Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là một ngày lễ lớn của dân tộc, là dịp để tri ân tưởng nhớ những người anh hùng, thương binh, liệt sỹ đã hi sinh vì nền độc lập của dân tộc. Và trong ngày đặc biệt này, những bài phát biểu tọa đàm ngày 27/7 luôn là điều không thể thiếu. Hôm nay, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những bài phát biểu tọa đàm ngày 27/7 hay và ý nghĩa nhất nhé!
Bài phát biểu tọa đàm ngày 27/7 (số 4)
Kính thưa đồng chí ……....
Kính thưa các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí Thương, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, gia đình có công cách mạng!
Kính thưa các đồng chí đại biểu, các vị khách mời!
Trong những ngày tháng bảy lịch sử này, cùng với cả nước, cả tỉnh, huyện ta đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm xx năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/20xx). Hôm nay, Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện long trọng tổ chức buổi Lễ trọng thể này.
Thay mặt lãnh đạo và nhân dân huyện nhà, tôi xin gửi đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, các thân nhân Liệt sỹ và gia đình có công cách mạng những lời thăm hỏi ân cần, lòng biết ơn vô hạn và những tình cảm thắm thiết nhất.
Kính thưa các đồng chí và toàn thể đồng bào!
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Từ đây, nhân dân Việt Nam vươn lên làm chủ cuộc đời của mình trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Thành công ấy, hạnh phúc ấy được đổi bằng xương máu, sự hy sinh của biết bao đồng bào, chiến sỹ. Đã có hàng triệu đồng bào, đồng chí mãi mãi nằm xuống vì sự nghiệp Cách mạng và nhiều người trở về đã không còn nguyên vẹn, một phần thân thể của họ nằm lại nơi chiến trường.
Tại buổi lễ trọng thể này, chúng ta kính cẩn tri ân đồng bào đồng chí các Anh hùng Liệt sỹ những người con ưu tú của quê hương đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, để hôm nay đất nước trường tồn, quê hương hồi sinh, phát triển.
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể đồng bào!
Những thành tích có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc của công tác Thương binh - Liệt sỹ trong ............ năm qua của huyện ta là hết sức quan trọng. Thể hiện sự trân trọng, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với những người đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp đấu tranh Cách mạng thống nhất đất nước. Thông qua sự chăm sóc, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân các đối tượng chính sách cảm thấy ấm lòng và tự hào những gì mình đã đóng góp cho Tổ quốc, cho nhân dân. Từ đó tăng thêm ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục có những đóng góp mới cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước hôm nay.
Mặc dầu đạt được những kết quả quan trọng, nhưng công tác Thương binh - Liệt sỹ và Người có công Cách mạng ở địa phương vẫn còn những khó khăn, hạn chế, thiếu sót: Phong trào đền ơn đáp nghĩa tuy đã được nhiều người hưởng ứng và tâm huyết đem lại kết quả, song việc huy động các lực lượng xã hội tham gia chưa triệt để, thường xuyên. Việc chăm sóc các đối tượng chính sách có nơi, có lúc chưa chu đáo, chưa đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đối tượng. Giải quyết chế độ người có công cách mạng còn chậm, có sai sót, đến nay vẫn còn những trường hợp chưa được kiểm tra, xác minh, đề nghị công nhận. Công tác sưu tra quy tập mộ liệt sỹ chưa đạt kết quả như mong muốn. Đời sống của một bộ phận chính sách còn khó khăn nhất là ở những xã có số lượng đối tượng chính sách đông, nhiều con em gia đình liệt sỹ, thương binh chưa có việc làm ổn định.
Kính thưa các đồng chí và toàn thể đồng bào!
Kỷ niệm .............. năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ là việc làm có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, thể hiện sự trân trọng quá khứ, chăm lo xây dựng hiện tại và hướng đến tương lai. Tri ân các Anh hùng Liệt sỹ đã trở thành truyền thống, là nghĩa cử của thế hệ đi sau đối với những người đã xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước và Anh hùng Cách mạng đã trở thành truyền thống quý báu vô giá của nhân dân ta cần phải được giữ gìn và phát huy trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương .......... hôm nay và mãi mãi mai sau. Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta đời đời biết ơn công lao và sự hy sinh to lớn của các Anh hùng, Liệt sỹ, các Thương binh, Bệnh binh và những người có công với Cách mạng. Thay mặt Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình Liệt sỹ, gia đình có công Cách mạng đã hy sinh máu xương cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của dân tộc, làm rạng rỡ cho quê hương ...............Anh hùng. Mong tất cả các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình Liệt sỹ tiếp tục phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ, truyền thống cách mạng gắng sức cùng với Đảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. Xin nhiệt nhiệt liệt biểu dương và cảm ơn các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng vũ trang nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các tập thể và cá nhân trong cộng đồng đã có những đóng góp to lớn và ý nghĩa cùng Nhà nước chăm lo đời sống tinh thần, vật chất đối với Thương binh, gia đình Liệt sỹ và Người có công với nước trong những năm qua. Trong điều kiện một huyện miền núi còn khó khăn, công tác chăm sóc người có công chưa thể đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đối tượng, thì sự giúp đỡ kịp thời của cộng đồng, xã hội là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đáng biểu dương, trân trọng.
Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng trong hàng trăm công việc mà toàn Đảng, toàn dân huyện nhà phải quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển, sự giàu mạnh của quê hương, nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, xuyên suốt các thời kỳ, giai đoạn của sự nghiệp Cách mạng là tập trung thực hiện tốt công tác Thương binh - Liệt sỹ và Người có công với nước. Và hoạt động đền ơn đáp nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất chính là phát huy truyền thống, phát huy mọi nguồn lực tinh thần và vật chất, cần kiệm, sáng tạo và năng động trong xây dựng quê hương, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương .............. phát triển về mọi mặt, kinh tế, xã hội thật sự văn minh, mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống no ấm, hạnh phúc.
Đó cũng chính là khát vọng của bao người đã ngã xuống, đó là mục tiêu mà để đạt được biết bao thế hệ đã nối tiếp nhau chiến đấu hy sinh. Đó cũng chính là quyết tâm sắt đá, là lời hứa thiêng liêng, là cam kết đầy trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân Tiên Phước với các Anh hùng Liệt sỹ và những thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh và với thế hệ con cháu mai sau.
Đó cũng là ý chí là niềm tin của tất cả chúng ta trong ngày Lễ trọng thể và đầy ý nghĩa này.
Các Anh hùng Liệt sỹ đời đời bất diệt.
Xin cảm ơn các đồng chí !
Bài phát biểu tọa đàm ngày 27/7 (số 2)
Kính thưa:
Các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, đại diện các gia đình có công với nước;
Các bác, các cô chú lão thành cách mạng;
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ;
Các vị đại biểu và các đồng chí.
Hôm nay, cùng với cả nước long trọng tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/20...), với lòng biết ơn vô hạn, chúng ta kính cẩn tưởng nhớ các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự thống nhất của Tổ quốc. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh ..., tôi xin gửi đến các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các thân nhân liệt sĩ, các gia đình có công với đất nước những tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi, với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã đem cả máu xương, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc, xây đắp giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu.
Kế thừa truyền thống quý báu đó, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Với Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đánh đổ ách thực dân, giải phóng một nửa giang sơn. Và với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Trong khi những vết thương nặng nề của hai cuộc chiến tranh xâm lược chưa kịp hàn gắn, Nhân dân ta lại phải chịu đựng những hy sinh, tổn thất mới bởi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Và ngay trong xây dựng hoà bình, vẫn có những người con của dân tộc phải hy sinh hoặc chịu đựng thương tật để bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Chúng ta trân trọng tri ân hàng triệu người con ưu tú của dân tộc, mà phần lớn là thanh niên, đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước, đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi …, tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam”. Các thế hệ người Việt Nam sẽ luôn luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân, vào năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc, để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước. Kể từ đó, ngày 27/7 hàng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị và mang tính nhân văn sâu sắc của đất nước ta.
Cũng ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân, trong muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban bố Sắc lệnh số 20/SL, ngày 26/02/1947 về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên xem xét, bổ sung chính sách ưu đãi đối với người có công với nước. Chính sách đó được chế định thành pháp luật, được ghi trong Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và nhiều chính sách ưu đãi khác.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Cùng với cả nước, lịch sử của Đảng bộ tỉnh... cũng là một lịch sử hào hùng gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ trên một địa bàn biên giới, dân tộc, tôn giáo rất phức tạp như tỉnh ta đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu, thể hiện đầy đủ và sinh động sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ cũng như tinh thần yêu nước cao độ của quân và dân .... Chính trong cuộc kháng chiến này, quê hương... đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú,...
Đảng bộ và Nhân dân ... rất đỗi tự hào về truyền thống cách mạng hào hùng của địa phương; mãi mãi tri ân các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình người có công với đất nước.
Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, dù điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà đã cố gắng cao nhất để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng. Nhằm mong muốn bù đắp phần nào cho những hy sinh, mất mát của người có công và gia đình người có công trong tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, nhiều việc làm nhân ái như: Đóng góp cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà đồng đội; chăm sóc thương binh, bệnh binh khó khăn, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ cô đơn, con liệt sĩ mồ côi… trở thành những việc làm thường xuyên của toàn xã hội.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập tự do của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là nghĩa vụ, trách nhiệm, niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của tất cả mọi người, của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang làm rất nhiều việc để cuộc sống của các thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn, nhưng vẫn chưa thể nào bù đắp được những đau thương, mất mát, chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của người có công. Chúng ta chưa thể yên lòng khi còn những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cuộc sống còn nhiều khó khăn; việc chăm sóc sức khoẻ khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương chiến tranh gây ra, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm cho con cháu của người có công chưa được chu đáo; vẫn còn những người, những gia đình có công chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta; và đến nay vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, danh tính, đang để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi chúng ta.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Trải qua chặng đường XX năm (1947 - 20XX), công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để tổng kết đánh giá hiệu quả công tác quan trọng này của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân kiểm điểm công tác, đúc rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; tôn vinh các tấm gương điển hình tiên tiến của gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; động viên mọi người khắc phục khó khăn, vượt lên làm chủ cuộc sống; khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để chăm sóc tốt hơn nữa các đối tượng chính sách xã hội.
Đạo lý của dân tộc và ân nghĩa đối với người đi trước, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phải tiếp tục làm nhiều hơn, tốt hơn đối với việc chăm lo cho người có công. Mỗi người chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ này bằng ý thức tự giác, bằng cả tấm lòng như đối với người thân của chính mình. Phải làm sao từng bước để người có công tỉnh nhà được no ấm về vật chất, yên vui về tinh thần, con cháu người có công được phát triển toàn diện, xứng đáng với công lao của cha ông và sự phấn đấu của bản thân họ. Chăm lo cho người có công chính là việc làm để tôn tạo truyền thống quý báu của dân tộc; chăm lo cho sự phát triển của đất nước hôm nay và mai sau.
Cuối cùng, xin kính chúc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh các thời kỳ cùng toàn thể quý đại biểu có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Chúc cho buổi họp mặt hôm nay thật nhiều ý nghĩa! Xin trân trọng cảm ơn!
Bài phát biểu tọa đàm ngày 27/7 (số 3)
Kính thưa …………………………………………………………………..
Kính thưa …………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
Kính thưa các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước,
Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Cùng với cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” tri ân những người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm XX năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-20XX), thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đạo lý và truyền thống tốt đẹp đó đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của dân tộc chiến thắng giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước và đang vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hôm nay, địa phương chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm XX năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, biểu dương các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước và “Đền ơn đáp nghĩa”. Thay mặt các đồng chí lãnh đạo địa phương, tôi nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu về dự Lễ kỷ niệm; xin gửi đến tất cả các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ và người có công trong toàn xã những tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc và những lời thăm hỏi ân cần, trân trọng nhất……………………………………………..
Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu!
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc, hàng triệu người con ưu tú của Tổ quốc đã hy sinh hoặc cống hiến một phần thân thể của mình cho sự nghiệp cao cả của dân tộc, hàng trăm nghìn người vợ, người mẹ đã hiến dâng người chồng và nhiều người con cho Tổ quốc. Tổ quốc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đời đời ghi nhớ công lao to lớn ấy.
Để đền đáp một phần những cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”; từ đó đến nay đã trở thành một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, để nhân dân ta tỏ lòng “hiếu nghĩa bác ái” và bày tỏ sự biết ơn các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; ngày 27/7/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Nha thông tin, tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại từ ( Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ, và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày làm ngày “thương binh”. Sau khi cân nhắc về nhiều mặt, Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm “Ngày Thương binh toàn quốc”. Chiều 27/7/1947, một cuộc mít tinh quan trọng tổ chức tại huyện Đại Từ ( Bắc Thái) có 2000 người tham gia. Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” đã trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ tịch. Trong thư, Người cho biết đã ủng hộ một chiếc áo lụa của Hội Phụ nữ gửi biếu Người, một tháng lương và một bữa ăn trưa của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Từ năm 1947, “Ngày Thương binh toàn quốc” đã được tổ chức trọng thể thường kỳ hàng năm. Sinh thời năm nào vào dịp này, Hồ Chủ tịch đều có thư và quà gửi cho anh em thương binh và các gia đình liệt sĩ.
Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh- Liệt sĩ” để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm, đạo lý, nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta và các thế hệ người Việt Nam đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Kể từ đó đến nay, ngày 27-7 hằng năm là dịp để chúng ta tôn vinh, tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các anh hùng, liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, là dịp để chúng ta giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” cho thế hệ trẻ bằng những hoạt động thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ”. Trong XX năm qua, công tác chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng đã trở thành chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thường xuyên hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chính sách với người có công nhằm tạo điều kiện cho các đồng chí thương binh, bệnh binh gia đình liệt sỹ được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước, có mức sống ngày một tốt hơn.
Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công của xã cũng thường xuyên được chú trọng phát động thực hiện với nhiều nội dung phong phú, thiết thực. Đặc biệt là sự quan tâm, nhiệt tình ủng hộ của nhân dân, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, của cả xã hội… với tất cả tình cảm, trách nhiệm, thể hiện sự biết ơn đối với những đồng chí thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ trong việc xây dựng nhà tình nghĩa, thăm hỏi tặng quà, hỗ trợ phương tiện cho thương binh, trao học bổng cho con của liệt sỹ, thương binh, bệnh binh… Chúng ta cũng hết sức trân trọng, khâm phục và cảm kích những cố gắng lớn lao của những đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những người có công về sự chia sẻ với những khó khăn chung của địa phương, chủ động không ngừng nỗ lực, cố gắng, vượt lên những khó khăn riêng, hoà mình vào cuộc sống, tiếp tục mang sức lực, trí tuệ để xây dựng, ổn định và cải thiện cuộc sống gia đình.
Cấp uỷ, chính quyền địa phương, ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương các tổ chức và các cá nhân đã tích cực tham gia thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” tại địa phương; xin nhiệt liệt biểu dương những tấm gương tiêu biểu là các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã nỗ lực vươn lên tiếp tục chiến đấu với thương tật, bệnh tật, khắc phục khó khăn phấn đấu để trở thành những tấm gương điển hình trong công tác, lao động sản xuất, những việc làm của các bác, các anh, các chị đã góp phần không nhỏ, và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương ngày nay………………
Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu!
Mỗi thời đại đều sinh ra một thế hệ, mỗi thế hệ đều có trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc. Thế hệ đương thời không chỉ chăm lo công việc hiện tại, mà còn phải suy nghĩ và hành động theo gương những thế hệ đi trước, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ mai sau kế thừa xứng đáng sự nghiệp của cha anh.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng đối với gia đình liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng, trong thời gian qua chúng ta đã thực hiện được nhiều nội dung quan trọng trong giải quyết chế độ, chính sách cho các diện đối tượng; đời sống của các gia đình chính sách, người có công đã cơ bản được ổn định, được thụ hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên cũng còn một bộ phận người có công do tình trạng thương tật, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: Phải tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tốt hơn nữa các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các ngành, các tổ chức đoàn thể chủ động tham mưu đề xuất các biện pháp để quan tâm, nâng cao hơn nữa đời sống của người có công, đảm bảo các hộ gia đình người có công giữ vững mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trong xã.
Thứ hai: Tiếp tục phát động sâu rộng hơn nữa phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", thực hiện tốt phương châm xã hội hoá công tác chăm sóc người có công với cách mạng: Vận động nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp tham gia tích cực thực hiện các chương trình tình nghĩa, làm cho mỗi gia đình người có công "yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có điều kiện tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội", như Bác Hồ của chúng ta đã căn dặn. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền truyền thống yêu nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong nhân dân, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và trân trọng tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ và những người có công với nước. Đặc biệt giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, của địa phương, tích cực học tập, noi gương các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh vượt khó vươn lên xây dựng cuộc sống, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với toàn dân thực hiện tốt Chương trình “xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện”, xây dựng thành công xã văn hoá và xây dựng xã chuyển thành phường.
Thứ ba: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đồng chí thương binh, bệnh binh, người có công, gia đình người có công tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước.
Tất cả những việc làm nói trên, đều nhằm “Đền ơn đáp nghĩa” những người, những gia đình đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; chăm sóc những người đã hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu, lao động hoặc có sự đóng góp nhất định cho xã hội; quan tâm giúp đỡ các thành viên trong xã hội có nhiều khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống như: Trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật không nơi nương tựa, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam,… Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng với truyền thống giàu lòng yêu nước, cần cù sáng tạo, nhân ái thủy chung, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ lập được nhiều thành tích hơn nữa để báo công với các anh hùng, liệt sĩ trong những năm tới.
Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu!
Trải qua chặng đường XX năm (1947 - 20XX), công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để tổng kết đánh giá hiệu quả công tác quan trọng này của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân kiểm điểm công tác, đúc rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; tôn vinh các tấm gương điển hình tiên tiến của gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; động viên mọi người khắc phục khó khăn, vượt lên làm chủ cuộc sống; khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để chăm sóc tốt hơn nữa các đối tượng chính sách xã hội.
Một lần nữa, thay mặt cấp uỷ - chính quyền địa phương tôi xin gửi tới các gia đình liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc.
Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong xã đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, người có công với nước đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kính chúc các vị đại biểu và các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc!
Xin trân trọng cảm ơn!
Bài phát biểu tọa đàm ngày 27/7 (số 1)
Kính thưa các đ/c thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
Kính thưa các vị đại biểu.
Thưa các đồng chí.
Hòa chung trong không khí sôi nổi của nhân dân cả nước hướng tới kỷ niệm…… năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/…..), hôm nay, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã ………tổ chức trọng thể buổi tọa đàm để tỏ lòng tri ân sâu sắc tới các anh hùng thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng. Trong giờ phút trang nghiêm và xúc động này, chúng ta kính cẩn tưởng nhớ các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng thương binh, liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “ Vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người ”.
Nhân dịp này, cho phép tôi thay mặt Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam xã ………xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các vị đại biểu và các đồng chí đã về dự buổi tọa đàm ngày hôm nay. Từ đáy lòng mình, tôi xin được gửi tới các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng trong xã những tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Kính thưa các vị đại biểu.
Thưa các đồng chí.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng tất cả chúng ta – những người dân Việt Nam không lúc nào nguôi ngoai những mất mát, những nỗi đau mà nó để lại. Một thời đạn bom đầy đau thương, những vết thương khứa sâu vào da thịt, những nỗi đau mãi mãi in sâu vào tim. Người mẹ tiễn con đi mãi không bao giờ trở về, lời hứa sẽ trở lại của người chồng sẽ không bao giờ thành sự thật nữa để lại sự trông mong cho hậu phương. Những vết thương còn lại không bao giờ xóa đi hết, đôi chân không còn lành lặn, đôi tay cũng vậy, ánh sáng có khi bị lấy đi mãi mãi. Hay những thế hệ ngày hôm nay, di truyền từ chiến tranh sự tàn phế.Để đổi lại sự hạnh phúc, tự do và cuộc sống yên bình như hôm nay, thật sự, việc trao đổi ấy quá khắt khe. Trước mắt chúng ta vẫn là những hình ảnh in sâu vào tâm trí sự để lại mãi mãi của chiến tranh.
Vì tổ quốc, vì nhân dân, rất nhiều người con của dân tộc, trong đó có những con người tuổi đời mới mười chín, đôi mươi đã để lại phía sau hạnh phúc riêng tư, những trang sách, giảng đường… sẵn sàng lên đường đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Để đất nước được giải phóng, được thống nhất như ngày hôm nay, rất nhiều người đã anh dũng hy sinh hay để lại một phần thân thể ở chiến trường. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “ tất cả vì Tổ quốc thống nhất ”.
Là mảnh đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng, trong kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã…………chúng ta đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của quê hương, góp phần cùng với nhân dân cả nước làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng giải phóng dân tộc. Nhưng chính sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà dân tộc ta, trong đó có nhân dân xã nhà chúng ta đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu quý của chúng ta hi sinh hoặc để lại một phần xương máu của mình trong lòng đất quê hương. Những người ra đi trở thành những anh hùng trong lòng dân tộc, nhưng những người ở lại - đó là những đồng chí thương binh và thân nhân gia đình liệt sỹ họ phải chịu những tổn thất và mất mát vô cùng to lớn về thể chất và tinh thần. Từ những hi sinh cao cả đó, là thế hệ đang sống hôm nay, chúng ta đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sỹ, các thương binh và gia đình có công với quê hương, đất nước.
Để đền đáp công ơn to lớn đó, kế tục và phát huy đạo lý " Uống nước nhớ nguồn" của ông cha ta, trong những năm qua, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân xã ta đã quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Tuy là một xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song Đảng bộ và nhân dân xã nhà, bằng tình cảm và trách nhiệm mà hàng năm đã làm tốt phong trào tình nghĩa để tri ân các anh hùng thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng bằng nhiều hoạt động phong phú, nhiều việc làm nhân ái như: lập quỹ đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, động viên, tặng quà và giúp đỡ về ngày công lao động,....đó là những nghĩa cử cao đẹp, những việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đầy cảm động để bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trong những năm vừa qua.
Thưa các đồng chí !
Cùng với việc làm đó, chúng ta hết sức trân trọng và cảm động trước những cố gắng to lớn của các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trong xã nhà đã tự mình vượt lên trên mọi đau thương, mất mát khắc phục khó khăn nhiều mặt, tiếp tục phát huy truyền thống của “Anh bộ đội cụ Hồ” vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Thay mặt Đảng uỷ, HĐND, UBND và nhân dân trong xã, tôi nhiêt liệt biểu dương và ghi nhận tinh thần cố gắng của các đồng chí và thân nhân của các đồng chí.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Ðảng, Nhà nước và nhân dân xã ta đã và đang quan tâm chăm lo để cuộc sống của các thương binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta chưa thể yên lòng khi còn những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước có cuộc sống còn nhiều khó khăn; việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm cho con em các đồng chí thương binh, liệt sỹ, người có công chưa hiệu quả. Do đó công tác tri ân và chăm lo cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, vừa là trách nhiệm và tình cảm của toàn dân và hơn lúc nào hết mỗi người, mỗi ngành, mỗi tổ chức xã hội, hãy làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, liệt sĩ và người có công, coi đây là trách nhiệm, tình cảm và vinh dự của chúng ta, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người có công đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ quê hương, đất nước.
Tôi cũng mong rằng trước sự quan tâm đặc biệt và những hành động tri ân thiết thực của xã hội đối với công tác thương binh - liệt sỹ, các đồng chí thương binh, liệt sỹ và thân nhân gia đình thương binh - liệt sỹ, những người có công với cách mạng hãy tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, chia sẽ với những khó khăn chung của đất nước, của xã, để từ đó vượt lên trên mọi khó khăn riêng, nỗ lực hết sức mình để xây dựng, ổn định và cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Tất cả con của thương binh, liệt sỹ hãy cố gắng vượt khó khăn, phát huy truyền thống gia đình, nỗ lực học tập, công tác, chiến đấu, lao động sản xuất, kinh doanh để quyết trở thành những người có ích cho xã hội, làm rạng rỡ truyền thống gia đình.
Nhân dịp này, một lần nữa, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng chí thương bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng. Xin nhiệt liệt biểu dương các ngành, các tổ chức xã hội, các cá nhân đã đóng góp vào việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn xã.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu và đồng chí có mặt tại buổi tọa đàm ngày hôm nay./.