Trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, dù ở miền nào của đất nước, mỗi nhà đều chuẩn bị mâm phẩm vật với đủ 5 loại trái cây trên bàn thờ gia tiên. Mỗi loại quả với những ý nghĩa sâu sắc riêng nhưng đều thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và khát vọng sung túc, cát tường trong dịp đầu năm. Chính vì mục đích trên, nhân lúc nhà nhà chuẩn bị đón Tết, Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc top các loại trái cây nên trưng trong mâm ngũ quả vào dịp Tết.
Đu đủ
Trong tên của quả đu đủ cũng thể hiện phần nghĩa ứng với mong cầu "đủ" của mọi gia đình như: đủ tiền, đủ sức khỏe, đủ may mắn,... Với sự có mặt của quả tốt lành này trong mâm ngũ quả, người người, nhà nhà sẽ có cuộc sống no đủ, không sợ thiếu thốn vật chất trong cả năm.
Nhờ vào tên gọi của mình, đu đủ luôn vinh hạnh hiện diện trong các phẩm vật cổ truyền trong dịp Tết Nguyên Đán từ xưa đến nay. Loại quả này là tượng trưng cho khát vọng về sự thịnh vượng và viên tròn trong vật chất lẫn tâm hồn cho mỗi người khi Tết đến xuân về.
Thơm (miền Nam gọi là khóm)
Ở miền Nam gọi là quả khóm, miến Bắc gọi là quả thơm. Nếu chưng chúng trong ngày tết đều có ý nghĩa là mang sự may mắn, thơm tho, sung túc đến cho cả gia đình.
Những chồi tươi tốt bung xòe nở đều trên quả dứa mang thêm ý nghĩa của sự phát triển mạnh mẽ trong công việc làm ăn, hay ngụ ý mong muốn con cháu đầy nhà.
Quả bưởi
Quả bưởi là loại quả thường gặp nhất trong mâm quả của mỗi gia đình ở mọi miền đất nước. Trong mâm ngũ quả, người ta thường dành vị trí ở giữa và cao nhất để trang trí quả bưởi.
Với hình dáng căng tròn, quả bưởi là biểu tượng cho sự thịnh vượng và viên mãn trong cuộc sống mỗi người vào dịp đầu năm mới. Chính vì vậy, mọi gia đình đều ưu tiên chọn lựa quả bưởi để trang trí và dâng cúng trời đất tổ tiên khi Tết đến.
Dưa hấu
Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.
Khi mua dưa hấu bạn có thể búng vào thân dưa và nếu tiếng phát ra là tiếng trầm và chắc nịch là quả dưa còn tươi và ngon. Bạn cũng nên chọn quả dưa có núm đều, phần đáy lõm. Những quả dưa có lớp da căng bóng là những quả dưa ngon và chín tới.
Quả Phật Thủ
Quả Phật Thủ với hai đặc điểm tốt lành là: hình dáng giống bàn tay của Đức Phật và màu vàng óng ánh, đã trở thành một loại quả quan trọng trong việc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi vì có dạng bàn tay Phật, người ta tin rằng khi dâng cúng loại quả này lên bàn thờ Phật Trời thì sẽ nhận được sự ban phúc lành và tài lộc từ ân trên.
Ngoài ra, đối với người dân Châu Á, màu vàng luôn là màu may mắn, thịnh vượng và cát tường và luôn ưu tiên xuất hiện trong mỗi gia đình khi mùa xuân đến. Chính vì hội tụ đủ hai yếu tố phước lành trên, quả Phật Thủ có một vị trí quan trọng trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc.
Quả quất
Theo phát âm tiếng Hán thì chữ "quất" còn được phát âm tương tự như từ "cát" trong "cát tường", chính vì thế, quả quất cũng là một vật phẩm lý tưởng để trưng trong mâm ngũ quả vào dịp Tết.
Với ý nghĩa tốt lành như trên, quả quất sẽ mang đến cho gia chủ một năm mới tràn đầy những sự kiện tốt lành và nhiều điều may mắn như ý nguyện. Đối với các gia đình kinh doanh, loại quả này có thể mang đến tin vui về làm ăn phát đạt và đại phú đại quý trong cả năm.
Quả chuối xanh
Mùa xuân là mùa của hoa trái sum sê, cỏ cây đâm chồi nảy lộc và chứa đựng sức sống dồi dào của thiên nhiên vạn vật. Chính vì thế, với sắc xanh mượt mà, quả chuối xanh là vật phẩm thiên nhiên tượng trưng cho một mùa xuân mới, tràn đầy may mắn và những điều tốt lành theo quan niệm của người dân miền Bắc.
Thêm vào đó, với hình dáng như lòng bàn tay đang đặt ngửa lên, quả chuối xanh như đang hứng lấy tinh túy của đất trời để ôm ấp và che chở cuộc sống bình an, êm ấm cho mỗi gia đình. Chính vì ý nghĩa thiêng liêng trên, quả chuối xanh đóng vai trò trọng yếu, không thể thiếu trong mâm ngũ quả ở miền Bắc vào mỗi dịp xuân về.
Quả sung
Chính vì tên gọi đầy ý nghĩa của mình, quả sung là một loại quả được yêu thích và săn lùng trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Với hình dạng như những quả cầu tròn nhỏ, những quả sung liên kết với nhau thành từng chùm.
Chính vì vậy, loại quả này được mong đợi mang đến cho gia chủ sự sung túc về vật chất và tinh thần cả năm cùng sự đoàn viên và sum vầy của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, màu sắc xanh tươi mơn mởn của quả sung hứa hẹn một khởi đầu tràn đầy sức sống và cát tường cho mọi người.
Xoài
Là loại quả thể hiện khát vọng về sự tiêu xài thỏa thích trong năm mới, quả xoài luôn là vật phẩm phổ biến và không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Với phát âm miền Nam thì quả xoài còn được gọi với tên khác là quả xài, chính vì thế, người ta dùng quả xoài để ví von cho ước mơ về việc sử dụng tiền tài được đầy đủ, không sợ thiếu thốn.
Khi kết hợp với ba loại quả kể trên, sự hiện diện của quả xoài sẽ giúp cho gia chủ có được một năm mới ấm no, hạnh phúc và có đủ tài sản để chi tiêu thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.
Nho
Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.
Bày nho trong mâm ngũ quả làm cho mâm quả đẹp hơn, bởi màu sắc của nho rất đẹp, quả nhỏ tròn, kết thành chùm, dễ trang trí. Mâm ngũ quả có nho sẽ lịch sự, đẹp sang trọng hơn rất nhiều.
Cam
Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Một trong những loại quả mà người miền Bắc rất hay bày đó là quả cam. Đây là loại quả có màu sắc tươi mới, hài hòa. Quả tròn, dễ bày. Và đặc biệt cam có màu vàng đại diện cho tài lộc, sự thanh đạt.
Dừa
Đối với người dân miền Nam thì không nên có quá nhiều tham vọng trong năm mới, chỉ cầu sự bình an và ăn no mặc ấm là điều quý giá trong cuộc sống mỗi người. Với ý nghĩa trên, quả dừa cũng là loại quả không thể vắng mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết ở tỉnh thành Nam Bộ. Người ta thường ưu tiên chọn những quả dừa tròn trịa, nặng trĩu, đặc biệt là dừa lửa - loại dừa có vỏ màu vàng hoặc ửng đỏ để trưng vào dịp Tết.
Thêm vào đó, trong mâm cỗ cúng lễ vào đêm giao thừa, người dân Nam Bộ cũng ưa thích dùng quả dừa làm vật phẩm cúng tế trời đất và tổ tiên. Sau đó, phần nước dừa sẽ được chia đều cho con cháu để nhận lấy sức khỏe bình an từ Trời Phật ban cho theo tin ngưỡng dân gian lưu truyền.
Quả thanh long
Tên gọi của quả thanh long đã hội tụ đủ yếu tố phước lành để nhà nhà lựa chọn nó cho việc trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết. Với hình dạng xinh đẹp giống như đuôi của loài rồng - một linh vật huyền thoại linh thiêng bậc nhất trong văn hóa tâm linh của phương đông, "thanh long" tượng trưng cho hình ảnh rồng phi lên trời, hội tụ cùng với mây xanh và trời cao.
Loại quả cát tường này sẽ mang đến một bắt đầu đầy thịnh vượng và phước lộc cho mỗi gia đình. Bên cạnh đó, màu đỏ sắc sảo kết hợp với màu xanh tươi giàu sức sống, trang trí quả thanh long sẽ giúp cho mâm ngũ quả trở nên tinh xảo và đẹp mắt hơn.
Quả lựu
Lựu không những là loại trái có hình thực đẹp, hương vị ngon ngọt. Đặc biệt, người ta thường quan niệm rằng, lựu là một loại trái cây nhiều hạt, mỗi hạt đều đỏ ngọt tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.
Lựu lại có màu rất đẹp, và để được lâu, do đó, người Việt Nam rất thích trưng bày loại quả này trên mâm ngũ quả.
Mãng cầu
Theo quan niệm dân gian Nam Bộ, mỗi gia đình đều có sẵn một mâm ngũ quả tượng trưng cho khát vọng "Cầu, dừa, đủ, xoài (xài)" trong dịp năm mới bắt đầu. Theo lối chơi chữ này, quả mãng cầu là yếu tố đầu tiên không thể thiếu với ý nghĩa thể hiện sự khát khao và mong cầu những điều may mắn và tiền tài sẽ đến với gia đình.
Ngày thường, mãng cầu xiêm là loại quả phổ biến với mức giá bình dân nhưng ngay vào thời điểm cận Tết, nhà nhà đều săn lùng loại quả này để trưng trong mâm ngũ quả cho nên mức giá tăng lên nhanh chóng. Với vị chua ngọt tự nhiên, ở miền Nam, mãng cầu còn được sử dụng để làm món mứt đãi khách và rất được yêu thích.
Mua quả mãng cầu bạn nên chọn quả có da còn tươi, vừa mới hái xong, vỏ màu vàng nhạt, láng bóng. Đặc biệt, phần mắt gai cần phải to, mềm, khoảng cách giữa các gai rộng.