Bạn có bao giờ tự hỏi công việc của mình sẽ được trả lương cao hơn ở một đất nước khác không? Mỗi quốc gia đều có một tiêu chuẩn riêng khi nói đến chi phí sinh hoạt, mức lương trung bình và giá trị hàng hóa. Ngày hôm nay, các bạn hãy cùng TopList so sánh mức lương trung bình của các nước trên thế giới để xem những quốc gia nào có mức lương cao nhất thế giới nhé!
Cũng như các nước láng giềng Đan Mạch và Hà Lan, Na Uy có mức thuế thu nhập cao với các dịch vụ miễn phí từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục đại học. Đất nước này còn có tỉ lệ thất nghiệp cực kì thấp và một lực lượng lao động hiệu quả. Tại Na Uy, số giờ làm việc chỉ có 30 giờ/tuần để người dân dùng thời gian vào những mục đích khác cho cuộc sống của họ.
Bỉ có nền kinh tế đa dạng, phát triển mạnh mẽ và mức lương trung bình khá cao khi so sánh với các nước thuộc khu vực châu Âu. Họ có GDP đứng thứ 25 thế giới. Ngoài ra, khi làm việc tại Bỉ, người lao động nhận được nhiều phụ cấp và ngày nghỉ nhiều hơn người Mỹ. Hàng năm, chính phủ tăng lương cho người lao động dựa trên tỉ lệ gia tăng của hàng hóa. Tiền lương ở Bỉ được trả mỗi tháng thay vì 2 tuần 1 lần như ở Mỹ.
Ireland được biết đến vì có chất lượng sống cũng như nền kinh tế tự do nhất thế giới. Đây là trung tâm nông nghiệp của Vương quốc Anh, nhưng nền kinh tế của nó cũng dựa trên ngành công nghiệp công nghệ mạnh mẽ của Ireland. Nền kinh tế nước này dựa trên tri thức với nhiều công ty công nghệ cao cũng như các công ty video game lớn nhất thế giới. Ngoài mức lương trung bình cao, họ còn có mức thuế thấp nhất châu Âu, làm cho Ireland trở thành một nơi làm việc tuyệt vời cho người lao động.
Không gì có thể phủ nhận Mỹ là một đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đó là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới và chứng khoán cao nhất thế giới. Nước Mỹ có tầm ảnh hưởng kinh tế sâu rộng trên toàn cầu và mức lương cao nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, người lao động ở Mỹ có rất ít thời gian để tận hưởng cuộc sống do thời gian làm việc trung bình là 44 giờ/tuần. Mức thuế đối với thu nhập ở Mỹ cũng tương tự như các nước như Canada, Úc, và Anh, cao hơn Bắc Âu và thấp hơn Ireland. Trong khi là quốc gia giàu nhất thế giới và người lao động được trả lương cao nhưng đây cũng là nơi có tỉ lệ bất bình đẳng cao nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mức độ chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ là cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Hà Lan là một trong những nước giàu nhất thế giới khi nói đến GDP bình quân đầu người, điều này dẫn đến mức lương trung bình cao. Tương tự như Đan Mạch, Hà Lan có mức thuế thu nhập cao, cho phép họ cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí cho người dân. Nền kinh tế đa dạng, nhiều cảng biển lớn nhất châu Âu, chỉ số lạm phát và thất nghiệp khá thấp khiến cho lao động ở Hà Lan dường như là lí tưởng. Số giờ làm việc trung bình khoảng 35 giờ, thấp hơn mức trung bình 40 giờ ở một số quốc gia khác.
Đây là quốc gia nhỏ nhất trong danh sách này, kể cả về diện tích và dân số, nhưng nền kinh tế Luxembourg chủ yếu dựa vào ngân hàng và đầu tư và chỉ đứng sau Mỹ. Quốc gia này được coi như là trung tâm quỹ đầu tư của thế giới. Luxembourg có những công ty internet toàn cầu như Amazon và Skype; sản lượng thép cao nhất thế giới; nhiều hóa chất, các loại cao su và máy móc công nghệ cũng được sản xuất tại đây. Họ có mức thuế thu nhập tương tự như Na Uy và Đan Mạch, mức lương trung bình là cao nhất thế giới nhưng lương thực tế lại không cao bằng một số nước khi so sánh.
Canada là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Nước này có nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt khi nói đến dầu và khai thác gỗ. Canada là nước sản xuất dầu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ả rập Saudi. Canada cũng có ngành công nghiệp đánh cá phát triển mạnh mẽ và là một trong những quốc gia sản xuất phần mềm trò chơi đứng đầu thế giới. Lương trung bình khá cao cũng đi kèm với số thuế cao khi so sánh với Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế này bao gồm chăm sóc y tế miễn phí cho tất cả công dân cũng như các lợi ích xã hội khác. Ngoài ra, người dân Canada chỉ làm việc khoảng 32 giờ/ tuần, ít hơn so với người lao động ở Mỹ.
Đan Mạch có nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng, góp phần cho tiêu chuẩn sống cao trong nước. Cũng như các nước thuộc khu vực Bắc Âu, Đan Mạch có mức thuế cao. Số tiền thu được từ thuế được sử dụng để tài trợ cho các chương trình y tế, giáo dục và phúc lợi cho người nghèo. Đất nước này cũng có sự bất bình đẳng thu nhập thấp nhất trên thế giới và không có nợ quốc gia. Mức lương cao cùng các phúc lợi xã hội tốt khiến nơi đây trở thành một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới.
Úc là một nước có mức lương tối thiểu cao nhất thế giới, khoảng 17 USD/giờ, gấp đôi Mỹ. Bên cạnh đó, thời gian làm chỉ có 35 giờ/ tuần và không cho phép làm thêm giờ. Úc có nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới khi nói đến GDP, nền kinh tế phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên, Úc còn được biết đến với ngành xuất khẩu thực phẩm, dầu và vật liệu tự nhiên cũng như nhập khẩu rất ít từ các quốc gia khác.
Khi nói đến Thụy Sĩ, chúng ta thường nghĩ đến các mặt hàng chất lượng cao được xuất khẩu từ nước này. Điều này do nền kinh tế Thụy Sĩ chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất như: dược phẩm, hóa chất, đồng hồ, dụng cụ đo lường, nhạc cụ,... Tất nhiên nền kinh tế của nó cũng phụ thuộc vào ngân hàng, với đầu tư nước ngoài cực kì lớn. Thụy Sĩ được coi là một trong những quốc gia tiên tiến nhất về kinh tế trên thế giới. Họ có một mức thu nhập bình quân đầu người thực sự cao, tỉ lệ thất nghiệp và chêch lệch giàu nghèo thấp. Mức thuế cao đi kèm với những đặc quyền dịch vụ chất lượng và mức lương cao.