Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, ông sáng tác những tác phẩm có bước đột phá, không giống ai. Những tác phẩm của ông thể hiện hai cuộc kháng chiến vào thời của ông và một trong những tác phẩm nổi tiếng đó chính là "Chữ người tử tù". Đây là một câu chuyện có tình huống truyện éo le và những hình ảnh mang đậm tính chất thanh cao của nhân vật trong truyện. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tình huống truyện mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn nội dung này.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 6
Mỗi một tác phẩm được xây dựng bởi những tình huống truyện đặc sắc, chi tiết, tình huống truyện càng hấp dẫn thì tạo nên một tác phẩm càng đặc sắc và thành công, trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã miêu tả chi tiết những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của câu truyện.
Mỗi một tác phẩm văn học là phải xuất hiện các tình huống truyện xuất hiện trong đó, tình huống truyện đặc sắc thì dẫn đến kết cấu của câu chuyện cũng được mở rộng và nâng cao hơn rất nhiều. Ở đây tình huống truyện được hiểu là hoàn cảnh và chi tiết xuất hiện trong tác phẩm đấy, tình huống truyện thường có đoạn mở đầu, cao trào sau đó là kết thúc, muốn có một tình huống truyện đặc sắc, tác giả phải xây dựng được thành công tính cách nhân vật trong từng chi tiết, hoàn cảnh và xuất hiện trong từng đoạn tác phẩm của mình.
Mỗi chi tiết trong tác phẩm đều được thể hiện sâu sắc và chi tiết nhất, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm làm tăng lên mức độ cao trào của tác phẩm đó, tác phẩm văn học thường được xây dựng trong từng tình huống, kết cấu xuất hiện trong từng tác phẩm, sự thành công của tác phẩm là việc thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật, xây dựng tình huống truyện đặc sắc, mang lại nhiều giá trị, tình huống có ý nghĩa hơn cho sự nghiệp của tác giả.
Tình huống truyện làm tăng lên tính tò mò trong một tác phẩm nghệ thuật, tình huống càng hấp dẫn càng tăng lên mức độ biểu hiện của tác phẩm đó. Trong mỗi một tác phẩm, sự thành công được biểu hiện ở mức độ thể hiện từng tình huống, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm đó. Tình huống truyện tăng mức độ biểu hiện, gia tăng giá trị biểu hiện của tác phẩm đó. Trong tác phẩm Chữ Người Tử tù tình huống truyện ở đây là cuộc trao đổi và cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và tên Quản Ngục, trong tình huống này, tính cách nhân vật cũng được biểu hiện, tình huống truyện làm nổi bật nên tính cách của những nhân vật chính xuất hiện trong tác phẩm, mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy được những điều đó thông qua việc xây dựng nhân vật, chi tiết xuất hiện trong tác phẩm.
Tình huống truyện của tác phẩm Chữ Người Tử Tù là cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và tên quản ngục, qua đó nó có tác dụng đặc biệt trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện. Thông qua chi tiết này, tính cách nhân vật được biểu hiện chi tiết, rõ nét hơn, tính cách nhân vật được thể hiện thông qua cuộc giao tiếp của hai nhân vật thông qua cuộc trao đổi.
Qua tình huống truyện đó, tính cách của nhân vật Huấn Cao đã được thể hiện rõ nét, Huấn Cao biểu hiện là người nghệ sĩ tài hoa, người nghệ sĩ có tấm lòng thiên lương cao cả, con người đã biểu hiện được nét tính cách đặc biệt, biểu trưng cho nét đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều làm nổi bật nên nét tính cách điển hình của nhân vật được tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình.
Thông qua tình huống truyện nét tính cách của nhân vật cũng được biểu hiện chi tiết, sâu sắc nhất, tình huống truyện là một trong những điều xuất hiện rõ nét, làm nổi bật lên nét tính cách của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của mình.
Tình huống truyện là một trong nét đặc sắc, là khởi nguồn cho việc xây dựng thành công một tác phẩm nghệ thuật, qua đó việc miêu tả chi tiết sâu sắc một tác phẩm nghệ thuật cũng đem lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, giá trị sâu sắc và tạo nên nét điển hình hơn trong việc xây dựng tính cách nhân vật, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 1
Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng độc đáo trong “Chữ người tử tù”. Bởi đối với truyện ngắn, tình huống truyện có ý nghĩa then chốt vì nó góp phần giúp cho cốt truyện phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ và tư tưởng nhà văn được sáng rõ.
Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kỳ ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình.
Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn.
Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp. Đồng thời tính cách nhân vật cũng được bộc lộ: Huấn Cao là người tài hoa uyên bác, anh hùng có khí phách có thiện lương; quản ngục trong văn của Nguyễn Tuân dù sống trong chốn cặn bã, quay quắt nhưng tấm lòng yêu cái đẹp biết trọng người tài của ông giống như một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc xô bồ, hỗn loạn.
Hoàn cảnh không thể nào thay đổi bản chất lương thiện và tốt đẹp trong tâm hồn con người. Cũng qua tình huống ấy, tư tưởng nhà văn được bộc lộ: Nguyễn Tuân một cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp bị ẩn dấu và khuất lấp, thậm chí là cái đẹp độc đáo, mãnh liệt và ấn tượng ông đã qua tình huống này ca ngợi cái đẹp, cái đẹp của tâm hồn và nhân cách con người, cái đẹp của tài năng. Đồng thời việc ca ngợi và tìm ra cái đẹp kín đáo bị ẩn lấp ấy cũng chính là một biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước khi ca ngợi những con người dân tộc.
Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 3
Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, là người nghệ sĩ tài hoa uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, sức sáng tạo dồi dào, Nguyễn Tuân đã mang đến cho thơ văn hơi thở mới độc đáo, ấn tượng mang phong cách riêng biệt mang “chất Nguyễn Tuân”. Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc kết tinh được tài hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ tài năng. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, qua đó thể hiện được tư tưởng, nội dung chủ đề của tác phẩm.
Chữ người tử tù xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ, có phần éo le của Huấn Cao, người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục người cai quản trốn ngục tù tối tăm nhưng lại là con người yêu và trân trọng cái đẹp, người tài. Trong hoàn cảnh đầy chớ trêu giữa những con người ở vị trí hoàn toàn đối lập nhưng giữa họ lại có sợi dây kết nối vững chắc, đó chính là tâm hồn đồng điệu với tình yêu đối cái đẹp. Về phương diện xã hội, Huấn Cao và viên quản ngục là kẻ tử tù và người nắm trong tay sinh mệnh của tù nhân thì trong phương diện nghệ thuật, họ lại là người nghệ sĩ với người thưởng thức, lĩnh hội cái đẹp do người nghệ sĩ ấy sáng tạo ra.
Khi biết Huấn Cao – người mà mình luôn ngưỡng mộ bị giải đến nhà lao nơi mình cai quản viên quản ngục đã có những biệt đãi đặc biệt, rượu thịt chu tất cho người tử tù mà đáng ra mình phải đối xử tàn nhẫn. Vốn tính kiêu bạc, ngang tàn lại căm ghét cái xấu xa, giả tạo nên ban đầu Huấn Cao tỏ ra coi thường, khinh bạc đối với những tiếp đãi đặc biệt của viên quản ngục, thậm chí còn có lời nói vô tình và hành động xua đuổi bởi trong cảm nhận của Huấn Cao lúc bấy giờ viên quản ngục cũng chỉ là tên tay sai đầy xấu xa của triều đình phong kiến thối nát kia “ Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”.
Khi nhận ra tấm lòng trong sáng, chân thành của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm động, hối hận vì “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Để đáp lại tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định tặng chữ và đưa những lời khuyên chân thành để bảo vệ thiên lương trong sáng ở viên quản ngục.
Cảnh cho chữ được coi là khung cảnh đặc biệt nhất trong toàn bộ tác phẩm. Trong cái tăm tối, tù túng của nhà ngục đã diễn ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, Huấn Cao tay đeo xiềng xích ngồi trong ngục tù đang viết tặng viên quản ngục những nét chữ vuông vắn, đẹp đẽ. Khoảnh khắc này thật thiêng liêng bởi vị thế của các nhân vật cũng bị đảo ngược. Huấn Cao từ một người tử tù trở thành người nghệ sĩ, thần tượng, ân nhân mà viên quản ngục kính trọng, ngưỡng mộ. Viên quản ngục người nắm trong tay quyền lực trở thành người ngưỡng mộ, chịu ơn từ người tử tù mà mình đang làm nhiệm vụ giam giữ.
Có thể nói tình huống mà Nguyễn Tuân xây dựng trong truyện ngắn Chữ người tử tù là tình huống đặc sắc, có một không hai bởi nó không chỉ làm đổi ngược cảm xúc ban đầu của người đọc mà còn làm bộc lộ được mối quan hệ, hành vi cũng như thái độ của các nhân vật. Cũng qua tình huống, tác giả Nguyễn Tuân khắc họa được tính cách của các nhân vật, tăng tính kịch tính và sức hấp dẫn của truyện, đồng thời tình huống truyện cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.
Như vậy, thông qua xây dựng tình huống truyện ấn tượng, tác giả Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện ngắn, đồng thời bộc lộ được tài năng bậc thầy trong việc xây dựng tình tiết cho câu chuyện.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 2
Tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là nơi mà sự sống hiện lên đậm đặc nhất và cũng là điểm thấy được sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ. Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã tạo ra một tình huống độc đáo, hấp dẫn đầy kịch tích: đó là cuộc kì ngộ giữa ba nhân vật quản ngục, Huấn Cao và thầy Thơ lại.
“Chữ Người tử tù” là một trong rất nhiều những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tâm. Truyện xoay quanh ba nhân vật quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao trong đó nhân vật chính là Huấn Cao và Quản Ngục, bằng tài hoa và sự tinh tế của mình, Nguyễn Tuân đã tạc dựng nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn và nhất là một tình huống truyện giàu kịch tính. Tình huống truyện là một sự kiện có tính chất nổi bật mà qua đó bản chất đời sống được bộc lộ.
Đối với truyện ngắn, tình huống truyện có ý nghĩa then chốt vì nó góp phần giúp cho cốt truyện phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ và tư tưởng nhà văn được sáng rõ. Vì thế đã có người ví, tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc toàn bộ truyện ngắn. Chính vì thế, chỉ khi là một bàn tay tài hoa và có sự hiểu đời, hiểu người thì nhà văn mới có thể chọn được một tình huống đặc sắc trong cuộc sống phong phú, muôn màu ngoài kia.
Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn.
Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp. Đòng thời tính cách nhân vật cũng được bộc lộ: Huấn Cao là người tài hoa uyên bác, anh hùng có khí phách có thiên lương; quản ngục đúng quản ngục của Nguyễn Tuân dù sống trong chốn cạn bã, quay quắt nhưng tấm lòng yêu cái đẹp biết trọng người tài của ông giống như một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc xô bồ, hỗn loạn.
Hoàn cảnh không thể nào thay đổi bản chất lương thiện và tốt đẹp trong tâm hồn con người. Cũng qua tình huống ấy, tư tưởng nhà văn được bộc lộ: Nguyễn Tuân một cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp bị ẩn dấu và khuất lấp, thậm chí là cái đẹp độc đáo, mãnh liệt và ấn tượng ông đã qua tình huống này ca ngợi cái đẹp, cái đẹp của tâm hồn và nhân cách con người, cái đẹp của tài năng. Đồng thời việc ca ngợi và tìm ra cái đẹp kín đáo bị ẩn lấp ấy cũng chính là một biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước khi ca ngợi những con người dân tộc.
Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 4
Có một nhà văn đã xuất hiện trên văn đàn khiến cho những người đồng nghiệp của ông cảm thấy cái nghề của mình trở nên sang hơn, cao quý hơn, có một tác phẩm văn học mà nhà văn Nguyễn Khải đã từng băn khoăn không biết là do thần viết hay do người viết. Người và tác phẩm ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù.
Phạm Tiến Duật khi đến viếng Nguyễn Tuân lúc mất đã khắc khoải bốn câu rằng: "Cái râu, cái tóc ông chẳng giống ai. Cái ăn, cái ngủ ông chẳng giống ai. Cái độc đáo văn ông nghìn đời không lặp lại. Thế cho nên ông ở mãi trong đời". Chính vậy khi còn tại thế nhà văn ấy đã luôn luôn tâm niệm và đã đi tìm cho mình riêng một vẻ đẹp thanh cao, vẻ đẹp thiên lương thiện mĩ gần như hoàn bích, mà tiêu biểu nhất là thông qua nhân vật Huấn Cao, với một tình huống truyện độc đáo, khác biệt như chính con người Nguyễn Tuân vậy.
Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách uyên bác, tài hoa và độc đáo, có sở trường về tùy bút và truyện ngắn. Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như tập truyện ngắn Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiếu quê hương, sau cách mạng tháng tám thì có tập tùy bút Sông Đà.
Chữ người tử tù là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất giai đoạn trước cách mạng, được in trong tập Vang bóng một thời, ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, sau đó khi chọn in thì tác giả đổi thành Chữ người tử tù. Nhân vật chính của truyện ngắn là Huấn Cao (nguyên mẫu Cao Bá Quát), viên quản ngục và thầy thư lại, với tình huống truyện độc đáo có nhiều éo le và đối lập, nhưng chính điều đó là làm cho câu chuyện bật sáng lên những vẻ đẹp thiên lương, thiện mĩ của của nhân vật Huấn Cao.
Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu, "tình huống truyện là tình thế của câu chuyện nơi mà ở đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người". Một câu chuyện thường gây hấp dẫn người đọc ở cốt truyện được nối tiếp liên kết với nhau bằng nhiều sự kiện, trong đó có một sự kiện trọng tâm, dồn chứa sức nặng, là bước ngoặt cho câu chuyện, mở ra nội dung tư tưởng của toàn bộ tác phẩm.
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù cũng có một tình huống truyện rất đặc sắc, mà thông qua tình huống truyện ta thấy được hình tượng của nhân vật nổi lên rõ ràng với những đặc điểm rõ nét, đồng thời đưa cao trào của câu chuyện đẩy lên cao. Ở đây tình huống truyện chính là cuộc gặp gỡ đầy độc đáo, éo le giữa Huấn Cao với viên quản ngục xuyên suốt câu chuyện, đây là tình huống truyện kỳ lạ, trớ trêu và khác thường. Khác thường trước tiên nằm ở bối cảnh gặp gỡ của hai nhân vật.
Huấn Cao và quản ngục gặp nhau tại nhà tù, nơi mà xưa nay trong ấn tượng của con người chính là chỗ chứa đựng những cái xấu, cái tội lỗi độc ác ở trần đời. Trong câu chuyện hình ảnh tù hiện lên với "một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi, phân chuột, phân gián". Ngoài không gian gặp gỡ quá sức đặc biệt thì không gian gặp gỡ giữa hai nhân vật chính cũng đặc biệt không kém, đó là những ngày cuối cùng của tử tù trước khi thi hành án, là đêm hôm trước khi Huấn Cao bị giải vào kinh chịu tội lúc sáng tinh mơ hôm sau.
Khía cạnh độc đáo thứ hai chính là vị thế giữa hai nhân vật, ở phương diện xã hội, Huấn Cao là tử tù, là kẻ phản loạn, muốn lật đổ chế độ phong kiến đương thời, còn quản ngục ngược lại là người quản lý phạm nhân, là đại diện cho chế độ phong kiến giữ gìn trật tự xã hội. Trong bình diện này giữa hai nhân vật chính bị áp chế bởi cái địa vị xã hội và họ chính là những người ở hai chiến tuyến hoàn toàn đối địch nhau, có mâu thuẫn và xung đột trực tiếp.
Tuy nhiên nếu một lần nữa nhìn nhận lại bản chất của vấn đề ta mới chợt nhận ra thực chất đây cũng không hẳn là sự đối địch, mà lại là cuộc gặp gỡ tương phùng giữa hai loại tù nhân. Huấn Cao là tù nhân, đó là điều ta đã thấy rõ thế nhưng còn viên quản ngục, sao lại nói ông ta cũng là tù nhân? Bởi rằng, viên quản ngục ở đây thực sự là một tù nhân, ông ta bị giam hãm cả cuộc đời trong chính cái nhà giam của chế độ phong kiến, không thể phản kháng. Mà nói như Nguyễn Tuân ông ta chính là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", rằng "ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với cái lũ quay quắt".
Viên quản ngục có lối sống "xanh vỏ đỏ lòng" bề ngoài thì nghiêm cẩn, chấp hành đúng bổn sự, việc nào việc nấy tròn trịa đúng phận, thế nhưng thực chất rằng trong tâm hồn ông ta lại tôn thờ những giá trị trái ngược với cái nề nếp trật tự ông ta đang gìn giữ, ông ta yêu cái đẹp, tôn thờ, kính trọng người đã sáng tạo ra cái đẹp, mặc dù biết rõ rằng đó là kẻ phản loạn, là tử tù. Như vậy rõ ràng viên quản ngục cũng là một tù nhân trong môi trường làm việc của mình, tuy thể xác được tự do, nhưng tâm hồn lại bị trói buộc áp chế dưới lớp vỏ phục tùng.
Trái lại Huấn Cao vốn mất tự do về thể xác và là người gần đất xa trời tới nơi, nhưng lại có một tâm hồn thoải mái, tự tại, ung dung, vẫn "thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm". Ngoài ra, tình huống truyện không chỉ là sự giáp mặt giữa hai loại tù nhân mà còn là sự đối chứng giữa hai loại nhà tù, loại nhà tù hữu hình và nhà tù vô hình, và rõ ràng cái nhà tù vô hình mà viên quản ngục đã dựng lên cho mình chính là loại án chung thân, ông ta không thể cứu được Huấn Cao và càng không thể cứu mình thoát khỏi cái nhà tù khốn khổ đang giam giữ những khát khao, giam giữ tâm hồn trong trẻo của ông. Ngược lại, Huấn Cao không có nhu cầu thoát khỏi nhà tù, mà hơn thế nữa nữa trước khi chết ông còn kịp cứu rỗi một tâm hồn bằng bức tranh chữ, bằng lời khuyên chí tình, chí nghĩa.
Qua với bình diện nghệ thuật, thì viên quan cai ngục lại là người liên tài, biết trân trọng, cảm nhận cái đẹp và ngưỡng mộ cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó, sự đối địch ở bình diện xã hội đã hoàn toàn biến mất ta chỉ còn thấy ở Huấn Cao và viên quản ngục là sự tri âm, tri kỷ, tôn trọng và thấu hiểu của một kẻ có tài và một người kính trọng cái tài ấy. Cũng chính từ phương diện nghệ thuật này xét rộng ra, ta nhìn nhận đến phương diện nhân cách, thì Huấn Cao là một con người có khí phách, dám dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống triều đình thối nát, nhằm mang đến cho nhân dân một cuộc sống tốt đẹp hơn, dẫu biết rằng kết quả có thể khiến bản thân ông và những người tham gia phải chịu án tử. Huấn Cao cũng là người biết trân trọng, thấu hiểu những tấm lòng đẹp, tấm lòng biết trân trọng yêu quý cái đẹp, tôn thờ cái đẹp, cái tài. Còn viên quan cai ngục lại là người biết kính mến khí phách, là tấm lòng son trong thiên hạ biết trân trọng khí phách ấy.
Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù chính là chất xúc tác, thúc đẩy cốt truyện phát triển, rồi từ đó đưa đến hướng giải quyết cốt truyện, đồng thời bộc lộ vẻ đẹp, tính cách của các nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp khí phách, tài hoa và thiên lương, viên quản ngục với vẻ đẹp biệt liên tài, vẻ đẹp khí phách, vẻ đẹp thiên lương, dám bất chấp hiểm nguy để bảo vệ cái đẹp, cái tài, đối đãi đặc biệt giúp Huấn Cao những ngày cuối cùng bớt khổ cực. Tình huống truyện độc đáo còn bật sáng chủ đề của câu chuyện, khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của chân-thiện-mĩ trước cái xấu, cái ác, khẳng định sức mạnh cảm hóa của cái đẹp, cứu vớt cuộc đời của một con người.
Cuối cùng tình huống truyện đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, ưa khám phá những sự vật sự việc ở khía cạnh thẩm mĩ, độc đáo, xây dựng nhân vật là những người tài hoa nghệ sĩ, với những vẻ đẹp hoàn mĩ, khác thường.
Bài văn phân tích tình huống truyện trong "Chữ người tử tù" số 5
Giữa những bộn bề phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương, giữa những náo nhiệt, đông đúc của gian hàng lãng mạn. Nguyễn Tuân được nhận ra là một chủ cửa hàng khá đặc biệt với chất ngông đầy mới mẻ, cá tính, độc đáo cùng những tình huống truyện kịch tính, éo le Nguyễn Tuân đã đưa người đọc phiêu du vào cuộc hành trình đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng tiêu biểu cho cuộc hành trình gian truân vất vả đó là tác phẩm Chữ Người Tử Tù đặc biệt thông qua những tình huống truyện đầy cá tính sáng tạo mang đậm dấu ấn Nguyễn Tuân nhà văn đã cho người đọc thấy rõ được quan điểm nghệ thuật của mình.
Quả không sai khi nói rằng sản phẩm văn học chỉ được khai sinh khi nó là kết quả nhào nặn từ đời sống. Nếu sáng tác của văn học chỉ hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không truyền được cảm xúc đến với bạn đọc, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và ông đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm ra cho mình một phong cách hoàn toàn khác so với những nhà văn cùng thời.
Ông luôn khao khát đi tìm cái đẹp với một niềm tin bất diệt, cái đẹp bao giờ cũng có sức cảm hóa đối với cái xấu và cái ác. Đọc “Chữ Người Tử Tù” ta sẽ thấy rõ được điều đó, đây là một trong những 11 truyện ngắn in trong tập “vang bóng một thời” lúc đầu tác phẩm có tên “dòng chữ cuối cùng” in trên tạp chí Tao Đàn xuất bản năm 1938, sau đó đổi thành “Chữ Người Tử Tù” in trong tập “vang bóng một thời” xuất bản năm 1940.
Tình huống truyện là những lát cắt mà thông qua đó tính cách nhân vật, mối liên hệ của các nhân vật được thể hiện rõ nét. Vốn là một nhà văn có chất ngông độc đáo, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên những tình huống kịch tính, đầy éo le, đẩy nhân vật vào những khoảng thời gian, không gian, những hành động khó xử thông qua những tình huống như vậy các nhân vật của ông có cơ hội được thể hiện tính cách vốn có một cách tự nhiên nhất.
Có người từng nói “tình huống truyện là thứ nước lửa ảnh giúp các nhân vật được nổi hình, nổi sắc”. Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viện quản ngục là một tình huống như thế, thông qua cuộc gặp gỡ này nét đẹp tài hoa, hiên ngang của Huấn Cao và vẻ đẹp biệt nhỡn hiền tài của viên quản ngục được Nguyễn Tuân thể hiện tài tình, tinh tế. Có thể nói rằng đây là một tình huống truyện đầy éo le, bởi đó là sự đối lập giữa một bên là kẻ phản nghịch dám đứng lên chống lại triều đình, một bên lại là viên quản ngục người đại diện cho quyền uy. Xét trên phương diện xã hội họ hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng về phương diện nghệ thuật thì họ lại là tri ân, tri kỷ, bởi Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, còn viên quản ngục lại là người say mê cái đẹp.
Chính cuộc gặp gỡ này đã vẽ nên trước mắt người đọc một huấn cao tài hoa, anh dũng không chịu cúi đầu trước vàng bạc, quyền thế để ép mình viết câu đối bao giờ. Dù không được tận mắt chứng kiến những nét chữ của Huấn Cao, nhưng qua sự ngưỡng mộ của nhân dân viên quản ngục ta có thể hình dung ra được dưới đôi bàn tay tài hoa của Huấn Cao là những nét chữ vuông vắn, tươi tắn như rồng múa, phượng bay. Những nét chữ ấy là những hoài bão tung hoành của cả một đời người, cùng với Huấn Cao, viên quản ngục lại là người biết trọng người ngay ông dám biệt đãi Huấn Cao, đứng trước thái độ hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao viên quản ngục chỉ biết cúi đầu lí nhí, bởi ý thức được mình chỉ là một tên giữ tù.
Đặc biệt qua hình tình huống cho chữ ở cuối truyện, nét đẹp của cả hai nhân vật một lần nữa được tôn vinh. Đã có ý kiến cho rằng, cảnh cho chữ ở cuối truyện là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, bởi đây là cảnh tượng rất hiếm gặp ở đời. Khi đêm đã khuya trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vọng lại tiếng mõ trên vọng canh, tại một buồng giam chật hẹp tường đầy mạng nhện, mặt đất đầy phân chuột, diễn ra cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. Người cho chữ là kẻ đeo gông, chân vướng xiềng, còn người nhận chữ là viên quản ngục đang run run khúm núm, đang cắt từng đồng kẽm đánh dấu ô.
Trong lúc cận kề cái chết Huấn Cao đã cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật, đó không phải là sự quỵ lụy, đê hèn, cúi đầu trước quyền thế của Huấn Cao, mà đó chính là sự đền đáp của huấn cao đối với một tấm lòng trong thiên hạ. Cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục “thay đổi trốn ở để giữ thiên lương cho lành, vững, viên quản ngục xúc động, kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Hành động này của viên quản ngục không hề hạ thấp đi vẻ đẹp của ông, ngược lại càng đề cao nhân cách của ông. Một lần nữa khẳng định viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn xô bồ, lệch nhịp. Tình huống cho chữ ở cuối truyện đã thắp sáng cả thiên truyện “Chữ Người Tử Tù” và thể hiện niềm tin bất diệt của Nguyễn Tuân cái tài, cái đẹp, cái thiện lương bao giờ cũng chiến thắng cái xấu, cái ác và có sức cảm hóa con người đến với sự thiên lương.
Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn từ sắc sảo, góc cạnh, câu văn giàu hình ảnh, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viện quản ngục cùng cảnh cho chữ để khẳng định sức mạnh cảm hóa của con người, của cái tài, cái đẹp.
Tác phẩm đã kết thúc nhưng vẫn còn đó những nét chữ vuông vắn, tươi tắn của Huấn Cao, hội tụ tài hoa thiên lương trong sáng. Thông qua những tình huống truyện kịch tính, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục. Có lẽ đây là lý do để “Chữ Người Tử Tù” trở thành mốc son chói lọi trên nền vàng úa của vang bóng một thời./.