Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn luôn tự hào là dòng dõi “Con rồng cháu tiên”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc của tích cổ này cũng như hiểu được nguồn cội chân thực của dân tộc Việt. Soạn văn bài "Con rồng cháu tiên" này sẽ giúp các em hiểu rõ về truyền thuyết do dân gian ta nói về nguồn gốc của dân tộc ta. Để giúp các em chuẩn bị thật tốt bài soạn này trước giờ lên lớp hôm nay toplist giới thiệu đến các em top các bài soạn "Con rồng cháu Tiên" hay nhất qua bài viết dưới đây nhé.
Con rồng cháu tiên - Bài 1
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Câu 1: Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về ngồn gốc và hình dáng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân “sức khỏe vô địch”, “ có nhiều phép lạ”. Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”.
* Sự nghiệp mở nước:
- Lạc Long Quân còn “giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh”.
- Thần còn “dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”.
Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế để làm gì? Theo truyện này, người Việt là con cháu của ai?
- Việc gặp gỡ và kết duyên: Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng sống chung ở cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm con đẹp đẽ, hồng hào như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. Chia con như vậy để các con cùng mình cai quản các phương.
- Theo truyện này, người Việt đều là con Rồng cháu Tiên.
Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết trong truyện.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật – là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ.
- Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện:
+, Lý giải được nguồn gốc cao quý, khác thường và đẹp đẽ của dân tộc ta.
+, Thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Câu 4: Ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”?
- Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi của con người Việt Nam.
- Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc và biết giúp đỡ lẫn nhau.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Em biết những truyện nào của dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiên”? Sự giống và khác nhau ấy khẳng định điều gì?
- Truyện “Qủa trứng thiêng” của người Mường – Truyện “Qủa bầu mẹ” của dân tộc Khơ mú.
- Truyện “Kinh và Bana là anh em”…
⟹ Tất cả chúng ta dù sống ở những miền khác nhau nhưng luôn là anh em. Vì vậy, phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 2: Hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”?
Giọng kể thay đổi tùy vào từng hoàn cảnh, mạch truyện.
Con rồng cháu tiên - Bài 3
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:
* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".
* Sự nghiệp mở nước:
Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trả lời:
- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:
+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời:
Truyện có ý nghĩa sau:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.
LUYỆN TẬP:
1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng, cháu Tiên? Sự giống nhau ấy thể hiện điều gì?
Trả lời:
Một số tộc người khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiền như: người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ.
Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cuội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Trả lời:
Học sinh kể lại với các yêu cầu sau:
- Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
- Cố gắng dùng lời văn của cá nhân để kể
- Kể diễn cảm.
Con rồng cháu tiên - Bài 2
II. CÂU HỎI:
Câu 1 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1):
Những chi tiết thể hiện tính kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Nguồn gốc:
- Lạc Long Quân: là con trai của thần Long Nữ, mình rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ: Dòng dõi Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần
⇒ Lạc Long Quân và Âu Cơ thuộc dòng dõi tiên rồng cao quý.
Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1):
Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có điểm kì lạ:
- Đây là mối lương duyên giữa con trai thần Long Nữ dưới nước và con gái dòng họ Thần Nông trên cạn
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con trai, đàn con không cần bú mớm và tự lớn lên như thổi, khôi ngô, khỏe mạnh
- Lạc Long Quân và Âu cơ chia con thành hai ngả: năm mươi xuống biển cùng cha, năm mưới lên rừng cùng mẹ
- Người Việt là con cháu của vua Hùng, con Rồng cháu Tiên.
Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1):
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm thể hiện dụng ý nhất định về tư tưởng.
- Chi tiết kì ảo còn được gọi là chi tiết thần kì, hoang đường, hư cấu, lạ thường…
- Trọng truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trò:
- Tô đậm tính chất kì lạ, cao quý của nhân vật sự kiện
- Thần linh hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc dân tộc để người đời sau thêm tôn kính tổ tiên mình
- Làm tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm
Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1):
Ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên:
- Lý giải, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định ý chí đoàn kết của người Việt nam dù ở miền núi, đồng bằng, miền biển, dù trong nước hay nước ngoài.
- Người Việt Nam đều là con cháu vua Hùng nên phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 (trang 8 sgk ngữ văn 6 tập 1):
Bên cạnh truyện Con Rồng cháu Tiên, một số dân tộc khác cũng có những truyện giải thích nguồn gốc dân tộc:
- Người Mường: truyện Qủa trứng to nở ra con người
- Người Khơ Mú có truyện Qủa bầu mẹ
Bài 2 (trang 8 skg ngữ văn 6 tập 1):
Đọc diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên
Con rồng cháu tiên - Bài 4
Câu 1 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Về nguồn gốc:
+ Lạc Long Quân: là con trai thần Long Nữ, thuộc nòi rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn.
+ Âu Cơ: thuộc dòng họ Thần Nông ở vùng núi cao.
- Về hình dáng:
+ Lạc Long Quân: sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ: xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai ?
- Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm kì lạ:
+ Trước hết, đây là việc kết duyên giữa con trai thần Long Nữ ở dưới nước và cô con gái dòng họ Thần Nông ở vùng núi cao. Họ trở thành vợ chồng cùng chung sống trên cạn.
+ Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở điểm: Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
- Việc chia con: Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con thành hai ngả: năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Việc chia con như vậy nhằm chia nhau cai quản các phương, có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Theo truyện này thì: người Việt Nam ta là con cháu vua Hùng, có nguồn gốc rồng tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.
Câu 3 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo: được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Vai trò của chi tiết này trong truyện: nhằm tạo sự hấp dẫn, tô đậm tính kì lạ, cao quý nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của người Việt.
Câu 4 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Thảo luận ở lớp : Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện ý nghĩa đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
II. Luyện tập:
Câu 1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Bên cạnh truyện Con Rồng cháu Tiên, một số dân tộc khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc như:
+ Người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người
+ Người Khơ Mú có truyện: Quả bầu mẹ
...
- Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng về cách giải thích cội nguồn và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta.
Câu 2. Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Học sinh tự kể, lưu ý giọng kể thay đổi tùy vào từng mạch truyện
Con rồng cháu tiên - Bài 6
Câu 1 (trang 8 sgk Văn 6 Tập 1):
Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân:
+ Nguồn gốc: là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sống ở dưới nước.
+ Hình dạng: mình rồng, sức khỏe vô địch.
- Nguồn gốc và hình dạng của Âu Cơ:
+ Nguồn gốc: thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.
+ Hình dạng: xin đẹp tuyệt trần.
Câu 2 (trang 8 sgk Văn 6 Tập 1):
* Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có những điều kì lạ như sau:
- Hai người vốn thuộc hai dòng dõi khác nhau. Lạc Long Quân vốn là vị thần ở dưới nước, Âu Cơ là vị thần sống ở trên núi cao.
- Không những thế, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đàn con không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh như thổi, ai nấy đều khôi ngô tuấn tú, xinh đẹp.
* Do tập quán sinh sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ vốn khác nhau nên cuối cùng họ đã quyết định chia con. Đó là năm mươi người con sẽ theo cha xuống biển, năm mươi người con sẽ theo mẹ lên núi. Việc làm này sẽ giúp việc cai quản các phương trở nên dễ dàng hơn.
* Như vậy, theo truyện này thì người Việt là con Rồng cháu Tiên. Đó là nguồn gốc vô cùng cao quý và rất đáng để tự hào.
Câu 3 (trang 8 sgk Văn 6 Tập 1):
- Theo em, chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thực, do con người tưởng tượng hư cấu tạo nên. Đây chính là một trong những yếu tố đặc trưng nhất của thể loại truyền thuyết.
- Chính những chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện mang màu sắc huyền thoại trở nên đẹp đẽ hơn gấp nhiều lần. Ngoài ra, các chi tiết này trong truyện còn vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người xưa.
Câu 4 (trang 8 sgk Văn 6 Tập 1):
- Truyện Con Rồng cháu Tiên nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. Bởi lẽ, dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Luyện tập:
Câu 1 (trang 8 sgk Văn 6 Tập 1):
Em biết câu chuyện "Quả bầu mẹ" của dân tộc Khơ – mú:
"Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai và một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được nước lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ông trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được, họ lại gặp nhau, lại chia nhau mối người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, có một con chim lạ khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người me có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu:
- Người anh chui ra đầu tiên, vì dính bụi than (do đốt quả bầu), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ – mú.
- Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc người Kinh.
Người Khơ – mú sống ở trên núi cao nhiều rừng núi, sông suối thỏa sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh (em út) hết đất phải đi xa xuống đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn sinh sống."
- Sự giống nhau này càng khẳng định dân tộc Việt Nam cùng một nguồn gốc sinh ra. Chính vì thế, chúng ta càng phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau để cùng dựng xây đất nước trở nên giàu mạnh.
Câu 2 (trang 8 sgk Văn 6 Tập 1):
- Dàn ý:
+ Giới thiệu nguồn gốc, hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Kể về cuộc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Chuyện sinh nở thần kì của Âu Cơ.
+ Quyết định chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
- Lưu ý: Khi viết cần sử dụng những ngôn ngữ giàu tính biểu cảm như: dường như, biết chừng nào, biết bao, thật kì lạ, ….
Con rồng cháu tiên - Bài 5
Câu 1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
Trả lời:
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Cả hai đều thuộc dòng dõi các thần
+ Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước)
+ Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi).
- Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi
- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, đàn con "không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần" => chi tiết hoang đường kỳ ảo.
- Cuộc chia tay đầy ân tình, cảm động, 50 người theo mẹ lên chốn non cao, 50 người theo cha xuống biển => sự phát triển của cộng đồng dân tộc để mở mang đất nước.
Như vậy, người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.
Câu 3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
Trả lời:
- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Các chi tiết này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
- Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Câu 4. Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
Trả lời:
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy là truyền thuyết từ rất lâu và nó có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
LUYỆN TẬP:
Câu 1. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
Trả lời:
- Các truyện tương tự:
Có thể lấy truyện Quả bầu mẹ của người Khơ-mú để cho thấy nó cũng giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam như Con Rồng, Cháu Tiên.
… “Người mẹ sinh được trái bầu, sau đó từ quả bầu chui ra những người con trai khôi ngô tuấn tú. Người anh đầu tiên chui ra vì dính phải muội than (do đốt bầu) nên rất đen, là người Khơ-mú, người em út da dẻ trắng trẻo là người Kinh, do thứ tự ra đời trước sau như vậy nên địa bàn sinh sống của Việt Nam từ núi rừng, xuống trung du và đồng bằng”
- Sự giống nhau (cùng mẹ cha, cùng trong một bào thai) đã khẳng định quan hệ huyết thống gắn bó trong một đại gia đình Việt Nam. Điều này giải thích sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam quyết định mọi thành công trong chống thiên tai địch họa và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 2. Hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”?
Trả lời:
Để kể lại câu chuyện truyền thuyết này em cần những lưu ý những điều sau để thể hiện cảm xúc tốt nhất:
- Hãy nắm bố cục thứ tự các sự kiện của tác phẩm.
- Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.
- Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.
- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng “than thở” của Âu Cơ, giọng “phân trần” của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.