Top 6 Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go lớp 11 hay nhất

Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn (các bài trong tập thơ này không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự) - một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và chinh phục độc giả nhiều nước. Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902). Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính. Quan niệm đó được thể hiện như thế nào, mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số 4

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của Ấn Độ. Suốt đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hoá Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân ; góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại và độc lập, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Năm 1961, UNESCO đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

- Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng thành công xuất sắc : 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức hoạ,... Trong đó, tập Thơ Dâng đã đem đến cho ông vinh dự của người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học vào năm 1913.

- Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go. Tác phẩm gồm 85 bài thơ, được Ta-go viết bằng tiếng Ben-gan, sau tự dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1914. Tên tác phẩm gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Ta-go, vườn đời thật tươi đẹp, sống trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên; và thi nhân chính là người hát ca, người vun xới những bông hoa tình yêu ấy. Người làm vườn rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tình thân nhân loại. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, chinh phục độc giả nhiều nước, phương Đông cũng như phương Tây.

- Các bài trong tập thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự.


2. Tác phẩm

- Bài thơ số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

- Nội dung: Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có một cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.

- Nghệ thuật:

+ Kiểu cấu trúc sóng đôi, thơ giàu chất trí tuệ

+ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ sinh động, giàu ý nghĩa.


Gợi ý trả lời các câu hỏi

Câu 1 - Trang 62 SGK

Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:

Như
Đôi mắt em
muốn nhìn vào
tâm tưởng của anh
Trăng kia
muốn vào sâu
biển cả
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?

Trả lời:

Nghĩa bài thơ được diễn giải theo các tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng được nâng dần theo các tầng nghĩa của bài. Sự đan chéo giữa lời lẽ của một người tình pha một triết gia làm cho ý nghĩa và cảm xúc trong bài thơ càng thêm sâu sắc, cao siêu.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện sự khát khao trong tình yêu:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn", dưới con mắt nhà thơ, như ánh sáng kì diệu của trời đất, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Câu thơ thể hiện một niềm khát khao mãnh liệt và sâu sắc - đó là niềm khao khát hoà hợp tâm hồn, là khát vọng muốn chan hoà và thấu hiểu người mình yêu. Nhưng đôi mắt ấy cũng đủ chứa một nỗi băn khoăn, u buồn vì khát khao trên là vô vọng. Rất chân thành, chàng trai thổ lộ: "Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em - Anh không giấu em một điều gì". Nhưng thật là một nghịch lí: "Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh". Bởi tất cả những điều em biết về anh đều mới chỉ là những cái bề ngoài, còn cái đáy sâu thẳm trong tâm hồn anh, trái tim anh (những suy nghĩ, cảm xúc) có dễ đâu nắm bắt được và sẽ chẳng bao giờ có thể thấu hết được.


Câu 2 - Trang 62 SGK

Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận:

được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?

Trả lời:

Những câu thơ tiếp theo, Ta-go đưa ra liên tiếp những giả định. Nếu cuộc đời anh là một đoá hoa, một viên ngọc, anh sẽ hái nó, sẽ xâu nó thành một chuỗi dâng tặng cho em. Nhưng cuộc đời anh đâu phải thế. Bởi "đời anh là một trái tim". Nếu trái tim anh "chỉ là một phút giây lạc thú", thì em cũng dễ chia vui bằng nụ cười nhẹ nhõm; nếu trái tim anh "chỉ là đau khổ" thì người yêu cũng dễ thông cảm bằng hàng lệ trong. Nhưng đâu chỉ có thế. Chàng trai biết mình có một trái tim phức tạp hơn nhiều: "trái tim anh lại là tình yêu". Một trái tim đâu chỉ có những vui sướng, đau khổ dễ chia sẻ, cảm thông mà bao gồm nhiều nỗi đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng - vừa khổ đau, vừa thiếu thốn - vừa giàu sang, mà tất cả lại đều vô biên, trường cửu, một thế giới bí ẩn, không giới hạn, không ai có thể đo đếm được.

Bài thơ là hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh: Đôi mắt em muốn nhìn... như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn), đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những cái đẹp đẽ nhất, quý giá nhất), em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh), em có biết gì biên giới của nó đâu (cái bí ẩn vô biên của trái tim anh)... Hệ thống những hình ảnh so sánh, tượng trưng này làm cho tình yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những màu sắc huyền diệu. Bài thơ gợi niềm say mê chính là vì thế.

Bài thơ rất giàu chất triết lí. Đưa ra những lập luận, những giả thiết rồi lại phản bác, Ta-go muốn khẳng định: Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng. Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để khẳng định sự bí ẩn, sâu xa của tâm hồn và cũng đồng thời nhấn mạnh những quy luật muôn đời của tình yêu. Với tình yêu, Ta-go khẳng định: Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và luôn là một cuộc khám phá, đi tìm. Nhưng trái tim yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là khát khao vĩnh cửu của con người.


Câu 3 - Trang 62 SGK

Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?

Trả lời:

Cách nói nghịch lí:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ đâu nắm bắt được. Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim - một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá nổi, một đỉnh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Niềm hoà hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người.

Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.

Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tổn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.


Ghi nhớ

Bài thơ số 28 khẳng định mối quan hệ huyền diệu, bí ẩn giữa tình yêu và đời sống con người. Qua đó, tác giả nêu lên quan niệm rất tinh tế về tình yêu: Đó là sự hiểu biết và hòa điệu giữa hai người, luôn hàm chứa nhiều nghịch lí và bí mật, đòi hỏi phải luôn khám phá nhưng chẳng bao giờ hiểu được một cách trọn vẹn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số

Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:

Như
Đôi mắt em
muốn nhìn vào
tâm tưởng của anh
Trăng kia
muốn vào sâu
biển cả
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa bài thơ được diễn giải theo các tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng được nâng dần theo các tầng nghĩa của bài. Sự đan chéo giữa lời lẽ của một người tình pha một triết gia làm cho ý nghĩa và cảm xúc trong bài thơ càng thêm sâu sắc, cao siêu.

- Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện sự khát khao trong tình yêu:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn", dưới con mắt nhà thơ, như ánh sáng kì diệu của trời đất, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Câu thơ thể hiện một niềm khát khao mãnh liệt và sâu sắc - đó là niềm khao khát hoà hợp tâm hồn, là khát vọng muốn chan hoà và thấu hiểu người mình yêu. Nhưng đôi mắt ấy cũng đủ chứa một nỗi băn khoăn, u buồn vì khát khao trên là vô vọng. Rất chân thành, chàng trai thổ lộ: "Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em - Anh không giấu em một điều gì". Nhưng thật là một nghịch lí: "Chính vì thế mà em không biết gì tất cá về anh". Bởi tất cả những điều em biết về anh đều mới chỉ là những cái bề ngoài, còn cái đáy sâu thẳm trong tâm hồn anh, trái tim anh (những suy nghĩ, cảm xúc) có dễ đâu nắm bắt được và sẽ chẳng bao giờ có thể thấu hết được.


Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?

Lời giải chi tiết:

- Cấu trúc giả định rồi phủ định, tới kết luận được lặp đi lặp lại nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu: giả thiết đời anh quý giá, đẹp đẽ như hoa ngọc, anh sẵn lòng dâng tặng em

- Tago muốn thể hiện sự vẹn toàn bộ cho người yêu

- Nhưng trái tim, tâm hồn là thế giới bí ẩn, thăm thẳm không thể dâng trọn vẹn một lần

- Trái tim là sự phức hợp của tình yêu, nỗi vui sương, khổ đau là vô biên

=> Tago muốn người đọc hiểu rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô bờ, những người yêu nhau phải hiểu để cùng tận hưởng, chịu đựng vượt qua


Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?

Lời giải chi tiết:

* Cách nói nghịch lí:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ đâu nắm bắt được. Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim - một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá nổi, một đỉnh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Niềm hoà hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người.

Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.

Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “biết gì tất cả về anh“): Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn

- Phần 2 (tiếp đến "biên giới của nó đâu“): Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận

- Phần 3 (còn lại): Những nghịch lí diễn tả sự đa dạng của tình yêu


Nội dung chính

Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có một tình yêu trọn vẹn thì con người phải biết khám phá, hòa hợp và tin yêu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số 1

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

R. Ta - go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị.

Ta - go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng thành công xuất sắc: 52 tập thơ 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa... Trong đó tập Thơ Dâng đã đem đến cho ông vinh dự của người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô – ben về văn học vào năm 1913.


2. Tác phẩm Người làm vườn

Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta - go, tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta - go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.

Các bài thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. Bài số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta - go, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “biết gì tất cả về anh“): Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn

+ Phần 2 (tiếp đến "biên giới của nó đâu“): Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận

+ Phần 3 ( Còn lại): Những nghịch lí diễn tả sự đa dạng của tình yêu


II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Hình ảnh so sánh tượng trưng:

+ Mắt em – trăng: thế giới nội tâm phong phú, trong sáng.

+ Tâm tưởng của anh - biển cả: thế giới bí ẩn, bao la.

→ Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi, thể hiện khao khát hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên tới đỉnh điểm.

=> Hình ảnh trong sáng, tiêu biểu cho quan niệm về con người của Ta - go và người dân Ấn Độ.


Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:

+ Đời anh chỉ là viên ngọc.

+ Đời anh chỉ là đóa hoa.

=> Hiện thực hóa cuộc đời thành những sự vật cụ thể, tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và thanh cao (hoa). Cuộc đời của thi nhân ngầm chứa sự quý giá và thanh cao ấy. Qua đó thể hiện sự hi sinh của chàng trai:

+ Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.

+ Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.

=> Nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai.

* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:

+ Trái tim (cụ thể) – phút giây lạc thú (trừu tượng) – nở thành nụ cười nhẹ nhõm.

+ Trái tim (cụ thể) – khổ đau (trừu tượng) – tan thành lệ trong, phản chiếu nỗi niềm u uẩn.

=> Hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú với khổ đau với tình yêu nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:

- Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.

- Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.


Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Cách nói nghịch lí:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lí: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh...”

Cách nói đấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số 5

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nội dung:

Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có tình yêu trọn vẹn chỉ có cách là luôn khám phá cái bí ẩn, cái sâu xa của tình yêu.


Nghệ thuật:

Ta – go đã vận dụng bút pháp hướng nội, thực hiện lối cấu trúc theo tầng bậc: từ thấp đến cao, hoặc từ ngoài vào trong. Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm kết hợp với thủ pháp so sánh, tượng trưng, ẩn dụ làm rõ thêm chất suy tư triết lý trong bài thơ. Giọng điệu bóng bẩy, trữ tình nhưng đồng thời cũng đầy chất triết lý.


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: SGK – 62:

Hình ảnh so sánh trong câu mở đầu thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu của biển cả.


Câu 2: SGK – 62:

Lối cấu trúc giả định rồi phủ định để đi đến kết luận nhằm thể hiện triết lý của Tago về tình yêu. Từ những tương đồng khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú và tình yêu, Tago muốn nói:

Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.

Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.

Nghĩa là Tago muốn dâng trọn vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ lại thừa nhận “đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”. Nó là thế giới bí ẩn, và vô biên.

Lối cấu trúc giả định về trái tim tình yêu không hề đơn giản.

Trái tim là hình ảnh cụ thể – phút giây lạc thú là trừu tượng lại nở thành nụ cười nhẹ nhõm.

Trái tim - hình ảnh cụ thể đối lập với khổ đau hình ảnh trừu tượng – tan thành lệ và phản chiếu nỗi niềm u uẩn.

Hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú với khổ đau với tình yêu nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:

Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.


Câu 3: SGK – 62

Cách nói nghịch lí:

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lí: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh...”

Cách nói đấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số 6

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ, nhà văn hoá lớn của Ấn Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết,... đặc biệt là tập Thơ Dâng - tập thơ được Giải Nô-ben văn học năm 1913.

Cống hiến vì đại nhất của Ta-go là ở chỗ ông đã phát huy được truyền thống đấu tranh yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc Ấn Độ, kết hợp với tinh hoa văn hoá phương Tây.


2. Sáng tác của Ta-go ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người với con người một cách chân thành, mở rộng với lòng từ bi và đức tin của truyền thống tôn giáo Ân Độ. Ông tiếp thu những nét tích cực trong chủ nghĩa nhân đạo phương Tây, như đòi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác đấu tranh cho tự do, đòi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người.

Theo Ta-go, con người là đáng tôn thờ nhất, do đó, ông đề xướng "tôn giáo Con Người". Tầng lớp nhân dân lao động cùng khổ cũng được Ta-go quan tâm.

Mặc dù nội dung nhân đạo của Ta-go có màu sắc duy tâm, huyền bí nhưng nội dung cơ bản của nó vẫn là tình yêu đất nước, yêu con người, yêu sự sống.


3. Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go. Tên tác phẩm gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Ta-go, vườn đời thật tươi đẹp, được sống trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Và thi nhân chính là người hát ca, người vun xới cho những bông hoa tình yêu ấy. Người làm vườn tiêu biểu cho phong cách thơ Ta-go - một giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.

Bài thơ số 28 được in trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khảng định: tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu chan hoà vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khao khát không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn muôn đời của tình yêu.


II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Nghĩa bài thơ được diễn giải theo các tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng được nâng dần theo các tầng nghĩa của bài. Sự đan chéo giữa lời lẽ của một người tình pha một triết gia làm cho ý nghĩa và cảm xúc trong bài thơ càng thêm sâu sắc, cao siêu.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện sự khát khao trong tình yêu:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn", dưới con mắt nhà thơ, như ánh sáng kì diệu của trời đất, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Câu thơ thể hiện một niềm khát khao mãnh liệt và sâu sắc - đó là niềm khao khát hoà hợp tâm hồn, là khát vọng muốn chan hoà và thấu hiểu người mình yêu. Nhưng đôi mắt ấy cũng đủ chứa một nỗi băn khoăn, u buồn vì khát khao trên là vô vọng. Rất chân thành, chàng trai thổ lộ: "Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em - Anh không giấu em một điều gì". Nhưng thật là một nghịch lí: "Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh". Bởi tất cả những điều em biết về anh đều mới chỉ là những cái bề ngoài, còn cái đáy sâu thẳm trong tâm hồn anh, trái tim anh (những suy nghĩ, cảm xúc) có dễ đâu nắm bắt được và sẽ chẳng bao giờ có thể thấu hết được.


Câu 2. Những câu thơ tiếp theo, Ta-go đưa ra liên tiếp những giả định. Nếu cuộc đời anh là một đoá hoa, một viên ngọc, anh sẽ hái nó, sẽ xâu nó thành một chuỗi dâng tặng cho em. Nhưng cuộc đời anh đâu phải thế. Bởi "đời anh là một trái tim". Nếu trái tim anh "chỉ là một phút giây lạc thú", thì em cũng dễ chia vui bằng nụ cười nhẹ nhõm; nếu trái tim anh "chỉ là đau khổ" thì người yêu cũng dễ thông cảm bằng hàng lệ trong. Nhưng đâu chỉ có thế. Chàng trai biết mình có một trái tim phức tạp hơn nhiều: "trái tim anh lại là tình yêu". Một trái tim đâu chỉ có những vui sướng, đau khổ dễ chia sẻ, cảm thông mà bao gồm nhiều nỗi đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng - vừa khổ đau, vừa thiếu thốn - vừa giàu sang, mà tất cả lại đều vô biên, trường cửu, một thế giới bí ẩn, không giới hạn, không ai có thể đo đếm được.

Bài thơ là hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh: đôi mắt em muốn nhìn... như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn), đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những cái đẹp đẽ nhất, quý giá nhất), em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh), em có biết gì biên giới của nó đâu (cái bí ẩn vô biên của trái tim anh)... Hệ thống những hình ảnh so sánh, tượng trưng này làm cho tình yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những màu sắc huyền diệu. Bài thơ gợi niềm say mê chính là vì thế.

Bài thơ rất giàu chất triết lí. Đưa ra những lập luận, những giả thiết rồi lại phản bác, Ta-go muốn khẳng định: sự vật của đời sống không chi được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng. Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để khẳng định sự bí ẩn, sâu xa của tâm hồn và cũng đồng thời nhấn mạnh những quy luật muôn đời của tình yêu.

Với tình yêu, Ta-go khẳng định: tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và luôn là một cuộc khám phá, đi tìm. Nhưng trái tim yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là khát khao vĩnh cửu của con người.


Câu 3. Cách nói nghịch lí

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ đâu nắm bắt được. Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim - một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá nổi, một đinh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Niềm hoà hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người.

Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.

Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài thơ số 28" của Ta-go số 2

I. Tác giả

1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941)
- Ta-go sinh tại Kalculta trong một gia đình thuộc đẳng cấp Brahman – đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ (Brahman – Kshastriya – Vaisya – Soudra – Pariah). Cha của Tagore là một điền chủ giàu có đồng thời là một nhà cải cách tôn giáo, có nhiều đóng góp cho xã hội Ấn Độ.
- Là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại.
- Ông để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc.


2. Sự nghiệp văn học

a. Các tác phẩm chính
- Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào ông cũng thành công suất sắc:
+ 52 tập thơ.
+ 12 bộ tiểu thuyết.
+ 42 vở kịch.
+ Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc, hàng nghìn bức hoạ...
- Năm 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học với tập "Thơ Dâng" (gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh).
b. Phong cách nghệ thuật
- Ta-go đem đến cho thi ca Ấn Độ một không khí thanh sảng, thiêng liêng mà gần gũi, thân tình; biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết.
- Thơ Ta-go cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Chất trữ tình - triết lí hòa quyện khó mà phân cắt trong một bài thơ của Ta-go.


II. Tác phẩm
1. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời
* Xuất xứ:
- Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn (các bài trong tập thơ này không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự).
* Tập thơ "Người làm vườn"
- Là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và chinh phục độc giả nhiều nước.
- Gồm 85 bài thơ, sáng tác bằng tiếng Ben-gan, sau tác giả tự dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1914.
- Tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.
* Hoàn cảnh ra đời
- Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902).
2. Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến…không biết gì tất cả về anh): Khát vọng hòa hợp trong tình yêu.
+ Phần 2 (Tiếp đến…em có biết gì về biên giới của nó đâu): Khát vọng dâng hiến trong tình yêu.
+ Phần 3 (Còn lại): Sự vô cùng của cuộc đời – trái tim – tình yêu.
3. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính.
+ Tình yêu cần sự thấu hiểu, cần đến từ hai phía.
+ Tình yêu ẩn chứa nhiều bí ẩn, là một thế giới thiêng liêng, vô hạn.
+ Tình yêu là cuộc sống, hướng con người đến cái thiện, cái đẹp trong tâm.
4. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu.
- Tác giả dùng cấu trúc so sánh - ẩn dụ trùng điệp, cấu trúc sóng đôi một cách sáng tạo, đưa ra được những triết lí về tình yêu.


III. Một số nhận định về tác giả tác phẩm
1. "Ta-go đã sáng tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp thơ ca của ông. Chúng ta có thể bước đầu nhận diện phong cách thơ của Ta-go qua một số nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của ông về cuộc sống, con người, về ngôn ngữ thơ, về tính trữ tình kết hợp với triết lí, chất hiện thực hòa quyện yếu tố lãng mạn".
(Theo Lê Nguyên Cẩn, Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường)
2. "Tình yêu trong thơ Ta-go không có cái dung tục tầm thường, không phải thứ tình yêu rầu rĩ, rên xiết, cũng không phải thứ tình yêu quá cao siêu, quá lí tưởng. Ta-go tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, tìm tự do trong tình yêu".
(Theo G.S Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ)


IV. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (Trang 62 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh thể hiện khao khát trong tình yêu

+ Đôi mắt dưới nhãn quan của nhà thơ trở nên kì diệu, đang muốn rọi sáng tận đáy sâu của trái tim người yêu

+ Đôi mắt cũng chứa băn khoăn, u buồn vì khát khao trên vô vọng

+ Tất cả sự cố gắng “nhìn sâu vào tâm tưởng anh” đều trở nên vô vọng khi đáy sâu tâm hồn (trái tim, cảm xúc) không dễ nắm bắt, thấu tỏ

→ Khát vọng thấu hiểu trong tình yêu


Câu 2 (trang 62 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Cấu trúc giả định rồi phủ định, tới kết luận được lặp đi lặp lại nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu

+ Gỉa thiết đời anh quý giá, đẹp đẽ như hoa ngọc, anh sẵn lòng dâng tặng em

- Tago muốn thể hiện sự vẹn toàn bộ cho người yêu

- Nhưng trái tim, tâm hồn là thế giới bí ẩn, thăm thẳm không thể dâng trọn vẹn một lần

- Trái tim là sự phức hợp của tình yêu, nỗi vui sướng, khổ đau là vô biên

→ Tago muốn người đọc hiểu rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô bờ, những người yêu nhau phải hiểu để cùng tận hưởng, chịu đựng vượt qua


Câu 3 (trang 62 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Điều quý giá nhất cuộc đời một chàng trai là trái tim, thế giới bí ẩn, vô biên, vương quốc mà cô gái là nữ hoàng nhưng cũng không thể biết hết biên giới

- Đây chính là khoảng cách không bao giờ phá nổi, đỉnh cao không bao giờ chinh phục của tình yêu

- Đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người

- Bài thơ có kết cấu tầng bậc, lớp lang:

+ Diễn tả sự dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em nhưng em không thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh

+ Sự phức tạp của trái tim khi yêu

- Sự đối lập giữa khao khát giãi bày, dâng hiến, chan hòa với tâm hồn người yêu, sự bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim

→ Tình yêu vẫn là niềm khao khát của muôn người, và muôn đời

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?