Top 5 Bài soạn "Bài toán dân số" hay nhất

Dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu. "Bài toán dân số" là văn bản nhật dụng trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995 đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm họa của nó. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn chất lượng mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Bài soạn "Bài toán dân số" số 1

1. Tóm tắt:

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.


2. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.

- Phần 2 (tiếp … ô thứ 34 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.

+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.

- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.


Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần 2 (tiếp … ô thứ 34 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.


Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra: sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.

- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.


Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.


Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.

- Các nước thuộc châu Phi có Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ, Nê-pan thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.


Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.


Luyện tập

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.


Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :

- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.

- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.

- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.


Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.

Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người

⇒ Dân số thế giới gấp gần 2,5 lần so với dân số Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài toán dân số" số 5

I. Đôi nét về tác giả Thái An
- Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995
II. Đôi nét về tác phẩm Bài toán dân số

1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995
2. Bố cục
- Phần 1: (Từ đầu đến “sáng mắt ra”): Bài toán dân số đã được đặt ra ở thời cổ đại
- Phần 2: (Từ “Đó là câu chuyện cổ” đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ”): Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng
- Phần 3: (từ “đừng để cho mỗi con người” đến hết): Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống sự bùng nổ gia tăng dân số.
3. Giá trị nội dung
- Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới , nhất là ở các nước chậm phát triển
4. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản với cách viết nhẹ nhàng mà sâu sắc
- Sử dụng cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, giàu sức thuyết phục


Câu 1.

– Mở bài (từ đầu đến “sáng mắt ra”). Đặt vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra thời cổ đại.
– Thân bài (từ “Đó là câu chuyện cố” đến “sang ô thứ 31 của bàn cổ”) Giải quyết vấn đề: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
Thân bài có ba ý chính:
Ý 1 : Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.
Ý 2 : So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
Ý 3 :Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.
– Kết bài (Phần còn lại): Khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là Con đường tồn tại của chính nhân loại.



Câu 2.

– Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

– Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

– Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang “mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ”.

Như vậy, tác giả muốn nói: con người ngày càng nhiều lên gấp bội mà đất đai, diện tích thì vẫn thế. Chính vì sự sống của mình, con người buộc phải hạn chế sự gia tăng dân số. Đồng thời, tưởng rằng vấn đề dân số là của xã hội hiện đại thế mà nó đã được đặt ra trong ý nghĩa của một bài toán từ thời cổ đại. Đây chính là điều khiến tác giả “sáng mắt ra”.


Câu 3.

Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt Trái Đất”..


Câu 4.

– Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.

– Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Thật khó mà cải thiện đời sống, đảm bảo cho cuộc sống no ấm.


Câu 5.

Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.


LUYỆN TẬP

Câu 1.

– Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là “đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ”. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo. “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn”.

– Chỉ bằng con đường tuyên truyền, giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ và tác hại của sự bùng nổ dân số: Vấn đề dân số gắn liền với đói nghèo hay no ấm hạnh phúc.


Câu 2.

– Dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu vì:

+ Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số.

+ Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.


Câu 3.

– Dân số thế giới ở vào thời điểm 2000: 6.080.141.683 người.

– Dân số thế giới ở vào thời điểm 30-9-2003: 6.320.815.650 người.

– Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên thế giới đã tăng 241.673.967 người, gấp 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài toán dân số" số 4

Câu 1. Bài toán dân số là một bài học mang tính tích hợp "liên môn" khá sinh động. Hãy tìm hiểu và chỉ ra điều đó.

Trả lời:

Để làm được bài tập này, em cần có những kiến thức và kĩ năng không chỉ về Ngữ văn mà còn nhiều môn học và các lĩnh vực đời sống khác, chẳng hạn về Địa lí, Lịch sử, Toán ; về dân số, kế hoạch hoá gia đình và các chính sách xã hội,...


Câu 2. Mục đích chính mà tác giả văn bản trên muốn gửi tới bạn đọc là gì ?

A - Ca ngợi trí tuệ của nhà thông thái qua việc kén rể

B - Thông báo khả năng sinh con của phụ nữ một số nước

C - Chỉ ra nguy cơ gia tăng dân số của thế giới quá nhanh

D - Thông báo tỉ lệ tăng dân số của thế giới trong mấy năm gần đây

Trả lời:

C - Chỉ ra nguy cơ gia tăng dân số của thế giới quá nhanh


Câu 3. Phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong văn bản trên là gì ?

A - Tự sự + nghị luận

B - Miêu tả + tự sự

C- Thuyết minh + miêu tả

D - Tự sự + thuyết minh

Trả lời:

Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp hai phương thức biểu đạt chính. Em cần xem lại đặc điểm của các phương thức đã học, sau đó đối chiếu với văn bản để xác định cho đúng.


Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì ? Trong số các nước kể tên trong bài văn, nước nào thuộc châu Phi và nước nào thuộc châu Á ? Các nước thuộc châu lục nào được nhắc tới nhiều nhất trong bài văn ? Từ đó, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ?

Trả lời:

Việc đưa ra khả năng sinh con của phụ nữ một số nước là rất có ý nghĩa. Thứ nhất, để thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam trung bình là 3,7 ; nhiều như Ru-an-đa là 8,1). Và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện. Thứ hai, các con sô cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều. Phần lớn các nước được nêu trong văn bản đều ở châu Phi : Ru-an-đa ; Tan-đa-ni-a ; Ma-đa-gát-xca. Từ đây có thể thây, giữa sự gia tăng dân số và sự phát triển đời sông xã hội có mối quan hệ mật thiết. Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Và ngược lại, khi kinh tế, văn hoá, giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể không chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số.


Câu 5. Hãy nêu ra các lí do chính để trả lời cho câu hỏi : Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu ?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, cần suy nghĩ một số gợi ý sau :

Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện nào (chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục,... và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật lạc hậu,...) ? Nhất là đối yới các nước còn nghèo nàn, lạc hậu. Vì nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục. Giáo dục không phát triển lại tạo nèn nghèo nàn, lạc hậu.


Câu 6. Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới nêu trong phần Đọc thêm của bài học, hãy tính từ năm 2000 đến năm 2010 số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam năm 2010 ?

Trả lời:

Bài tập nay đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu thêm về dân số Việt Nam trong thời điểm năm 2010 là bao nhiêu. Sau đó làm các phép toán : Đem số dân vào thời điểm do đồng hồ dân số thế giới cung cấp trừ đi số dân của thế giới năm 2000. Lấy hiệu số của phép trừ trên chia cho số dân của Việt Nam, ta có câu trả lời : Từ năm 2000 đến năm 2010, số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam năm 2010.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài toán dân số" số 3

- Nội dung chính: Chủ đề bao trùm mà văn bản muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.


- Bố cục văn bản:

+ Phần 1 (từ đầu… sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

+ Phần 2 (tiếp… sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

+ Phần 3 (còn lại): tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số.


Câu 1- Trang 131 SGK

Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần Thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).

Trả lời

- Văn bản chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu… sáng mắt ra): bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

+ Phần 2 (tiếp… sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

+ Phần 3 (còn lại): tìm kiếm lời lời giải cho bài toán dân số.


Câu 2- Trang 131 SGK

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì ? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra" ?

Trả lời

- Vấn đề tác giả muốn đặt ra trong bài:

+ Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại: ô đầu tiên trên bàn cờ chỉ là 1 hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân, lượng thóc đủ để phủ kín bề mặt trái đất

+ Sự gia tăng dân số giống như lượng thóc tăng lên trong các ô của bàn cờ.

+ Phấn đấu để mỗi gia đình có hai con là rất khó, vì tỉ lệ phổ biến phụ nữ sinh hơn hai con rất đông.

=> Vấn đề được đặt ra: con người sinh sôi trong khi diện tích đất đai không tăng thêm. Để đảm bảo sự ổn định cần phải hạn chế sự gia tăng dân số- bài toán nan giải của xã hội hiện đại.


Câu 3- Trang 131 SGK

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới ?

Trả lời

- Sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái:

+ Tác giả làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết

+ Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.

+ Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”…

=> Sự so sánh giúp người đọc dễ hình dung ra thực trạng vấn đề, qua đó cảnh tỉnh mọi người sự bùng nổ dân số đang diễn ra mạnh mẽ, cần có biện pháp khắc phục.


Câu 4- Trang 132 SGK

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì ? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi và nước nào thuộc châu Á ? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này ? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ?

Trả lời

- Việc đưa ra con số về tỉ lệ sinh con của một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích:

+ Thông báo rằng những nước chậm phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số mạnh (phụ nữ các nước này sinh nhiều con)

+ Sự gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển kinh tế

+ Mối quan hệ mật thiết giữa tốc độ gia tăng dân số với tốc độ phát triển kinh tế

+ Đời sống xã hội kém dẫn tới tình trạng gia tăng dân số tăng vọt.

- Những nước châu Phi: Nê-pan; Ru-an-da; Tan-da-ni-a; Ma-đa-gát-xca. Những nước châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.

=> Các nước châu Á, và châu Phi có phát triển kinh tế chậm, nghèo và tỉ lệ gia tăng dân số.

=> Sự phát triển xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của dân số.


Luyện tập

Câu 1- Trang 132 SGK

Liên hệ với phần Đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì sao ?

Trả lời

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số:

+ Nâng cao chất lượng đời sống.

+ Quán triệt công tác dân số.

+ Củng cố tổ chức làm công tác về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

+ Tăng mạnh mẽ kế hoạch truyền thông, vận động cung cấp những dịch vụ dân số- kế hoạch hóa gia đình.


Câu 2- Trang 132 SGK

Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho câu hỏi : Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu ?

Trả lời

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn:

+ Dân số phát triển quá nhanh, không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về không gian sống, môi trường bị ảnh hưởng, thiếu việc làm, giáo dục không kịp với đà gia tăng dân số.

+ Với các nước nghèo nàn, lạc hậu sự gia tăng dân số gây áp lực lên công việc, kinh tế từ đó dẫn tới các vấn đề về an sinh xã hội không được đảm bảo.


Câu 3- Trang 132 SGK

Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9 – 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Theo dõi bảng thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới (trang 133 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) ta thấy:

- Dân số thế giới năm 2000: hơn 6 tỉ người.

- Dân số thế giới vào thời điểm 2003: 6,32 tỉ người.

- Từ năm 2000 – 2003 dân số trên thế giới đã tăng 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.


Tổng kết:

Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Bài toán dân số" số 2

Trả lời câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).

Lời giải chi tiết:

- Mở bài (từ đầu đến “sáng mắt ra”).

⟹ Đặt vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra thời cổ đại.

- Thân bài (từ “Đó là câu chuyện cố" đến “sang ô thứ 34 của bàn cổ")

⟹ Giải quyết vấn đề: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

Thân bài có ba ý chính:

Ý 1 : Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

Ý 2 : So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

Ý 3 :Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.

- Kết bài (Phần còn lại)

⟹ Khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là Con đường tồn tại của chính nhân loại.


Trả lời câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Vấn để chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?

Lời giải chi tiết:

Vấn đề chính là tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thi con người sẽ tự làm hại chính mình.

Điều làm tác giả “sáng mắt ra” chính là một vấn đề rất hiện đại, mới được đặt ra gần đây. Đó là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, khi nghe xong bài toán cổ, tác giả chợt ngỡ như vấn đề đấy đã được đặt ra từ thời cổ đại.


Trả lời câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nối bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cũng chính là bài toán cổ được tác giả nêu lên nhằm gây tò mò, lôi cuốn người đọc đưa đến một kết luận bất ngờ: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp: có thế phủ kín bề mặt trái đất.

Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự gia tăng và bùng nổ dân số. Có chỗ tương đồng là cả hai: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ). Từ sự so sánh đó, tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.


Trả lời câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nừ ở một sô nước theo thông báo của Hội nghị Cairô nhằm mục đích gì? Trong số các nước kế tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiếu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con sô tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairô là nhằm mục đích trước hết để thấy trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con (VN là 3,7; Ru-an-đa là 8,1). Như vậy, chỉ tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. Ngoài ra, các con số trên còn cho thấy các nước chậm phát triển... sinh con rất nhiều. Các nước được văn bản nêu lên phần lớn thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca... Châu Á chỉ có Ấn Độ, Việt Nam như thế, rõ ràng nước kém, chậm phát triển ở hai châu lục vừa nói lại gia tầng dân số mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi liền với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hóa giáo dục chậm được nâng cao.


Trả lời câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?

Lời giải chi tiết:

- Gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các nước chậm phát triển.

- Gia tăng dân số quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển kinh tế.


Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Liên hệ với phần Đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?

Trả lời:

- Sự lựa chọn sinh đẻ là quyền của phụ nữ. Không thế dùng mệnh lệnh hay các biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp.

- Do đó cách tốt nhất, con đường tốt nhất là con đường giáo dục. Qua đó giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn chặt với đói nghèo hay hạnh phúc.

- Đúng như Phê-đê-ri-cô May-o đề ra: “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh...”.


Trả lời câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

Trả lời:

Dân số phát triển manh mẽ, nhanh chóng nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục... cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu... Đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu rơi vào vòng luẩn quấn bế tắc: vì nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển mọi mặt nên hạn chế sự phát triển của giáo dục. Giáo dục không phát triển được, kinh tế lại nghèo nàn, lạc hậu.


Trả lời câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9-2003 xem số người trên thê giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Dân số trên thế giới.

- Dân số thế giới năm 2000: hơn 6 tỉ người.

- Dân số thế giới vào thời điểm 2003: 6,32 tỉ người.

- Từ năm 2000 – 2003 dân số trên thế giới đã tăng 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.


Nội dung chính

Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới , nhất là ở các nước chậm phát triển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?