Top 6 Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh lớp 7 hay nhất

Bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947- 1948, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tại chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm là bức tranh thiên nhiên đẹp với cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung của Bác. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist tổng hợp dưới đây.

Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh số 1

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới
- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

II. Đôi nét về tác phẩm Cảnh khuya
1. Hoàn cảnh ra đời
bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng sáng trên núi rừng Tây Bắc
- Phần 2 (hai câu còn lại): Cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên
3. Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ…


III. Đôi nét về tác phẩm Rằm tháng giêng
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông ở chiến khu Việt Bắc
- Phần 2 (hai câu còn lại): Hình ảnh con người
3. Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Sử dụng điệp từ
- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên


IV. Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

+ Mỗi dòng có 7 chữ

+ Mỗi bài thơ có 4 câu

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3


Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng

+ Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.

+ Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật

+ Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.


Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên

- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp

- Câu thơ cuối cùng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác


Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

+ Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

+ Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

+ Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

+ Không miêu tả chi tiết cụ thể

+ Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

+ Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

+ Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

+ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

+ “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

+ “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình


Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc : Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều nói về lúc đêm khuya, về thuyền, về sông nước.


Câu 6 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác

+ Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh

+ Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung

Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước


Câu 7 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau

+ Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.

+ Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.

- Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân

+ Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói

+ Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.


Luyện tập

Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên

Ngắm trăng

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Tin thắng trận

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về

Thư Trung thu 1951

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh số 4

I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
- Quá trình hoạt động cách mạng:
+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.
+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước.
+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
=> Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học
a. Quan điểm sáng tác:
- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
b. Di sản văn học:
- Văn chính luận:
+ Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
- Truyện và kí:
+ Tác phẩm chính: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
- Thơ ca:
+ Tác phẩm chính: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942-1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941-1945.
=> Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.
c. Phong cách nghệ thuật:
- Thống nhất:
+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
+ Về cách viết ngắn gọn.
- Đa dạng:
+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

3. Tác phẩm
Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Hai bài thơ đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ.


II. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

*Hai bài “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được làm theo thể thơ:

- Bài “Cảnh khuya” làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+, Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

+, Nhịp: câu 1 (3/4), câu 2, 3 (4/3), câu 4 (2/5)

+, Hiệp vần: xa – hoa – nhà.

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát.

+, Phiên âm chữ Hán: nhịp 4/3, 2/2/3. Hiệp vần: viên – thiên – thuyền.

+, Bản dịch thơ của Xuân Thủy: nhịp 2/2/2, 2/4/2, 2/2/2, 2/4/2. Hiệp vần: xuân – quân, quân – ngân.


Câu 2: Phân tích 2 câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya”:

- Mở đầu bài thơ là tả âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng, mơ hồ bên tai nhà thơ, khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm trăng khuya tĩnh lặng.

=> Thi trung hữu nhạc.

- Câu 2 đem đến cho người thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh.

=> Thi trung hữu họa.


Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài “Cảnh khuya” đã biểu hiện những tâm trạng của tác giả là:

- Trước hết là tâm trạng thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên nên Người “chưa ngủ” do cảnh thiên nhiên quá đẹp.

- Lo lắng việc quân đang bận, lo lắng cho dân, cho nước.

=> Cả lời thơ, ý thơ toát lên một tâm trạng, một tình cảm khác, mới, khỏe khoắn của một vị lãnh tụ suốt đời hết lòng vì dân, vì nước nhưng vẫn không quên thưởng ngoạn đêm trăng đẹp.

*Trong hai câu thơ ấy, từ được lặp lại là “chưa ngủ” => nỗi băn khoăn về vận nước cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác. Nỗi lo việc nước hòa với tình yêu thiên nhiên tạo nên con người nghệ sĩ, chiến sĩ ở Bác.


Câu 4: Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng:

- Không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.

- Tràn đầy sức xuân: sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

=> Cách miêu tả không gian không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ chú ý đến toàn cảnh, mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật.

*Câu thơ thứ hai đặc biệt về từ ngữ :

Ba chữ “xuân” cứ nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. Gợi ra vẻ đẹp của dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ, khỏe của tháng giêng, tháng đầu tiên của một năm, nơi sắc xuân, mùa xuân đang ngập tràn cả đất trời.


Câu 5: Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ cho em tới những tứ thơ, câu thơ, hình ảnh trong thơ cổ Trung Quốc là:

- Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ đến câu “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế.


Câu 6: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ là:

Ta gặp được một tâm hồn nhạy cảm, trân trọng những vẻ đẹp của tạo hóa không vì việc quân, việc nước đang đợi mà Người hờ hững với vẻ đẹp thiên nhiên và trong bất hoàn cảnh nào phong thái ung dung, lạc quan vẫn được thể hiện rất rõ.


Câu 7: Nhận xét cảnh trăng có trong mỗi bài:

- Trong bài “Cảnh khuya”: ánh trăng được nhân hóa. Trăng lồng vào cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật hiện ra rất gợi cảm dưới ánh trăng. Ngoài ra, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang hát, ngân nga làm khung cảnh trở nên thơ mộng.

- Trong bài “Rằm tháng giêng”: trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh trăng trên sông, trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.


III. LUYỆN TẬP:

Những câu thơ Bác Hồ viết về trăng:

-Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

(Tin thắng trận).

-Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh số 3

I. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

- Một số tác phẩm nổi bật:

Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
Con rồng tre (1922, kịch )
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)...
Nhật kí trong tù (thơ, 1942 - 1943)...


II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta.Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

2. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt.

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ...

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.
Phần 2. Hai câu sau: Hình ảnh con người trong đêm trăng.


III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.


2. Hai câu sau: Hình ảnh con người trong đêm trăng

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.


IV. Tổng kết

- Nội dung: Bài thơ "Rằm tháng giêng" đã miêu tả hình thanh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ...


V. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Bài thơ “Rằm tháng giêng” được viết theo thể: thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
Cách gieo vần: chữ cuối của các câu 1, 2 và 4 (viên - thiên - thuyền).
Cách ngắt nhịp: 2/2/3

Câu 2. Hãy nhận xét về không gian và miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng như thế nào?

- Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như hòa vào làm một.

- Nhận xét: cách miêu tả từ xa đến gần, từ cao đến thấp.

- Câu thơ thư hai: từ “xuân” được điệp lại tới ba lần. Từ đó gợi ra vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng tràn ngập sắc xuân, dường như cảnh vật đều bị bao trùm bởi sự sống, vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân.

Câu 3. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ Văn 7, tập một?

- Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch. (Ở hình ảnh ánh trăng trong đêm).

- Câu thơ:

Sàng tiền minh nguyệt quang,Nghi thị địa thượng sương.Cử đầu vọng minh nguyệt,Đê đầu tư cố hương.(Đầu giường ánh trăng rọi,Ngỡ mặt đất phủ sương.Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,Cúi đầu nhớ cố hương.)


Câu 4. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?

- Tâm hồn: thơ mộng, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan với niềm tin chiến thắng của cách mạng Việt Nam.


Câu 5. So sánh vẻ đẹp của ánh trăng trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

- Cảnh khuya:

Không rõ thời gian cụ thể, trăng lúc này tròn hay khuyết.
Ánh trăng soi chiếu xuống bóng cây tạo ra một cảnh tượng thiên nhiên đầy thơ mộng.
Hình ảnh nhà thơ trong đêm trăng: lo lắng, trăn trở về sự nghiệp cách mạng của đất nước.
- Rằm tháng giêng:

Trăng vào đêm rằng tháng giêng, đang ở độ tròn và sáng nhất (nguyệt chính viên).
Ánh trăng bao trùm lên cảnh vật, mang sức sống của mùa xuân.
Hình ảnh con người: bàn việc cách mạng với một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng.


II. Luyện tập

Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Gợi ý:

Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Kháng chiến thành công ta trở lạiTrăng xưa, hạc cũ với xuân này

(Cảnh rừng Việt Bắc)

Trăng vào cửa sổ đòi thơViệc quân đang bận xin chờ hôm sauChuông lầu chợt tỉnh giấc thuẤy tin thắng trận Liên khu báo về

(Tin thắng trận, 1948)

Trung thu ta cũng tết trong tù,Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;

(Trung thu)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh số 5

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

Hồ Chí Mình ( 1890 - 1969) quê ở Nam Đàn, Nghệ An
Tên khai sinh là nguyễn Sinh Cung, cha là Nguyễn Sinh Sắc.
Bản thân là một người thông minh và tiếp xúc với tư tưởng cách mạng từ rất sớm.
Lớn lên hoạt động cách mạng và trở thành người có công tìm ra con đường cứu nước cho Việt Nam.
Sinh thời Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận làm nhà thơ nhà văn nhưng trong quá trình hoạt động Người đã dùng thơ văn để đấu tranh tư tưởng với bọn giặc.
Hồ Chí Minh thành công trên nhiều thể loại văn học như thơ, truyện kí, văn chính luận... Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.


2. Tác phẩm

Cảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Hai bài “Cảnh khuya” và "Nguyên tiêu" được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?

Bài làm:
Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Đặc điểm:
Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 2 4.
Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1 nhịp ¾; Câu 2 + 3 nhịp 4/3; Câu 4 nhịp 2/5==> nhịp thơ có sự thay đổi linh hoạt
Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.


Câu 2: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.
Bài làm:
Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh - cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa. Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Tiếng suối nơi xa xa vẳng lại nghe những tiếng hát của người con gái đẹp hát trong rừng vọng ra.
==> Âm thanh gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.
Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.
Lồng 1: ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.
Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.
==> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.


Câu 3: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp và điều đó có tác dụng như thế nào?
Bài làm:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hoà hợp trong con người của Bác.
Tác giả đã thế hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc. Người thao thức chưa ngủ đâu chỉ vì cảnh đẹp đêm trăng mà cơ bản là do người nghĩ cho vận mệnh của dân tộc. Hoặc cũng có thể hiểu: chính vì thao thức tới canh khuya để lo nghĩ việc nước mà Người đã thưởng thức đựơc những cảnh đẹp tuyệt diệu của núi rừng.
Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh. Tóm lại hai câu cuối của bài thơ Cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc.


Câu 4: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Bài làm:
Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.
Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.
Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.


Câu 5: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài “Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới những từ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?
Bài làm:
Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.
Phiên âm

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong như hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:

Trăng tà chiếu qua kêu sương

Lửa chào cây bến, sầu vương giấc hồ.

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ cuối của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.


Câu 6: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai hài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Bài làm:
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ:
một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng
Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung
==> Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác, người chiến sĩ cách mạng.


Câu 7: (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Bài làm:
Trăng là người bạn tri kỉ của Bác trong mọi hoàn cảnh, dù trong cảnh vật nào trăng vẫn hiện lên với vẻ đẹp dịu hiền, lung linh
Cảnh khuya là là ánh trăng đã được nhân hoá, cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện. Tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.


LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 143 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về cảnh trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Bài làm:
Ngắm trăng (Nhật kí trong tù): Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Chiều tối (Nhật kí trong tù)
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Giải đi sớm

Gà gáy một lần đêm chứa tan

Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn

Người đi cất bước trên đường thăm

Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.


Phần tham khảo mở rộng
Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của Bác qua bài thơ Cảnh khuya

Bài làm:
Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.

Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.

Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh số 6

ĐỌC - HIỂU

Câu 1 - Trang 142 SGK

Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

Trả lời:

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.


Câu 2 - Trang 142 SGK

Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

Trả lời:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: "Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe suối chảy như cung đàn cầm" (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay "Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền" (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.


Câu 3 - Trang 142 SGK

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

Trả lời:

Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.


Câu 4 - Trang 142 SGK

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng Giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng Giêng như thế nào?

Trả lời:

- Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:

+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng Giêng".

+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng đầy sự sống.

⟹ Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

- Cách miêu tả:

+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.

+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

- Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:

+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.

+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.


Câu 5 - Trang 142 SGK

Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

Trả lời:

Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.

- Hai chữ "yên ba" rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rất tiếc câu thơ dịch bỏ mất.

- Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:

Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:

Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch thơ:

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che đầy thuyền.

Ngoài ra ý thơ “nước liền trời" ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

Lạc hà dữ cô lộ tề phi

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

(Ráng trời cùng bay với cò lẻ

Nước thu một màu với trời cao.)

Điều này cho thấy màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.


Câu 6 - Trang 142 SGK

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Trả lời:

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng, đêm ngày lo vận nước.


Câu 7* - Trang 142 SGK

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Trả lời:

Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.

Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi "hoa" (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.

Trong khi đó, trăng trong "Rằm tháng riêng" là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.


LUYỆN TẬP

Câu 1 - Trang 143 SGK

Học thuộc hai bài thơ. (Học sinh tự làm)

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng hồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1947

(Hồ Chí Minh)

RẰM THÁNG GIÊNG

(Nguyên tiêu)

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

1948

(Hồ Chí Minh)


Câu 2 - Trang 143 SGK

Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Gợi ý:

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

TIN THẮNG TRẬN

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về.


TỔNG KẾT

• Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

• Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Cảnh khuya", "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh số 2

Trả lời câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Hai bài “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được làm theo thể thơ:

- Bài “Cảnh khuya” làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+, Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

+, Nhịp: câu 1 (3/4), câu 2, 3 (4/3), câu 4 (2/5)

+, Hiệp vần: xa – hoa – nhà.

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát.

+, Phiên âm chữ Hán: nhịp 4/3, 2/2/3. Hiệp vần: viên – thiên – thuyền.

+, Bản dịch thơ của Xuân Thủy: nhịp 2/2/2, 2/4/2, 2/2/2, 2/4/2. Hiệp vần: xuân – quân, quân – ngân.


Trả lời câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân tích 2 câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya”:

- Mở đầu bài thơ là tả âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng, mơ hồ bên tai nhà thơ, khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm trăng khuya tĩnh lặng.

⟹ Thi trung hữu nhạc.

- Câu 2 đem đến cho người thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh.

⟹ Thi trung hữu họa.


Trả lời câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hai câu thơ cuối của bài “Cảnh khuya” đã biểu hiện những tâm trạng của tác giả là:

- Trước hết là tâm trạng thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên nên Người “chưa ngủ” do cảnh thiên nhiên quá đẹp.

- Lo lắng việc quân đang bận, lo lắng cho dân, cho nước.

⟹ Cả lời thơ, ý thơ toát lên một tâm trạng, một tình cảm khác, mới, khỏe khoắn của một vị lãnh tụ suốt đời hết lòng vì dân, vì nước nhưng vẫn không quên thưởng ngoạn đêm trăng đẹp.

=> Trong hai câu thơ ấy, từ được lặp lại là “chưa ngủ” ⟹ nỗi băn khoăn về vận nước cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác. Nỗi lo việc nước hòa với tình yêu thiên nhiên tạo nên con người nghệ sĩ, chiến sĩ ở Bác.


Trả lời câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng:

- Không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.

- Tràn đầy sức xuân: sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

⟹ Cách miêu tả không gian không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ chú ý đến toàn cảnh, mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật.

* Câu thơ thứ hai đặc biệt về từ ngữ :

Ba chữ “xuân” cứ nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. Gợi ra vẻ đẹp của dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ, khỏe của tháng giêng, tháng đầu tiên của một năm, nơi sắc xuân, mùa xuân đang ngập tràn cả đất trời.


Trả lời câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ cho em tới những tứ thơ, câu thơ, hình ảnh trong thơ cổ Trung Quốc là:

- Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ đến câu “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế.


Trả lời câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ là:

Ta gặp được một tâm hồn nhạy cảm, trân trọng những vẻ đẹp của tạo hóa không vì việc quân, việc nước đang đợi mà Người hờ hững với vẻ đẹp thiên nhiên và trong bất hoàn cảnh nào phong thái ung dung, lạc quan vẫn được thể hiện rất rõ.


Trả lời câu 7 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nhận xét cảnh trăng có trong mỗi bài:

- Trong bài “Cảnh khuya”: ánh trăng được nhân hóa. Trăng lồng vào cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật hiện ra rất gợi cảm dưới ánh trăng. Ngoài ra, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang hát, ngân nga làm khung cảnh trở nên thơ mộng.

- Trong bài “Rằm tháng giêng”: trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh trăng trên sông, trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.


Luyện tập

Những câu thơ Bác Hồ viết về trăng:

- Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

(Tin thắng trận).

- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng).


Bố cục:

* Cảnh khuya: gồm 2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc.

- Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng của Bác.

* Rằm tháng giêng: gồm 2 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc.

- Phần 2 (2 câu cuối): Hình ảnh con người.


Nội dung chính

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Bác Hồ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?