Top 6 Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Tác phẩm giống như một công trình vĩ đại, chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều thể hiện tư tưởng lớn của nhà nhân đạo lỗi lạc Nguyễn Du thông qua hình ảnh cuộc đời Kiều - người con gái tài hoa mà phận bạc. Cuộc đời truân chuyên của Kiều đã được nhà thơ khắc họa qua những cảnh chia ly, đặc biệt trong số đó có thể kể đến cảnh Từ Hải từ biệt Kiều để ra đi lập nghiệp lớn. Nhưng ở đây không có tâm trạng người đi - kẻ ở mà làm nổi bật lên chí khí của người anh hùng Từ Hải có lý tưởng hoài bão với những phẩm chất cao đẹp, phi thường. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Chí khí anh hùng" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho bài văn của riêng mình và hiểu tác phẩm hơn nữa.

Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 6

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
Cuộc đời
Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình
Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân -> Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sống của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người
Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
Sự nghiệp văn học
Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn
Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm bác học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du – kiệt tác số một của dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, vun vén cho những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.


2. Tác phẩm:

Xuất xứ: trích từ câu 2231 đến câu 2230 tác phẩm Truyện Kiều
Tóm tắt nội dung: Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai đi vào lầu xanh thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều ra khỏi chốn lầu xanh. Hai người sống hạnh phúc khi trai anh hùng gái thuyền quyên đẹp tựa thần tên. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên nàng Kiều mà sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai người trước khi Từ Hải lên đường cho thấy chí khí của Từ Hải


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

Bài làm:
Cuộc đời của Nguyễn Du: sinh ra trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Ông được chứng kiến bão táp của các phong trào khởi nghĩa nhân dân nên ông cảm nhận được không khí của thời đại, cảnh nhân dân lầm than, đau đớn trong chiến tranh. Dù họ là ai, thì cái chết cũng không thể tránh khỏi
Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm. Anh là Nguyễn Khản, đã từng làm tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, rất thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng. Vì thế nên ông được sống trong cảnh giàu sang, phú quý và thấy được sự thối nát, tham lam, xấu xa của cuộc đấu đá, tranh chấp, trụy lạc của chốn quan trường và bọn vua chúa, quan lại.
Quãng thời gian biến động, Nguyễn Du phải sống nhờ ở quê vợ, bôn ba gần 10 năm trên đất Bắc, sống trong cảnh nghèo nàn, túng quẫn. Thời gian này ông đi nhiều, tiếp xúc và tìm hiểu nhiều về văn hóa, phong tục và sống rất gần dân, đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ. Ông hiểu được nỗi thống khổ, lầm than của họ trước sự bất công của xã hội.
=> Tất cả những yếu tố trên đã tác động tới nhận thức, thế giới quan, quan niệm của Nguyễn Du để tạo nên một hồn thơ đau đáu với nỗi đau của con người, với con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”


Câu 2: trang 96 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng
Bài làm:
Các sáng tác chính của Nguyễn Du: Nguyễn Du sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm
Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục
Chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn
Đặc điểm chung:
Đặc điểm chung các tác phẩm: các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ
Giá trị nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
Giá trị hiện thực: Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người, lên án xã hội,phong kiến đồng thời mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.


Câu 3: trang 96 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải : Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, trong đó ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Kiểu mẫu người anh hùng vốn là nhân vật truyền thống trong văn học trung đại với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, hơi hướng lí trí hơn tình cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 5

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Vị trí đoạn trích

Trốn thoát khỏi sự đày đoạ của Hoạn Thư, Thuý Kiều những tưỏng sẽ được sống cuộc đời bình lặng và an phận, nào ngờ nàng lại rơi vào tay của Bạc Bà, Bạc Hạnh và lại phải trở về với cuộc sống tủi nhục ở lầu xanh. Đang sống trong tâm trạng hoang mang và vô cùng bế tắc thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Nhưng rồi cuộc sống hạnh phúc của hai người cũng chẳng được bao lâu. Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc. Chàng muốn vùng vẫy bốn phương để lập nên công nghiệp lớn. Vì thế sau nửa năm cùng Kiều chung sống, Từ Hải đã từ b‘iệt nàng để ra đi. Trong Truyện Kiều, đoạn này được trích từ câu 2213 đến câu 2230.

2. Chí khí anh hùng là đoạn trích thể hiện cái ước mơ đầy lãng mạn của Nguyễn Du về hình mẫu người anh hùng với những phẩm chất phi thường trên nhiều phương diện. Đoạn trích thể hiện nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng Từ Hải, đồng thời cũng bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca, khẳng định của tác giả đối với nhân vật này.


II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

Câu 1. Trong thơ ca trung đại, việc dùng các hình ảnh thiên nhiên để tô đậm một phẩm chất nào đó của con người là khá phổ biến. Đó là cách nói tượng trưng. Ở đây cũng vậy, Nguyễn Du đã dùng hai khái niệm “lòng bốn phương” (chỉ cái chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp) và “mặt phi thường” (chỉ cái tính chất khác thường, xuất chúng) với ý định vẽ nên cái tầm vóc vũ trụ phi thường của người anh hùng Từ Hải.

Các từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải là: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường” (các từ này dùng để tôn xưng nhân vật), từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong tính cách của con người Từ Hải, ...


Câu 2. Đoạn trích này bộc lộ khá rõ lí tưởng của người anh hùng Từ Hải. Ngoài những lời ngợi ca của Nguyễn Du, trong lời đối thoại với Kiều, Từ Hải cũng đã tự bộc lộ cái lí tưởng anh hùng của mình:

Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

...................................................

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đêh kì dặm khơi.

Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ và quyết đoán, không chút do dự khi bị đặt vào tình thê' phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải rất tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rỗ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Và khẳng định sự thành công là tất yếu: “Chầy chăng là một năm sau vội gì". Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách anh hùng của một vị tướng quân uy vũ.


Câu 3. Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu tâm, đó là: Hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà vãn chắp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhàn vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như : “Lòng bốn phương" vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ “trông vời trời bể mênh mang" vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như bốn bể, chim bằng, gió mây.

Vẫn theo cách thể hiện nghệ thuật đã trở thành khuôn mẫu của thời trung đại này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn và dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhoà nhạt hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 4

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN TRÍCH

1. Vị trí đoạn trích

- Thuộc phần "Gia biến và lưu lạc" từ câu 2213 đến 2230 trong Truyện Kiều.

2. Nội dung đoạn trích

- Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.

- Kiều bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ hai, cuộc đời nàng hầu như bế tắc hoàn toàn thì đột nhiên Từ Hải xuất hiện đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người rất tâm đầu ý hợp, sống hạnh phúc. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm “Hương lửa đang nồng” đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích này cho thấy chí khí của Từ Hải.

3. Bố cục đoạn trích

Đoạn trích được chia thành 3 đoạn nhỏ:

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): cuộc chia tay giữa chàng Từ Hải và Thúy Kiều sau những năm tháng chung sống.

- Đoạn 2 (12 câu thơ tiếp): cuộc nói chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải - thể hiện tính cách anh hùng của Từ Hải.

- Đoạn 3 (còn lại): ý chí và tính cách của Từ Hải.

4. Ý nghĩa nhan đề

“Chí khí anh hùng”: Thể hiện tinh thần mục đích hướng tới những điều to lớn, vĩ đại của người anh hùng, muốn tạo ra điều gì đó có thể vang danh thiên hạ, tạo nên sự nghiệp của riêng mình và lưu danh thiên cổ.


B- HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

Trả lời:

a) “Lòng bốn phương” là cụm từ có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới “Lòng bốn phương” đồng nghĩa với “Chí tang bồng”, “Chí làm trai”... Hai câu ba và bốn mở ra không gian “bốn phương” rộng lớn: "Trời bể mênh mang”, “Lên đường thẳng dong” không gian có sức biểu đạt “chí khí anh hùng”. So với hiện thực xã hội phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.

b) Phi thường là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người. Điều đó không chỉ đơn giản thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này “mặt phi thường” đồng nghĩa với “người phi thường”, “đời phi thường”, “sự nghiệp phi thường”...).

c) Hai cụm từ: “lòng bốn phương” và “mặt phi thường” và có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ để làm nổi bật quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ chứ không phải người thường. Điều đó thể hiện rõ qua việc sử dụng các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

d) Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

- Từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”...

- Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”...

- Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “trên đường thẳng dong”, “quyết lời dứt áo ra đi”...

Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.


Câu 2. Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

Trả lời:

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được Nguyễn Du khai thác tinh tế qua cảnh tiễn biệt với Thuý Kiểu, đặc biệt qua những lời nói với nàng.

* Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải là không gì lay chuyển. Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải tạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường. Vì vậy việc ra đi của Từ Hải là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu.

Miêu tả một cách ước lệ, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong'” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều chính là vì muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

* Trong lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng của mình:

- Coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là "Tâm phúc tương tri” của mình (người hiểu biết lòng dạ mình một cách sâu sắc)

- Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.

Lời của Từ Hải nói với Kiều không chỉ là lời của người yêu với người yêu, của người chồng với người vợ mà hơn hết đó là lời của một trang anh hùng với người “tâm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiên lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán.


Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không?

Trả lời:

Từ Hải là nhân vật lí tưởng Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.

- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.

- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.


TỔNG KẾT

Đoạn trích là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải với dáng dấp tráng chí của một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt.
Đồng thời đoạn trích còn thể hiện ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải với bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 1

I. Đôi nét về tác phẩm Chí khí anh hùng
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải
- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều
- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải
3. Giá trị nội dung
Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí
4. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật
- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 114 sgk ngữ văn 10 tập 2):

+ Lòng bốn phương: nghĩa là nói về ý chí muốn vùng vẫy khắp thiên hạ

+ Phi thường: hơn người, xuất chúng

→ Biểu thị phẩm chất, tài năng của Từ Hải

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

+ Từ ngữ có sắc thái tôn xưng

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát

→ Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, ngợi ca người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào hình tượng này.


Câu 2 (trang 114 sgk ngữ văn 10 tập 2):

- Ngôn ngữ của Từ Hải với Thúy Kiều, nhận thấy, người anh hùng không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình.”

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ, quyết đoán, không chút do dự khi bị phải lựa chọn hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

Bao giờ mười vạn tinh binh

… rước nàng nghi gia”

- Lời hẹn ước Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát, chân thành đúng với khí phách anh hùng


Câu 3 (trang 114 sgk ngữ văn 10 tập 2):

- Khắc họa hình ảnh người anh hùng oai hùng thông qua hình ảnh ước lệ tượng trưng, thủ pháp lý tưởng hóa nhân vật

+ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

+ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

- Mở ra hình ảnh cánh chim bằng mạnh mẽ, tự do trên bầu trời.

- Nhà thơ sử dụng từ ngữ chỉ bậc trượng phu: thoát, quyết, dứt, lòng bốn phương, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi

- Ngôn ngữ đối thoại kết hợp với biện pháp miêu tả, có tính nhân xưng, ước lệ góp phần làm khuynh hướng lí tưởng hóa trong ngòi bút Nguyễn Du thêm nổi bật. Từ Hải hiện lên vẻ phi thường

- Anh hùng, tráng sĩ mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại

- Nguyễn Du tả Từ Hải với những nét riêng biệt, lý tưởng phẩm chất anh hùng, khiến nhân vật không cách biệt với đời thường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 3

I. Tìm hiểu chung

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Chí khí anh hùng được trích từ câu 2213 đến câu 2230 nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi dựng sự nghiệp anh hùng.

* Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 3 phần:

Phần 1: 4 câu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải và cuộc chia tay sau nửa năm chung sống.
Phần 2: 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Kiều – thể hiện tính cách anh hùng của Từ Hải
Phần 3: 2 câu còn lại: Hành động dứt khoát ra đi của người anh hùng Từ Hải.


II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Hàm nghĩa của các cụm từ:

Lòng bốn phương: chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp
Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.
=> Cho thấy tầm vóc vũ trụ phi thường của người anh hùng Từ Hải.

* Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với người anh hùng Từ Hải: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, thoắt, trông vời, trời bể mênh mang, thanh gươm yên ngựa,…


Câu 2:

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

Từ Hải trách Thúy Kiều rằng là tri kỉ mà không hiểu mình, có thể thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. => Thái độ và hành động quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.
Từ Hải tự tin về một tương lai thành công: “Chầy chăng là một năm sau vội gì“. => Lời hẹn ước của người anh hùng ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch, đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.


Câu 3:

Đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích: khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Trong đó, bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ được gắn bó chặt chẽ với nhau.

Kiểu mẫu người anh hùng vốn là nhân vật truyền thống trong văn học trung đại với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, chủ yếu được miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và phần mờ nhạt hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Chí khí anh hùng" trích "Truyện Kiều" số 2

Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

Lời giải chi tiết:

* Giải thích từ ngữ:

- “Lòng bốn phương”: Nghĩa là ý chí muốn vùng vẫy khắp thiên hạ.

=> Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giớ. “Lòng bốn phương” đồng nghĩa với “Chí tang bồng”, “Chí làm trai”...

- "Mặt phi thường" là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người.

=> Điều đó không chỉ đơn giản thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm hàm én, mày ngài / Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này “mặt phi thường” đồng nghĩa với “người phi thường”, “đời phi thường”, “sự nghiệp phi thường”...).

=> Hai cụm từ: “lòng bốn phương” và “mặt phi thường” và có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ để làm nổi bật quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ chứ không phải người thường. Điều đó thể hiện rõ qua việc sử dụng các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

* Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

- Từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường”...

- Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “mười vạn tinh binh”, “bóng tinh rợp đường”, “gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”...

- Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: “thoắt đã động”, “trên đường thẳng dong”, “quyết lời dứt áo ra đi”...

=> Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ, trân trọng và ngợi ca, Nguyễn Du đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng này.


Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được Nguyễn Du khai thác tinh tế qua cảnh tiễn biệt với Thuý Kiểu, đặc biệt qua những lời nói với nàng.

- Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ Hải là không gì lay chuyển. Quan niệm về người anh hùng theo Từ Hải là phải tạo dựng sự nghiệp lớn để thực hiện giấc mơ công lí. Vì thế sau hơn nửa năm gắn bó, khát vọng ấy đã thôi thúc trái tim chàng, chàng ý thức được đã đến lúc phải lên đường. Vì vậy việc ra đi của Từ Hải là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu.

- Miêu tả một cách ước lệ, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong'” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều chính là vì muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

- Coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là "tâm phúc tương tri” của mình (người hiểu biết lòng dạ mình một cách sâu sắc)

- Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.

=> Lời của Từ Hải nói với Kiều không chỉ là lời của người yêu với người yêu, của người chồng với người vợ mà hơn hết đó là lời của một trang anh hùng với người “tâm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiên lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán.


Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không?

Lời giải chi tiết:

Từ Hải là nhân vật lí tưởng Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lí của tác giả. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.

a. Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

b. Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

c. Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.


Bố cục

Bố cục: 3 phần

- 4 cầu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải

- 12 câu tiếp: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải

- 2 câu cuối: Từ Hải ra đi


Nội dung chính

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?