy, luôn cúi đầu trước mọi giông bão của cuộc đời. có lẽ do chàng đã bị ăn sâu vào những tư tưởng phân chia giai cấp mà khi gặp tác giả, lời đầu tiên mà tác giả được nghe chính là hai chữ” thưa ông”.


Có thể nói là đau đớn, xót xa nhường nào cho sự thay đổi to lớn ấy. rõ ràng những năm nào Nhuận Thổ vẫn còn là một cậu bé vô lo vô nghĩ với những dự định, ước mơ trong tương lai, ấy vậy mà giờ đây, cậu không còn giữ lại được bất cứ điều gì từ những sự nhanh nhẹn hay thông minh khi còn nhỏ nữa. tác giả vô cùng bất ngờ và đã hỏi chuyện thì mới biết Nhuận Thổ cũng chỉ là một trong những nạn nhân của chế độ, của hiện thực mà thôi.


Hàng loạt những khó khăn đã tới với gia đình của Nhuận Thổ: sưu thuế cao, lũ lụt nên hoa màu mất trắng, … một thời gian dài sống trong lo âu, dần dần chúng đã hình thành nên tính cách cùng cách nhìn nhận của Nhuận Thổ về cuộc sống.


Nhuận Thổ đã biết đầu hàng số phận. Chàng đã không còn giống như cậu bé đầy nhiệt huyết ngày nào còn khóc thét lên khi phải xa người bạn thân thiết tuổi thơ ấu nữa mà chàng luôn phải sống cúi đầu, luôn lo sợ cho cuộc sống của mình và vợ con. Từ đó, tính cách phóng khoáng tự tin vốn có của chàng cũng không còn nữa.


Qua tác phẩm, chúng ta đã nhận ra rằng, trong cuộc sống không chỉ có một mà có rất nhiều người gặp phải hoàn cảnh như Nhuận Thổ. Chàng chính là điển hình cho những nạn nhân của xã hội. Hoàn cảnh khiến cho chàng không còn làm được những điều mà mình mong muốn, không còn giữ được những tính cách đáng quý vốn có của chàng nữa.


Tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa.


Có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người- đó là điều đáng sợ tới nhường nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 1

Hình ảnh quê hương đã in dấu lại trong sáng tác của rất nhiều những nghệ sĩ trong đó có Lỗ Tấn. Nhắc đến ông là nhắc đến một nhà văn nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn phải kể đến: “AQ chính truyện”, “Thuốc”, “Nhật kí của một người điên”,… và sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương”.


Truyện ngắn này được Lỗ Tấn sáng tác vào năm 1923, nằm trong tập “Gào thét”. Nhan đề “Cố hương” có nghĩa là quê cũ, nơi mình đã sinh ra và lớn lên nhưng hiện tại mình không ở đó nữa. Truyện kể về việc nhân vật “tôi” trở về quê hương sau hơn hai mươi năm xa quê. Cảnh vật làng quê trở nên tiêu điều, hoang vắng chứ không còn là một làng quê tươi đẹp đến nỗi không có hình ảnh ngôn ngữ nào có thể diễn tả được như trong trí nhớ của nhân vật. “Tôi” về quê lần này với mục đích nhằm đưa gia đình đến nơi đất khách để làm ăn, sinh sống. Mang trong mình nỗi buồn thương, xót xa, nhân vật “tôi” ra đi với mong ước cuộc sống của làng quê mình sẽ tốt đẹp hơn.


Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cố hương hiện ra với sự u ám, thôn xóm, cảnh vật hoang tàn và thê lương “nằm im lìm dưới bầu trời màu vàng úa”. Chứng kiến khung cảnh đó, nhân vật “tôi” không nén được cảm xúc, “lòng se lại”. Trong trí nhớ của nhân vật, làng cũ vốn đẹp hơn và cũng không xơ xác, ảm đạm như thực tại. Quê hương trong kí ức của nhân vật “tôi” là những ngày “thầy tôi hãy còn, cảnh nhà còn sung túc, tôi đàng hoàng là một cậu ấm” và cả những kỉ niệm của tuổi thơ thật đáng nhớ.


Hình ảnh con người ở làng quê dần được hiện lên qua sự khắc họa tài tình của tác giả. Người mẹ thấy con về đã “chạy ra đón” bằng vẻ mặt rất mừng rỡ nhưng “vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín”. Người mẹ ấy đã gắn bó với quê hương bao nhiêu năm, nay phải rời xa nó nên trong lòng cũng lưu luyến, thương nhớ. Những ngày ở quê, nhân vật tôi còn gặp một số người khác như Nhuận Thổ, chị Hai Dương, cháu Hoàng,…


Nghe tin nhân vật “tôi” về quê, Nhuận Thổ đã đến chơi. Trong kí ức của “tôi”, Nhuận Thổ là một đứa bé chạc mười tuổi, “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Hắn ta là một cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi, biết nhiều chuyện lạ lùng không thể kể xiết. Nhân vật “tôi” và NhuậnThổ có mối quan hệ chủ tớ do trước đây bố con Nhuận Thổ đi ở tháng cho nhà “tôi”. Hai người thân nhau và trở thành bạn bè. Đây là mối quan hệ bình đẳng, gắn bó với nhau.


Nhưng trong quá khứ Nhuận Thổ khôi ngô, lanh lợi bao nhiêu thì con người anh ta ở hiện tại lại hoàn toàn trái ngược bấy nhiêu. Nhuận Thổ “cao gấp hai trước, nước da màu vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm”, “mi mắt viền đỏ húp mọng lên”. Anh ta đội “cái mũ lông rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài”. Bàn tay “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” trước dây không còn nữa mà thay vào đó là đôi bàn tay “vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.


Cuộc sống khốn khó, vất vả đã khiến Nhuận Thổ trở nên như vậy. Khi trông thấy người bạn tuổi thơ năm xưa của mình, Nhuận Thổ “vừa hớn hở, vừa thê lương, môi mấp máy nhưng cũng nói không ra tiếng” rồi anh lấy một dáng điệu “cung kính” chào. Điệu bộ, cử chỉ ấy phần nào bộc lộ mặc cảm về thân phận hèn kém của mình. Hoàn cảnh “con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi”.


Sự thay đổi ở con người Nhuận Thổ khiến nhân vật “tôi” rất buồn và xót xa. Nhuận Thổ biến đổi như vậy cũng là vì sự sa sút kinh tế, những hà khắc của xã hội phong kiến Trung Quốc và do lối sống lạc hậu của những người nông dân không biết đứng lên đấu tranh cho chính mình.


Làng quê ấy không chỉ có Nhuận Thổ mà còn có chị Hai Dương được mệnh danh là “nàng Tây Thi đậu phụ”. Ngày xưa chị đẹp người, đẹp nết, trẻ trung còn bây giờ chị đã là một người đàn bà trên dưới 50 tuổi, “lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí”. Những lời nói ngoa ngoắt của chị đã bộc lộ một tính cách chua ngoa, đanh đá.


Bằng biện pháp so sánh tương phản, Lỗ Tấn đã khắc họa rõ nét sự thay đổi về ngoại hình lẫn tính cách của hai nhân vật này. Qua đó, ông cũng tái hiện lại sự sa sút về các mặt của đời sống xã hội, sự suy thoái, những thay đổi tiêu cực trong lối sống của con người lao động.


Quê hương đẹp đẽ của nhân vật “tôi” chỉ còn đọng lại trong kí ức nên khi rời đi, nhân vật này “không chút lưu luyến”. Nhân vật “tôi” chỉ cảm thấy xung quanh là “bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt”. Ngột ngạt bởi cảnh vật làng quê hiu hắt, tiêu điều và sự thay đổi tiêu cực của con người. Họ trở nên tàn tạ, nghèo khổ, đần độn, ngoa ngoắt và vụ lợi. Có người đến để đưa chân, nhưng cũng có người đến để lấy đồ đạc.


Họ lấy tất cả những đồ đạc trong ngôi nhà cũ, “hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như tuyết”. Nằm nghe nước vỗ vào mạn thuyền, nhân vật “tôi” mong ước cho Thủy Sinh và Hoàng không bị cách bức nhau như mình và Nhuận Thổ. Đồng thời “tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác”. Bọn trẻ phải sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.


Tác giả đã khép lại “Cố hương” bằng hình ảnh con đường giàu ý nghĩa biểu tượng. Đây không chỉ là con đường đi thường ngày mà còn là con đường hướng con người đến cuộc sống tươi sáng, hạnh phúc hơn ở tương lai. Nhân vật “tôi” đã khẳng định: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường không có sẵn trong tự nhiên mà do chính con người tạo nên.


“Tôi” luôn có niềm tin vào con đường mới sẽ giúp con người có một cuộc sống tự do, no ấm, đầy đủ hơn. Tình yêu quê hương mãnh liệt của nhân vật “tôi” được thể hiện qua niềm tin vào sự đổi thay của làng quê và con người theo hướng tích cực. Đó cũng là tư tưởng nhân đạo mà Lỗ Tấn kí thác trong tác phẩm của mình.


Truyện đã sử dụng linh hoạt những thủ pháp nghệ thuật như hiện tại, hồi ức, đối chiếu và xen kẽ nhau tạo nên một mạch truyện liên kết chặt chẽ. Bằng nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, nhà văn đã khắc họa được những nhân vật một cách rõ nét, sinh động và chân thực. Việc sử dụng hình ảnh biểu tượng và các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự thành công của tác phẩm.


Qua truyện ngắn này, bạn đọc có thể thấy được tiếng nói tố cáo, phê phán xã hội phong kiến cũ đồng thời ông cũng đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân lao động và toàn thể xã hội. Ông đã dùng thứ vũ khí lợi hại là ngôn từ để “biến đổi tinh thần” nhân dân đang trong tình trạng “ngu muội” và hèn nhát”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 4

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện “Cố hương” là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó mang mác một tình yêu quê hương vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực và cảm động hồi ức tuổi thơ. Phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng.


Những nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hải Dương là những con người của quê hương, gợi ra nỗi buồn vui về nơi chôn rau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình. Sau hai mươi năm xa cách “tôi” về thăm quê. Phải vượt qua 2000 dặm giữa một mùa đông lạnh giá. Lòng “tôi” bồi hồi khôn xiếc. Gió lạnh vi vu thổi vào khoang thuyền. Gần về đến làng trời u ám, xóm thôn xa dần, thấp thoáng xa dần, thấp thoáng tiêu điều, hoang vắng…..lòng “tôi” se lại đáng lẽ về quê là phải vui sao lại buồn? “Tôi” tự hỏi có phải đây là làng cũ thân yêu trong ký ức hay không?


Chuyến về quê lần này rất đặc biệt về để bán, giao lại nhà cho chủ mới. Về để từ giã ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau. Sao không buồn được vì sau hai mươi năm đi xa lần này tôi trở về để vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách nơi mà tôi đang làm ăn sinh sống.


Nói đến quê hương là thường nói đến tổ tiên ông bà, nơi để thể hiện sự tôn kính phụ dưỡng đối với ông bà cha mẹ. Nhưng trong “Cố hương” không thấy nói đến. Ở đây tác giả chỉ xúc động nói đến ký ức tuổi thơ khoảng ba mươi năm về trước. Một tình bạn đẹp với Nhuận Thổ con của một gia đình làm thuê cho nhà “tôi”. Nhờ Nhuận Thổ mà “tôi” biết được nhiều chuyện kỳ lạ. Nhờ Nhuận Thổ mà “tôi” cảm nhận được vẻ đẹp quê hương.


Quê hương cũ với bao kỉ niệm thời thơ bé. Cái ngày mà thầy “tôi” vẫn còn cảnh nhà sung túc sang trọng. Vòa ngày giỗ tổ các đồ ăn thức uống được bày sang trọng. Quê hương trong kí ức mỗi người bao giờ cũng đẹp, cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói đến quê hương hiện tại và quê hương trong quá khứ lúc trên đường trở về, lúc gặp bạn cũ người xưa. Có cả niềm vui lẫn nỗi buồn hơn 30 năm đã trôi qua không thể nào quên được quê hương và tuổi thơ.


Mẹ đã già. “Tôi” đã trưởng thành, đi làm ăn xa lưu lạc 20 năm trời nay mới về thăm quê thăm mẹ. Gặp lại “tôi” mẹ mừng nhưng nét mặt lại ẩn chứa vẻ buồn. Chắc là mẹ buồn vì những người đã khuất, buồn vì cảnh nhà sa sút phải bán nhà theo con trai đến miền đất mới xa quê hương yêu dấu. Nhắc đến Nhuận Thổ mẹ thở than cho cảnh nhà anh ta. Mẹ bàn với “tôi” dọn nhà cái gì mang được đi thì mang đi còn không thì cho Nhuận Thổ hết.


Nếu mà ai không yêu mẹ và không yêu quê hương thì làm sao biết được mẹ là quê hương, quê hương chính là mẹ! Tình yêu yêu hương luôn gắn liền với người mẹ hiền mà ta yêu quý. Nhuận Thổ là tình bạn tuổi thơ. Hình ảnh thủa lên 10 khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tý tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Và hắn đã dạy cho tôi nhiều trò lạ và tình yêu quê hương trong lòng tôi.


Không có tuổi thơ thì không có quê hương. Tình bạn tuổi thơ đã làm cho tình yêu quê hương mãi mãi tươi thắm.Hình ảnh Nhuận Thổ ấu thơ là hình ảnh quê hương là “vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ ấu”. Nhuận Thổ là một phần nhỏ của cố hương là tình yêu quê hương.


Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, nỗi buồn về quê hương. Sau 30 năm xa cách nay gặp lại Nhuận Thổ đã thay đổi quá nhiều. Da vàng xạm, những nếp nhăn trên mặt sâu hóm. Mắt thì đỏ mọng lên. Đầu thì đội cái mũ lông chiên rách tơi, mặc chiếc áo bông mỏng dính giữa trời rét dữ. Gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ vừa hớn hở vừa thê lương, mấp máy đôi môi không ra tiếng sau mới cung kính nói được hai tiếng. Bẩm ông! Lễ giáo và tôn ti trật tự phong kiến đã tạo nên giữa đôi bạn một bước tường ngăn cách quá lớn.


Hình ảnh Nhuận Thổ hiện tại là hình ảnh một xứ sở , một miền que xơ xác tiêu điều , người nông dân bị bần cùng hóa bị áp bức đến tận xương tủy. Thông qua hình ảnh Nhuận Thổ tác giả đã lên án nhưng tội ác của chế độ phong kiến đối với nhân dân từ đó dặt ra quyền sống và hạnh phúc của nhân dân trên đường đi tới.


Nói đến quê hương trong cố hương không thể không nhắc đến hình ảnh chị Hai Dương, chị Tây Thi đậu phụ ngày xưa son phấn nổi danh tài sắc bây giờ đã trở thành một vỏ bỉ trơ tráo. Đọc “Cố hương” của Lỗ Tấn hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Đó là một quê hương ngày càng phát triển và văn mình để sánh vai với các cường quốc năm châu.


Đọc đi đọc lại “Cố hương” tôi vẫn chỉ ấn tượng với câu nói: :Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Dù đi xa hay gần, dù có đến miền đất khác đi chăng nữa nhưng quê hương của chúng ta vẫn đẹp nhất, quê hương là người chung tình vẫn mãi đứng đó đợi chờ chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 3

Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hiện thực nổi tiếng của Trung Quốc vào thời kì đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác mà ông để lại cho đời rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926). Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của tập Gào thét là truyện ngắn Cố hương.


Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình nhưng nghiệt ngã của xã hội đương thời.


Sau hai mươi năm sống xa nhà, tác giả về thăm quê cũ giữa mùa đông lạnh giá. Ngồi trên thuyền, thấy khung cảnh ven sông tiêu điều, lòng ông dâng lên cảm xúc buồn thương khó tả. Đây là lần ông về quê để cùng người thân giải quyết chuyện bán nhà, đưa gia đình đến nơi khác làm ăn.


Về đến nơi, ông được mẹ già chạy ra đón. Mọi người đang bận rộn thu dọn đồ đạc. Nghe mẹ nhắc tới Nhuận Thổ, tác giả lập tức nhớ lại những kỉ niệm thần tiên của thời thơ ấu. Nhuận Thổ là con trai người làm mướn cho gia đình tác giả cách đây hơn hai chục năm. Lúc ấy, Nhuận Thổ mới lên mười. Mỗi lần theo cha đến nhà cụ chủ, Nhuận Thổ thường kể cho “cậu ấm” nghe cách bẫy chim sẻ, cách bắt con tra hay ăn trộm dưa và nhiều chuyện khác, khiến cho “cậu ấm” say mê, thán phục.


Tác giả gặp lại mấy người hàng xóm cũ, trong đó có Nhuận Thổ. Cuộc sống vất vả lam lũ đã khiến Nhuận Thổ thành một người hoàn toàn khác. Hình dáng tiều tụy, thảm hại, mặt mũi ngơ ngác, đần độn. Không còn chút dấu vết nào của Nhuận Thổ khi xưa. Mấy ngày sau, cả gia đình tác giả rời quê. Khi con thuyền đã xa làng, tác giả vẫn trĩu nặng nỗi suy tư về cảnh vật và con người ở Cố hương. Ông cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đáng buồn ấy và cầu mong cho con cháu của Nhuận Thổ sau này sẽ tìm ra cách sống mới để không còn phải khổ cực như ông cha nữa. Cốt truyện có thể chia làm ba phần:


Phần một: Từ đầu đến… đang làm ăn sinh sống: Tác giả trên đường về quê. Phần hai: Từ Tinh mơ sáng hôm sau… đến… mang đi sạch trơn như quét: Những ngày tác giả ở quê. Phần còn lại: Tác giả cùng gia đình trên đường rời quê. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất. Nhân vật chính xưng là tôi. Quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau. Nghệ thuật miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình.


Chất trữ tình đậm đà của tác phẩm thể hiện ở diễn biến tâm trạng của nhân vật. Từ phảng phất buồn đến đau xót (trên đường về quê). Từ đau xót đến bi quan (những ngày ở quê). Cuối cùng, lại nhen nhóm hi vọng (trên đường rời quê). Tuy vậy, dù buồn bã, đau xót hay hi vọng cũng đều là biểu hiện của tình cảm yêu mến quê hương sâu nặng. Cái hay của tác phẩm là thể hiện diễn biến tâm trạng ấy một cách sinh động, chân thật và hợp lí.


Mở đầu bài văn, tác giả bộc bạch tâm trạng của mình trong chuyến trở về cố hương: Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nay. Chuyến đi này có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn nên tác giả không thể không về, dẫu phải đi qua hai ngàn dặm đường, trong thời tiết mùa đông giá lạnh.


Cố hương là quê cũ, là những gì gắn bó tha thiết, thiêng liêng đối với mỗi người. Sau hai mươi năm phiêu bạt nơi đất khách, nay tác giả mới về quê nhà, mà về lần này là để đón cả gia đình đến nơi mình đang làm ăn sinh sống. Trở về không phải để sum họp mà là để biệt li, có thể là biệt li mãi mãi, bỏ lại tất cả mồ mả tổ tiên, ông bà, bỏ lại mảnh đất cắt rốn chôn nhau,.. Cho nên tâm trạng tác giả trĩu nặng một nỗi buồn và nỗi buồn ấy lan sang cả cảnh vật:


Đang độ giữa đông. Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại.


Trải qua thời gian dài đằng đẵng, biết bao vật đổi sao dời. Nhà văn bâng khuâng tự hỏi lòng: A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? Cảnh quê vốn tiêu điều, hoang vắng, nay hiện lên trước mắt người xa xứ đã lâu, lại càng nhuốm sắc thê lương, ảm đạm. Tác giả không tin vào kí ức của mình và cho rằng vì tâm trạng mình đang buồn nên nhìn cảnh mới ra như thế:


Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia. Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vì tắt đèn nên thê lương như mình tượng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyển này, lòng mình đang không vui. Về thăm quê chuyến này, ý định là để từ giã nó lần cuối cùng.


Ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau, mà chúng tôi đã phải đồng tình bán cho người ta rồi, nội năm nay, phải giao cho họ. Vì thế, tôi cần phải về trước Tết, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống.


Đoạn văn phản ánh sự thay đổi theo chiều hướng đáng buồn của cố hương và những cảm xúc bâng khuâng khó tả trong tâm trạng nhân vật. Đặt chân lên bờ, tác giả thấy quang cảnh trong làng cũng giống như quang cảnh Ven sông: Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió, đủ rõ nhà không đổi chủ không được. Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh.


Về đến nhà, bàn chuyện dọn nhà xong xuôi, bà mẹ kể rằng có anh Nhuận Thổ lần nào đến chơi cũng nhắc đến con và rất mong có ngày được gặp con. Mẹ đã nhắn tin cho anh ấy biết chừng ngày nào con về. Có lẽ anh ấy cũng sắp đến thôi. Nghe mẹ nói, bất chợt trong kí ức nhà văn, hình ảnh làng quê với những cảnh vật và con người năm xưa- hiện lên rõ ràng từng chi tiết:


Lúc bấy giờ, trong kí ức tôi bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kì dị: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất.


Tác giả nhớ như in hình ảnh của người bạn nhỏ cách đây hai chục năm. Bắt đầu là cảnh Nhuận Thồ xuất hiện vào ngày giỗ lớn cua gia đình tác giả. Đó là cậu bé xinh xắn, khỏe mạnh, khuôn mật tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng,., Tiếp sau đó là những kỉ niệm về người bạn đáng yêu thuở thiếu thời.


Nhuận Thổ hay kể chuyện bảy chim: Làng em toàn đất cát, hễ tuyết xuống là em quét lấy một khoảng đất trống, dùng một cây que ngắn chống một cái nong lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh sợi dây buộc vào cái que, thế là chim bị chụp vào nong hết. Thứ nào cũng có: sẻ đồng, chào mào, “bột cô”, sẻ xanh lưng. Hết chuyện bẫy chim đến chuyện rủ “cậu ấm” đi chơi bờ biển: Đến mùa hè, anh xuống nhà em chơi. Ban ngày, chúng mình ra biển nhặt vỏ sò, màu đỏ có, màu xanh có, đủ cả. Có cả sò “mặt quỷ”, sò “tay phật”.


Rồi chuyện về con tra kì lạ như trong cổ tích : Ở làng em, người đi qua đường khát nước hái một quả dưa ăn, không kề là lấy trộm. Canh là canh lợn rừng, nhím, tra. Này nhé ! Sáng trăng. Có tiếng sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy Ị Thế là cầm đinh ba khe khẽ tiến lên…


Thời ấy, trước con mắt của “cậu ấm” con chủ nhà thì Nhuận Thổ là tiểu anh hùng, là người từng trải : Trời ! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết! Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chứng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi!


Tình bạn tuổi thơ giữa tác giả và Nhuận Thổ thật trong sáng và đằm thắm. Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi căng cổ vài lần gửi cho hắn ít quà. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa.


Tác giả đã lấy hình ảnh tươi đẹp trong quá khứ đối chiếu với hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại để nêu bật chủ đề tác phẩm. Sau hai mươi năm cách biệt, nay hai người mới gặp lại nhau: Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi. Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đã đổi thành sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm.


Cặp mắt giống hệt cặp mái anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mộng lên. Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mủ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹ, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông…


Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch: Bẩm ông! Sau đó, anh ta rón rén đưa ra một gói giấy và ấp úng: – Ngày đông tháng giá chẳng có gì, chỉ có ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông…


Nghệ thuật tả thực của tác giả thật sắc sảo. Ông đã khắc họa sinh động chân dung một nông dân lam lũ, nghèo khó và đầy mặc cảm tự ti. Qua đó, ta có thể hình dung ra cảnh sống cơ cực, điêu đứng của Nhuận Thổ nói riêng và nông dân nói chung lúc bấy giờ. Người bạn nhỏ khỏe mạnh, đáng yêu thuở nào giờ đây là một nông xơ xác, da mặt vàng xám vì nghèo đói. Ngày xưa, Nhuận Thổ là một cậu bé có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, được bố cưng chiều.


Về hình thức, Nhuận Thổ giờ đây đã hoàn toàn thay đổi, nhưng tận đáy lòng, Nhuận Thổ vẫn giữ nguyên tình bạn sâu nặng với “cậu chủ” ngày xưa. Nghe nói “cậu chủ” đã về nên Nhuận Thổ đến ngay và dù rất nghèo nhưng cũng không quên mang chút quà “cây nhà lá vườn” đến tặng “cậu chủ”. Chính điều đó làm cho những thay đổi trong quan hệ giữa hai người giờ đây trở nên phi lí.


Hai biện pháp nghệ thuật chính được tác giả sử dụng trong truyện là hồi ức và đối chiếu được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, khéo léo để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật. Đồng thời, tác giả đặt ra cho người đọc câu hỏi tại sao lại có sự thay đổi ghê gớm vậy?


Qua truyện, tác giả muốn nói đến tình cảnh đói nghèo của nông dân du nạn áp bức, tham nhũng nặng nề ở nông thôn, song điều ông quan tâm hơn cả là sự thay đổi tinh thần theo chiều hướng xấu của họ, thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương, của những người khách mượn cớ đưa tiễn để lấy đồ đạc, đặc biệt là qua tính cách của Nhuận Thổ. Trong mọi thay đổi, điều làm cho tác giả ngạc nhiên, đau xót đến “điếng người đi” chính là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và mình.


Bằng thủ pháp đối chiếu và tương phản, tác giả đã phản ánh tình cảnh suy thoái về mọi mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Ông phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực hủ bại đã đẩy xã hội vào thực trạng đáng buồn. Bên cạnh đó, Lỗ Tấn cũng chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của người lao động.


Những nông dân như Nhuận Thổ không chỉ khổ vì con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thăn hào mà còn khổ sở đau đớn hơn nhiều bởi những quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp, bởi sự đè nén, áp bức của giai cấp thống trị, bởi mê tín dị đoan… Nhuận Thổ xin bằng được đồ thờ của gia đình chủ cũ chắc là để mong cho đời mình đỡ khổ: Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.


Để làm nổi bật sự thay đổi ghê gớm đó, tác giả không chỉ đối chiếu tính cách của từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật này với nhân vật kia, đặc biệt là đối chiếu giữa Nhuận Thổ ngày xưa với Thủy Sinh, con trai anh ta bây giờ. Cậu bé Nhuận Thổ cách đây hơn hai mươi năm hồng hào, khỏe mạnh, cổ đeo vòng bạc. Còn Thủy Sinh bây giờ ốm yếu vàng vọt, cổ không đeo vòng bạc…


Hình ảnh cố hương trong tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa là nơi chôn nhau cắt rốn mà còn là bức tranh thu nhỏ của xã hội. Những thay đổi mà Lỗ Tấn đã miêu tả trong Có hương là những thay đổi có tính điển hình của xã hội Trung Quốc thời cận đại. Bởi vậy, qua việc miêu tả sự thay đổi cụ thể của một làng quê, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng một cuộc đời mới tốt đẹp:


Tôi đang mơ màng thì trước mắt tôi hiện ra cảnh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.


Trên mặt đất vốn dĩ không có đường. Đường là do con người giẫm nát cỏ ở chỗ chưa có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có… Trong cuộc sống, bất kể là gặp bao nhiêu gian nan trắc trở, chúng ta cần kiên định, bền gan vững chí để mở đường đi tới tương lai tươi sáng. Đó là thông điệp tâm huyết mà nhà văn Lỗ Tấn muốn gửi đến tất cả chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 9

Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn nối tiếng của Trung Quốc, sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút. Từ khi còn trẻ, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm đường lập thân mới. Ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất, rồi y học. Nhưng cuối cùng, ông đã quyết định chuyển sang hoạt động văn học, vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”.


Ông dã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ và đa dạng. Cố hương là một truyện ngắn xuất sắc thể hiện một cách sinh động về cuộc sống khổ cực cũng như trạng thái tinh thần của nông dân Trung Quốc dưới chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa dưới cái nhìn và suy ngẫm của nhân vật “tôi”.


Cố hương của Lỗ Tấn mang cả một nỗi buồn thê lương. Nét thê lương từ cảnh vật đến con người. Hai mươi năm xa cách, tôi phải vượt qua chặng đường những hai ngàn dặm trở về thăm làng củ giữa một ngày mùa đông lạnh giá. Trên đường về gần đến làng trời lại càng u ám, lòng “tôi” bồi hồi, nao nao về những hỉnh ảnh làng quê xa xưa vẫn còn nguyên trong kí ức.


Nhìn qua các khe hở của mui thuyền hiện ra trước mắt “tôi” xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa. Nhìn cảnh vật mà lòng “tôi” se lại. Hình ảnh làng cũ trong kí ức “tôi” không giống hẳn như thế này - làng cũ đẹp hơn kia. Tôi tự hỏi: “chẳng qua là tâm tình mình đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn không vui”, về để bán nhà, giao lại cho chủ mới. về để từ giã ngôi nhà cũ thân yêu, nơi cả đại gia đình “chúng tôi” đời đời ở chung với nhau. Và cũng là để từ giã làng, nơi chôn nhau cắt rốn, để đem cả “gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống”.


Về đến nhà vào một buổi sáng tinh mơ, tôi nhìn trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió “đủ rõ nhà không đổi chủ không được”. Thấy tôi mẹ rất mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín. Có lẽ mẹ buồn vì tình cảnh nhà ta sa sút, buồn vì xóm làng hiu quạnh, thê lương, và cũng có thể là buồn vì chuyện phải bán nhà... Mẹ “tôi” vẫn như xưa, ân cần, săn sóc, coi “tôi” như hồi còn thơ bé. Bà còn nhắc “tôi” đi thăm các nhà bà con xóm giềng và còn nhắc đến anh Nhuận Thổ. Và bà đã báo tin cho anh ấy biết chừng nảo thì “tôi” về.


Nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức “tôi” bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kì dị: “Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lờ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bò' biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm một con tra.” dù đã là hơn hai mươi năm xa cách, nhưng “tôi” cũng còn nhớ rõ như in về ngày đầu tiên Nhuận Thổ đến nhà - Hắn sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ nên bố hắn đặt tên hắn là Nhuận Thổ.


Bấy giờ hắn có “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí teo, cố đeo vòng bạc sáng loáng”. Hắn thấy ai cũng bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình “tôi” thôi. Hắn nói lên tỉnh hắn mới được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả. Cũng như “tôi” chưa bao giờ được nghe thấy về những chuyện về bẫy chim sẻ đồng, chào mào, bột cô, sẻ xanh lưng; chưa hề biết đến vỏ sò, nào là sò “mặt quỷ”, sò “tay Phật”. Và cũng chưa biết con tra là con gì, chỉ tưởng tượng nó như con chó con nhưng dữ tợn hơn.


Nhuận Thổ biết được nhiều điều mới lạ, vì trong khi đó Nhuận Thổ sống ở bờ biển, còn “bạn bè tôi”, cũng như “tôi” chỉ nhìn mảnh trời vuông trên bốn bức tường bao bọc lấy cái sàn thế thôi. Đã qua bao nhiêu năm rồi, bây giờ mẹ “tôi” nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức “tôi” bỗng như bừng sáng lên, “tôi” cảm thấy tựa hồ tìm được quê hương của mình đẹp ơ chỗ nào rồi. Tuổi thơ gắn liền với quê hương mỗi con người sinh ra ai cũng có một quê hương đế yêu và đế nhớ dù chỉ là một miền quê nho nhỏ, một góc phố thân thương... Hình ảnh Nhuận Thổ ấu thơ là hình ảnh của quê hương mà “tôi” cũng có một mảnh đời trong đó.


Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, sự tàn tạ đến thê lương của một con người, là nỗi buồn quê hương sau hơn hai mươi năm xa cách của nhân vật tôi. Nhuận Thổ trong hiện tại nước da trở thành “vàng sạm”, lại có thêm những nếp răn “sâu hoắm”, mí mắt “viền đỏ húp mọng lên”. Đầu đội một cái mũ lông chiên “rách tươm”, mặc một chiếc áo bông “mỏng dính”, người “co ro cúm rúm”, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài.


Bàn tay không còn là bàn tay hồng hào, lanh lẹ, mập mạp, cứng rắn như trước kia mà “vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Thời gian và sự nghèo khó, vất vả đã làm thay đổi diện mạo tinh thần của con người. Gặp lại “tôi” nét mặt Nhuận Thổ “vừa hớn hở vừa thê lương”, môi mấp máy, nói không ra tiếng. Sau đó, với dáng điệu cung kính, cất lời chào: “Bẩm ông!”.


hật là một điều rất bất ngờ, “tôi” như điếng người đi, vì trong lòng “tôi” đang sửa soạn cho một cuộc gặp gỡ của tình thân ái một thời mà tuôn ra như nước chảy, những gì mà họ khát khao tâm sự và lưu giữ những gì ỏ' quá khứ để làm hành trình cho mai sau. Nhưng rồi mọi cái đều bị chọn lại, có lẽ tôn ti trật tự và lễ giáo phong kiến đã tạo ra “một bức từng khá dày ngăn cách” giữa đôi bạn ngày nào, “tôi” hỏi thăm gia đình anh, “anh cứ lắc đầu”. Những nếp nhăn khắc sâu trên mặt anh “tuyệt nhiên không động đậy”, trông anh phảng phất như “một pho tượng đá” vô hồn.


Nhuận Thổ khổ vì “con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào” đày đọa thân anh khiến anh trở thành “đần độn, mụ mẫm”. Song Nhuận Thổ còn đau đớn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp. Nhuận Thổ là hiện thân của những khổ đau, bi kịch của tầng lớp nhân dân Trung Quốc dưới chế độ phong kiến thối nát, là hình ảnh của làng quê xơ xác, tiêu điều.


Qua đó, tác giả đã cực lực lên án tội ác của chế độ đương thời, từ đó đặt ra vấn đề quyền sống và hạnh phúc của người dân trên con đường đi tới. Điều này đã được nói tới trong bài tạp văn Vì sao tôi viết tiểu thuyết, Lỗ Tấn nói rõ ông hay chọn những người bất hạnh làm đề tài. Chọn như vậy, trong điều kiện lịch sử đương thời có thể làm một công đôi việc: vừa có điều kiện vạch trần ung nhọt của “xã hội bệnh tật”, vừa có điều kiện “lôi hết bệnh tật” của chính những người lao động ra “làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa”, (dẫn theo Sách giáo viên - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo dục).


Sự tàn tạ về diện mạo tinh thần cũng phải nói đến nhân vật thím Hai Dương - “nàng Tây Thi đậu phụ”, ngày xưa “phấn son” nên nhiều người đắm đuối vì sắc đẹp của chị. Ngày nay “lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính” lại có những lời nói năng xoi mói; những hành động bỉ ổi, lúc thì lấy đôi bít tất, lúc thì lấy cái “câu khi sát”... thím Hai Dương cũng là hiện thân của sự bần cùng hóa của tầng lớp nông dân đương thời.


Còn Thủy Sinh là hình ảnh của Nhuận Thồ hơn hai mươi năm về trước, chỉ có điều khác là Nhuận Thổ trong quá khứ: “cố đeo vòng bạc”, Thủy Sinh trong hiện tại: “cổ không đeo vòng bạc”; Nhuận Thổ trong quá khứ: “khuôn mặt tròn trĩnh”, Thủy Sinh trong hiện tại: “vàng vọt, gầy còm...”


Với biện pháp nghệ thuật hồi ức và đối chiếu, Lỗ Tấn đã phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và lên án các thế lực phong kiến đã tạo nên tình cảnh đau thương lên từng số phận con người từ những miền quê xơ xác, tiêu điều mà tiêu biểu là nhân vật Nhuận Thổ.


Và cũng phải nói thêm rằng, trong đời sống tinh thần, tính Cách của người lao động bấy giờ cũng quá nặng về lễ giáo phong kiến, những tôn ti trật tự lỗi thời cũng là nguyên nhân đẩy họ vào con đường bế tắc, luẩn quẩn, không có khả năng tìm đường như Lỗ Tấn đã lựa chọn ngay từ buổi thiếu thời.


Những ngày ở quê, lòng “tôi” không khỏi phải xót xa, trăn trở vì phải chứng kiến cảnh tàn lụi của quê hương, sự bần cùng hóa của người dân ở đó. Vì hoàn cảnh đói nghèo, vất vả, nên con người ở quê nhân tính phần nào đã thay đổi, đó là sự tham lam, nhó nhen, thậm chí có những hành động bỉ ổi như thím Hai Dương. Thật ra họ là những con nguời cũng đáng được chia sẻ, thương cảm, đặc biệt là Nhuận Thổ.


Gần tối, “gia đình tôi” xuống thuyền để rời quê, về nơi ở mới. Trong hoàng hôn, những dãy núi, hai bên bờ sông “đen sẫm lại”, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái, ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần. Tôi ngồi trong khoang thuyền cảm thấy mình “vô cùng lẻ loi, ngột ngạt”. “Tôi” nghĩ bụng: “Tôi và Nhuận Thổ tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoàng đang mơ tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả...


Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết vói nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi.,,, chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Đó là những khát khao, trăn trở lẫn niềm hi vọng cô hương sẽ được đổi mới.


Kết thúc tác phẩm, hình ảnh con đường hiện ra sẽ được đổi mới suy ngẫm của “tôi”: “Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Hình ảnh “con đường” là một tín hiệu biểu hiện niềm tin vào sự đổi thay xã hội, tìm một đường đi mới cho nhân dân Trung Quốc, trong những năm đầu của thế kỉ XX, con đường học tập sáng tạo, tim tòi cái mới. Và cũng có thể là con đường tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, con đường của cách mạng.


Truyện ngắn Cố hương có một kết cấu đầu cuối tương ứng phù hợp với diễn biến cảm xúc và suy tư của nhân vật tôi. Từ chỗ phảng phất buồn của tôi trên đường về quê và kết thúc là niềm hi vọng trên đường rời quê. Đó là dụng ý nghệ thuật mà Lỗ Tấn muốn thế hiện tình cảm yêu mến quê hương của nhân vật xưng “tôi” một cách chân thực, sinh động và hợp lí.


Cố hương là truyện ngắn có tính hồi kí. Thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của cô hương, đặc biệt là Nhuận Thố, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đồng thời đặt ra con đường đi của người dần Trung Quốc vào những năm đầu thế kỉ XX để mọi người suy ngẫm.


Truyện có phương thức biểu đạt tự sự là chính nhưng có sự kết hợp một cách sinh động với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận tạo cho truvện giàu màu sắc hiện thực cùng những thái độ, suy tư của tác giả trước hiện thực của cố hương.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 10

Văn chương Trung Quốc vốn phong phú và đa dạng về cả thể loại lẫn tác giả sáng tác. Một trong những tác giả nổi tiếng của văn chương không thể không nhắc đến Lỗ Tấn. Lỗ Tấn vốn dĩ là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Không những thế Lỗ Tấn còn là nhà cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ.


Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ, trong đó có truyện ngắn Cố Hương đã tạo được tiếng vang rất lớn. “Cố Hương” trích trong truyện ngắn “Gào Thét” năm 1923. Đây là truyện ngắn nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ hơn.


Viết về đề tài quê hương rất được sự quan tâm của nhiều tác giả văn học trên thế giới. Nhưng để thể hiện một cách sâu sắc và đầy thông điệp nhân văn và ý nghĩa thì thật sự rất hiếm. Thế nhưng Lỗ Tấn đã thành công một cách ngoạn mục về việc thể hiện về mảng đề tài trên. Truyện ngắn “Cố Hương” là câu chuyện cảm động về quê hương và sự đổi thay ngày một đi xuống đáng chê trách của đất nước Trung Quốc xưa.


Trở lại nơi được gọi là “chôn nhau cắt rốn” sau hàng chục năm trời xa cách. Lỗ Tấn đã thực sự rất bàng hoàn về cảnh vật và con người của quê hương nhân vật tôi. Cảnh vật của hiện tại thực sự làm nhân vật tôi sửng sốt: “trời lại càng u ám”, “thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa”. Trời ơi! Đây là đâu, có phải là quê hương mà ngày trước trong mắt tác giả là một nơi rất đẹp.


Quê hương cũ với bao kỷ niệm thời thơ bé. Đó là những ngày mà “thầy tôi hãy còn”, cảnh nhà sung túc… năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cúng rất đông… Quê hương trong ký ức bao giờ cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói về hình ảnh quê hương trong hiện tại và trong quá khứ, lúc ở trên đường trở về, lúc gặp lại bạn cũ, người xưa. Có niềm vui nỗi buồn, 30 năm đã trôi qua, nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương và tuổi thơ.


Về lại quê hương, tận mắt chứng kiến cảnh tượng tương tàn hoang sơ sau ba mươi năm. Nhưng đau lòng thay là nhìn thấy hình ảnh người bạn năm xưa giờ đã thay đổi rất rất nhiều. Nhuận Thổ của hai mươi năm trước:“Cổ đeo vòng bạc sáng loáng”, “khuôn mặt tròn”, “nước da bánh mật”, “đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo” Một cậu bé sáng sủa có vẻ ngoài ưa nhìn, có thể là con nhà khá giả.


Với việc kết hợp nghệ thuật miêu tả, Lỗ Tấn đã làm rõ vẻ ngoài nhân vật một cách chân thực và tự nhiên nhất. Nhưng hôm nay, hai mươi năm sau, người bạn ấy của nhân vật tôi như thế nào? Nhuận Thổ của hai mươi năm sau: nước da “vàng sạm”, “lại có thêm những nếp răn sâu hoắm”, “mi viền đỏ húp mọng lên”, “mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co cúm rúm….”. Một con người với vẻ ngoài vất vả và rất nghèo khổ, đáng thương.


Thấy được sự đau khổ ấy ta thương nhân vật trong truyện một nhưng phải lên án chế độ thối nát của xã hội Trung Quốc xưa đến tận mười. Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là hình ảnh một xứ sở, một miền quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị bần cùng hóa, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy: “mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào…”, “chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”.


Khi nhắc đến những con người của quê hương, không thể không nhắc đến nàng “Tây Thi đậu phụ”. Cho thấy vẻ ngoài rất xinh đẹp. Lúc nào cũng “xoa phấn,lưỡng quyền không cao, môi không mỏng”. Đó là một cô gái một thời xinh đẹp làm náo nhiệt cả đấng anh chàng của làng quê ngày ấy. Nhưng ngày hôm nay nhân vật tôi gặp lại người một thời mình hâm mộ thì thế nào? Đó là Mụ già, xấu xí, và tham lam.


Hay canh qua nhà Lỗ Tấn để đánh cắp đồ vặt. Chẳng những thay đổi ngoại hình mà thay đổi cả tính cách và vẻ đẹp tâm hồn. Xã hội ấy đã biến hóa con người mất cả nhân hình nhân tính. Với việc sử dụng thành công và điêu luyện trong việc đối chiếu giữa quá khứ và thực tại đã làm câu chuyện trở nên chân thực và rất cuốn hút.


Đứng trước sự thay đổi đáng kinh ngạc ấy, khiến tác giả không khỏi sửng sốt. Một cảm giác rất xót xa và hoang mang khó diễn tả thành lời. Những ngày ở quê đã làm Lỗ Tấn “buồn”, những hình ảnh đẹp đẽ trong kí ức nhân vật tôi trở nên “bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não”. Tất cả mọi thứ đẹp đẽ lần lượt ra đi, để lại nơi đây một nỗi hoang tàn, nghèo khổ. Đã từng có nhà thơ Việt nam từng viết rằng:


“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người”


Thế nhưng tại sao lúc ấy, nhân vật tôi lại chọn cách quên dần hình bóng quê hương của hiện tại? Có lẽ rằng, nhân vật ấy đã cảm nhận được tất cả sự đau khổ nghèo túng mà tất cả mọi người nơi ấy đang gánh chịu. Tác giả hi vọng vào thế hệ trẻ như cháu Hoàng hay Thủy Sinh, đó là những đứa trẻ có nhận thức và mong sau này giúp đất nước Trung Quốc phát triển ngày một đi lên. Sẽ chấm dứt chế độ áp bức bóc lột, cậy quyền cậy thế mà chèn ép người dân nghèo. Tìm ra hướng đi mới tươi đẹp và sáng sủa hơn cho con người nơi đây.


Với việc sử dụng nghệ thuật miêu tả, hình ảnh và chi tiết gợi tả, lối diễn đạt cuốn hút,… đã làm cho truyện ngắn “Cố Hương” của Lỗ Tấn trở nên cực kì đặc sắc. Truyện là câu chuyện cảm động về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung động của “tôi” trước sự thay đổi đặc biệt của làng quê một cách xót xa. Qua đó tác giả Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, từ đó đặc ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 2

Nhà văn Lỗ Tấn được biết đến là một nhà văn cách mạng lừng danh của Trung Quốc. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương” được. Tác phẩm Cố hương là một thành công của ông nó mang đến cho người đọc một thứ tình cảm vô cùng dịu nhẹ và thấm đẫm cảm xúc tình yêu quê hương. Tác phẩm giống như một thức phim đã ghi lại cho chúng ta những hồi ức vô cùng dịu ngọt của những con người ở quê hương với những nỗi buồn, sự hi vọng.


Truyện ngắn “Cố Hương” có những nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hải Dương. Họ chính là những con người của quê hương và cũng chính họ đã gợi ra biết bao nhiêu những kỷ niệm buồn vui và sâu nặng với quê hương – nơi cho họ biết bao nhiêu kỷ niệm cũng như những ký ức đẹp đẽ.


Trong khoảng thời gian 20 năm xa cách thì nhân vật “tôi” lúc này về thăm quê hương, nhân vật phải trải qua 2000 dặm với cái lạnh đến thấu xương khiến cho lòng của nhân vật tôi như bồi hồi khôn xiết. Những cơn gió lạnh như thật vi vu và đã thổi về khiến cho bao nhiêu ký ức dội về trong lòng nhân vật. Chuyến về quê lần này dường như cũng thật đặc biệt vì công việc về để bán cũng như giao lại cho chủ mới. Về để nói lời tạm biệt ngôi nhà vô cùng thân yêu và gắn bó với ký ức tuổi thơ của nhân vật sau 20 năm xa cách.


Thực sự cứ mỗi lần nói đến quê hương là thường nói đến tổ tiên ông bà, quê hương cũng chính là một nơi để thể hiện sự tôn kính phụ dưỡng đối với ông bà cha mẹ. Thế nhưng trong tác phẩm ta không thấy nói đến. Ở đây, tác giả Lỗ Tấn dường như cũng chỉ xúc động nói đến ký ức tuổi thơ của mình trong khoảng ba mươi năm về trước.


Ta như nhận thấy được ở đó có một tình bạn đẹp với Nhuận Thổ con của một gia đình làm thuê cho nhà của nhân vật “tôi”. Cũng chính vì nhờ nhân vật Nhuận Thổ mà nhân vật tôi biết được nhiều chuyện kỳ lạ. Bởi cũng vì nhờ Nhuận Thổ mà tôi dường như lại còn cảm nhận được vẻ đẹp quê hương, với bao cảnh tượng thần tiên thật đẹp nơi nhân gian.


Có thể nói rằng quê hương cũ với bao kỷ niệm thời thơ bé, thế rồi cũng chính cái ngày mà thầy của “tôi” cũng cứ vẫn còn cảnh nhà sung túc sang trọng. Đặc biệt hơn vào ngày giỗ tổ các đồ ăn thức uống được bày sang trọng. Hình ảnh của quê hương trong ký ức mỗi người bao giờ cũng đẹp và thật thân thương biết bao nhiêu. Khi nhà văn Lỗ Tấn nói đến quê hương hiện tại và quê hương trong quá khứ trong lúc ông trở về gặp bạn cũ người xưa. Tất cả dường như đều có những niềm vui và nỗi buồn, tất cả như cứ ùa về và khiến cho tác giả không thể nào có thể quên được.


Người mẹ của tác giả cũng đã già và tác giả giờ đây cũng đã lại trưởng thành., đi làm ăn xa lưu lạc 20 năm trời nay thì mới về thăm quê thăm mẹ. Khi gặp lại thì mẹ như mừng lắm, nét mặt như lại ẩn chứa biết bao nhiêu vẻ buồn. Chắc hẳn là mẹ cũng buồn vì cảnh nhà như sa sút và phải theo người con trai đến miền đất mới, rời xa quê hương yêu dấu đã gắn bó biết bao nhiêu năm. Khi tác giả nhắc đến Nhuận Thổ thì người mẹ dường như cũng đã lại thở than cho cảnh nhà anh ta. Khi mẹ cũng cứ bàn với tác giả dọn nhà cái gì mang được đi thì mang đi còn không thì cho Nhuận Thổ hết.


Nhân vật Nhuận Thổ chính là tình bạn tuổi thơ. Ta có thể nhận thấy được hình ảnh thuở lên 10 của Thổ với khuôn mặt tròn trĩnh, cùng với đó là nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tý tẹo và trên của cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Quan trọng hơn hết là Nhuận Thổ cũng lại dạy cho tôi nhiều trò lạ và tình yêu quê hương trong lòng tôi.


Thực sự cũng không có tuổi thơ thì không có quê hương, ta như nhận thấy được tình bạn tuổi thơ đã làm cho tình yêu quê hương cũng cứ mãi mãi tươi thắm. Có thể khẳng định tuổi ấu thơ là hình ảnh quê hương đó chính là một vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ ấu.


Xây dựng lên hình ảnh nhân vật Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, lại là nỗi buồn về quê hương. Nhất là sau 30 năm xa cách nay gặp lại Nhuận Thổ dường như cũng đã có bao thay đổi. Nước Nhuận Thổ vàng xạm, những nếp nhăn trên mặt sâu hóm. Đôi mắt thì đỏ mọng lên, trên đầu thì đội cái mũ lông chiên rách tơi, thế rồi Nhuận Thổ như mặc chiếc áo bông mỏng dính giữa trời rét dữ. Khi gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ lúc này cũng lại vừa hấn hở vừa thê lương, mấp máy đôi môi không ra tiếng sau mới thể hiện được sự cung kính.


Nhuận Thổ hiện tại được xây dựng lên chính là hình ảnh một xứ sở , một miền quê xơ xác tiêu điều và đây cũng chính là một người nông dân bị bần cùng hóa bị áp bức đến tận xương tủy. Chỉ với việc thông qua hình ảnh Nhuận Thổ tác giả Lỗ Tấn dường như cũng đã lên án nhưng tội ác của chế độ phong kiến đối với nhân dân từ đó đặt ra quyền sống cũng như quyền hạnh phúc của nhân dân trên đường đi tới.


Nói đến quê hương trong cố hương thực sự không thể không nhắc đến hình ảnh chị Hai Dương, hay còn đó là nhân vật chị Tây Thi đậu phụ ngày xưa son phấn nổi danh tài sắc bây giờ đã trở thành một vỏ bỉ trơ tráo.


Tác phẩm “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn chứa được hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Và quê hương đó ngày càng một phát triển cũng như để sánh vai với các cường quốc năm châu. Mai sau này cho dù có đi xa trên khắp nẻo đường thì hình ảnh quê hương sẽ mãi hiện hữu và làm đắm say níu giữ bước chân ta tìm về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 5

Đọc Cố hương, ta bắt gặp một giai điệu buồn, một nỗi buồn xuyên suốt, sâu xa từ hiện thực mang chất trữ tình thâm trầm, thấm thìa. Một câu chuyện dường như không có cốt truyện – chỉ như một bút kí sơ sài nhưng lại có sức đọng ở tầng sâu cảm nghĩ. Chủ đề của tác phẩm cứ toả rộng ra, nâng cao dần lên từ những vỉa quặng nổi, chìm, từ những mạch ngang dọc. Đề tài là cố hương, tất nhiên phải có hình ảnh về chính cố hương, nhưng ấn tượng đọng lại của truyện lại là những nỗi niềm buồn vui về mảnh đất nghìn đời của nhà văn, và sau đó là những day dứt băn khoăn: làm thế nào để thay đổi nó.


1. Hình ảnh một quê hương xơ xác tiêu điều.


Dấu hiệu đầu tiên của sự tàn tạ làm "lòng tôi se lại" là những "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa" mà tác giả (nhân vật tôi) quan sát được ở ven sông. Đó không phải là hình ảnh về quê hương mà người viết mong chờ và hồi hộp biết bao sau hơn hai mươi năm trở lại. Quê hương trong thực tế khác xa cái quê hương mà "tôi" có trong lòng, có trong kí ức. Cái hôm nay không giống cái hôm qua "Làng cũ tôi đẹp hơn kia!".


Vậy phải chăng cảm giác đầu tiên khi trở về làng này là một ngộ nhận, một cảm tính chủ quan vì "lòng mình vốn dã không vui", hoặc sự thê lương cũng không đến nỗi như mình lầm tưởng? Cảnh hiu quạnh khi bước chân đặt đến cổng nhà gieo thêm cái lạnh, cái buồn về sự tan hoang, thưa vắng. Nhà cửa, chòm xóm chắc hai chục năm về trước còn ấm áp đông vui, nhưng giờ thì nhiều gia đình đã dời đi, nay đã thành trống trải.


Nhiều nhà khác dã ra đi, gia đình "tôi" cũng sắp sửa ra đi. Nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói nhà mình giống như một ngôi nhà vô chủ từ lâu, vậy nên "khống đổi chủ không được", điều ấy tất nhiên, không khác gì những ngôi nhà trước đó. Đồ đạc trong ngôi nhà của "tôi" gần như bị quên lãng và nào có gì nhiều. Ấy thế mà biết tin, xóm giềng họ tộc đến "hỏi thăm" không ít.


Động cơ không hoàn toàn chỉ là trong sáng, thể hiện ở cái không khí xô bồ không phân biệt được người ngay, kẻ gian vì khách khứa thì nhiều, trong đó có kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc, cũng "có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc". Vì vậy khi con thuyền của gia đình "tôi" rời bến lên đường thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà "hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt" đều đã được mang đi "sạch trơn như quét".


Nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói không gì khác là mất mùa, thuế má… Một gia đình như gia đình Nhuận Thổ đông con, tuy đứa bé nhất có thể lao đọng cũng đã "giúp được việc" rồi vẫn chẳng đủ ăn vì tai hoạ, vì sự sách nhiễu của bộ máy tham ô "chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả".


Có lẽ sự thay đổi nhiều nhất, ấy là sự biến dạng ở chính con người. Một Nhuận Thổ hôm nay hoàn toàn không giống với Nhuận Thổ năm xưa. Còn đâu khuôn mặt ngày nào tròn trĩnh, "nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng". Thay cho gương mặt rạng rỡ, hăm hở vào đời ngày đó là một cái gì thật tàn héo xác xơ "Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm", chiếc mũ trên đầu rách bươm, chiếc áo bông mặc mùa lạnh trên người thì "mỏng dính".


Đặc biệt là hai bàn tay trước kia hồng hào, lanh lẹn, mập mạp nay chỉ còn hai bàn tay "vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông". Nếu chỉ là dấu vết của tuổi già, một cái gì vô cảm thì tại sao khuôn mặt Nhuận Thổ khi gặp người mà chính anh mong nhớ, đợi chờ lại "vừa hớn hở vừa thê lương". Cái gì đó nhấn con người đói nghèo nhưng lương thiện ấy xuống tận bùn đen, đổ gương mặt vui tươi ngày trước trở thành mụ mẫm "đần độn" đi nếu không phải là do bao nhiêu tệ nạn: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ.


Nói đến tệ nạn và các thế lực áp bức này thông qua một nạn nhân của nó, sức tố cáo của ngòi bút hiện thực mạnh mẽ, dữ dội biết chừng nào? Nhân vật thím Hai Dương, "nàng Tây Thi đậu phụ" có lẽ là đại diện cho số đông có những biểu hiện lưu manh hoá. Ra vẻ tức giận "tôi" giàu mà keo kiệt vì không chịu cho không những thứ "đồ gỗ hư hỏng", mụ quay gót thong thả đi ra rồi "tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng".


Hoặc một lần khác mụ "đứng cạnh đống tro, moi ra hơn mười chiếc, cả bát lẫn đĩa" rồi đổ cho Nhuận Thổ có ý gian lén lút vùi vào. Đứa trẻ nhỏ nhất bây giờ, đứa con thứ năm của Nhuận Thổ cũng không giống bố nó hai chục năm về trước, hoặc chỉ như một phiên bản đáng buồn vì gương mặt thì nó giống hệt anh "chỉ có điều vàng vọt, gày còm hơn một tí, và cổ không đeo vòng bạc mà thôi".


Rõ ràng bằng óc quan sát có sự đối chiếu làm nổi bật sự đổi thay, nhất là bằng phương thức miêu tả nói ít mà gợi nhiều, phác hoạ cái bên ngoài mà nói được bao điều sâu sắc bên trong hoặc điển hình hoá một chân dung, một tính cách nhân vật.


2. Nỗi buồn vô hạn của nhà văn


Khi quan sát, miêu tả cảnh và người nơi chôn rau cắt rốn, nhà văn vốn không có cái nhìn dửng dưng của người ngoài cuộc. Vì cảnh ấy, người ấy đối với nhà văn rất đỗi thân yêu, gần gũi. Có thể nào nhà văn "vô cảm", dửng dưng? Nhưng dù sao, những chi tiết phác hoạ trên đây vẫn là ngoại canh, đối với người viết, nó vẫn chỉ là khách thể, cái bên ngoài. Còn nỗi buồn vô hạn của nhà văn, nó lặn vào chiều sâu, vào tầng hai của hiện thực nhìn thấy. Ở đây, các phương tiện biểu cảm được tận lực phát huy và tỏ ra vô cùng hiệu quả.


Trước hết, ấy là cảm nhận về sự tù túng, quẩn quanh, ngưng đọng của một làng quê nói riêng, cũng là một đất nước Trung Quốc nói chung. Một gia đình như gia đình Nhuận Thổ tính đến ba đời: từ cha Nhuận Thổ đến Thuý Sinh (con Nhuận Thổ) trước sao sau vậy, không "mọc mũi sủi tăm" lên được dù thời gian có đến một thế kỉ trôi qua. Ông là người "ở tháng", cha là người được chủ gọi thêm, để coi giữ đồ thờ (trong những ngày giỗ tết), còn đứa con biết trôi dạt về đâu khi điểm tựa là gia đình, một gia đình đông con làm không đủ sống. Nếu theo quan điểm "con hơn cha là nhà có phúc" thì gia đình Nhuận Thổ đúng là "vô phúc".


Một Thuỷ Sinh bây giờ đâu có bằng cha nó của hai mươi năm vể trước? Một thím Hai Dương cũng khác trước nhiều. Cái lương thiện, hiền hậu của cô gái ngồi bán đậu phụ năm xưa đã thay thế bằng những gì không được đáng yêu như thế: tự cao, tự đại, tâng bốc lấy lòng, tham lam tinh quái, cái dáng điệu com-pa thay bằng tên gọi "mụ com-pa"…


Cùng với sự trói buộc vô hình của xã hội, những nạn nhân đáng thương này còn tự trói mình bằng một sợi dây truyền kiếp. Ấy là sự mặc cảm, những ngộ nhận về thân phận tôi đòi. Điều này làm cho nhà văn bất ngờ và đau đớn nhất. Vì đó là căn bệnh nan y về mặt tinh thần của những người áp bức do chính họ tạo ra. Nó phổ biến lan tràn trở thành một thứ "quốc dân tính" kìm hãm con người ngu muội trong một không gian khép kín tối tăm.


Tình cảm giữa Nhuận Thổ với nhân vật "tôi" thật thân thiết, chân thành, cởi mở hồi còn là hai đứa trẻ ngày nào. Với nhân vật "tôi" sau hai chục năm dường như nó vẫn còn trọn vẹn, còn tươi nguyên như thế. Vì kỉ niệm giữa chúng gần giống như một thiên đường trên mặt đất. Nhuận Thổ khi ấy "lên tỉnh" thì lần đầu tiên mới trông thấy "những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả".


Còn về vùng biển quê Nhuận Thổ, nhân vật "tôi" tung tăng bay nhảy như một con chim sẻ sổ lồng. Mùa tuyết xuống thì đi bẫy chim, mùa dưa hấu thì đi canh lợn rừng, con tra, con nhím. Ra biển thì đi nhặt vỏ sò màu đỏ, màu xanh… cảm giác của nhân vật "tói", cũng giống Nhuận Thổ là "chưa hể biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy". Với nhân vật "tôi", những phát hiện mới này không chỉ là ngày hội, niềm vui, nó còn là sự kiêu hãnh so với bạn bè trên tỉnh vì "chúng nó cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi!".


Trong thế giới tuổi thơ hồn nhiên ấy, chúng đã từng là bạn bè, anh em dù hai gia đình không cùng một hoàn cảnh sống. Không có gì để phân chia kẻ nông thôn người thành phố. Những giọt nước mắt khi phải chia tay đều rất chân thành chia đều cho hai đứa trẻ ngây thơ. Nó là vô giá. Với nhân vật "tôi", đó là vùng sáng của quê hương, hồn vía của quê hương. Hai chục năm xa cách, tuổi thơ đã đi qua nhưng có cái không thể đi qua, kí ức của "tôi" giống như "bừng sáng lên" khi bà mẹ nhắc đến "có anh Nhuận Thổ đến chơi" sau bao chuyện vật đổi sao dời xa lơ xa lắc.


Còn Nhuận Thổ khi gặp lại "tôi" tại sao nét mặt "vừa hớn hớ vừa thê lương"? Hớn hở vì vui mừng, đó là những tình cảm hồn nhiên chưa mất. "Tôi" đi xa, anh thường đến hỏi thăm. Nhận tin "tôi" trớ về, anh vội đến gặp mặt, lại còn cho quà dù quà quê chỉ là một gói đỗ xanh phơi kĩ. Tình cảm như thế là chân thật. Nhưng cái hiển nhiên thì đã không còn. Nhuận Thổ đã biết tiết chế sự hồ hởi thể hiện ở những hành vi ứng xử rất chừng mực.


Anh đã tạo ra một thứ hàng rào ngăn cách. Thay cho cách nói suồng sã anh anh em em ngày nào là một thái độ khác: một dáng điệu "cung kính", một cách chào "rành mạch" dường như anh đã tự dặn mình, đã luyện tập kĩ để không một mảy may vụng về, lúng túng: "Bẩm ông". Cái cách thưa gửi lạ tai ấy thật bất ngờ vì lần đầu "tôi" nghe thấy trong quan hộ bạn bè, tri âm thân thiết. Nó ráo hoảnh trong sự ngăn cách phân chia.


"Tôi như điếng người đi" chính là vì vậy. Sự đau đớn của "tôi" không nói được nên lời vì đó là nỗi đau quá lớn ngoài sức tưởng tượng của người kể chuyện. Hơn thế nữa, một cái gì còn lớn hơn, giống như một định mệnh: người đi ở vẫn là đi ở, người hèn hạ vẫn là người hèn hạ. Thế giới phẳng lặng này không dành chỗ cho sự thay bậc đổi ngôi. Trái tự nhiên, luật lộ vô hình vẫn ngang nhiên tồn tại, tồn tại trong ý thức con người, kể cả con người bị áp bức khổ đau.


Quan hệ thân mật đã trở nên xa cách, "tôi" không nói được gì hơn vì cái không khí ngột ngạt bao trùm. Cuộc trò chuyện giữa khách và chủ tớ nên rời rạc "toàn là những chuyện chẳng quan trọng gì", bởi nó vô hồn nhạt nhẽo. Kể lể về nỗi buồn của bản thân Nhuận Thổ mà những nếp nhăn trên mặt anh không hề động đậy như anh là người kể còn nội dung câu chuyện là của một ai đó mà thôi.


Gương mặt ấy "phảng phất như một pho tượng đá" thật phẳng lặng đến thản nhiên nhằm vĩnh viễn hoá những đau thương mà mình nếm trải nhọc lòng, không còn biết cái buồn vui hồn nhiên là gì nữa.


3. Một con đường đang hình thành ở phía trước


Như thế là con đường phía sau đã rõ: một con đường rất hẹp mà cũng rất dài vắt ngang bao nhiêu thế kỉ. Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục giẫm chân lên những bước chân của người khác hay thay đổi nó đi, mở ra một con đường mới. Hình ảnh về con đường cũ như tự nó hình thành: con đường tâm tưởng ấy song song với con đường có thực mà quy trình của nó dễ thấy biết bao: từ thành phố trở vé rồi từ đó lại ra đi, trở về trong đêm và ra đi trong buổi hoàng hôn.


Hai khoảnh khắc thời gian đánh dấu một con đường ảm đạm. Phải chăng là rời bỏ cố hương cũng là chia tay với quá khứ, một quá khứ đáng buồn? Câu văn bỗng trở nên đa nghĩa. Đó là "những núi xanh hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp chạy về phía sau lái" có ý nghĩa về cuộc biệt li, biệt li mà "không chút lưu luyến" cảm thương. Trong bối cảnh đó, một cảm nhận mới, không phải không dính líu đến cuộc chia tay ập đến "tôi chỉ cảm thấy chung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt".


Tuy vậy, tuy quá khứ thì có thể quên đi nhưng câu hỏi của thằng bé Hoàng còn đó "nhưng mà thằng Thuý Sinh nó hẹn cháu đến nhà chơi cơ mà!". Quan hệ giữa "tôi" với Nhuận Thổ cứ cho là đã thuộc về quá khứ, còn tình bạn của hai đứa trẻ, nghĩa là một thế hệ tiếp nối thì sao? "tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả…".


Trong tương lai số phận của chúng sẽ không thể nào còn giống chúng tôi, hoặc vất vả chạy vạy như tôi, hoặc "khốn khổ mà đần độn" như Nhuận Thổ, cũng không giống những người dưng "vì khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác". Cuộc sống của chúng tôi, thời chúng tôi, thời của quá khứ không xứng đáng với con người. Nhà văn nghĩ đến một cuộc sống khác, một cuộc đời mới mà "chúng tôi chưa từng được sống", nghĩa là một xã hội phải thay đổi hẳn đi trong no đủ và nhất là một quan hệ mới giữa con người.


Nhưng hi vọng của người ta có ba, bảy đường. Ở đây lại xuất hiện một thứ ngã ba, có hi vọng hướng vé phía sau, có hi vọng hướng về phía trước. Trong Nhuận Thổ có cái ước mơ thứ nhất. Nó tự nhiên như một quán tính, một thói quen khi anh xin gia đình "tôi" chiếc lư hương và đôi nến. Dù cuộc sống có khốn khổ thế nào anh không bỏ được thói quen là "sùng bái tượng gỗ" của anh, tự nguyện trở lại cái quá khứ đáng hàng trăm lần nguyền rủa.


Nhưng ngay ở hi vọng thứ hai, hi vọng một xã hội trong đó con người được giải phóng, được tự do cũng có thể không phải không hão huyền, và xét cho cùng, nó cũng là một loại "tượng gỗ" vô hồn, vô tri kiểu mới "thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra". Trở về với quá khứ thì quá giản đơn vì gần gũi, còn đánh cược cuộc đời mình về phía trước thì dường như lại quá "xa vời" gần với sự hư vô như nhìn vào ảo ảnh. Hình ảnh con đường và thái độ chọn đường đến phần kết câu chuyện mới thực sự được xác định.


Biến mơ ước thành quyết tâm khi nhà văn tự nêu lên một định nghĩa về tương lai, cũng là về con đường mới: "kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi". Đặt ý nghĩ trên đây vào những năm hai mươi của thế kỉ trước, ta mới nhận ra một dự cảm tiên tri, một táo bạo và dũng cảm tìm đường của Lỗ Tấn.


Phương thức lập luận với nhiều thao tác tư duy như: so sánh, loại trừ, phủ định để tìm ra chân lí phù hợp với giọng văn độc thoại ở đây. Giá trị nhân văn của Cố hương vì vậy không chỉ ở sự cảm thông (với nỗi khổ của kiếp người – như kiếp người Nhuận Thổ) mà còn là, và chính xác là xoá bỏ. Phê phán một xã hội đang tàn hay khát khao thiết kế một mô hình mới, một xã hội tốt đẹp cho con người, ngòi bút "trong nóng ngoài lạnh" của nhà văn có một sức lan toả sâu xa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?