Bài thơ "Đất nước" được Nguyễn Đình Thi sáng tác năm 1955 in trong tập "Người chiến sĩ" là cảm nghĩ của tác giả về hai mùa thu ở Hà Nội và chiến khu Việt Bắc. Đồng thời bài thơ ca ngợi nhân dân, đất nước anh hùng. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn nội dung này.
Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 3
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Đất nước - Nguyễn Đình Thi
1. Tác giả Nguyễn Đình Thi
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, soạn nhạc, viết tiểu thuyết, kịch và tiểu luận phê bình; ở thể loại nào cũng có đóng góp. Tuy nhiên, thơ vẫn là thể loại có những thành công nổi bật.
- Thơ Nguyễn Đình Thi có phong cách nghệ thuật độc đáo: như lời nói thường mà dào dạt cảm xúc, vừa tự do phóng khoáng vừa hàm súc sâu lắng suy tư, có những tìm tòi theo xu hướng hiện đại về hình ảnh, nhạc điệu,... về chủ đề “đất nước”, Nguyễn Đình Thi có nhiều bài thơ được bạn đọc ghi nhận, yêu thích như Đất nước, Quê hương Việt Bắc, Quê hương Việt Nam (trong Bài thơ Hắc Hải).
- Có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1996, Nguyễn Đình Thi được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm Đất nước
- Bài thơ Đất nước - Nguyễn Đình Thi được tác giả ấp ủ, thai nghén trong 8 năm (1948 - 1955), gần như suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp, để đến những ngày chiến thắng kẻ thù, hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta, thì đứa con tinh thần ấy mới ra đời năm 1955.
- Đất nước là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ này có những đoạn lấy từ hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949), hoàn thành vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956).
- Nội dung chính: Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước, đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương, lầm than đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng.
- Bố cục bài thơ Đất nước - Nguyễn Đình Thi chia làm 2 phần:
+ Phần 1: từ đầu đến “... Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của mùa thu đất nước.
+ Phần 2: còn lại → Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến: từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng.
Bài 1 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Theo anh/chị, nên chia bài thơ thành mấy phần? Nêu ý nghĩa của mỗi phần và giải thích quan hệ giữa các phần.
Trả lời:
a. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về".
=> Ý nghĩa: Cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của mùa thu đất nước.
- Phần 2: Đoạn còn lại
=> Ý nghĩa: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương,
b. Mối quan hệ giữa các phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.
- Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948 - 1949), nhưng tác giả cảm thấy chưa đầy đủ, chưa phong phú.
- Đoạn 2 là những cảm nhận bổ sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay “những dòng sông nước chảy nặng phù sa"... mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ, chiến tranh:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy, sáng loà.
Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm gì đặc sắc?
Trả lời:
3 câu thơ đầu: là cảm xúc trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa (3 dòng đầu của bài thơ): không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ (giống thu xưa) chỉ có “hương cốm mới” có thể là tưởng tượng nhưng đó lại là bằng chứng cho thấy nhà thơ rất nhớ mùa thu Hà Nội. Bởi lẽ ai đã từng sống ở Hà Nội thì không thể quên “hương cốm mới”, một hương vị rất đặc trưng của thu Hà Nội.
4 câu thơ tiếp theo: “Những ngày thu đã xa” nhưng hình ảnh và cảm xúc vẫn còn in đậm trong nỗi nhớ của tác giả:
Chủ thể trữ tình trong cảnh thu Hà Nội xưa là người giã từ Hà Nội ra đi kháng chiến. Người ra đi có cái dứt khoát của một sự tự chủ, một quyết tâm (biểu hiện qua tư thế “đầu không ngoảnh lại”) nhưng không phải vì thế mà không lưu luyến và cả một thoáng buồn.
Mùa thu Hà Nội hiện ra trong hoài niệm của nhà thơ với những cảm giác rất tinh tế: Thời tiết vào thu “chớm lạnh”, cái lạnh tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng gợi bao nỗi niềm, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố.
Bốn câu thơ đã thể hiện được hồn thu Hà Nôi: thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng.
==> Như vậy, đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.
Bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Phân tích đoạn thơ từ "Mùa thu nay khác rồi "đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Trả lời:
- Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi" đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi, biến chuyển.
- Nhân vật “tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến đến vui sướng, tự hào.
- Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
- Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
- Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của cha ông:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta ...
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực năm 1948. Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu về truyền thống. Đất nước - Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.
Có thể bạn quan tâm: Bình giảng 4 khổ đầu bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi
Bài 4 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2?
Trả lời:
Phần 2 của bài thơ chuyển hướng suy tư và cảm nhận về đất nước. Tác giả cố gắng tạo dựng hình ảnh đất nước đau thương nhưng anh dũng vươn lên từ trong đau khổ và hi sinh.
- “Ôi những cánh đồng quê chảy máu... nhớ mắt người yêu": là khổ thơ nói về đất nước đau thương trong vòng dây thép gai của địch và hình ảnh con người Việt Nam anh dũng và lãng mạn (như cách nói của Tố Hữu “Biết cảm thụ và biết yêu thương").
- "Từ những đau thương chiến đấu... Lòng dân ta yêu nước thương nhà" là khổ thơ nói về sự căm hờn đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước, cũng như tinh thần đấu tranh, lòng “yêu nước thương nhà" của nhân dân ta.
- “Khói nhà máy... ánh bình minh" là hai khổ thơ suy ngẫm về đất nước từ thời điểm hiện tại ("ôm đất nước những người áo vải" - "Đã đứng lên thành những anh hùng") và nhiều hi sinh ("Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh"). Tâm trạng của tác giả tràn ngập niềm vui và niềm tin tưởng ("Lòng ta bát ngát ánh bình minh")
- Khổ thơ kết tạo dựng một hình ảnh ước lệ rất hùng tráng về đất nước, con người Việt Nam:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà
Hai câu đầu gợi lại hình ảnh quần chúng nhân dân xông lên cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám; hai câu nói là biểu tượng rực rỡ về đất nước, con người Việt Nam qua cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ.
Trong lời thơ, nhịp thơ, như có tiếng ào ạt của bước chân ra trận, sự sục sôi của ý chí quyết chiến, quyết thắng. Hình ảnh đất nước đi lên từ nô lệ đến tự do, từ lầm than đến quyết thắng, từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi đau đến niềm vui được tác giả miêu tả qua những lời thơ đầy kiêu hãnh, tự hào. Đất nước vụt lớn, đứng dậy trong hào hùng, vinh quang. Câu thơ tràn ngập âm hưởng sử thi, giàu sắc thái thần thoại, huyền thoại.
Bài 5 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Anh chị nhận xét như thế nào về độ dài ngắn của các câu thơ, cách chọn lựa hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ? Cách viết như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả.
Tác dụng:
- Giúp tác giả dựng được một bức tượng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
- Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: Chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hoà bình sâu thẳm.
- Tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
TỔNG KẾT
Đất nước là bài thơ hay nhất của đời thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước: mang vẻ đẹp trong sự đau thương.
Bài thơ là sự kết hợp hai bài thơ Đêm mít tinh và Sáng mát trong như sáng năm xưa với thái độ trân trọng, một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh đất nước. Đất nước thực sự là cuốn biên niên sử bằng thơ hào hùng, oanh liệt, vinh quang và rực rỡ của dân tộc.
Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 2
Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Theo anh/chị, nên chia bài thơ thành mấy phần? Nêu ý nghĩa của mỗi phần và giải thích quan hệ giữa các phần.
Lời giải chi tiết:
a. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về": đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.
- Phần 2: Đoạn còn lại: đất nước gian khổ, đau thương nhưng quật cường, chói lọi trong chiến thắng.
b. Mối quan hệ giữa các phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.
- Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948 - 1949), nhưng tác giả cảm thây chưa đầy đủ, chưa phong phú.
- Đoạn 2 là những cảm nhận bố sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay “những dòng sông nước chảy nặng phù sa"... mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ, chiến tranh:
Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm gì đặc sắc?
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ đặc sắc ở những khía cạnh sau đây:
- Một mùa thu chia tay đầy lưu luyến bâng khuâng
- Một mùa thu có những ấn tượng về thời tiết thủ đô: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội".
- Một mùa thu có những hình ảnh rất đẹp mà buồn đến mức ám ảnh: “Những phố dài xao xác hơi may", “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
- Một mùa thu đầu thu của cuộc kháng chiến: “Những phố dài xao xác heo may", “Người ra đi đầu không ngoảnh lại".
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ từ "Mùa thu nay khác rồi "đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Lời giải chi tiết:
- Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi" đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi, biến chuyển: đoạn thơ phản ánh mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.- Nhận vật “tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến đến vui sướng, tự hào.
- Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
- Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
- Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của cha ông:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta ...
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực năm 1948. Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu về truyền thống. Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
=> Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi; câu thơ giàu tính nhạc; vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…
Câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ (Từ "Ôi những cánh đồng quê chảy máu" đến hết bài)?
Lời giải chi tiết:
- Đất nước đau thương trong chiến tranh:
+ Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.
+ Đất nước bật lên nỗi căm hờn: từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.
- Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:
+ Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được….lòng dân ta yêu nước thương nhà.
+ Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
Câu 5 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Anh chị nhận xét như thế nào về độ dài ngắn của các câu thơ, cách chọn lựa hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ? Cách viết như vậy có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Tác dụng:
- Giúp tác giả dựng được một bức tượng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
- Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: Chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hoà bình sâu thẳm.
- Tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
Nội dung chính
- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
- Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.
Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 1
I. Tác giả
1. Tiểu sử - Cuộc đời
- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.
- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
b. Tác phẩm chính
- Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 - 1955); Nhớ; Lá đỏ....
- Tiểu thuyết "Xung kích", "Vỡ bờ"; "Thu đông năm nay" (1954), "Bên bờ sông Lô" (1957), "Vào lửa" (1966), "Mặt trận trên cao" (1967...
- Phê bình văn học: Tiểu luận "Nhận đường".
- Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 - 1986).
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời
- Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948-1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.
- Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ "Sáng mát trong như sáng năm xưa" (1948) và "Đêm mitting" (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau "Ôi những cánh..."
=> Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.
2. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về": Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
3. Giá trị nội dung
- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
- Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.
4. Giá trị nghệ thuật
- Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo.
- Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc.
- Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ.
Câu 1:
a. Bố cục bài thơ gồm 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến câu "Những buổi ngày xưa vọng nói về".
+ Ý chính: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương.
- Phần 2: Đoạn còn lại.
+ Ý chính: Hình ảnh đất nước vươn dậy từ trong máu lửa, đau thương
b. Mối quan hệ giữa các phần:
Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.
+ Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948-1949), nhưng tác giả cảm thấy chưa đầy đủ, chưa phong phú.
+ Đoạn 2 là những cảm nhận bổ sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay "Những dòng sông chảy nặng phù sa"… mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ chiến tranh:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
Câu 2:
- Mùa thu hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ: buổi sáng mùa thu trong lành mát mẻ, gió thổi nhẹ nhẹ thoảng mùi hương cốm trong gió, gợi cảm xúc cho nhà thơ nhớ Hà Nội.
- Trong hoài niệm của nhà thơ Hà Nội hiện lên với cảnh vật thiên nhiên và con người.
+ Thiên nhiên: thời gian buổi sớm chớm lạnh, không gian: phố dài xao xác hơi may, hương vị cốm, ... cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
+ Con người: ra đi đầu không ngoảnh lại đó là tư thế thể hiện sự ra đi vì lí tưởng cứu nước quyết tâm, dứt khoát nhưng vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, vẫn có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng.
Tóm lại: đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.
Câu 3:
- Đoạn thơ từ "Mùa thu nay đã khác rồi" đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi biến chuyển.
+ Nhân vật "tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.
+ Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
+ Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
+ Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của ông.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
....
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.
Câu 4: Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận và suy tư như thế nào về quê hương đất nước trong phần 2.
a. Đất nước đau thương
- Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…
- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.
- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
--> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.
b. Đất nước quật khởi huy hoàng
- Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.
- Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.
- Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.
--> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.
Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả.
Tác dụng:
+ Giúp tác giả dựng được một bức tưởng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
+ Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé ; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình sâu thẳm.
+ Tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 6
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Xuất thân: trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
1964: tốt nghiệp Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội trở về miền Nam tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ đến 1975.
Hiện nay: nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.
Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
Tác phẩm chính:
Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990)
Tác phẩm:
Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
Bố cục: Gồm hai phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước....
Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?
Trả lời:
Đoạn trích Đất nước được chia làm hai phần, đó là:
Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả là:
Tác giả giải thích sự hình thành của đất nước, đất nước có tự bao giờ: nhà thơ định nghĩa nhà nước không bắt đầu bằng những triều đại lịch sử, không bắt đầu bằng những mốc thời gian hình thành mà bắt đầu bằng những đời sống hằng ngày bình dị gần gũi
Đất nước là gì? Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước
Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua:
Không gian địa lý
Thời gian lịch sử
Bề dày lịch sử
Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”),...
Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
Trả lời:
Đất nước gắn liền với nền văn hoá lâu đời. Đất nước gần gũi, thân thương gắn bó với đời sống con người Việt Nam. Trong đó, Đất nước được cảm nhận rõ nhất qua phương diện địa lý- lịch sử và bề dày văn hóa – phong tục:
Phương diện địa lý:
Không gian gần gũi ( sinh hoạt,học tập và làm việc ..)“ Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn,nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
Thiên nhiên: Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi
Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
Phương diện lịch sử:
Nguồn gốc con rồng cháu tiên
Truyền thống dựng nước và giữ nước
-> Như vậy, đất nước là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần- tình cảm người Việt Nam. Hướng về cội nguồn dân tộc, khẳng định mối đoàn kết cộng đồng; lòng tự hào, tình yêu nước.
Ngoài ra, đất nước còn là không gian sinh tồn, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ: Từ quá khứ (những ai đã khuất), hiện tại (những ai bây giờ) đến các thế hệ tương lai (dặn dò con cháu nguyện mai sau).
=> Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).
Cùng viết về chủ đề đất nước, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm lại có những nét độc đáo riêng. Nếu như Nguyễn Đình Thi ca ngợi đất nước trong bài quê Hương Việt Nam với những đường nét hoành tráng (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn hay mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…). Hay nhà thơ Chế Lan Viên ca ngợi đất nước bằng những trang sử hào hùng của dân tộc qua bài “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” thì Nguyễn Khoa Điềm lại nói về đất nước bằng những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong cuộc sống bật chất và tâm hồn của mỗi con người.
Câu 3: Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết)...
Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?
Trả lời:
Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:
Không gian địa lý:
Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
Thời gian lịch sử:
Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
Bề dày lịch sử:
Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm, song chính nhờ họ mà dân tộc trường tồn.
Câu 4: Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa...
Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời:
Trong bài thơ, tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hóa dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán,…
Ví dụ:
Thành ngữ, ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi…”
Truyền thuyết: Thánh gióng
Sự tích: Hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái…
=> Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ vì:
Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 5
Tác phẩm
Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác từ năm 1948 đến năm 1955.
Phần đầu của bài thơ này chủ yếu dựa trên cơ sở các đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Còn lại 28 câu phần sau được viết vào năm 1955.
Tuy là được lắp ghép từ nhiều đoạn thơ khác nhau như vậy nhưng Đất nước của Nguyễn Đình Thi vẫn là một bài thơ hoàn chỉnh và liền một mạch thơ.
Câu 1. Bài thơ có thể chia ra làm hai đoạn:
Doạn 1: Từ câu đầu đến câu 21: Đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.
Đoạn 2: Phần còn lại: Đất nước gian khổ, đau thương trong chiến đấu và vinh quang trong chiến thắng.
Câu 2. Mở đầu là những cảm xúc về đất nước chiến đấu trong một sáng mùa thu từ chiến khu Việt Bắc gợi nhớ lại "những ngày thu đã xa", nói rõ hơn là mùa thu Hà Nội khi nhà thơ chia xa phố phường thân quen đến với cách mạng. Đó là một buổi sáng trời "chớm lạnh', đâu đây phảng phất "hương cốm mới" nắng vừa rải vàng lên những thềm vắng đầy xác lá rơi, với từng làn gió heo may thổi nhẹ trên những phố dài xao xác. Trên bức tranh thu quạnh vắng, thoáng buồn mà trong sáng đó hiện rõ hình ảnh người ra đi lòng đầy quyết tâm mà cũng đầy quyến luyến:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Câu 3. Từ mùa thu xưa xao xác, lặng buồn, Nguyễn Đình Thi dẫn đến mùa thu nay vui tươi, mới mẻ. Đây là mùa thu của cách mạng, mùa thu mới, mùa thu độc lập. Đứng "giữa núi đồi" của vùng giải phóng với tư thế làm chủ đất nước, nhà thơ với tâm trạng phấn khởi, tự hào nhìn đâu cũng thấy đẹp, nhìn ai cũng thấy vui tươi, rạng rỡ:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Không còn là hơi may xao xác như trước dây, mùa thu nay, ngọn gió tự do phóng khoáng thổi mạnh khiến cả rừng tre phấp phới reo vui. Mùa thu nay với tấm áo mới trong biếc và rộn ràng tiếng nói cười thiết tha, phân chấn. Giọng thơ đến đây bỗng trở nên khoẻ khoắn, chuộng lối gieo vần trắc (phấp phới - áo mới) làm cho cảnh mùa thu thêm bừng sáng, rộn ràng, trong trẻo và tươi mát với một ý thức tự chủ độc lập mạnh mẽ: "Trời xanh đây là của chúng ta, Núi rừng đây là của chúng ta". Điệp ngữ "của chúng ta" càng khẳng định thêm ý thức làm chủ đất nước, một đất nước giàu đẹp có những dòng sông nuôi những cánh đồng trù phú của những người con anh hùng "chưa bao giờ khuất" đã làm nên truyền thông lịch sử tự bao đời: "Đêm đêm rỉ rầm trong tiếng đất. Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Tiếp đó, Nguyễn Đình Thi tập trung khắc họa hình ảnh bi tráng của đất nước từ trong dau thương của chiến tranh vùng lên anh dũng chiến đấu.
Câu 4. Nhà thơ xúc động thể hiện lại nỗi đau của mình trước cảnh đất nước thân yêu bị giày xéo:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Cảnh tượng vừa thực vừa ảo, vừa cụ thể vừa khái quát này được Nguyễn Đình Thi ghi nhận lại trong một buổi chiều hành quân cùng bộ đội ở vùng đồi núi Bắc Giang. Tuy có vẻ mô tả ngoại cảnh nhưng hai câu thơ trên thực sự thể hiện tâm trạng, đó là tâm trạng hun đúc căm hờn.
Đặc biệt hơn, Nguyễn Đình Thi còn khái quát những gian khổ, hi sinh to lớn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp bằng hình ảnh đầy sáng tạo:
Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh.
Ngoài ra, bốn câu khép lại bài thơ cũng thật sự gây được một ấn tượng mãnh liệt:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Câu 5. Cách ngắt nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng. Bốn câu thơ sáu chữ cân đối, vững chãi, đẹp như một tượng đài hoành tráng, thể hiện vô cùng sinh động hình ảnh đất nước Việt Nam từ bùn đen, bom đạn, khổ đau đứng lên với một vẻ đẹp rõ ràng, chói lọi. Đây cũng là những hình ảnh thực được nhà thơ tái hiện trực tiếp từ chiến trường Điện Biên, hình ảnh các chiến sĩ từ lòng chiến hào ào ạt xông lên xung phong vào đồn địch. Nguyễn Đình Thi kể lại: "Tôi trông thấy các anh mình mẩy đầy bùn, nhưng khi nhảy lên mặt đất, các anh hiện ra chói loà trong ánh nắng".
Đúng là lòng căm hờn đã hun đúc bị dồn nén trong gần một thế kỉ chịu đựng áp bức đã bùng lên như biển dâng, thác cuối để tiêu diệt kẻ thù.
Nhận xét về bài thơ, giáo sư Hà Minh Đức viết:
"Nguyễn Đình Thi đã lấy sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi để làm điểm tựa cho sự vận động của tứ thơ. Tác giả đã lấy yếu tố thài gian để mở rộng cảm hứng sáng tạo trên tiến trình lịcli sử dân tộc. Với mỗi cảnh ngộ, mỗi tâm trạng, Nguyễn Đình Thi dã sử dụng thành công yếu tố tương phản, tương phản giữa mùa thu buồn khi tạm biệt Hà Nội với mùa thu vui trên quê hương kháng chiến; tương phản giữa tội ác kẻ thù và sức trỗi dậy của quần chúng nhân dân, giữa hiện tại còn khó khăn với tương lai tươi đẹp đang mở ra".
Bài soạn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình. Lĩnh vực nào ông cũng có những thành công nhất định.
Thơ của nguyễn Đình Thi có bản sắc và giọng điệu riêng, vừa tự do phóng khoáng lại vừa suy tư về con người tình yêu.
2. Tác phẩm
Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và bài thơ đêm mít tinh (1949). Tuy là lắp ghép nhưng lại giống như một bài thơ hoàn chỉnh về đất nước vậy. phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956).
Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.
Bố cục bài thơ gồm 2 phần.
Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Từ cảm xúc về mùa thu dẫn tới niềm tự hào về đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
Phần 2: Đoạn còn lại cảm xúc về một đất nước đau thương mà anh hùng trong kháng chiến.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 126 SGK) Theo anh/chị, nên chia bài thơ làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần và giải thích mối quan hệ giữa các phần
Bài làm:
Bố cục bài thơ gồm 2 phần.
Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Từ cảm xúc về mùa thu dẫn tới niềm tự hào về đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
Phần 2: Đoạn còn lại cảm xúc về một đất nước đau thương mà anh hùng trong kháng chiến.
Mối quan hệ giữa các phần của bài thơ: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ
Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948-1949), nhưng tác giả cảm thấy chưa đầy đủ và phong phú.
Đoạn 2 là những cảm nhận bổ sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường. những dòng sông mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ chiến tranh: Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Câu 2 (Trang 126 SGK) Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có những điểm gì đặc sắc?
Bài làm:
3 câu thơ đầu: là cảm xúc trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa (3 dòng đầu của bài thơ): không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ (giống thu xưa) chỉ có “hương cốm mới” có thể là tưởng tượng nhưng đó lại là bằng chứng cho thấy nhà thơ rất nhớ mùa thu Hà Nội. Bởi lẽ ai đã từng sống ở Hà Nội thì không thể quên “hương cốm mới”, một hương vị rất đặc trưng của thu Hà Nội.
4 câu thơ tiếp theo: “Những ngày thu đã xa” nhưng hình ảnh và cảm xúc vẫn còn in đậm trong nỗi nhớ của tác giả:
Chủ thể trữ tình trong cảnh thu Hà Nội xưa là người giã từ Hà Nội ra đi kháng chiến. Người ra đi có cái dứt khoát của một sự tự chủ, một quyết tâm (biểu hiện qua tư thế “đầu không ngoảnh lại”) nhưng không phải vì thế mà không lưu luyến và cả một thoáng buồn ,
Mùa thu Hà Nội hiện ra trong hoài niệm của nhà thơ với những cảm giác rất tinh tế: Thời tiết vào thu “chớm lạnh”, cái lạnh tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng gợi bao nỗi niềm, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố.
Bốn câu thơ đã thể hiện được hồn thu Hà Nôi: thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng.
==> Như vậy, đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn
Câu 3 (Trang 126 SGK) Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Bài làm:
Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội, nhà thơ quay trở lại mùa thu hiện tại:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi…
Vị thế, tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu nay đã khác thu xưa. Tác giả đang đứng ở núi đồi Chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tâm trạng “vui”, phấn chấn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của đất nước.
Cảnh thu nay cũng biến đổi theo tâm trạng của chủ thể trữ tình: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, không gian thu sống động (gió thu thổi mạnh hòa cùng niềm hân hoan của rừng tre); vẫn là màu xanh muôn thuở của bầu trời thu Việt Nam nhưng nhà thơ cảm thấy như đất trời tươi mới hơn, trong biếc hơn như nó đã được “thay áo mới”. Nếu như giữa phố phường Hà Nội năm xưa, mùa thu thật buồn vắng thì nơi núi đồi chiến khu Việt Bắc, mùa thu tràn ngập âm thanh “nói cười thiết tha”
Những câu thơ ngắn, giọng thơ vui, hồ hởi, hình ảnh thơ bình dị khỏe khoắn. Một bức tranh thu hoàn toàn khác lạ, tươi lớn và rộn ràng. Cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến thắng lớn đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của tác giả. Đó không còn là mùa thu của thiên nhiên mà là mùa thu cách mạng, mùa thu đất nước.
Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn đến niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác. Những con người đã làm nên đất nước, đã hi sinh thầm lặng để Tổ quốc được bình yên và toàn vẹn mảnh đất hình chữ S thân yêu.
Câu 4 (Trang 126 SGK) Những suy nghĩ và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ
Bài làm:
* Đất nước đau thương
Những câu thơ còn lại của bài thơ diễn tả tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
Hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: cánh đồng quê, bầu trời chiều tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên ả. Nhưng tất cả đã bị phá nát kể từ khi xuât hiện kẻ thù xâm lược. Hình ảnh ẩn dụ “cánh đồng quê chảy máu”, “trời chiều” bị “đâm nát” gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.
Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
Lối nói cường điệu (bát cơm chan đầy nước mắt), hàng loạt động từ chỉ hành động áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến (giằng, đè, lột). Đoạn thơ chất chứa căm thù, là bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác kẻ thù.
==> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.* Đất nước quật khởi huy hoàng
Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ không chỉ thuyết phục người đọc về ý mà còn gây nên những ấn tượng mạnh nhờ những hình ảnh thực tế nhưng lại giàu chất so sánh, tượng trưng.
Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.
Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.
Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.
==> Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.
Câu 5 (Trang 126 SGK) Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
Bài làm:
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm, gieo vần tự do. Cách lựa chọn hình ảnh gần gũi và có giá trị tượng trưng kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Lời thơ khi trau chuốt đến độ cổ điển, khi giản dị như lời nói thường mà vẫn hàm súc.
Tác dụng:
Giúp tác giả dựng được một bức tưởng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé ; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình sâu thẳm.
Những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với cảm xúc: Câu dài thường tạo nhịp điệu khoan thai để diễn tả những suy nghĩ thâm trầm hoặc khắc họa tâm trạng thương nhớ bâng khuâng, tình cảm tha thiết. Những câu thơ ngắn diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, sôi nổi, hào hùng.