Mít là loại quả nổi tiếng với hương thơm nồng đượm đặc trưng, đây cũng là loại quả quen thuộc với mỗi người, mỗi gia đình bởi đây là loại quả được trồng phổ biến ở mỗi vùng quê. Và cây mít cũng là một đề bài rất hay trong văn thuyết minh của học sinh. Chúng ta hãy cùng đọc và cảm nhận về cây mít qua một số bài văn thuyết minh mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 9
Nói đến làng quê Việt Nam, người ta thường nhớ tới những luỹ tre xanh rì rào trong gió, những rặng dừa soi mình dưới dòng kênh,… Ít ai nghĩ đến hình ảnh cây mít toả bóng mát trong vườn nhà. Nhưng từ lâu, cây mít đã trở thành loài cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Mít là loài cây ăn quả nhiệt đới, mọc phổ biến ở ĐNA và Brasil. Nó là cây thuộc họ dâu tằm, có nguồn gốc ở ÂĐ và Bangladesh. Quả mít còn là loại quả quốc gia ở Bangladesh. Tên gọi khoa học của nó là Artocarpus integrifolia.
Mít có nhiều loại khác nhau nhưng người ta xếp chúng vào hai loại: Mít dai( mít khô ) và mít mật( mít ướt ). Mít dai múi dày, vị ngọt đậm và giòn; mít mật múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát.
Ở VN, cây mít được trồng trên khắp các làng quê từ B vào N với nhiều loại mít ngon và nổi tiếng như mít tố nữ, mít na,…. Mít tố nữ là một loại mít rất đặc biệt đk trồng chủ yếu ở ĐBSCL, trái rất sai và ngon. Đây là loại mít trái nhỏ, khi chín màu vàng sẫm, múi mít dính vào lõi chặt hơn vào vỏ nên khi chín cầm cuống rút ra có thể kéo theo toàn bộ các múi.
Cây mít là loại cây gỗ nhỡ, cao từ 8 đến 15m. Thân cây thường có màu xám và có đốm trắng xung quanh. Lá mít hình bầu dục, to bằng bàn tay người lớn, cây trưởng thành có tán lá xoè rộng. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức có hình bầu dục(hay hình tròn), kích thước (30-60)cm x (20-30)cm.
Mít ra quả vào cuối mùa xuân và chín vào cuối mùa hè(T7-8). Vỏ ngoài quả mít tua tủa gai ngắn, sần sùi, màu xanh, khi chín có loại ngả sang màu nâu thẫm; phía bên trong có các múi nhỏ chứa hạt. Múi mít có màu mỡ gà, vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn. Quả mít mọc ngay trên thân cây hoặc trên cành chính.
Người ta thường trồng mít bằng hạt: lựa chọn những quả ngon lấy hạt rồi chọn những hạt to, đều và để cả lớp vỏ ngoài đem ươm; khi cây mọc cao từ 10 đến 15cm thì đem trồng. Ngoài ra tại những vườn mít ở Nam Bộ hay một số nước trên thế giới, người ta còn trồng mít bằng cách chiết ghép hay giâm cành.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét để dễ thoát nước, tránh ngập úng. Khi cây cao 1m nên tiến hành tỉa cành tạo tán. Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành một lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây để kích thích cây năm sau cho nhiều quả.
Quả mít chứa nhiều hàm lượng đường, có nhiệt lượng cao và giàu chất dinh dưỡng. Các loại mít đều rất giàu vitamin(B1,B2,PP,….). Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali giúp làm giảm huyết ầpm trong mít lại chứa khá nhều kali, 100g có tới 300mg. Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient rất có lợi cho sức khoẻ. Chất này có đặc tính chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hoá các tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da. Vì vậy, nó đk rất nhiều người ưa chuộng.
Không chỉ xơ mít mà hạt mít cũng có giá trị ẩm thực. Trong hạt mít có chứa 70% tinh bột, 5.2%Pr, 0.62% Livà 1.4% Chất khoáng. Hạt mít có thể luộc chín để ăn hoặc luộc lên rồi đem rang, ăn vừa thơm lại vừa bùi. Nhiều nơi còn dùng hạt mít kèm theo đẻ chế biến một số món ăn: hầm chân gìo lợn, phơi khô giã bột làm bánh,… Theo đông y, các món ăn với mít non có rất nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hoà can,… tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Ngoài những lợi ích nói trên, các bộ phận của cây mít còn được dùng để chữa một số bệnh. Phơi lá mít vàng thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi ngày 2-3 lần/ngày, tối 1 lần có thể chữa tưa lưỡi cho trẻ em. Lá mít cũng có thể sắc lên uống để chữa hen suyễn. Hay lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt đang sưng sẽ làm giảm sưng đau.
Vỏ cây mít có nhiều nhựa, thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc cũng có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy. Ngoài ra, gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám hay chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước, uống 6-10g mỗi ngày giúp an thần, chữa huyết áp cao và những trường hợp co quắp. Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được dùng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như loại mộc cầm ở Iđônêxia ,… Gỗ mít còn được dùng để tạc tượng thờ trong các đền chùa (thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc) hay dùng để làm nhà, đóng bàn ghế, đóng giường tủ,…
Cây mít còn được trồng để lấy bóng mát, để lấy cành lá khô làm chất đốt. Nó gắn bó với tuổi thơ của biết bao người. Hình ảnh cây mít bình dị thân thuộc cũng đã được các thi sĩ, nhạc sĩ chọn làm đề tài trong bài hát, câu thơ của mình. Người VN ai mà không biết đến bài thơ “Quả mít” của Hồ Xuân Hương. Khi còn bé, em nhỏ nào mà không biết tới hình ảnh “gai chi chít” của quả mít trong bài “Quả” của nhạc sĩ Trương Quang Lục. Hay hình ảnh cây mít cũng xuất hiện trong những câu ca dao tục ngữ như “ Nhà ngói, cây mít ”,…
Ngày nay, giá đất tăng cao, người ta bán nhà bán vườn và đất nước ta cũng đang đi vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có nhiều khu đô thị mọc lên nên hình ảnh cây mít cũng vắng bóng dần. Song có lẽ, dù cuộc sống có nhiều đổi thay, có nhiều các loại cây quý du nhập vào nước ta nhưng những cây mít thân quen vẫn mãi gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 5
Mít là một loại cây rất phổ biến ở việt nam và và được bán rộng rãi khắp mọi miền, mít có rất nhiều công dụng và nhà em cũng có vài cây mít đã lớn rất to và ra quả nữa, hồi nhỏ cứ rảnh là trèo lên cây mít chơi, nó nhiều cành nên leo rất dễ trèo.
Cây mít là loại cây gỗ nhỡ có chiều cao từ 8-15m. Cây mít có quả, thường sẽ ra quả sau 3 năm tuổi, quả mít là loại quả phức, ăn được và có nguồn dinh dưỡng cao. Mít là loại cây có nhựa nhiều, từ thân cây, cuống, lá và quả mít đều có nhiều nhựa. Thân mít xù xì không nhẵn như những loại cây khác và thân mít rất to một mình em ôm không hết. Thân mít còn được dùng để lấy gỗ vì gỗ mít rất tốt và giá thành rất cao.
Lá mít có màu xanh lá cây đậm, rất dày, dày, một mặt bóng, bao phủ cái cây bằng màu xanh của những lá và che kín cả một vùng trời và khi lá mít khô có màu vàng cam khi khô lá mít cũng rất dày, hồi ấy dùng lá mít để nhóm lửa mặt đen lấm lem rồi nhìn nhau cười.
Nhớ những cái ngày ngắm hoa mít, hoa mít lạ lắm không như những hoa khác, hoa mít có màu vàng xanh và được nhiều cánh hoa dài tạo thành và sau khi rụng hoa khoảng một tuần thì những trái mít nhỏ mắt đầu lớn, đến một hôm trái mít lớn khoảng ngón chân người lớn thì ba em hái vào ba làm một chén muối ớt rất ngon nồng nặc mùi cay của ớt, ba em chấm trái mít non ấy vào chén muối rồi vừa ăn vừa hít trông ngon lắm và em cũng thử một tí nó chát thêm vị mặn và vị cay khiến nó ngon hơn.
Những trái mít nhỏ khác dần dần to lên những chiếc vỏ mít đầy gai ấy đã lộ ra rõ rệt và mít bắt đầu tỏa mùi thơm ngan ngát bay khắp khu vườn rồi cũng đến lúc hái nó vào. Bên trong trái mít làm một màu vàng tươi có nhiều và sơ, trong sơ có hạt và mít ăn rất ngon có vị ngọt đặc trưng, mùi thơm khó phai nó cuốn hút khứu giác đến vị giác.
Em rất thích ăn mít không phải vì nó ngon mà còn mang đậm tuổi thơ ngày đó, giúp những kỷ niệm vui buồn khó quên, và em rất tự hào khi trên một đất nước nhỏ lại có loại trái cây ngon đến như vậy.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 2
“Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
Đó là quê hương trong trái tim rất nhiều người. Còn quê hương trong trái tim tôi là hương mít chín thơm lừng, ngọt ngào mê say. Cây mít là loài cây đặc trưng của làng quê bình dị nơi tôi sinh ra.
Mít là một loại cây ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và Băng – la - đét. Ở mỗi vùng miền hay quốc gia khác nhau thì quả mít lại mang một hương vị rất riêng. Khắp mọi miền trên đất nước ta, ở nơi nào cũng trồng được mít. Tuy nhiên mít được trồng chủ yếu ở nông thông, và có nhiều nhất ở vùng Hà Tĩnh, Quảng Trị và Tây Nguyên. Mít có nhiều loại: mít dai, mít mật, mít mỡ, mít tố nữ. Mít tố nữ quả nhỏ tròn, ngọt ngon là loại mít được ưa chuộng nhất.
Về đặc điểm, cây Mít thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 8 đến 15m, bộ rễ gắn sâu, chống hạn tốt, nhưng muốn mít có sản lượng cao thì người ta hay trồng ở những vùng có lượng mưa nhiều từ 1.000 mm trở lên, nếu không tưới. Ngược lại, cây Mít chống úng kém. Vào những năm bị lụt, trên vùng đất bị úng, mít là cây chết trước tiên. Lá mít tương tự như lá đa, chỉ khác là mịn hơn không có lông mịn như trên mặt lá đa, có mùi thơm nhẹ rất đặc biệt.
Mít trồng xuống đất, chăm sóc sau ba năm mới bắt đầu ra quả. Qủa mít hình bầu dục, cũng có một số cây cho quả tròn, nhưng mít thường có kích thước dài 30 – 60 rộng 20 – 30 cm, nặng khoảng vài cân, có quả to nặng đến hai, ba yến. Ngoài vỏ quả có những chiếc gai hình lục giác nhô lên, đều tăm tắp. Các múi xếp thành lớp hình những chiếc túi, nhiều có thể lên tới vài trăm múi to như quả táo; mỗi múi lại có một hạt màu vàng sẫm. Bà Chúa thơ Nôm từng sáng tác những câu thơ rất hóm hỉnh: “Thân em như quả mít trên cây – Da nó xù xì, múi nó dày” miêu tả vẻ ngoài của quả mít. Mít chín có vị ngọt, đặc biệt tỏa mùi thơm, từ trong nhà có thể ngửi thấy mùi mít chín ngoài vườn. Qủa mít có nhiều nhựa. Ở quê tôi, khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa. Nếu còn nhựa thì dùng lá khoai không thấm nước hoặc lá gấc để lau bớt. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè khoảng tháng 7 - 8.
Trong đời sống của con người, mít có rất nhiều giá trị. Mít là loại quả nhiều người yêu thích bởi hương vị của nó. Các múi mít chín có thể ăn tươi, có vị rất ngọt do có hàm lượng đường như glucoza, fructoza cao (10-15%). Người ta dùng mít chế biến nhiều món khác nhau, ở Huế có món mít trộn với tôm, hành, nước mắm ăn kèm với bánh tráng nướng. Quả mít non có thể sử dụng như rau để nấu canh, kho với cá, xào với thịt, làm gỏi. Múi mít chín làm sữa chua mít mát lạnh mùa hè, mứt mít, mít sấy khô... Xơ mít có thể dùng làm dưa muối gọi là nhút. Món này làm từ xơ mít chín hoặc từ quả mít xanh. Phương ngôn "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn" nhắc đến hai đặc sản của vùng quê ở Nghệ An. Hạt mít cũng ăn được và có giá trị dinh dưỡng nhất định. Hột có thể đem rang, luộc, hoặc hấp. Trước khi ăn thì bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài; có mùi thơm và vị bùi. Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Lá mít cũng được dùng để gói thuốc lào truyền thống.
Ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc có tác dụng giúp xương chắc khỏe, phòng chống bệnh ung thư, tốt cho da, hệ tiêu hóa, tim mạch, tốt cho phụ nữ mang thai... Gỗ mít, nhất là tâm gỗ ở các cây to, là một loại gỗ quí, không những dùng trong xây dựng còn để làm dụng cụ, chế những đồ gỗ mỹ nghệ do thớ mềm, không nứt. Mít cũng ảnh hưởng tích cực đến môi trường. Do cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá dày, xanh quanh năm, bóng râm có giá trị cải thiện môi trường cao đặc biệt ở nông thôn, mùa nắng, giữa các ruộng lúa thiếu bóng cây.
Mít là một trong nhiều cây ăn quả của vùng nông thôn, cuốn hút người ta bởi vị ngọt và hương thơm nồng nàn của nó. Ai đã từng nếm qua một múi mít ngọt thơm, hẳn sẽ không bao giờ quên hương vị quyến rũ đó.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 6
Những mùa trái cây là lúc tôi được thưởng thức hương vị thanh mát của cây trái quê hương. Nào xoài, nào ổi, nào đu đủ, nào thanh long, nào chuối, nào cóc, loài nào cũng quý và thơm. Nhưng với tôi, ấn tượng và say mê học nhất vẫn là cây mít đầu làng.
Mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được du nhập sang nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, nó được trồng ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, mít là loài cây phổ biến ở các vùng nông thôn, vùng đất đỏ bazan như Kon Tum, Đắk Lắk hay những vùng phù sa màu mỡ của miền Tây. Mít cũng là loại trái cây biểu tượng của Bangladesh.
Cây mít là cây thân gỗ, mỗi cây cao trung bình từ 10 đến 15 mét. Bán kính gốc từ 20cm đến 30cm, cây lâu năm có thể lên đến 60cm, ôm không xuể. Da mít có màu nâu, sần sùi, cứng. Lá mít có hình bầu dục, mọc riêng lẻ, lúc non có màu xanh, về già chuyển sang màu vàng rồi rụng cành, lá mít khô có màu nâu đen. Mít cho trái trong những ngày xuân, khi đất trời tưới cho thiên nhiên những cơn mưa tươi mát. Trải qua quá trình phát triển, những gì tinh túy nhất của trái mít được chín dần. Những trái mít to lớn quấn lấy nhau, đùm bọc nhau, đùm bọc lẫn nhau. Mỗi quả mít thường nặng từ 4 – 5 kg, có quả nặng tới 10 kg, vỏ có gai nhọn, màu xanh đậm, cứng. Tháng tám, mít chín dần, múi mít chín có mùi thơm ngát bay khắ không gian, cả khu vườn đắm chìm trong hương thơm ngây ngất mà chị mang đến. Những múi mít bổ ra đầy múi vàng, thơm, ngọt, mát.
Mít là loại cây dễ thích nghi, dù ở vùng đất phù sa màu mỡ hay những nơi khô cằn sỏi đá, mít vẫn có thể sống và phát triển tốt. Chúng cũng chịu được nhiều loại khí hậu khắc nghiệt. Mít cũng là loại cây ưa sáng, phát triển nhanh nếu được bà con chăm sóc.
Cây mít mang lại nhiều lợi ích cho con người. Cây cao cho bóng mát, lá mít có thể làm thuốc chữa bệnh dân gian, làm thức ăn cho gia súc và bón phân rất tốt. Mít cho quả ngọt và lành, mang lại giá trị kinh tế cao khi xuất bán hoặc xuất khẩu. Mít có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Khi còn non thì làm món mít luộc, mít xào, nấu canh mít, làm gỏi cực ngon. Mít chín có thể phơi khô để làm trái cây sấy dẻo, trái cây thập cẩm. Một số món ăn, mít thái sợi hay sinh tố cũng rất ngon và bổ dưỡng. Hạt mít khi luộc hoặc rang có vị bùi bùi như đậu phộng. Điều đặc biệt hơn là mít còn cho gỗ, những cây mít lâu năm có thể xẻ gỗ để làm trần nhà, khung cửa, bàn ghế,… Gỗ mít bền, chắc và đẹp, khi đánh bóng lên màu gỗ vàng tươi, sáng. góp phần làm đẹp cho ngôi nhà. Có thể nói hiếm có loại cây nào lại mang đến cho con người nhiều công dụng như cây mít.
Trong khi kho tàng văn học Việt Nam, nhất là tục ngữ, ca dao, người ta thường nói đến cây mít với hàm ý về sự sung túc, đầy đủ như “Ngõ nhà lợp ngói” hay “Tiền nhiều như lá mít”. . Mít cũng đã đi vào thơ văn của nhiều thi nhân Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Huân, Đỗ Hữ Tích.
Cây mít – loài cây thuộc mạng hương của hồn quê. Tuổi thơ tôi lớn lên gắn bó với hương thơm ngào ngạt của mít và lúa non. Sau này dù có đi xa em vẫn mang theo hương vị ấy để nhớ về một thời đầy ắp kỉ niệm đẹp. Ồ! Yêu lắm cây mít quê em.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 10
Cây mít là cây thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Là loại quả yêu thích của rất nhiều người. Cho nên, mít xứng đáng có một chỗ đứng trong khu vườn của gia đình.
Cây mít tên thường gọi là cây mít hay có thể gọi tên mít bằng đặc trưng của nó như mít mật, mít dai, mít tố nữ…Có tên khoa học Artocarpus heterophyllus. Thuộc họ dâu tằm ( Moraceae). Cây mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, khí hậu ở đây khá giống với miền Nam nước ta. Quả mít là quả thuộc quốc gia Bangladesh. Mít được trồng phổ biến là các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines…
Mít được trồng và phát triển tốt những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Mỹ. Mít từ Mexico xuất khẩu sang Mỹ, nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây, với nhu cầu thị trường tiêu thụ mít đáng kể.
Ở Việt Nam, mít được trồng phổ biến, đặc biệt là những vùng nông thôn. Tại những khu vực này, mít sẽ được thu hoạch quả để buôn bán thương mại và sử dụng cho chăn nuôi. Hiện nay, với những ưu điểm của mít, nó còn được sản xuất cây giống công nghiệp như cây công trình, phục vụ cho hệ sinh thái nhà cửa, biệt thự…
Cây mít là loại cây gỗ nhỡ có chiều cao từ 8-15m. Cây mít có quả, thường sẽ ra quả sau 3 năm tuổi, quả mít là loại quả phức, ăn được và có nguồn dinh dưỡng cao. Mít là loại cây có nhựa nhiều, từ thân cây, cuống, lá và quả mít đều có nhiều nhựa. Quả mít khá lớn, có hình bầu dục, kích thước dao động từ rộng 20 – 30cm x dài 30 – 60cm. Vỏ mít xù xì, có gai nhỏ.
Trong quả mít còn có xơ mít, múi mít và hột mít. Xơ mít khi xanh non dai, vị hơi chát, còn khi chín thơm, hơi dai có vị ngọt. Múi mít khi xanh giòn dai, khi chín mềm, có mùi thơm, vị ngọt, màu vàng. Thông thường sử dụng khi chín có vị ngọt đậm khi này hàm lượng đường glucoza,fructoza. Hạt mít có vỏ đào màu nâu, bên trong nhân màu trắng nhiều chất dinh dưỡng, có thể rang, luộc lên để ăn.
Lá mít là lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, khá dai và giòn, dài 9-20cm. Lá có hình trứng ngược, mặt trên lá có màu lục đậm bóng. Đặc biệt, trẻ em vùng quê, thường lấy lá mít làm đồ chơi với những hình thù đáng yêu. Hoa mít mọc trên thân chính hay trên những cành lớn. Hoa đơn tính, xuất hiện trên những cuống ngắn, phân nhánh. Hoa có hoa đực, hoa cái riêng cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực dài, nhiều hoa, có lông tơ, bao hoa hình ống, bao gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh, lá bắc hình khiên.
Cụm hoa cái hình bầu dục, mọc ở trên thân hoặc cành già, mọc sát nhau trên một trục và không có cánh. Mỗi cụm lên đến vài trăm hoa, nhụy chẻ đôi, nổi lên mặt hoa. Quả mít đực non, da hơi nhẵn, nhiều nhựa, chát. Còn quả mít cái có lông phủ màu vàng bên ngoài, quả ăn được, có vị chát chát hơi ngọt, quả mít cái là món khoái khẩu của nhiều người, khi chấm với muối ớt.
Cây mít có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, màu xanh đậm, tỏa bóng mát tốt. Mùa ra quả của mít là giữa mùa xuân và mít chín vào cuối hè. Vì thế, nếu như muốn ăn mít chất lượng, ngon, đúng mùa nên chọn vào cuối hè từ tháng 7-8 hằng năm. Đối với khí hậu nước ta, mít thích nghi tốt, dễ trồng và sinh trưởng tốt. Mít được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam. Ở miền Nam, khí hậu thích hợp nhất nên có thể trồng được cả một số loại mít khác nữa, nổi tiếng như mít tố nữ rất thơm và ngon.
Trong thực tế đời sống, mít là cây có giá trị thương mại, có ý nghĩa về mặt kinh tế. Mít mang đến rất nhiều công dụng, từ làm cảnh, làm thực phẩm cho đến làm thuốc. Đồng thời, mít là loài cây nhiều quả, xum xuê nó mọc từ dưới thân cho đến trên ngọn. Trong phong thủy hình ảnh cây mít nói lên sự đoàn kết, sum vầy. Hơn thế nữa, theo chuyên gia phong thủy nó còn thể hiện cho sự kiên cường, trí tuệ.
Ngoài ra, cây mít dễ sống. Dù đất có cằn cỗi đế mấy, cây mít vẫn luôn xanh tươi và đâm chồi nảy lộc quanh năm. Điều này tượng trưng cho sự cố gắng vươn lên không ngừng, thăng tiến trong sự nghiệp và phát tài phát lộc. Vì vậy, mít vừa có ích rất nhiều trong thời sống, trong phong thủy nó mang đến những ý nghĩa tuyệt vời.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 3
Cây mít là cây thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Là loại quả yêu thích của rất nhiều người. Cho nên, mít xứng đáng có một chỗ đứng trong khu vườn của gia đình.
Cây mít tên thường gọi là cây mít hay có thể gọi tên mít bằng đặc trưng của nó như mít mật, mít dai, mít tố nữ…Có tên khoa học Artocarpus heterophyllus. Thuộc họ dâu tằm ( Moraceae). Cây mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, khí hậu ở đây khá giống với miền Nam nước ta. Quả mít là quả thuộc quốc gia Bangladesh. Mít được trồng phổ biến là các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines… Mít được trồng và phát triển tốt những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Mỹ. Mít từ Mexico xuất khẩu sang Mỹ, nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây, với nhu cầu thị trường tiêu thụ mít đáng kể.
Ở Việt Nam, mít được trồng phổ biến, đặc biệt là những vùng nông thôn. Tại những khu vực này, mít sẽ được thu hoạch quả để buôn bán thương mại và sử dụng cho chăn nuôi. Hiện nay, với những ưu điểm của mít, nó còn được sản xuất cây giống công nghiệp như cây công trình, phục vụ cho hệ sinh thái nhà cửa, biệt thự…
Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thân gỗ. Trái mít khá lớn hình bầu dục, kích thước 30 đến 60cm x 20 đến 30 cm với vỏ sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7 – 8).
Mít là một loài cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người trồng. Hiện nay, nhiều mô hình nông nghiệp không hiệu quả đã được các sở ngành địa phương khuyến khích chuyển đổi sang mô hình trồng mít, kết hợp với việc bán trái tươi là mô hình sản xuất các sản phẩm từ mít trong chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Giá mít theo mùa vụ, tuy nhiên vẫn đem lại lợi nhuận cao cho bà con do dễ trồng, dễ chăm sóc, sai trái, lại ổn định đầu ra. Hiện, mít Thái tại vườn được thương lái mua ở mức khá cao, dao động 15 – 16 ngàn đồng/kg, tùy vào chất lượng.
Với mức giá ổn định như vậy, nông dân trồng mít cho thu nhập trên 350 triệu đồng/ha. Việc mở rộng quy mô trồng và nâng cao phương thức như áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, đặc biệt là chứng nhận hữu cơ Organic như của Vinamit đang thực hiện là một hướng đi an toàn, bền vững cho loại cây trồng này.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 4
Những mùa hoa trái về là những lần em được tận hưởng đủ hương vị mát lành của cây trái quê hương. Nào xoài, nào ổi, nào đu đủ, thanh long, nào chuối, nào cóc, loài nào cũng quý, cũng thơm. Những với em, ấn tượng và đam mê tìm hiểu nhất vẫn là cây mít làng quê.
Mít có xuất xứ từ Ấn Độ, sau này được du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, mít là loài cây phổ biến ở các vùng nông thôn, những vùng đất đỏ bazan như Kon Tum, Đắk Lăk hay những vùng phù sa màu mỡ miền Tây. Mít cũng là loại quả biểu tượng của đất nước Bangladesh.
Cây mít là cây thực vật thân gỗ, mỗi cây cao trung bình từ 10 mét đến 15 mét. Bán kính thân từ 20cm đến 30cm, cây lâu năm có thể lên đến 60cm, vòng tay người ôm không xuể. Vỏ mít màu nâu, sần sùi, cứng. Lá mít hình bầu dục, mọc riêng lẻ có màu xanh khi còn non, về già lá chuyển vàng và rụng cành, lá mít khô có màu nâu đậm. Mít cho quả vào những ngày xuân, khi đất trời tưới cho thiên nhiên những làn mưa bay bay tươi mát. Qua quá trình phát triển, kết tính những tinh túy tạo hoá mít dần trưởng thành.
Những quả mít khi lớn quấn quýt lấy nhau, đùm bọc nhau, bảo vệ nhau. Mỗi quả mít thường nặng từ 4 đến 5 kg, có quả nặng đến 10kg, vỏ quả có gai nhọn, màu xanh đậm, cứng. Vào độ tháng 8, mít dần chín, quả mít chín có vị thơm lừng bay khắp không gian, cả khu vườn chìm đắm trong mùi hương ngất ngây mà nàng mang đến. Bổ qua mít ra là đầy những múi vàng ươm, thơm lừng, ăn ngọt lịm, thanh mát.
Mít là loài cây dễ thích nghi, dẫu đất phù sa màu mỡ hay nơi sỏi đá khô cằn thì mít vẫn có thể sống và phát triển tốt. Chúng cũng chịu đựng được với nhiều loại khí hậu khắc nghiệt. Mít cũng là loài cây ham ánh sáng, sinh trưởng nhanh hơn nếu được sự chăm sóc của người nông dân.
Cây mít mang lại nhiều lợi ích cho con người. Cây cao che mát, lá mít có thể làm các bài thuốc dân gian, làm thức ăn cho gia súc và bón phân tốt. Mít cho quả ngọt lành, mang lại giá trị kinh tế khá cao khi đem bán hoặc xuất khẩu. Quả mít có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Khi còn non làm mít luộc, mít xào, mít nấu canh, làm gỏi vô cùng ngon. Mít chín có thể sấy khô làm hoa quả sấy, hoa quả thập cẩm. Một vài món nhút, xơ mít hay làm sinh tố cũng ngon và giàu dinh dưỡng. Hạt mít khi luộc hoặc rang ăn có vị bùi bùi như đậu phộng.
Điều đặc biệt hơn là mít còn cho gỗ, những cây mít lâu năm có thể xẻ gỗ để làm trần nhà, khung cửa, bàn ghế,… Gỗ mít bền, chắc và đẹp, khi đánh bóng màu gỗ vàng tươi, sáng, góp phần làm đẹp cho ngôi nhà. Có thể nói, ít có loài cây nào mang lại cho con người nhiều công dụng như cây mít.
Cây mít – loài cây thân thuộc mạng hương vị hồn quê. Tuổi thơ em lớn lên gắn bó với mùi hương ngào ngạt của mít, của lúa non. Sau này, dẫu có đi xa, em vẫn sẽ mang hương vị ấy giữ bên mình để nhớ về một thời kí ức đầy đẹp đẽ. Ôi! Thương biết bao nhiêu những cây mít quê hương mình.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 8
Khắp mọi miền trên đất nước ta, ở nơi nào cũng trồng được mít. Ở Hà Tĩnh, Quảng Trị và Tây Nguyên mít được trồng nhiều vô kể. Mít là loại cây thuộc họ dâu, cây thân gỗ. Lá mít tương tự như lá đa. Quả mít có thể mọc từ gốc lên tới tận các cành cao. Có những cây mít cho thu hoạch vài chục quả.
Hiện nay loài cây này được phân bố tại khá nhiều nước như Thái Lan, Bănglađét, Philippines… Cho đến năm 1992 thì mít đã được lựa chọn là cây ăn quả ngon và được các nhà nghiên cứu cây trồng phát triển và lai tạo thành nhiều giống mới.
Đây là cây thân gỗ xuất hiện tại nhiều địa phương tại Việt Nam. Thân cây mít có màu xám đậm, vỏ cây hơi loang. Nhiều người thắc mắc cây mít cao bao nhiêu thì loài cây này khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 7-15m, cá biệt cây có thể cao tối đa tới 20m. Đường kính trung bình khoảng 50cm khi cây trưởng thành. Tuy nhiên có những cây lớn đường kính có thể lên đến gần 1m hoặc hơn. Cành mít có nhiều nhánh, trên các nhánh nhỏ non thường xuất hiện lông tơ. Phần cành non có màu xanh đậm sau đó dần dần chuyển thành màu nâu sau khi lớn.
Lá cây mít màu xanh nhạt khi non sau đó dần chuyển thành màu xanh đậm và chuyển vàng khi già. Lá hình bầu dục, nổi rõ gân và thường có chiều dài khoảng 15 đến 20cm, chiều ngang khoảng 5 đến 7cm. Lá dày, cứng và mép lá không có răng cưa. Đầu lá tròn, phần mặt sau lá có mọc lông.
Hoa mít mọc ngay trên cuống lá, phần tiếp giáp giữa cuống lá và cành con hay thân chính. Hoa cũng có thể mọc xung quanh gốc. Hoa mít ngắn và thô, cây có cả hoa đực và cái. Hoa đực mọc thành cụm, trên mặt ngoài có lông tơ mềm. Hoa cái mọc theo trục với số lượng lên đến vài trăm hoa và phía trên mặt có nhụy trẻ đôi.
Mít có tuổi thọ rất cao và là một trong những loại cây lâu năm được yêu thích và xuất hiện tại nhiều địa điểm. Mùa ra quả của mít là giữa mùa xuân và mít chín vào cuối hè. Vì thế, nếu như muốn ăn mít chất lượng, ngon, đúng mùa nên chọn vào cuối hè từ tháng 7-8 hằng năm. Đối với khí hậu nước ta, mít thích nghi tốt, dễ trồng và sinh trưởng tốt. Mít được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam. Ở miền Nam, khí hậu thích hợp nhất nên có thể trồng được cả một số loại mít khác nữa, nổi tiếng như mít tố nữ rất thơm và ngon.
Quả mít thuộc loại quả phức có hình trứng, quả có thể dài từ 30-60 cm, nặng khoảng vài cân, có quả to nặng đến hai, ba yến. Ngoài vỏ có những chiếc gai hình lục giác nhô lên, đều tăm tắp. Các múi xếp thành lớp hình những chiếc túi, nhiều có thể lên tới vài trăm múi to như quả táo; mỗi múi lại có một hạt màu vàng sẫm.
Bà Chúa thơ Nôm có thơ vịnh quả mít rất hóm hỉnh, mở đầu là hai câu: “Thân em như quả mít trên cây – Da nó xù xì, múi nó dày”. Mít có nhiều loại: mít dai, mít mật, mít mỡ, mít tố nữ. Mít tố nữ quả nhỏ tròn, ngọt ngon là loại mít được quý chuộng nhất.
Mít chín có vị ngọt thơm. Hạt mít được phơi khô làm lương thực. Mít non có thể thái nhỏ để xào nấu, để ủ thành dưa ăn rất ngon miệng. Người ta có thể chế biến thành mứt mít, rượu mít vàng sánh như mật ong.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 7
Mít là loại cây ăn quả được biết đến hàng nghìn năm nay, cây mít có quả thơm ngon có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, là loại cây lâu năm nên khi trồng mít một lần cây cho quả đến mấy chục năm sau, đồng thời là loại cây dễ chăm sóc không cần tốn công sức của người trồng. Mít không chỉ để ăn quả khi chín, mà nó còn được áp dụng trong việc chế biến thực phẩm như: Mít sấy khô, làm kẹo, làm nước uống, nấu ăn… Vì thế nhu cầu sử dụng mít đối với người tiêu dùng là rất cao.
Vài năm trở lại đây, người dân còn trồng rất nhiều để chuyên kinh doanh bởi mít không chỉ có những ưu điểm trên, mà nó còn có năng suất và giá trị kinh tế hơn so với loại quả khác. Để có được năng suất và chất lượng mít tốt nhất người trồng cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít dưới đây cũng như các phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để có được một vườn mít ưng ý nhất.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại mít ngon: mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái, mít dai, mít không hạt, … Cây mít có chiều cao 4-15m, sống lâu năm, vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả. Thân cây màu xám đậm, Mít có nhiều cành nhánh, trên những cành non có nhiều lông.
Lá mít là lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, khá dai và giòn, dài 9-20cm. Lá có hình trứng ngược, mặt trên lá có màu lục đậm bóng. Đặc biệt, trẻ em vùng quê, thường lấy lá mít làm đồ chơi với những hình thù đáng yêu.
Hoa mít mọc trên thân chính hay trên những cành lớn. Hoa đơn tính, xuất hiện trên những cuống ngắn, phân nhánh. Hoa có hoa đực, hoa cái riêng cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực dài, nhiều hoa, có lông tơ, bao hoa hình ống, bao gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh,lá bắc hình khiên. Cụm hoa cái hình bầu dục, mọc ở trên thân hoặc cành già, mọc sát nhau trên một trục và không có cánh. Mỗi cụm lên đến vài trăm hoa, nhụy chẻ đôi, nổi lên mặt hoa. Quả mít đực non, da hơi nhẵn, nhiều nhựa, chát.
Quả mít khá lớn, có hình bầu dục, kích thước dao động từ rộng 20 – 30cm x dài 30 – 60cm. Vỏ mít xù xì, có gai nhỏ. Trong quả mít còn có xơ mít, múi mít và hột mít. Xơ mít khi xanh non dai, vị hơi chát, còn khi chín thơm, hơi dai có vị ngọt. Múi mít khi xanh giòn dai, khi chín mềm,có mùi thơm, vị ngọt, màu vàng. Thông thường sử dụng khi chín có vị ngọt đậm khi này hàm lượng đường glucoza, fructoza. Hạt mít có vỏ đào màu nâu, bên trong nhân màu trắng nhiều chất dinh dưỡng, có thể rang, luộc lên để ăn.
Ngoài ra, cây mít dễ sống. Dù đất có cằn cỗi đế mấy, cây mít vẫn luôn xanh tươi và đâm chồi nảy lộc quanh năm. Điều này tượng trưng cho sự cố gắng vươn lên không ngừng, thăng tiến trong sự nghiệp và phát tài phát lộc. Vì vậy, mít vừa có ích rất nhiều trong thời sống, trong phong thủy nó mang đến những ý nghĩa tuyệt vời.
Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 1
Mít là một loại cây ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và Băng – la – đét. Ở mỗi vùng miền hay quốc gia khác nhau thì quả mít lại mang một hương vị rất riêng. Khắp mọi miền trên đất nước ta, ở nơi nào cũng trồng được mít. Tuy nhiên mít được trồng chủ yếu ở nông thôn, và có nhiều nhất ở vùng Hà Tĩnh, Quảng Trị và Tây Nguyên. Mít có nhiều loại: mít dai, mít mật, mít mỡ, mít tố nữ. Mít tố nữ quả nhỏ tròn, ngọt ngon là loại mít được ưa chuộng nhất.
Về đặc điểm, cây Mít thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 8 đến 15m, bộ rễ gắn sâu, chống hạn tốt, nhưng muốn mít có sản lượng cao thì người ta hay trồng ở những vùng có lượng mưa nhiều từ 1.000 mm trở lên, nếu không tưới. Ngược lại, cây Mít chống úng kém. Vào những năm bị lụt, trên vùng đất bị úng, mít là cây chết trước tiên. Lá mít tương tự như lá đa, chỉ khác là mịn hơn không có lông mịn như trên mặt lá đa, có mùi thơm nhẹ rất đặc biệt.
Mít trồng xuống đất, chăm sóc sau ba năm mới bắt đầu ra quả. Quả mít có hình trái xoan với kích thước trung bình dài 60cm chiều dài và đường kính khoảng 40cm. Phần vỏ quả màu vàng nâu, có nhiều gai cứng và nhọn. Phía bên trong quả có múi vàng, thơm, trong múi có hạt màu nâu.
Mít chín có vị ngọt, đặc biệt tỏa mùi thơm, từ trong nhà có thể ngửi thấy mùi mít chín ngoài vườn. Qủa mít có nhiều nhựa. Ở quê tôi khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa. Nếu còn nhựa thì dùng lá khoai không thấm nước hoặc lá gấc để lau bớt. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè khoảng tháng 7 – 8.
Ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc có tác dụng giúp xương chắc khỏe, phòng chống bệnh ung thư, tốt cho da, hệ tiêu hóa, tim mạch, tốt cho phụ nữ mang thai… Gỗ mít, nhất là tâm gỗ ở các cây to, là một loại gỗ quý, không những dùng trong xây dựng còn để làm dụng cụ, chế những đồ gỗ mỹ nghệ do thớ mềm, không nứt.
Loài cây này có khả năng thích ứng được nhiều điều kiện thời tiết và sinh sống được ở vùng nhiệt độ thấp từ 18-20 độ C. Cây cho ra quả quanh năm và có khá nhiều giống lai tạo có thể ép quả ra sớm hay muộn phù hợp mùa vụ, bán được giá hơn. Các giống mít khác nhau cũng cho trái ở những thời điểm khác nhau. Bởi vậy tại Việt Nam hầu như mùa nào cũng có thể xuất hiện và thưởng thức loại quả thơm ngon này.
Loài cây này tường được trồng trong sân nhà, khuôn viên biệt thự, khu du lịch, resort… Cây có tán lớn, bóng rợp, có thể làm cây che mát công trình, tạo không gian gần gũi với thiên nhiên.