La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết "Tam quốc diễn nghĩa" ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi. Đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" thuộc hồi thứ 28 là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ và biểu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi, Quan Công. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 3
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: La Quán Trung (các em tham khảo phần giới thiệu chi tiết về tác giả trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Hồi trống Cổ Thành được trích từ hồi 28 trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
* Thể loại: Tam quốc diễn nghĩa là một bộ tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi.
* Tóm tắt:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành kể về việc Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã chấp nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Trương Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.
* Bố cục:
Văn bản Hồi trống Cổ Thành có thể được chia làm 2 phần:
Phần 1: từ đầu -> “đem theo quân mã chứ!” : Trương Phi hiểu lầm Quan Công.
Phần 2: còn lại : Quan Công chém đầu Sái Dương, xóa bỏ hiểu lầm của Trương Phi, anh em đoàn tụ.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công là do:
Trương Phi là một con người cương trực nhưng tính tình lại nóng nảy, đối với kẻ thù, với người phản bội thì chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công hàng Tào Tháo cũng là theo giặc, là bội nghĩa, là phản bội anh em.
Câu 2:
Đặt nhan đề cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành là bởi nó là một biểu tượng nghệ thuật:
Ý nghĩa:
Biểu dương cho tinh thần trung nghĩa của Trương Phi
Ca ngợi tình cảm anh em giữa Lưu, Quan, Trương
Đây là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em
Câu 3:
Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em đồng ý với ý kiến trên. Bởi Trương Phi nóng nảy do cá tính gàn dở vì nhân vật thiếu bình tĩnh khi vừa biết tin báo đã múa xà mâu muốn đâm Quan Công. Nhưng khi mối nghi ngờ bất phân định, Trương Phi muốn Quan Công tự thanh minh cho mình bằng hành động mới thuyết phục. Đó là sự nóng nảy muốn biết sự thực, muốn xác định phải trái, đúng sai.
Câu 4:
Nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc bởi vì:
Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm mang màu sắc hùng tráng, mang âm hưởng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc lớn lao, siêu phàm
Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống chính là cao trào của truyện, nó giúp cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca
Hồi trồng giục đó vừa là thước đo tài năng của Quan Công, lại vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi
Giúp cho đoạn văn thêm đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà ý vị Tam Quốc.
Luyện tập
Câu 1: Tóm tắt "Hồi trống Cổ Thành"
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.
Câu 2: Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Tính cách nhân vật Trương Phi được biểu hiện :
- Cương trực, nóng nảy : Vay lương thực không được đã đuổi quan huyện, cướp ấn thụ, chiếm thành. Vừa hay tin Quan Công đến chẳng nói chẳng rằng mà xông ra muốn giết. Khi Tôn Càn và hai chị thanh minh chỉ như đổ thêm dầu vào lửa.
- Rất hiểu đạo lí “trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục” và lấy đó làm cơ sở bác bỏ những lời thanh minh.
- Cẩn trọng : Khi Sái Dương chết, Trương Phi còn nghi ngờ hỏi kĩ tên lính bị bắt.
- Biết hối lỗi và giàu tình cảm “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.
Câu 3:
Sự khác biệt giữa tính cách Trương Phi và Quan Công :
- Quan Công trung nghĩa, khiêm nhường, vẫn nhũn nhặn xưng huynh đệ, cố gắng giải thích.
- Trương Phi nóng nảy vẫn thận trọng cũng khác hẳn sự giản đơn trong suy nghĩ hàng ngày.
Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 5
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Trương Phi phẫn nộ nổi giận định đâm chết Quan Công vì Trương Phi là người cương trực, nóng nảy. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công đầu hàng Tào Tháo, phản bội nghĩa, phản bội anh em, phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào, thờ hai chúa.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Nhan đề Hồi trống Cổ Thành có ý nghĩa:
- Hồi trống Cổ Thành như trút đi hết những tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của nhân vật Trương Phi.
- Hồi trống Cổ Thành gợi lên không khí trận mạc, biểu tượng cho lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Hồi trống Cổ Thành ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em: Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.
- Hồi trống Cổ Thành thách thức, minh oan và đoàn tụ của các vị anh hùng.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải là nóng nảy do cá tính gàn dở là một ý kiến chính xác vì:
- Trương Phi là một nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết.
- Trương Phi thường phản ứng tức thì, ngay lập tức, không chịu được sự lắt léo, quanh co.
và Tính cách của Trương Phi là sự cương trực, thẳng thắn nhưng lỗ mãng, thô bạo.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:
- Tam quốc diễn nghĩa mang màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thu anh hùng, hồi trống tạo được âm vang chiến trận, khí phách của người anh hùng.
- Chi tiết Trương Phi giục trống lào cao trào của truyện, khiến cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc một bản hùng ca.
- Hồi trống là thước đo tài năng của Quan Công, thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, tạo không khí hào hùng thời chiến trận.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nhân vật Trương Phi
Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.
Tính cách này được thể hiện:
+ Cứ một mực đòi giết Quan Công (phụ nghĩa).
+ Không nghe lời phân trần của mọi người.
+ Mắng Quan Công , đưa ra điều kiện thử thách.
+ Thẳng tay đánh trống.
Việc Sái Dương xuất hiện: chi tiết sắp đặt mâu thuẩn lên đến đỉnh điểm, được giải quyết.
- Chi tiết cuối đoạn trích: hỏi tên lính, khóc, lạy Quan Công : thận trọng, khôn ngoan, biết phục thiện, chân thành nhận lỗi.
2. Nhân vật Quan Công
- Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian" ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Hốt hoảng trước cách xử xự của Trương Phi .
+ Nhún mình thanh minh.
+ Cầu cứu hai chị dâu.
+ Chấp nhận điều kiện minh oan.
- Chi tiết chém đầu Sái Dương: cách minh oan anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách.
→ Cửa quan thứ sáu “của quan tình cảm” mà Quan Công phải vượt qua.
3. Âm vang hồi trống Cổ Thành
- Hồi trống giải nghi với Trương Phi.
- Hồi trống minh oan cho Quan Công.
→ Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.
→ Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng.
=> Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Tóm tắt như sau:
Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, khi tới Cổ Thành thì được tin Trương Phi đang ở đó, liền sai Tôn Càn vào thành báo với Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi đang tức giận một mình xách bát xà mâu tiến đến đòi giết. Quan Công giải thích nhưng Trương Phi một mực không tin. Giữa lúc Sái Dương mang quân binh Tào đuổi tới, Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu tên tướng đó để thể hiện lòng trung. Chưa dứt một hồi trống thì đầu Sái Dương nằm lăn dưới đất. Lúc đó Trương Phi mới tin, nước mắt rơi, thụp lạy Vân Trường.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
Tính cách của Trương Phi được thể hiện ở các chi tiết:
- Khi nghe tin Quan Công phản bội, Trương Phi rất tức giận.
- Khi nghe Quan Công thanh minh, Trương Phi không thèm nghe, giận dữ và khinh miệt Quan Công.
- Trương Phi đặt ra thử thách, để chứng minh với Trương Phi, Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương trong ba hồi trống.
- Khi chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ Quan Công phải hỏi kĩ tên linh bị bắt để thuật lại chuyện ở Hứa Đô.
- Sau khi hiểu chuyện, Trương Phi đã rơi nước mắt và thụp lạy Quan Công.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 79)
- Tính cách của Trương Phi nóng nảy, thẳng thắn, cương trực nhưng lỗ mãng và thô bạo.
- Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường, nhã nhặn và bình tĩnh.
Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 2
Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa.
Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
* Đoạn trích có tên là “Hồi trống cổ thành” bởi nó mang những biểu tượng nghệ thuật:
- Biểu dương tính trung nghĩa của Trương Phi.
- Ca ngợi tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương.
- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em.
Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Đồng ý với ý kiến, vì:
- Nóng nảy, thiếu bình tĩnh: nghe nói Quan Công hàng Tào, Trương Phi tin ngay mà không cần xác minh, dù Quan Công hay hai chị dâu, Tôn Càn giải thích đều không được. Trương Phi chỉ tin vào những gì thấy trước mắt (rõ ràng Quan Công đã ở doanh trại Tào).
- Nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng muốn xác định phải trái đúng sai: đưa ra điều kiện ngặt nghèo buộc Quan Công phải chứng tỏ ngay, hành động đánh trống của Trương Phi cũng dứt khoát, gấp rút “thẳng cánh đánh trống”.
Câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.
- Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống là cao trào của truyện, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca.
- Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.
- Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".
Luyện tập
Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Tóm tắt "Hồi trống Cổ Thành"
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.
Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.
Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt.
- Trương Phi là người rất cương trực, rõ ràng.
+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
- Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
- Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm.
=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.
Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Sự khác nhau trong tính cách của Trương Phí và Quan Công:
+ Trương Phi: nóng nảy, cương trực, đơn giản, ngay thẳng.
+ Quan Công: điềm tĩnh, trung nghĩa, tài trí, khiêm nhường.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: “từ đầu…phải đem quan mà theo chứ”: Quan Công gặp Trương Phi, nghi ngờ anh đã phản bội lời thề kết nghĩa.
- Phần 2: còn lại: Quan Công chém Soái Dương, anh em giải hiềm nghi và đoàn tụ.
Nội dung chính
Đoạn trích Hồi trống cổ thành kể lại sự kiện anh em Quan Công, Trương Phi hội ngộ. La Quán Trung thể hiện nổi bật tích cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ngợi ca tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của anh em Lưu Bị, Vân Trường, Trương Phi.
Bài soạn "Hồi trống cổ thành" của La Quán Trung số 1
I. Đôi nét về tác giả
- La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân
- Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ
- Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh
- Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử
- Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…
- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc
II. Đôi nét về tác phẩm Hồi trống Cổ Thành
1. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
a) Nguồn gốc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
- La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.
- Tam quốc diễn nghãi ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi
b) Nội dung
- Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô
- Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân
c) Nghệ thuật
- Giá trị lịch sử, nghệ thuật
- Tài kể chuyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả các trận chiến độc đáo
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích thuộc hồi thứ 28
3. Tóm tắt
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.
4. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu…đem theo quân mã chứ!) : Trương Phi hiểu lầm Quan Công.
- Phần 2 (còn lại) : Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.
5. Giá trị nội dung
- Hồi trống cổ thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ
- Biểu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công
6. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu
- Lời kể giản dị
- Xây dựng nhân vật đặc sắc
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Trương Phi nổi giận muốn đâm chết Quan Công vì:
- Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.
- Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng
- Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi vội múa xà mâu chạy tới đâm Quan Công
Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Nhan đề có nghĩa:
- “Hồi trống Cổ Thành” trở thành biểu tượng nghệ thuật:
- Ca ngợi tinh thần trung nghĩa của Trương Phi.
- Xem trọng tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương
- Hồi trống thách thức, minh oan, và để nối kết sự đoàn tụ
Câu 3 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Đồng ý vì:
- Trương Phi là nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết
- Thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn, là người không chịu được lắt léo, quanh co nhiều khi hồ nghi
→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo
Câu 4 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):
- Tam quốc diễn nghĩa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi anh hùng, với những con người, sự việc to lớn, siêu phàm
- Trương phi thẳng tay giục trống là cao trào truyện, nó kết hợp khiến cuộc hội ngộ, giải oan mang màu sắc của bản hùng ca
- Hồi trống thước đo tài năng, sự quyết đoán của Quan Công, thể hiện tính bộc trực của Trương Phi, tạo không khí anh hùng thời Tam quốc phân tranh
- Đoạn văn đậm không khí chiến trận, khí phách anh hùng, đậm “ý vị Tam quốc”
LUYỆN TẬP
Bài 1 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, khi tới Cổ Thành thì được tin Trương Phi đang ở đó, liền sai Tôn Càn vào thành báo với Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi lúc đó đang tức giận một mình xách bát xà mâu tiến đến đòi giết Quan Công. Quan Công giải thích nhưng Trương Phi một mực không tin. Giữa lúc đó Sái Dương mang quân binh Tào đuổi tới, Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu tên tướng đó để chứng thực lòng trung thành.
Chưa dứt một hồi trống thì đầu Sái Dương nằm lăn dưới đất. Bấy giờ Phi mới tin, rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường…
Bài 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2) :
Trương Phi là dũng tướng, tính ngay thẳng, cương trực, đơn giản, nóng nảy:
+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt
+ Trương Phi là người cương trực, rõ ràng
+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: Trương Phi lại cho rằng Quan Công lừa cả hai chị
- Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa
- Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt nghe hắn thuật lại truyện ở Hứa Đô
+ Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị vào thành, nghe kể tường tận mọi chuyện mới tin hoàn toàn → Trương Phi thận trọng
- Khi hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương phi biết nhận lỗi, rất tình cảm
→ Nhân vật cương trực, dũng cảm, tuy nóng tính nhưng trung thành, thận trọng
Bài 3 (Trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Trương Phi đã nói ở trên, Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huynh đệ” cố gắng giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương chưa dứt được một hồi trống đã cho thấy cái tài của viên tướng tài ba đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.
Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 6
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả: La Quán Trung
La Quán Trung (1330 - 1400?) là một tác giả văn học nổi tiếng, tên La Bản, hiệu Hải Hồ Tản Nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử, là người có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.
Ngoài Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết nhiều truyện khác. Tuỳ Đường lưỡng triều chí chuyện, Tấn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện...
Bình sinh La Quán Trung là người kín đáo, cô độc, nhưng lại có hùng tâm. Tương truyền cuối đời La Quán Trung mai danh ẩn tích, từ năm 1364 thì không ai còn biết rõ tung tích của ông nữa.
2. Tác phẩm:
Thể loại: Tiểu thuyết
Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ và có nhiều giá trị, ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Ra đời đầu thời Minh - Thanh, gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba trong gần 100 năm giữa ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô ở Trung Quốc thời cổ
Giá trị nội dung: Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa với hiện thực "cát cứ phân tranh", nhân dân đói khổ, điêu linh; Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân; chữ "Nhân" - "dũng" trong một con người qua triều đình nhà Thục của vua Lưu Bị
Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật độc đáo; thủ pháp nghệ thuật cường điệu hóa, phóng đại; sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, giàu sức gợi....
Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Đoạn trích đặt ra vấn đề “trung thành hay phản bội” qua việc giải quyết sự hiểu lầm của Trương Phi về Quan Vũ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 79 sgk NGữ văn 10 tập 2
Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
Bài làm:
Vốn Trương Phi là con người ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co nào, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao nên mặc dù rất nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa, nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bộ anh em, đã phản bội còn rêu rao "nghĩa vườn đào" là hoàn toàn không xứng, là đáng phỉ nhổ, đáng giết. Thế nên vừa nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt ... múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Câu 2: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành?
Bài làm:
Đặt tên nhan đề là Hồi trống cổ thành có ý nghĩa:
Dựa trên nội dung của truyện và hồi trống cất lên của Trương Phi để thể hiện tấm lòng nghĩa khí của Trương Phi. Hồi trống Trương Phi gióng lên như lời thúc giục cũng như lời thách thức Quan Công giao chiến với Sái Dương. Để bày tỏ tấm lòng trung nghĩa vẹn nguyên thì Quan Công phải chém chết Sái Dương sau những hồi trống của Trương Phi kết thúc.
Hồi trống cũng là thứ giải quyết mọi hiểu lầm của tình huynh đệ. Nên tiếng trống như tiếng thách thức nhưng cũng là tiếng gầm giận dữ, lại những tiếng lòng của nhân vật Trương Phi từ đó ca ngợi tình nghĩa anh em của ba anh em
Tiếng trống đó là tiếng trống minh oan chứng minh cho tấm lòng của Trương Phi
Câu 3: trang 79 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Bài làm:
Ý kiến trên là có lí. Nói Trương Phi là người nóng tính, thẳng thắn, bộc trực và đồng thời từ đó nhân vật này thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn, nhưng cũng là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen. Tính cách của Trương Phi có điểm tốt là sự cương trực, thẳng thắn, nhưng nó cũng tạo ra sự lỗ mãng và thô bạo.
Câu 4: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?
Bài làm:
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:
Đoạn văn sẽ rơi vào tình trạng tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa, đánh mất đi màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.
Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.
Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".
III- LUYỆN TẬP
Câu 1: trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.
Bài làm:
Đoạn trích thuộc hồi 28 kể về chuyện khi Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị. Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật. Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Trương Phi mới tin lời vừa nghe là thật. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.
Câu 2:trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Bài làm:
Tính cách của Trương Phi:
1. Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?").
2. Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:
Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
3. Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:
Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn => Trương Phi thận trọng, tinh tế.
4. Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:
Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công
=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.
Câu 3: trang 79 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?
Bài làm:
Khác nhau:
Trương Phi là người nóng nảy, trung trực còn Quan Công lại là người trung nghĩa khiêm nhường
Sự nóng này, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công
Trương Phi là người giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm trong khi Quan Công lại là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Hồi trống Cổ thành"
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
2. Giá trị nghệ thuật
Ngôn ngữ kể sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu
Lời kể giản dị
Xây dựng nhân vật đặc sắc
Bài soạn "Hồi trống Cổ Thành" của La Quán Trung số 4
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
- La Quán Trung (1330 - 1400 ?), tên La Bản, hiệu Hải Hồ Tản Nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
- Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. Các tác phẩm tiêu biểu: Tuỳ Đường lưỡng triều chí chuyện, Tấn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện...
- La Quán Trung là người kín đáo, cô độc, nhưng lại có hùng tâm.
2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
- Gồm 120 hồi, ra đời vào đầu thời Minh (1368-1644), trong âm hưởng của cuộc đấu tranh chống nền thống trị Mông Nguyên, khôi phục nhà Hán.
- Nội dung: Kể chuyện một nước chia 3 gọi là “Cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (TK II, III) với cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến: Nguỵ- Thục - Ngô.
- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.
- Đoạn trích Hồi trống cổ thành nằm ở nửa sau hồi 28 của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, thông qua sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công để ca ngợi phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi: cương trực, trung thành và trọng nghĩa khí – những phẩm chất đáng trân trọng của một trang hảo hán trong xã hội xưa.
- Tóm tắt đoạn trích: Nghe tin Quan Vũ cùng hai chị đến, Trương Phi do hiểu nhầm và nóng nảy, lên ngựa quyết chiến với Quan Vũ. Tình cờ gặp lúc Sái Dương đuổi theo Quan Vũ để trả thù cho cháu, sự việc càng làm cho Trương Phi nghi ngờ. Hai anh em Quan - Trương đối chất. Trương Phi ra điều kiện bắt Quan Vũ phải lấy đầu Sái Dương để chứng minh. Trương giang tay giục trống. Quan Công lấy đầu Sái Dương như trở bàn tay. Nghe hai chị và tên lính nói, Trương Phi khóc lạy Quan Công.
- Bố cục đoạn trích: Có thể chia làm 5 phần:
+ Đoạn 1: phần trình bày (từ đầu đến… bảo Trương Phi ra đón hai chị): Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh.
+ Đoạn 2: phần khai đoạn (từ "Trương Phi từ khi…" đến "… cũng phải theo ra thành"): Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công bắt đầu.
+ Đoạn 3: phần phát triển (từ “Quan Vũ trông thấy Trương Phi ra…" đến "… Không phải quân mã là gì kia"): Các biến cố tiếp diễn.
+ Đoạn 4: phần đỉnh điểm (từ "Quan Công ngoảnh lại…" đến "… Thừa tướng đến bắt mày"): Sự xuất hiện của Sái Dương.
+ Đoạn 5: phần mở nút (phần còn lại): Việc Quan Công chém rơi đầu Sái Dương.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 - Trang 79 SGK
Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
Trả lời:
Trương Phi là người cương trực, tính tình nóng nảy (dân gian có câu: “Nóng như Trương Phi”). Đang lúc giận, câu nói của Quan Vũ: “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ư” khiến Trương Phi bừng bừng nổi giận. Quan Vũ muốn nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào để Trương Phi bớt giận, không ngờ điều đó như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm Trương Phi phẫn nộ bởi vì trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, đã phản bội còn rêu rao “nghĩa vườn đào” là hoàn toàn không xứng, là phỉ nhổ, đáng giết.
Trương Phi, với tính cách một võ tướng dũng mãnh, một đấng trượng phu, luôn là người cương trực, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương Phi là người trọng nghĩa khí, quý tình anh em. Cho nên, hành động tấn công người anh em kết nghĩa vườn đào chẳng phải chỉ do hiểu nhầm đơn thuần, cũng không chỉ biểu hiện cá tính nóng nảy, mà còn bộc lộ một phẩm chất rất đáng quý của Trương Phi: đó là phẩm chất của đấng trượng phu, quân tử, hào hiệp, coi tình nghĩa là trên hết, căm ghét tận xương tuỷ thứ hạng người bất nghĩa, bất trung...
Câu 2 - Trang 79 SGK
Vì sao có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là “Hồi trống Cổ Thành”?
Trả lời:
Trong nguyên tác, hồi 28 có tiêu đề:
“Chém Sái Dương, anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành, tôi chúa đoàn viên”
Chữ “hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hồi trống cũng không phải chỉ thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau... tất cả những tâm trạng ấy như đã được dồn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống cổ thành. Cho nên ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng thét vì giận dữ của Trương Phi. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng trượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào.
Câu 3 - Trang 79 SGK
Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi" còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Trả lời:
Trương Phi có tính cách nóng nảy. Sự nóng nảy ấy, ngoài ý nghĩa cá tính riêng, còn có nhiều ý nghĩa khái quát khác:
- Mạnh mẽ, quyết liệt,... (tính cách một võ tướng).
- Cương trực, đường hoàng, hồn nhiên, trung thực…: (tính cách của một đấng trượng phu)
- Giàu tình cảm, trọng nghĩa khí... (trượng phu).
Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.
Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở) hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.
Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).
Câu 4 - Trang 79 SGK
Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa Tam quốc?
Trả lời:
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, rơi vào cuộc đoàn viên tầm thường, trong đó tính cách của các bậc anh hùng không được bộc lộ, tình nghĩa huynh đệ thuỷ chung, cao đẹp không được ngợi ca...
- Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.
- Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống là cao trào của truyện, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca.
- Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.
- Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".
LUYỆN TẬP
Câu 1 - Trang 79 SGK
Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng.
Trả lời:
- Cần tóm lược vài chi tiết trước đoạn trích:
Sau thất thủ Từ Châu, anh em kết nghĩa vườn đào Lưu - Quan - Trương phiêu dạt mỗi người một nơi. Quan Vũ túng thế, buộc phải ở với Tào Tháo. Khi nghe tin Lưu Bị đang ở với Viên Thiệu, Quan Vũ liền bỏ Tào, vượt qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào cản đường, đưa Cam và Mi phu nhân về với Lưu Bị. Trên đường đi, Quan Vũ gặp Trương Phi ở cổ thành.
- Nội dung đoạn trích khi kể cần đảm bảo các ý chính sau:
+ Quan Vũ đi qua cổ thành, nghe tin Trương Phi ở đấy, rất mừng rỡ.
+ Trương Phi nghe tin thất thiệt, ngỡ Quan Vũ hàng Tào, cả giận đem nghìn quân ra cửa Bắc “hỏi tội” Vân Trường.
+ Cam phu nhân và Mi phu nhân can ngăn, nhưng Trương vẫn không tin
+ Trương Phi quát mắng, kể tội Vân Trường.
+ Vân Trường đối chất với Trương Phi.
+ Sái Dương đuổi theo Vân Trường để trả thù. Vân Trường chém đầu Sái Dương.
+ Vân Trường bắt một tên lính cầm cờ hiệu hỏi, biết rõ đầu đuôi. Qua việc tra hỏi tên lính này, mối nghi ngờ của Trương Phi mới được giải toả.
+ Trương Phi khóc, lạy Vân Trường. Anh em đoàn viên.
Câu 2 - Trang 79 SGK
Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
- Tính cách của Trương Phi nóng nảy, cương trực, nhưng ngay thẳng, đường hoàng, trung thực, đó là tính cách của một võ tướng và một đấng trượng phu được cụ thể hoá trong một cá tính hồn nhiên, bộc trực. Tính cách đó còn thể hiện phẩm chất của Trương Phi là một người trọng nghĩa khí, giàu tình cảm...
Khi nghe tin Tôn Càn nói Vân Trường đưa hai chị đến, “Trương Phi không nói không rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa... mắt trợn tròn xoe râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm...” Trương Phi xưng hô “mày - tao” và đòi tử chiến, rồi ra điều kiện và dang tay giục trống... Trong đoạn trích này, sự hung hăng, nóng nảy của Trương Phi dễ được cảm thông vì nó “hồn nhiên”, xuất phát từ sự chân tình và lòng trung thực. Cho nên, khi Quan Vũ chứng minh lòng trung thực của mình, chém đầu Sái Dương rơi xuống đất, nhất là khi nghe tên lính Tào và hai phu nhân kể lại Trương Phi đã khóc lạy Vân Trường, rất cảm động.
- Nghệ thuật miêu tả Trương Phi:
+ Tạo hai cách miêu tả ngược nhau: một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng,... luôn đòi chém đầu Vân Trường để trả thù kẻ phản bội, ngược với Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật, nước mắt chảy ròng và quỳ lạy nghĩa huynh. Hai mặt mâu thuẫn ấy của tính cách làm cho câu chuyện có kịch tính nhưng rất hợp lí và sinh động.
+ Phương pháp miêu tả thái cực: các nét tính cách đều được đẩy đến mức tuyệt đối, cực đoan - Trương Phi nóng nảy hết mức, nhưng cũng rất giàu tình cảm.
+ Miêu tả gián tiếp qua hồi trống: Hồi trống cổ thành trở nên xúc động lòng người vì nó dồn hết tình cảm, tâm trạng của Trương Phi với biết bao hờn giận vì hiểu lầm, sự xót xa vì thất tán, cùng tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết của ba anh em kết nghĩa vườn đào...
Câu 3 - Trang 79 SGK
Tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?
Trả lời:
- Là người trung nghĩa, khiêm nhường, trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huỵnh đệ”, cố gắng giải thích. Khi không thể giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống cho thấy cái tài của viên đại tướng đứng đầu "Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.
- Nghệ thuật miêu tả
+ Tác giả đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
+ Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, thái độ, ngôn ngữ, và đặc biệt là qua hành động. Đoạn trích còn kể đến nhiều nhân vật khác, các nhân vật này có giá trị làm nền, tạo bối cảnh để làm nổi bật nhân vật chính.
+ Cũng như với nhân vật Trương Phi, Quan Vũ được miêu tả theo bút pháp cổ điển, với cách miêu tả thái cực. Vân Trường được miêu tả đến mức điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.
GHI NHỚ
Linh hồn đoạn văn thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ, kết nghĩa anh em, bạn bè,... phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả thì mới vững bền.
Đoạn trích đã xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, trong đó những nhân vật chính đều là những điển hình có cá tính sinh động, sắc nét, qua đó vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị, phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa, cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên.