Top 6 Bài soạn "Câu nghi vấn" (lớp 8) hay nhất

Câu nghi vấn là dạng câu hỏi, thường xuyên xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên có thể chính sự thường xuyên sử dụng nhiều quá trong cuộc sống ấy lại khiến mỗi chúng ta không để ý đến bản chất của loại câu này. Trong chương trình Ngữ văn 8 chúng ta được học về Câu nghi vấn từ đó hiểu được ý nghĩa bài học, rút ra kinh nghiệm để áp dụng trong đời sống và quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn Câu nghi vấn lớp 8 hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 2

Phần I: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH

Câu hỏi (trang 11 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:

(1)- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:

- Không đau con ạ !

(2)- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?(3) Hay là u thương chúng con đói quá?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a) Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

b) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?

Trả lời:

a) Các câu nghi vấn trong đoạn văn trên là: câu (1), (2), (3). Đặc điểm hình thức để có thể nhận dạng các câu trên là câu nghi vấn, đó là: khi nói, ta nhấn giọng ở những từ dùng để hỏi (không, thế sao, hay là,…). Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

b) Các câu nghi vấn trên dùng để hỏi.


Phần II: LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:

- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)

c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.

(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)

d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?

- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…

- Đùa chơi một tí.

- Hừ … hừ … cái gì thế?

- Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

- Ừ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

a) Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c) Văn là gì? Chương là gì?

d) Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?

Đặc điểm hình thức:

- Chú ý vào các từ nghi vấn (in đậm).

- Cuối các câu đều có dùng các dấu chấm hỏi.


Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:

a) Mình đọc hay tôi đọc?

(Nam Cao, Đôi mắt)

b) Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà?

(Ca dao)

c) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc?

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

- Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn?

- Có thể thay từ hay bằng từ hoặc vào các câu đó được không? Tại sao?

Trả lời:

Các câu này đều là câu nghi vấn vì đều có chứa từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Từ hay khi xuất hiện trong các kiểu câu khác thì có thể được thay thế bằng từ hoặc. Nhưng ở trong các trường hợp này nói riêng và trong câu nghi vấn nói chung, nếu ta thay từ hay bằng từ hoặc thì câu sẽ bị sai về ngữ pháp, bị biến thành kiểu câu khác (câu trần thuật) hoặc câu sẽ thay đổi về ý nghĩa.


Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Có thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu sau được không? Vì sao?

a) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai , Mắt, Miệng)

b) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

d) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Trả lời:

- Không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu này bởi chúng chưa phải là câu nghi vấn.

- Các câu a và b tuy có chứa các từ nghi vấn (có…không, tại sao), nhưng thực tế, các kết cấu có chứa các từ này chỉ có chức năng làm bổ ngữ cho câu.

- Hai câu còn lại, tuy có chứa các từ ai (ai cũng), nào (nào cũng) nhưng ở trong các câu này, các từ ấy không nhằm mục đích hỏi. Kết cấu kiểu như vậy, trong câu này cũng như trong nhiều trường hợp khác, nó thường mang nghĩa khẳng định (chứ không phải nghi vấn).


Câu 4 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu:

a) Anh có khoẻ không?

b) Anh đã khoẻ chưa?

Xác định câu trả lời thích hợp đối với tùng câu. Đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có … không với câu nghi vấn theo mô hình đã … chưa.

Trả lời:

- Hai câu đã cho khác nhau về mô hình cấu trúc câu: có … không; đã … chưa. Sự khác nhau về cấu trúc dẫn đến sự khác nhau về ý nghĩa: câu thứ nhất là một câu hỏi thực sự hướng vào tình trạng sức khoẻ thực tế của người được hỏi; trong khi đó, câu thú hai là một câu hỏi kèm giả định (người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ). Nếu sự giả định này sai thì câu hỏi trở nên vô lí.

- Có thể nêu ra các ví dụ sau (hãy tự so sánh):

+ Cái máy tính này có cũ không? (câu đúng)

+ Cái máy tính này đã cũ chưa? (câu đúng)

+ Cái máy tính này có mới không? (câu đúng)

+ Cái máy tính này đã mới chưa? (Câu sai do giả định không hợp với thực tế).


Câu 5 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

a) Bao giờ anh đi Hà Nội?

b) Anh đi Hà Nội bao giờ?

Trả lời:

- Về hình thức: Hai câu khác nhau ở trật tự từ (vị trí của từ bao giờ).

- Về ý nghĩa:

+ Câu (a) hỏi hướng đến hành động trong tương lai.

+ Câu (b) hỏi về một hành động đã diễn ra trong quá khứ.


Câu 6 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2):

Cho biết hai câu nghi vấn sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a) Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?

b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?

Trả lời:

Gợi ý: Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác. Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 4

I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

a.* Câu nghi vấn đó là:

-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?

-Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai ? Hay là u thương chúng con đói quá ?

* Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn :

– Có những từ nghi vấn : có …. Không, làm sao và từ : hay

– Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.


II. Luyện tập

Câu 1.

* Có những câu nghi vấn sau :

a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?

b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?

c. Văn là gì ? Chương là gì ?

d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? Đùa trò gì ? Cái gì thế ? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

* Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn : có những từ nghi vấn như phải không, tại sao, gì, không, hả và kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).


Câu 2.

-Căn cứ để xác minh câu nghi vấn : có từ ‘hay’

-Không thể thay từ ‘hay’ bằng từ ‘hoặc’ trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.


Câu 3. Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như có … không, tại sao, không, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.

Trong câu c, d thì nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.


Câu 4.

* Câu a và câu b khác nhau về từ nghi vấn :

– Câu a : có … không

– Câu b : đã … chưa

Và khác nhau về ý nghĩa :

-Câu a : hỏi về thời điểm của một trạng thái thuộc hiện tại.

-Câu b : hỏi về thời điểm của một trạng thái thuộc quá khứ.

* Đối với câu a, có thể trả lời : Rất khỏe.

Còn câu b, trả lời : Đã khỏe.

* Đặt một số câu tương tự và phân tích sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình : có … không với câu nghi vấn theo mô hình : đã … chưa.

– An có quyển sách ấy không ?

– An đã có quyển sách ấy chưa?

– Cậu có đi không?

– Cậu đã đi chưa?

Câu nghi vấn theo mô hình có … không thường gắn với thời điểm hiện tại. Còn nghi vấn theo mô hình đã … chưa gắn với thời điểm quá khứ.


Câu 5.

* Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, “bao giờ” đứng đầu câu còn trong câu b, “bao giờ” đứng cuối câu.

* Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.


Câu 6. Hai câu nghi vấn này đúng, vẫn thường được dùng để hỏi trong thực tế. Chúng có từ nghi vấn “bao nhiêu’, kết thúc (khi viết) là dấu chấm hỏi. Ngoài dấu hiệu hình thức, về mặt ý nghĩa, chúng hỏi số lượng cụ thể để rõ thêm về một tính chất đã biết của sự vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 5

Câu 1. Bài tập 1, trang 11-12, SGK.

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Trả lời:

Ngoài các từ ngữ nghi vấn, tất cả các câu nghi vấn trong những đoạn trích này còn được đánh dấu rất rõ bằng dấu chấm hỏi ở cuối câu. Em cần vận dụng kiến thức đã học để tìm ra đâu là từ ngữ nghi vấn.


Câu 2. Bài tập 2, trang 12, SGK.

Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:

Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn?

Trong các câu đó, có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?

Trả lời:

- Căn cứ để xác định câu nghi vấn : có từ hay và dấu chấm hỏi.

- Trong câu nghi vấn, từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.


Câu 3. Bài tập 3, trang 13, SGK.

Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau không? Vì sao?

a) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

b) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

d) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Trả lời:

Cần đọc kĩ xem các câu đã dẫn có dùng để hỏi ai, điều gì không. Nếu không thì đó không phải là câu nghi vấn.


Câu 4. Bài tập 4, trang 13, SGK.

Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

a) Anh có khỏe không?

b) Anh đã khỏe chưa?

Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt câu với hai mô hình có... không?, đã... chưa?

Trả lời:

Khác nhau về hình thức : cớ... không ; đã... chưa. Đối với một người không ốm đau, bệnh tật,... có thể dùng câu (b) để hỏi được không?


Câu 5. Bài tập 5, trang 13, SGK.

Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

a) Bao giờ anh đi hà Nội?

b) Anh đi Hà Nội bao giờ?

Trả lời:

Sự khác nhau về hình thức giữa hai câu thể hiện ở trật tự từ. Khi dùng câu (a) để hỏi thì hành động "đi Hà Nội" của người được hỏi đã diễn ra chưa? So sánh với câu (b) để thấy được sự khác biệt.


Câu 6. Bài tập 6, trang 13, SGK.

Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai? Vì sao?

a) Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?

b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?

Trả lời:

Câu (a) hỏi về trọng lượng của chiếc xe. Khi chưa biết một vật nào đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam, ta có thể có cảm giác nó nặng hay nhẹ không?

Câu (b) hỏi về giá của chiếc xe. Khi chưa biết một món hàng nào đó giá bao nhiêu, ta có thể đánh giá nó đắt hay rẻ được không?


Câu 7. Hãy tìm những câu nghi vấn trong đoạn trích sau đây và cho biết có những đặc điểm hình thức gì chứng tỏ đó là câu nghi vấn.

Cụ bá cười nhạt nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười .

- Các anh này nói mới hay ! Ai làm gì anh mà anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi :

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trả lời:

Trong đoạn trích, câu nghi vấn là những câu có những dâu hiệu hình thức sau :

a) Chứa từ nghi vấn : ai, làm gì, có phải ... đâu, sao, bao giờ,...

b) Được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Ví dụ: Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi?


Câu 8. Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu nghi vấn.

- Ông ấy không hút thuốc.

Trả lời:

Có thể biến đổi câu đã cho thành câu nghi vấn theo nhiều cách khác nhau,

ví dụ:

- Ông ấy không hút thuốc à?

- Tại sao ông ấy không hút thuốc?

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 1

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

1. Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi

a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:

+ "Sáng nay người ta đấm u có đau không?"

+ " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?"

+ "Hay là u thương chúng con đói quá?

- Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay"

b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"

b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?

c, " Văn là gì?", "Chương là gì?"

d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?"

+ "Đùa trò gì?"

+ "Cái gì thế?"

+ " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

- Đặc điểm của các câu nghi vấn:

+ Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế

+ Nội dung: Mục đích dùng để hỏi


Bài 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

- Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

- Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.


Bài 3 ( trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

- Không thể sử dụng dấu câu để đặt vào cuối các câu (a), (b), (c), (d) bởi các câu trên không nhằm để hỏi.

- Các câu (a) và (b) có các từ không và tại sao không đóng vai trò là từ nghi vấn trong câu, mà được sử dụng như một bổ ngữ trong câu.

- Các từ "nào" câu (c ) đóng vài trò là từ liệt kê, từ "ai" ở đây là đại từ trong câu khẳng định.

→ Các câu trên không phải câu nghi vấn bởi mục đích các câu trên dùng để khẳng định.


Bài 4 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Khác nhau hình thức

+ Câu a sử dụng cặp từ "có … không"

+ Câu b sử dụng cặp từ "đã … chưa"

- Ý nghĩa khác nhau:

+ Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời " Anh khỏe"

+ Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời " Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm."

- Một số câu đã có mô hình "có…không" và "đã…chưa":

+ Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

+ Anh có đi Sài Gòn không?

Anh đã đi Sài Gòn chưa?


Bài 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

- Khác nhau về hình thức:

+ Câu a có từ bao giờ đặt đầu câu.

+ Câu b có từ bao giờ đặt cuối câu.

- Khác nhau ý nghĩa:

+ Hành động câu a diễn ra trong tương lai

+ Hỏi về hành động đã diễn ra rong quá khứ


Bài 6 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Câu nghi vấn đúng là câu a, dù không biết rõ trọng lượng của vật nhưng ta vẫn cảm nhận được vật đó nặng, nhẹ bao nhiêu.

Câu nghi vấn b không hợp logic vì khi chưa biết giá của mặt hàng thì không thể nói vật đó đắt hay rẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 6

A. Kiến thức trọng tâm

Câu nghi vấn là câu:

Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)....không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Có chức năng chính là dùng để hỏi
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Ví dụ: trả lời câu hỏi phần 1.

Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Trả lời: câu nghi vấn là câu

Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
Thế làm sao..... không ăn khoai? Hay là u.... đói quá?
Đặc điểm: có từ để hỏi ( có.... không, làm sao...không) có từ nối (hay)
Có dấu chấm hỏi ở cuối câu (?)


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 11,12

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

a, câu nghi vấn là: Chị khất tiền sưu đến mai phải không?
Đặc điểm là có từ để hỏi (phải không), có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
b, câu nghi vấn là: Tại sao con người phải khiêm tốn như thế?
Đặc điểm là có từ để hỏi (tại sao), có dấu chấm hỏi kết thúc câu
c, câu nghi vấn là: văn là gì? Chương là gì?
Đặc điểm là có từ để hỏi ( gì), có dấu chấm hỏi kết thúc câu
d, câu nghi vấn: chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
Đặc điểm là có từ để hỏi (không, gì, cái gì, hả), có dấu chấm hỏi kết thúc câu.


Câu 2: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 12
Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ?
Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể xác định các câu trên là câu nghi vấn vì trong các câu ấy có từ nối các vế có quan hệ lựa chọn là: hay, hay là, hay tại
Trong các câu này không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì từ hoặc mặc dù cũng để nối các vế câu có quan hệ lựa chọn, song về nghĩa, nó lại không tạo ra câu nghi vấn mà nó chỉ có thể tạo ra những câu mang sự lựa chọn đơn thuần.


Câu 3: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau không? Vì sao?
Trả lời:
Các câu trên có những dấu hiệu của câu nghi vấn:
Câu (a): có từ "không" ở cuối câu
Câu (b): xuất hiện từ "tại sao"
Câu (c): xuất hiện từ "nào"
Câu (d): Có từ "ai"
Tuy nhiên, các câu trên không phải là câu nghi vấn nên chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu này được vì những từ ngữ mang dấu hiệu của câu nghi vấn giữ vai trò khác trong câu: chúng mang nghĩa khẳng định.
Từ "không" trong câu (a) để khẳng định nếu Chân, Tay, Tai, Mắt, Mũi không làm việc thì lão Miệng cũng không thể sống được.
Từ "tại sao" trong câu (b) để khẳng định lúc bấy giờ ông giáo đã hiểu nguyên nhân lão Hạc bán con chó Vàng của lão
Từ "nào" trong câu (c) để khẳng định giá trị của những loài cây trên đất nước Việt Nam
Từ "ai" trong câu (d) là đại từ phiếm chỉ, để khẳng định người nào cũng thấy cảnh biên rất đẹp.


Câu 4: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Anh có khỏe không?
b, Anh đã khỏe không?
Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt câu với hai mô hình có... không?, đã... chưa?
Trả lời:
Hai câu này đều có hình thức là câu nghi vấn nhưng nghĩa khác nhau.
Câu (a) là câu hỏi xã giao, mang ý nghĩa người hỏi không biết người bị hỏi có khỏe không câu (b) mang ý nghĩa người hỏi biết người bị hỏi bị ốm nhưng không biết đã khỏi hay chưa.
Câu trả lời thích hợp cho từng câu là
a, Tôi vẫn khỏe, cảm ơn anh hoặc dạo này tôi không khỏe lắm.
b, Tôi đã khỏe rồi hoặc tôi vẫn chưa khỏi hẳn
Đặt câu với mô hình:
Bạn có ăn cơm không?
Bạn đã ăn cơm chưa?

Hoặc
Bạn có ra khỏi nhà không?
Bạn đã ra khỏi nhà chưa?


Câu 5: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Bao giờ anh đi hà Nội?
b, Anh đi Hà Nội bao giờ?

Trả lời
a, Từ nghi vấn nằm ở đầu câu (bao giờ) và về nội dung thì người được hỏi trong câu này đang chuẩn bị hoặc đã có ý định đi Hà Nội. Sự việc người được hỏi đi Hà Nội sẽ xảy ra trong tương lai còn câu hỏi được đặt ra vào thời điểm hiện tại.
b, Từ nghi vấn nằm ở cuối câu (bao giờ) và nội dung là người được hỏi đã đi Hà Nội về, sự việc người được hỏi đi Hà Nội đã xảy ra trong quá khứ và câu hỏi này được đặt ra ở thời hiện tại.


Câu 6: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 13
Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai? Vì sao?
a, Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
b, Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
Trả lời:
Hai câu nghi vấn này đều sai. Chưa biết đáp án mà đã khẳng định là sai
Chưa biết bao nhiêu tiền mà đã bảo là rẻ
Chưa biết bao nhiêu cân mà đã nói là nặng


Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:
Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề bạn bè
Bài làm:
Bạn định nghĩa thế nào về một người bạn thân? Với tôi, bạn thân là người có thể cùng chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống, là có thể giúp đỡ nhau không chút vụ lợi và gắn bó bền vững. Tôi và Mai là bạn thân, lớn lên cùng nhau trong con phố nhỏ. Chúng tôi cùng nhau đi học, cùng tham gia những trò chơi tinh nghịch với lũ bạn hàng xóm. Chúng tôi luôn kể cho nhau nghe và cùng chia sẻ về chuyện học hành, gia đình và cuộc sống. Tình bạn ấy cũng không tránh khỏi những cãi vã hay giận hờn, nhưng chúng tôi luôn nhường nhìn làm hòa và lại cười giòn giã bên nhau. Thoáng chốc, giờ đây chúng tôi đều đã trưởng thành và mỗi người cần lựa chọn cho mình một con đường đi riêng. Mai học giỏi và quyết định thi vào trường cấp 3 chuyên ở xa nhà, còn tôi lựa chọn ngôi trường trong huyện. Dù xa cách nhưng chúng tôi vãn thường quan tâm, hỏi han và động viên nhau học hành. Chúng tôi luôn trân trọng tình bạn ấy và sẽ cùng nhau vun đắp để tình cảm ấy không bao giờ phai nhòa.


Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề học tập
Bài làm:
Tại sao chúng ta cần phải học tập? Bởi học tập là con đường để mỗi người tự bồi đắp tri thức, là hành trang quan trọng để chúng ta bước vào cánh cửa tương lai rộng mở. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như giọt nước giữa đại dương mênh mông vô tận. Vì vậy, bên cạnh việc chú tâm học hành trên trường lớp, chúng ta cần có ý thức tự học. Ngày nay, sách vở hay công nghệ thông tin phát triển, hỗ trợ tối ưu để chúng ta tự tìm tòi và khám phá. Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn học sinh đang sa đà vào những thú vui chơi như game online mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình. Điều đó không chỉ khiến thầy cô, cha mẹ phiền lòng mà khiến chính bản thân các bạn sẽ dần dần thiếu hụt tri thức, gây khó khăn cho chính cuộc sống của chúng ta. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy xác định mục tiêu học tập và phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong học tập bạn nhé!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 3

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn

- Trước hết, cần nói rõ : "hình thức" của câu có thể hiểu là dấu hiệu ta nhận biết được bằng mắt (khi viết) và nhận biết được bằng tai (khi nói).

- Đặc điểm về hình thức dễ nhận biết nhất của câu nghi vấn là sử dụng các từ nghi vấn, gồm các loại:

+ Các đại từ nghi vấn (đại từ để hỏi) : ai, gì, nào, thế nào, sao, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu, mấy, đâu,...

+ Các tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử, chứ, chăng,...

+ Các phụ từ phối hợp với nhau (có thể có từ hay ở giữa) : có (hay) không? có phải... (hay) không ? đã... (hay) chưa?

+ Quan hệ từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

- Ở dạng viết, cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. Ở dạng nói, câu nghi vấn có ngữ điệu nghi vấn (thường lên cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh ý cần được trả lời, giải đáp).


2. Chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,... Có thể gọi đây là những chức năng phụ của câu nghi vấn.


II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Ở từng đoạn trích, hãy đọc kĩ từng câu, chú ý những câu có dấu chấm hỏi ở cuối và có các từ nghi vấn như : phải không, tại sao, gì, không, hả ở trong câu. Đó là các câu nghi vấn. Cụ thể, hãy tham khảo bảng sau :

  • Đoạn a

Số lượng câu nghi vấn : 1

Từ nghi vấn: phải không

Dấu kết thúc câu: Dấu chấm hỏi

  • Đoạn b

Số lượng câu nghi vấn : 1
Từ nghi vấn: tại sao
Dấu kết thúc câu: Dấu chấm hỏi

  • Đoạn c

Số lượng câu nghi vấn : 2

Từ nghi vấn: gì

Dấu kết thúc câu: Dấu chấm hỏi

  • Đoạn d

Số lượng câu nghi vấn : 4

Từ nghi vấn: không, gì, hả

Dấu kết thúc câu: Dấu chấm hỏi


Câu 2.

- Việc dùng quan hệ từ hay trong các câu ở bài tập này được coi là dấu hiệu hình thức để nhận biết câu nghi vấn (từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn trong câu nghi vấn).

- Trong các ngữ cảnh này, không thể thay từ hay bằng hoặc, vì nếu thay, câu văn sẽ trở nên sai ngữ pháp, sai cả về lô-gíc và có nghĩa khác hẳn.


Câu 3. Đọc kĩ từng câu, chú ý xem nội dung mỗi câu có phải dùng để hỏi không. Nói cách khác, 4 câu này có ý nghĩa khẳng định hay ý nghĩa nghi vấn? Các từ như : không (ở câu a), tại sao (câu b), nào (câu c), ai (câu d) có phải là từ nghi vấn không?

Các câu trên không phải là câu nghi vấn, do đó không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.


Câu 4. Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau : có... không; đã... chưa. Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: trước đó, "anh" không khoẻ. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.

Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là : khoẻ hoặc không khoẻ. Câu trả lời thích hợp ở câu (b) là : đã khoẻ hoặc chưa khoẻ. Để phân biệt 2 mô hình : có... không và đã... chưa, em có thể đặt một số cặp câu. Ví dụ :

- Cái cặp này có đẹp không? Cái cặp này đã cũ chưa?

Câu 5. Về hình thức, ở hai câu (a) và (b), vị trí của từ bao giờ có gì khác nhau ? Sự khác nhau về vị trí dẫn đến sự khác nhau về ý nghĩa : hành động trong câu (a) sẽ diễn ra trong tương lai, còn hành động trong câu (b) đã diễn ra trong quá khứ.


Câu 6. Về mặt lô-gíc, mặc dù không biết trọng lượng một vật cụ thể là bao nhiêu, ta vẫn có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ (qua việc bưng, vác, nhấc,...). Nhưng khi ta chưa biết giá một vật là bao nhiêu thì không thể nói vật này đắt hay rẻ được.

Từ đó, em tìm được kết quả : câu (a) đúng, câu (b) sai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?