Top 5 Bài soạn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Ngữ Văn 12) hay nhất

Trong chương trình Ngữ Văn 12, với bài học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt dành cho các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo.

Bài soạn tham khảo số 5

I. Sự trong sáng của Tiếng Việt

Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, nhưng vẫn luôn luôn đặt ra yêu cầu giữ gìn sự trong sáng mỗi khi sử dụng tiếng Việt.

Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ qua một số phương diện cơ bản như sau:

1. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt.

Ví dụ:

- Nói: Chúng tôi chúc mừng các bạn (đúng ngữ pháp)

- Không nói: Chúng tôi tự hào các bạn không đúng ngữ pháp)

(Xem thêm ba câu a, b, c trong SGK )

Chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh hoạt, những sự sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với phương thức chung, quy tắc chung.

Ví dụ:

- Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre rhường cho con.

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Lưng, áo, con được sáng tạo theo nguyên tắc chuyển nghĩa của từ theo phép ẩn dụ, nên câu thơ trên vẫn đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt, hơn nữa, lại có hình ảnh và gợi cảm.

- Chúng tắm có cuộc khởi nghĩa của ta tron những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Từ tắm đã được sử dụng với một nghĩa mới theo phương thức chuyển hóa của từ về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp: câu văn không những trong sáng mà còn có giá trị biểu cảm cao.

2. Không cho phép pha tạp...

Không cho phép pha tạp, lại cùng một cách tùy tiện những yếu tố của một ngôn ngữ khác. Để cho tiếng Việt trong sáng, giàu có và phát triển, một mặt cần tiếp thu những tinh hoa trong các ngôn ngữ khác, đồng thời cần tránh lạm dụng, pha tạp khi không cần thiết. (Nêu ví dụ)

3. Sự trong sáng của tiếng Việt ...

Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở chính phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó.

Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa nhân vật lão Hạc và ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao: lời nói của họ đều thể hiện phẩm chất văn hóa, lịch sự (xem SGK).


Bài 1 trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

Trả lời

Tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi lột tả tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều:

a) Từ ngữ của Hoài Thanh:

- Chàng Kim: rất mực chung tình

- Thúy Vân: cô em gái ngoan

- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt

- Thúc Sinh: anh chàng sợ vợ

- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.

- Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng

- Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống như nhúc...

b) Từ ngữ của Nguyễn Du:

- Tú Bà: nhờn nhợt màu da

- Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi

- Bạc Bà, Bạc Hạnh: (miệng thề) xoen xoét

Những từ ngữ những trên đây đã lột tả đúng thần thái và tính cách của từng nhân vật, đến mức tưởng như không thể có từ ngữ nào có thể diễn tả chính xác hơn, có thể thay thế cho các từ ngữ đó được.


Bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn.

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.

Trả lời

Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn:

- Đặt dấu chấm (.) giữa hai từ dòng sông (ở dòng chữ đầu).

- Đặt dấu chấm (.) sau những dòng nước khác (ở dòng chữ thứ hai).

- Đặt dấu phẩy (,) sau dòng ngôn ngữ cũng vậy (ở dòng chữ thứ hai).


Bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời

Những từ ngữ nước ngoài cần phải được dịch nghĩa

- Microsoft: là tên công ty nên để lại không sửa

- Từ File → tệp tin: người không rành máy tính dễ hiểu hơn.

- Từ Hacker → Kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính ( kẻ xâm nhập trái phép hệ thống máy tính. ...

- Cocoruder là danh từ tự xưng để nguyên.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 3

I. Sự trong sáng của tiếng việt

1. Hệ thống chuẩn mực tiếng việt (giao tiếp nói và viết)

Phát âm
Chữ viết
Dùng từ
Đặt câu
Cấu tạo lời nói, bài băn
=>Tiếng Việt tuy đã có một hệ thống chuẩn mực nhưng nó vẫn không loại trừ những sáng tạo mới, cái mới là cái sáng tạo, phù hợp với quy tắc chung (Các trường hợp chuyển nghĩa của tiếng việt theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ).

2. Vay mượn các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài

Vay mượn yếu tố ngôn ngữ nước ngoài là điều không thể thiếu đối với bất kì ngôn ngữ nào, nhưng sự vay mượn không thể tùy tiện mà phải đảm bảo được sự trong sáng của tiếng việt.

3. Sử dụng tiếng việt trong sáng là một phẩm chất văn hóa của người sử dụng

Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện về thanh lịch, nét văn hóa của con người.


[Luyện tập]

Câu 1: Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du ...

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều

Trả lời:

Những từ ngữ tiêu biểu

Kim Trọng: rất mực chung tình
Thuý Vân: cô em gái ngoan
Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
Thúc Sinh: sợ vợ
Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét” .
=> Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. Tác giả đã sử dụng chuẩn xác tiếng việt vào việc áp dụng tính cách của mỗi người.


Câu 2:
Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu...

Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoan văn.

"Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại".

Trả lời:

Cách 1: “Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác . Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại.”
Cách 2: "Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa phải trôi chảy vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại."

Câu 3: Nhận xét về dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau...

Nhận xét về dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ mà anh/chị cho là lạm dụng bằng từ ngữ tiếng việt tương ứng

Chỉ vài ngày sau khi Microsoft vá lỗi nghiêm trọng trong phần mềm xử lí đồ họa, một hacker tự xưng là “cocorruder” đã công bố chi tiết về hai vấn đề tương tự trong hệ điều hành.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 4

PHẦN I.

Câu 1: Tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi lột tả tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.


Câu 2:

- Đặt dấu chấm (.) giữa hai dòng sông (ở dòng chữ đầu)

- Đặt dấu chấm (.) sau những dòng nước khác (ở dòng chữ thứ hai)

- Đặt dấu phẩy (,) sau dòng ngôn ngữ cũng vậy (ở dòng chữ thứ hai).

Câu 3: Có sự lạm dụng từ nước ngoài (tiếng Anh).

- Các từ lạm dụng là: fan, file, hacker.

- Thay thế lần lượt: người hâm mộ, tập tin, tin tặc.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 1

Câu 1 (trang 33, sgk ngữ văn 12, tập 1)

Khi miêu tả nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Tú Bà tác giả đã sử dụng những từ ngữ chuẩn xác, từ đó, giúp bộc lộ những nét tính cách, đặc điểm con người của từng nhân vật.

- Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi, bản chất sỗ sàng, con buôn thể hiện ngay bằng hành động

- Sở Khanh: chải chuốt, dịu dàng, bề ngoài bóng bẩy nhưng lừa lọc, bội tình

- Bạc Bà: miệng thề xoen xoét, lừa lọc, điêu trá

- Tú Bà: nhờn nhợt, sống bằng nghề buôn bán phấn người


Câu 2 (trang 34, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tìm nhận dọc đường đi của mình dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những thứ mà thời đại đem lại.


Câu 3 (trang 34, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Một số từ ngữ nước ngoài được cho là lạm dụng: file, hacker

- Thay thế: file – tập tin, hacker – tin tặc

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 2

I. Sự trong sáng của tiếng Việt:

1. Đảm bảo hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu..trong tiếng Việt

2. Sự trong sáng không dung nạp tạp chất, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.

3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa,lịch sự của lời nói.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Từ ngữ của Hoài Thanh:

- Kim Trọng: rất mực chung tình.

- Thúy Vân: cô em gái ngoan.

- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.

- Thúc Sinh; anh chàng sợ vợ.

- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.

- Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng.

- Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc.


Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Đặt lại dấu câu:

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại.


Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

- Có sự lạm dụng từ nước ngoài: file, hacker.

Thay thế bằng các từ tiếng Việt:

File → Tập tin

Hacker → Tin tặc.

- Các từ Microsoft và cocoruder là tên riêng nên có thể giữ nguyên.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?