Trong văn học, tác phẩm nghệ thuật sẽ không thể sống trong lòng độc giả nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả đơn thuần mà không phải là sự sáng tạo hoặc thổi hồn vào đó những xúc cảm riêng. Đặc biệt một trong những phẩm chất không thể thiếu của nghệ thuật đó là tưởng tượng. Tưởng tưởng sẽ giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, từ đó gây hứng thú cho người đọc. Vậy thì thế nào là kể chuyện tưởng tượng và có những cách nào để kể chuyện tưởng tượng cho hay. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 1
Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tóm tắt:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
- Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật.
- Chi tiết thực: các bộ phận của cơ thể phải nhờ có cái ăn mới khỏe mạnh được.
- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận biết nói năng, hành động, suy nghĩ.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện Truyện sáu con gia súc so bì công lao
+ Tưởng tượng: sáu con gia súc nói tiếng người, kể công, kể khổ, suy bì, tị nạnh.
+ Chi tiết thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
+ Ý nghĩa: khẳng định ích lợi riêng của mỗi giống gia súc với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì thiệt hơn.
- Truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
+ Yếu tố tưởng tượng: Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu
+ Chi tiết thực: Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", phong tục làm bánh chưng bánh giầy của dân tộc Việt Nam.
+ Ý nghĩa: hiểu thêm về Lang Liêu, về phong tục truyền thống của dân tộc.
→ Cách kể một câu chuyện tưởng tượng: kể bằng trí tưởng tượng của mình một phần dựa vào những điều có thật, mang một ý nghĩa nào đó.
Luyện tập
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và thời gian xảy ra cuộc chiến (ví dụ: mùa lũ năm 2017)
Thân bài:
- Khung cảnh trước trận đấu:
+ Bầu trời tối đen, chớp sáng, sấm nổ,...
+ Đội quân hùng mạnh của hai bên: Sơn Tinh
+ Người người hoảng hốt, sợ hãi, la hét...
+ Ti vi, báo đài đâu đâu cũng thấy đưa tin về cuộc giao chiến dữ dội sắp diễn ra.
- Trong trận đấu:
+ Sơn Tinh bày bố binh trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện chống đỡ: các tòa nhà cao chọc trời, smartphone gọi cho lực lượng ở các ngả sông, các bờ đê,...
+ Thủy Tinh hóa phép, hô gió, gọi mưa. Những bờ sông tràn nước ngập ruộng đồng, nước mặn ngoài biển xâm lấn các rìa đất ven biển,...
Những thần Cá, thần Cua,... theo lệnh Thủy Tinh lãnh đạo, ngập lụt một vùng rộng.
- Kết thúc trận đấu:
+ Sơn Tinh dù chống chọi với Thủy Tinh ngày đêm nhưng cũng không quên nghĩa vụ giúp đỡ dân chúng của mình bằng những chiếc máy bay cao ngút, đưa dân di cư đến nơi an toàn.
+ Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, không phá đổ được những thành trì kiên cố, thua trận bỏ về, trong lòng nuôi oán càng nặng, thù càng sâu.
Kết bài: Em cảm phục về sức mạnh cái thiện thắng cái ác.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Giấc mơ được gặp Thánh Gióng.
Thân bài:
- Khung cảnh khi em gặp Thánh Gióng: khi em đi lạc trong một rừng tre, vô tình Thánh Gióng xuất hiện giúp đỡ.
- Hình ảnh tráng sĩ trong giấc mơ của em: tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, tay cầm một khóm tre.
- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết để trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để trở thành người vừa có trí tuệ vừa có sức khỏe. Như vậy thì mới có ích cho xã hội.
- Nói xong, Thánh Gióng bay về trời.
Kết bài: Em tỉnh khỏi giấc mơ và nhớ về lời khuyên của Thánh Gióng, tự hứa sẽ học tập rèn luyện tốt.
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Nguyên nhân em bị biến thành con vật (con chuột).
Thân bài:
- Mới đầu, cảm giác của em như muốn khóc òa, mọi thứ đều khác lạ.
- Những điều thú vị: mọi vật trước kia trong bàn tay thì nay đã trở thành khổng lồ trong mắt em; được gặp gỡ cộng đồng loài chuột, có thể len lỏi khắp nơi, khắp những xó xỉnh...
- Những khó khăn, rắc rối: trở nên sợ mèo, chiếc răng cứ dài ra bắt buộc em phải gặm nhấm những đồ vật để mài răng, ...
Kết bài: Sau ba ngày biến thành chuột, em học được bài học cho bản thân mình, sẽ không mắc lỗi nữa để được sống cuộc sống con người.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Tình huống em chứng kiến ba phương tiện giao thông cãi nhau: khi mọi người đi vắng còn mình em ở nhà. Cuộc tranh cãi rất căng thẳng.
Thân bài:
- Cuộc tranh cãi:
+ Xe đạp nói mình là chiếc xe dễ đi nhất, gọn nhẹ, an toàn; hơn nữa, đi xe đạp giúp chủ nhân luyện tập thể dục.
+ Xe máy phân bua: tôi mới xứng đáng được chủ nhân yêu quý nhất, tốc độ của tôi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chứ cứ chậm như chiếc xe đạp cô á, lúc nào cũng đi học, đi làm muộn mất.
+ Ô tô chen ngang: nói nhanh sao nhanh bằng tôi, đẹp sao đẹp bằng tôi, đi ô tô còn sang trọng, lịch lãm nữa. Mấy cô cậu nói thế chứ! Thời đại văn minh ai thèm đi xe đạp, xe máy cho mệt ra, trời nắng trời mưa không có gì che đỡ làm sao mà được. Như tôi đây này, nắng mưa gió, cứ đi xe tôi là êm ru, an toàn, không xóc, không nắng như cô cậu đâu.
+ Xe đạp tiếp tục: Các anh biết môi trường đang bị phá hủy vì tàn nhẫn như thế nào không? Trái Đất nóng lên, thủng tầng ôzôn cũng vì các anh đó. Các anh tưởng sang gì chứ, các nước phát triển người ta còn có xu hướng xe đạp du lịch nữa đấy.
+ Các xe cứ tranh cãi, so bì kịch liệt.
- Sự dàn xếp của em:
Chen vào cuộc tranh cãi và phán xử: Mỗi phương tiện đều có công dụng và ích lợi riêng, trong từng trường hợp khác nhau mà mỗi phương tiện sẽ thể hiện ưu thế mạnh của riêng mình. Và không thể so bì giữa các phương tiện với nhau được.
- Cả ba im lặng nhìn nhau, cúi đầu xuống, lí nhí câu “Dạ”.
Kết bài: Rút ra bài học cho tất cả mọi người.
Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Dịp để em trở về trường sau mười năm xa trường. Lúc ấy em là ai, bao nhiêu tuổi.
Thân bài:
- Hình ảnh đầu tiên của trường: ngôi trường to lớn, kì vĩ.
- Sự khác biệt của trường: mới mẻ, sân rộng, phòng học hiện đại, sân trường rộng và đẹp hơn trước, gốc cây to ụ trước kia em vẫn chơi đùa nay đã bị chặt mất, thay vào đó là những cây non mọc lên...
- Thầy cô cũ vẫn ở lại trường, các thầy cô mới rất trẻ, tất cả mọi thứ diễn ra trước mắt khiến em nhớ lại ngày còn học ở trường của mình.
- Những hồi ức kéo về, so sánh với khung cảnh trước mặt.
- Cảm xúc của em: vô cùng xúc động, hồi tưởng về thời gian đã qua.
Kết bài: Trở về thực tại, em cũng rưng rưng khi nghĩ một ngày sẽ phải xa trường, xa lớp đến với cánh cổng khác. Tự hứa sẽ lưu giữ khoảng thời gian này thật đẹp để sau này nhớ về.
Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 5
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
Câu 1. Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Miệng” và cho biết trong truyện đã tưởng tượng ra những gì?
*Tóm tắt truyện:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống thân thiết từ lâu bỗng một hôm xảy ra bất hòa. Chuyện bắt đầu từ chỗ mọi người đều thấy không công bằng khi họ phải làm quần quật cả ngày còn lão Miệng chỉ ngồi ăn mà không làm gì cả. Tất cả quyết định đình công và không làm gì cho lão Miệng nữa. Sau trận đình công đó, tất cả đều lừ đừ, mệt mỏi. Bác Tai đã chỉ ra sai lầm của mọi người, mọi người biết và ai nấy lại làm việc, sống vui vẻ như xưa.
*Trong truyện đã tưởng tượng ra: từ những bộ phận chân, tay, mắt, miệng đã biến thành những con người biết đi lại, biết nấu nướng và biết ganh tị, cãi nhau.
*Trong truyện, chi tiết có thật: các bộ phận chân, tay, tai, mắt, miệng là có thật, chúng là một thể thống nhất không thể tách rời. Chi tiết tưởng tượng ra đó là chuyện bọn chúng tị nạnh nhau.
Câu 2. Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng:
Các điều cần biết khi kể một câu chuyện tưởng tượng:
- Trước hết, xác định rõ chủ đề, mục đích của truyện là gì rồi sau đó mới sáng tạo nhân vật, cốt truyện, tình tiết…
- Khi kể chuyện tưởng tượng phải do mình tự nghĩ ra không có ở trong sách vở.
- Truyện tưởng tượng chủ yếu sử dụng yếu tố tưởng tượng nhưng không phải là tưởng tượng lung tung mà phải dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa.
II. LUYỆN TẬP:
Tìm ý và lập dàn bài cho một trong các đề sau:
Dàn ý cho đề 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…
*Mở bài:
- Trận lũ lụt vào tháng 10 vừa qua ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị.
- Thủy Tinh – Sơn Tinh lại đạ chiến với nhau trên chiến trường mới này.
*Thân bài:
- Thủy Tinh khiêu chiến, tấn công với những đợt hô mưa, gọi gió lớn mạnh.
- Sơn Tinh chống lũ: huy động mọi sức mạnh: đất, đá, bao tải cát, máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép…
- Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động để có thể thông báo kịp thời cho bà con.
- Cảnh các chiến sĩ bộ đội, công an cùng với Sơn Tinh và người dân chống lũ lụt.
- Cảnh cả nước nhường cơm sẻ áo trong những ngày bão lũ và quyên góp lá lành đùm lá rách của mọi người sau khi Sơn Tinh diệt trừ, ngăn chặn được bão lũ.
- Cảnh những chiến sĩ và người dân hi sinh trong khi chống chọi với bão lũ.
*Kết bài: Cuối cùng, Thủy Tinh lại một lần nữa chịu thua Sơn Tinh.
Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 6
I - Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
Câu 1 : Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì ? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra ?
Tóm tắt :
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống thân thiết từ lâu bỗng một hôm xảy ra bất hòa. Chuyện bắt đầu từ chỗ mọi người đều thấy không công bằng khi họ phải làm quần quật cả ngày còn lão Miệng chỉ ngồi ăn mà không làm gì cả. Tất cả quyết định đình công và không làm gì cho lão Miệng nữa. Sau trận đình công đó, tất cả đều lừ đừ, mệt mỏi. Bác Tai đã chỉ ra sai lầm của mọi người, mọi người biết và ai nấy lại làm việc, sống vui vẻ như xưa.
- Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật.
- Chi tiết thực: các bộ phận của cơ thể phải nhờ có cái ăn mới khỏe mạnh được.
- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận biết nói năng, hành động, suy nghĩ.
Câu 2 : Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.
Trả lời :
- Truyện thứ nhất: Truyện sáu con gia súc so bì công lao
+ Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ, suy bì, tị nạnh.
+ chi tiết dựa vào sự thật: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
+ Ý nghĩa: khẳng định về ích lợi riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì thiệt hơn.
- Truyện thứ hai : Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
+ Yếu tố tưởng tượng: Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu
+ Chi tiết thực: Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", phong tục làm bánh chưng bánh giầy của dân tộc Việt Nam.
+ Ý nghĩa: hiểu thêm về Lang Liêu, về phong tục truyền thống của dân tộc.
- Cách để kể một câu chuyện tưởng tượng là : kể bằng trí tưởng tượng của mình một phần dựa vào những điều có thật, mang một ý nghĩa nào đó.
Ghi nhớ :
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẫn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
II - Luyện tập
Lập dàn ý cho đề văn : "Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngày bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào."
a) Mở bài: Giấc mơ được gặp Thánh Gióng.
b) Thân bài:
- Khung cảnh khi em gặp Thánh Gióng: khi em đi lạc trong một rừng tre, vô tình Thánh Gióng xuất hiện giúp đỡ.
- Hình ảnh tráng sĩ trong giấc mơ của em: tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, tay cầm một khóm tre.
- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết để trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để trở thành người cừa có trí tuệ vừa có sức khỏe. Như vậy thì mới có ích cho xã hội.
- Nói xong, Thánh Gióng vụt bay trở về trời.
c) Kết bài: Em tỉnh khỏi giấc mơ và nhớ về lời khuyên của Thánh Gióng, tự hứa sẽ học tập rèn luyện tốt.
Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 2
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Trả lời câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết người kể chuyện đã tưởng tượng ra những điều gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng?
Lời giải chi tiết:
* Tóm tắt truyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng nhiên, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng "lão chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không" rồi họ đồng tình phản đối không làm việc cho lão Miệng chừa đi. Thế nhưng họ cảm thấy mệt rã rời, không đủ sức để hoạt động nữa. Lúc này họ mới nhận ra: nếu không có cho lão Miệng ăn thì mình cũng sẽ chẳng thể làm được việc gì vì lão Miệng có ăn thì Tay, Chân, Tai, Mắt mới khoẻ được. Năm người lại thân mật sống với nhau như xưa.
* Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng. Chuyện chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng là hoàn toàn tưởng tượng.
* Sự tưởng này dựa vào chi tiết có thật là: Các bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời nhau cũng như trong xã hội người ta phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.
Trả lời câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc truyện Lục sức tranh công trong SGK và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo.
- Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?
- Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- Từ đó em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng?
Lời giải chi tiết:
- Trong truyện người ta đã tưởng tượng tượng ra:
+ Sáu con gia súc nói được tiếng người.
+ Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
- Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
- Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
- Kể chuyện tưởng tượng là người kể nghĩ ra truyện bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hoặc trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện kể ra một phần phải dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý cho đề văn: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước...
Lời giải chi tiết:
Tham khảo dàn bài sau:
* Mở bài:
- Trận lũ lụt xảy ra vào tháng tám năm 2004 ở miền Trung.
- Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới.
* Thân bài:
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội: gió dữ dội, lũ quét từ đầu nguồn đổ về ầm ầm như thác đổ. Nhà cửa, cây cối bị thiệt hại lớn.
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, tàu hoả, trực thăng, thuyền, ca nô, xe lội nước, các hòn bê tông đúc sẵn...
- Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động ứng cứu kịp thời...
- Cảnh bộ đội, công an giúp dân chống lũ
- Cảnh cả nước quyên góp giúp đỡ đồng bào bị hoạn nạn do lũ lụt...
* Kết bài: Thuỷ Tinh vẫn phải rút quân về, Sơn Tinh chiến thắng.
Trả lời câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
Lời giải chi tiết:
Mở bài:
- Giới thiệu về hoàn cảnh gặp Thánh Gióng
Thân bài:
- Hoàn cảnh được gặp Thánh Gióng.
- Trang phục, hình dáng của Thánh Gióng.
- Cuộc nói chuyện của Thánh Gióng
- Trao đổi suy nghĩ thắc mắc của mình với Thánh Gióng
- Hỏi bí quyết làm sao mà Gióng có thể từ một cậu bé lên ba không biết nói, biết cười mà lại trở thành một
tráng sĩ xông pha ra trận
- Lời khuyên của Thánh Gióng
*Kết bài:
- Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng trong giấc mơ
Trả lời câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em gặp những thú vị, rắc rối gì?
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Nguyên nhân mắc lỗi bị biến thành con vật nào?
Thân bài:
- Lúc bị biến thành con vật, cảm giác của em.
- Nêu những điều thú vị và rắc rối.
+Thú vị
+Gặp những rắc rối nào?
Kết bài
- Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
- Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
- Lời hứa.
Trả lời câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xa đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau ấy và sẽ dàn xếp như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Thân bài:
- Hoàn cảnh nghe thấy cuộc trò chuyện.
- Cuộc trò chuyện của ba phương tiện
+ Ô tô nói lên những ưu điểm của bản thân: che mưa, che nắng, đi nhanh,... Chê bai xe máy, xe đạp...
+ Xe máy chê ô tô cồng kềnh, xe máy nhỏ gọn đi nhanh , dễ luồn lách,...
+ Xe đạp lên tiếng mình tuy đi chậm nhưng thân thiện với môi trường
- Sự dàn xếp của em
Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
Trả lời câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập dàn ý: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Nêu hoàn cảnh: trong một giấc mơ, em mơi mình trưởng thành, sau 10 năm em quay về trường cũ trong dịp 20/11
Thân bài: Tả không khí ngày về thăm trường: bầu trời, con người, cây cối…
- Tả sự thay đổi ở trường học:
+ Tả cổng trường (có gì khác so với ngày xưa)
+ Cảnh sân trường (cây cối, sân trường…)
+ Cảnh lớp học (được xây thêm, có thêm nhiều phòng học chuyên dụng…)
+ Thầy cô giáo ngày xưa giờ già hơn, có những thầy cô đã nghỉ hưu.
- Tả cảnh còn lưu giữ: Lớp học cũ, thầy cô ngày xưa
- Cảm xúc khi về thăm trường
Kết bài: Nêu cảm nghĩ khi ngôi trường thay đổi thời gian
Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 3
Bài 1 trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và cho biết trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì? Trong truyện tưởng tượng này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra?
Trả lời
Xem lại tóm tắt bài “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng“
- Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật, họ hiểu lầm nhau nhưng rồi tốt lại với nhau.
- Các chi tiết:
+ Thực: Ở đây là các bộ phận trong cơ thể. Tất cả nhờ cái ăn mới khỏe mạnh.
+ Tưởng tượng: Các bộ phận biết nói năng, hành động. Mọi người chống lại Miệng hóa ra chống chính mình.
+ Ý nghĩa: Tác giả khuyên chúng ta không nên tị nạnh mà cần đoàn kết, nương tựa vào nhau.
Bài 2 trang 130 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.
Truyện thứ nhất
TRUYỆN SÁU CON GIA SÚC SO BÌ CÔNG LAO
(Lục súc tranh công)
Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn,… Các giống vật quây quần sớm tối với con người trong mọi việc, làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu. Tuy vậy giữa các giống vật vẫn thường xảy ra sự suy bì, tị nạnh. Một hôm trâu gặp người than thở:
– Trong các giống vật, trâu là kẻ vất vả nhất. Sớm tinh mơ đã bị gọi dậy đi cày, đi bừa, ách(a) khoác lên vai, dây chão xâu đằng mũi. Thôi thì tùy chủ, miệng quát, tay đánh, trâu chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng, không kể ruộng cạn đồng sâu, ngày mưa ngày nắng, chỉ mong lúa ngô tươi tốt để đền ơn chủ. Nhưng vất vả như vậy vẫn chưa hết việc. Khi gặt lúa lại cũng phải do trâu kéo về, rồi lại trâu trục(b) lúa. Hết mùa lúa lại phải đi kéo gỗ, chở phân. Ăn uống thì chỉ có rơm và cỏ, vội vàng cũng chẳng kịp nhai!
Chỉ khi về nhà mới đem ra nhai lại. Khi già yếu thì bắt làm thịt, lột da, nghĩ thật là tủi cực trăm đường! Trong khi đó lũ chó chẳng thấy làm gì, ngày hong hóng ăn ba bữa, sủa cuội, sủa nhăng, lắm khi chủ không kịp treo cất thức ăn thì chó liền ăn vụng, thật là vô tích sự!
Chó nghe trâu nói, tức khí liền sủa vang nhà, mắt long sòng sọc:
– Trời sinh giống nào việc nấy, sao trâu lại dám suy bì? Thử hỏi ai canh giữ cửa nhà, chống quân kẻ trộm? Ai đuổi cáo, săn chồn, ai thức trắng đêm chờ nghe động tĩnh? Thức ăn của chó có gì mà bì? Chỉ cơm thừa canh cặn, xương xẩu bỏ ra mới đến phần chó. Nuôi trâu còn tốn kẻ chăn dắt chứ đâu như nuôi chó, chủ chẳng phải lo gì?
Người an ủi bảo hai con đều giỏi, trước sau người đều yêu quí cả hai. Nhưng chó lại tị nạnh cùng lũ ngựa, sao chúng lại được ưu đãi quá nhiều. Ngựa được ăn thóc, ăn cháo đậu xanh, ở nhà lợp ngói; người còn thường xuyên tắm táp, chăm lo sửa vó, sửa bờm, sắm yên, sắm lạc; dây cương thì làm bằng bạc, ra vẻ oai phong, mà thực ra chẳng biết cày bừa, giữ nhà, giữ cửa!
Ngựa nghe nói hí vang sân trại, kêu to:
– Thử hỏi ai xứng đáng kéo xe, phó giá, phục vụ các đức ông? Ai xông pha trận mạc, vượt hàng trăm dặm? Các người chỉ quẩn quanh xó bếp, góc vườn, làm sao mà hiểu được ngựa, một kẻ mà chí hướng để ở phương xa!
Người vỗ về nói công lao của ngựa không nhỏ. Nhưng ngựa đâu chịu yên? Ngựa chỉ trích lũ dê nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhót mà thôi, hễ gặp ai thì cũng kêu be be một cách vô nghĩa.
Dê nghe ngựa nói liền vểnh râu cãi lại:
– Tôi ham ăn cũng chỉ ăn lá, ăn cỏ, không hề phạm vào cây lúa, cây ngô, lá khoai, quả đậu. Nhưng khi cúng tế, xác ngựa tuy to, thử hỏi ai cần? Còn như thiếu dê tôi thỉ không thành đồ lễ! Anh ngựa thật chỉ biết nhìn đời một phía mà không biết suy nghĩ. Nếu biết suy nghĩ sao không trách lũ gà, ăn rồi chỉ biết bới rác, phá giậu, phá vườn, ai cho ăn gì, ăn xong thì quẹt mỏ!
Gà nghe nói khinh bỉ nhìn nghiêng:
– Xin hỏi các anh, ai có đủ phẩm chất nhân, dũng, tín, văn, võ như tôi? Này đầu có mào là dáng quan văn, chân có cựa là thân tướng võ, có miếng ăn thì cục cục gọi đàn, như thế là nhân. Sáng sáng gáy đúng giờ, như thế là tín, thấy kẻ địch xông tới là đánh, như thế là dũng! Đó là chưa kể chân gà giúp bói toán để biết lành dữ. Gà không được ai chăn dắt thì phải bới rác chứ sao, nhưng gà ăn rất ít có tốn mấy mà kêu? Có đâu ăn nhiều như lũ lợn, ăn no lại nằm!
Lợn nghe nói đến mình liền ụt ịt phân bua:
– Các anh đứng có lắm lời, vì không hiểu lợn. Lợn phải béo mới cúng được thần. Các thứ việc làng, việc xã, cưới xin, tang ma, khao vọng không có lợn thì làm sao xong được? Ở đời mỗi người mỗi việc, xin chớ lắm điều!
Người nghe lợn nói liền khen ngợi lợn, gà, dê đều giàu đức hi sinh, lại giàu khả năng sinh nở. Cả sáu giống vật nuôi trong nhà, giống nào cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thế nhà ta mới lắm phúc.
(Viết lại theo truyện ngụ ngôn Lục súc tranh công)
Chú thích:
(a) Ách: dụng cụ mắc trên vai trâu bò để buộc dây kéo cày, khéo xe.
(b) Trục: kéo khống nặng hình trụ tròn để lăn cho rụng hạt lúa.
Truyện thứ hai
GIẤC MƠ TRÒ CHUYỆN VỚI LANG LIÊU
Tết năm nào nhà em, cũng gói và nấu bánh chưng. Dù bận rộn đến đâu, nhà em cũng không thay đổi lệ đó, bởi nó đem lại một không khí rộn ràng, bận bịu của ngày Tết. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mấy đứa bạn thức canh nồi bánh chưng. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng nồi bánh chưng sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những đám sao từ đó bay lên.
Bỗng một tiếng nói rất lạ vang lên sau lưng: “Chà, vất vả quá nhỉ?”. Em quay lại nhìn, một chàng trai trẻ trạc ngoài hai mươi tuổi, tóc búi củ hành, ăn mặc sang trọng nhưng xưa cũ, chân đi guốc tre, nhìn em mỉm cười. Em tỏ ý ngạc nhiên, định hỏi “Anh là ai?”, thì chàng đó đã tự giới thiệu: “Ta là Lang Liêu, người sáng tạo ra bánh chưng cổ truyền, đi tìm hiểu xem dân tình ngày nay còn nấu bánh chưng để cúng giỗ tổ tiên ngày Tết nữa không?”. Em chớp mắt hỏi: “Lang Liêu nào? Lang Liêu thời vua Hùng phải không?”. Thấy em còn nhớ, chàng tươi cười đáp” “Đúng đó! Chú em còn nhớ tên ta, giỏi quá!”. Nói rồi, chàng thân mật ngồi xuống cạnh em, trên chiếc ghế con bằng nhựa. Em thấy làm lạ, thời vua Hùng cách đây đã mấy nghìn năm, sao Lang Liêu còn sống mà đến được nhỉ? Em chưa suy nghĩ xong thì đã thấy chàng bảo: “Ta vừa ở chỗ các vua Hùng đến đây. Nghe nói dân tình ngày nay việc nhiều, thời gian ít, lại thêm có nhiều công nghệ mới làm ra các thứ “ăn liền”, ta sợ bánh chưng không có người làm, bàn thờ gia tiên vắng vẻ nên mới đi xem xét. Thấy nhà chú em đang nấu, ta vui quá mới ghé xuống thăm.
Thế nào, chú em vẫn thích bánh chưng chứ?”. Em bối rối quá. Đích thị là Lang Liêu thời Hùng Vương rồi, liền nói: “Thưa ngài, thích lắm ạ! Em có thể ăn liền mấy ngày Tết không biết chán ạ!”. “Đúng lắm – Lang Liêu tiếp lời – điều này ta đã nói từ mấy nghìn năm trước. Trên đời này không có gì quý bằng gạo nuôi sống con người. Sơn hào hải vị dù có ngon mấy, ăn rồi cũng chán, duy chỉ có gạo là ăn mãi chán mà thôi! Có đúng thế không?”. Em nói: “Thưa ngài, đúng lắm. Nhân ngài đến, xin cho em hỏi: Làm sao mà ngài nghĩ ra được thứ bánh ngon thế? Người ta bảo do ngài nghèo không có điều kiện nên mới nghĩ ra bánh chưng phải không?”. Lang Liêu chau mày, nghĩ ngợi, rồi bảo: “Sự thực ta có nghèo hơn các anh ta, nhưng không phải chỉ vì nghèo đâu. Ta nghèo tiền của thật, nhưng giàu lòng với thóc gạo. Nhiều người chuộng lạ bỏ quen, tham xa bỏ gần, mà không biết biến cái quen thành cái lạ, cái ngon, lại có ý nghĩa nữa”. Thấy Lang Liêu tỏ ra cởi mở, dễ gần, em mới đánh bạo hỏi thêm: “Thấy sách chép rằng bánh này cũng không phải do ngài nghĩ ra, mà do thần mách bảo, có phải không?”. Lang Liêu hơi đỏ mặt, nhưng rồi chàng bình tĩnh trả lời: “Đúng là thần có mách bảo. Nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ tứ quên ăn mất ngủ suốt nửa năm trời thì thần mới mách cho. Chứ như những kẻ lười biếng, động một tí là vung tiền ra mua, cho gia nhân đi tìm kiếm, thì thần có mách bảo cho gì đâu!”. Đúng thật! Em nghĩ thầm. Em đang định hỏi thêm câu nữa, thì bỗng có ai nói to:” Thêm nước vào đi, nước cạn hết rồi!”. Em mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ thật thú vị quá.
Nhìn nồi bánh chưng sôi sùng sục, bốc hơi thơm phức, em lại nghĩ đến Lang Liêu. Tai em còn văng vẳng lời trò chuyện vừa rồi. Em nghĩ, Lang Liêu sâu sắc thật. Phải có tình cảm sâu nặng với sản vật nước nhà mới tạo ra được món ăn có giá trị lâu dài như thế chứ. Cả dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi biết ơn vua Hùng và những người con của ngài.
(Theo Hướng dẫn Tập làm văn 7, 1999)
Trả lời
Truyện thứ nhất: Truyện sáu con gia súc so bì công lao
+ Yếu tố tưởng tượng: sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng kể công và kể khổ, suy bì, tị nạnh.
+ chi tiết dựa vào sự thật: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
+ Ý nghĩa: khẳng định về ích lợi riêng của mỗi giống gia súc đối với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì thiệt hơn.
Truyện thứ hai: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
– Yếu tố tưởng tượng:
+ Giấc mơ gặp Lang Liêu
+ Lang liêu đi thăm dân nấu bánh chưng
+ Trò chuyện với Lang Liêu
– Chi tiết dựa vào sự thật:
+ Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”
+ Phong tục làm bánh chưng bánh dày của dân tộc Việt Nam
– Ý nghĩa: Giúp hiểu sâu thêm về Lang Liêu, về phong tục làm bánh chưng, bánh dày của dân tộc Việt Nam.
Luyện tập
Bài luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Tìm ý và lập dàn bài cho một trong các đề bài sau:
1. Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
2. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
3. Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?
4. Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
5. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Trả lời
Tham khảo lập dàn ý cho đề 3
a. Mở bài: Nguyên nhân mắc lỗi bị biến thành con vật nào? (con chuột)
b. Thân bài:
– Lúc bị biến, cảm giác của em.
– Nêu những điều thú vị và rắc rối.
– Thú vị:
+ Gặp cộng đồng loài chuột
+ Tha hồ phá phách, gặm nhắm.
+ Được đi du ngoạn khắp nơi.
– Gặp những rắc rối nào?
+ Mèo vồ, vướng vào bẫy chuột, cảm giác khi đó (sợ hãi, tìm đường thoát thân)
+ Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.
c. Kết bài:
+ Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.
+ Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.
+ Lời hứa.
Ghi nhớ
• Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. • Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Bài soạn "Kể chuyện tưởng tượng" số 4
Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tóm tắt:
Vì sự ích kỉ của mình mà cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.
Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật.
Chi tiết thực: các bộ phận của cơ thể phải nhờ có cái ăn mới khỏe mạnh được.
Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận biết nói năng, hành động, suy nghĩ.
Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện Truyện sáu con gia súc so bì công lao
Tưởng tượng: sáu con gia súc nói tiếng người, kể công, kể khổ, suy bì, tị nạnh.
Chi tiết thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.
Ý nghĩa: Khẳng định mỗi loài gia súc đều có vai trò và giá trị riêng, không nên so bì thiệt hơn. Từ đó ngầm nói với chúng ta, mỗi cá nhân đều mang trong mình những giá trị riêng biệt, đều có vai trò riêng, không nên phủ nhận sự tồn tại và giá trị từng người. Chúng ta có cách riêng để góp phần phát triển xã hội.
Truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
Yếu tố tưởng tượng: Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, trò chuyện với Lang Liêu
Chi tiết thực: Lang Liêu là nhân vật trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", phong tục làm bánh chưng bánh giầy của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa:Để cho người đọc hiểu biết sâu sắc hơn về phong tục dân tộc, thêm yêu văn hóa, truyền thống, phong tục đất nước.
→ Cách kể một câu chuyện tưởng tượng: Dựa vào một vài chi tiết có thực, sáng tạo thêm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn nhưng phải mang chứa một giá trị nào đó cho cuộc sống.
Luyện tập
Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể.
Thân bài:
Khung cảnh trước trận đấu:
Bầu trời đen đặc, gió cuộn ầm ào dữ dội như muốn nuốt chửng con người.
Cây cối quật văng lõa xõa...
Người người hoảng hốt, sợ hãi, la hét...
Ti vi, báo đài đâu đâu cũng thấy đưa tin về cuộc giao chiến dữ dội sắp diễn ra.
Trong trận đấu:
Sơn Tinh bày bố binh trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện chống đỡ: các tòa nhà cao chọc trời, smartphone gọi cho lực lượng ở các ngả sông, các bờ đê,...
Thủy Tinh hóa phép, hô gió, gọi mưa. Những bờ sông tràn nước ngập ruộng đồng, nước mặn ngoài biển xâm lấn các rìa đất ven biển,..
Những thần Cá, thần Cua,... theo lệnh Thủy Tinh lãnh đạo, ngập lụt một vùng rộng.
Kết thúc trận đấu:
Thủy Tinh đuối sức và thất bại.
Kết bài: Em cảm phục về sức mạnh cái thiện thắng cái ác.
Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể.
Thân bài:
Khung cảnh khi em gặp Thánh Gióng:Đang ngắm một bức tranh toàn tre.
Hình ảnh tráng sĩ trong giấc mơ của em: tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, tay cầm một khóm tre.
Em bày tỏ niềm ngưỡng mộ và cả phục trước sức mạnh Thánh Gióng.
Em chia sẽ với ngài mong muốn, mơ ước của mình.
Thánh Gióng đã động viên em cố gắng nhiều hơn để hoàn thành tốt mục tiêu.
Nói xong, Thánh Gióng biến mất.
Kết bài: Em tỉnh khỏi giấc mơ và nhớ về lời khuyên của Thánh Gióng, tự hứa sẽ học tập rèn luyện tốt.
Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Nguyên nhân em bị biến thành con vật (con chim).
Thân bài:
Mới đầu, cảm giác của em như muốn khóc òa, mọi thứ đều khác lạ.
Những điều thú vị:
Em được bay tới chân trời rộng lớn, trong xanh.
Được ngắm nhìn bốn bề núi non hùng vĩ, những cảnh đẹp trần gian gấm tuyệt.
Được sải cánh bay, đến thế giới tự do mà bấy lâu loài người đều khao khát.
Những khó khăn, rắc rối: khi gặp gió lớn, thiên tai, kẻ thù mà chỉ đơn độc...
Kết bài: Sau ba ngày biến thành chim, em học được bài học cho bản thân mình, sẽ không mắc lỗi nữa để được sống cuộc sống con người.
Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Em chứng kiến 3 phương tiện giao thông cãi nhau ầm ĩ.
Thân bài:
Cuộc tranh cãi:
Xe đạp nói mình là chiếc xe dễ đi nhất, gọn nhẹ, an toàn; hơn nữa, đi xe đạp giúp chủ nhân luyện tập thể dục.
Xe máy phân bua: tôi mới xứng đáng được chủ nhân yêu quý nhất, tốc độ của tôi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chứ cứ chậm như chiếc xe đạp cô á, lúc nào cũng đi học, đi làm muộn mất.
Ô tô chen ngang: nói nhanh sao nhanh bằng tôi, đẹp sao đẹp bằng tôi, đi ô tô còn sang trọng, lịch lãm nữa. Mấy cô cậu nói thế chứ! Thời đại văn minh ai thèm đi xe đạp, xe máy cho mệt ra, trời nắng trời mưa không có gì che đỡ làm sao mà được. Như tôi đây này, nắng mưa gió, cứ đi xe tôi là êm ru, an toàn, không xóc, không nắng như cô cậu đâu.
Xe đạp tiếp tục: Các anh biết môi trường đang bị phá hủy vì tàn nhẫn như thế nào không? Trái Đất nóng lên, thủng tầng ôzôn cũng vì các anh đó. Các anh tưởng sang gì chứ, các nước phát triển người ta còn có xu hướng xe đạp du lịch nữa đấy.
Các xe cứ tranh cãi, so bì kịch liệt.
Sự dàn xếp của em:
Em bày tỏ quan điểm của mình rằng mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, cần tôn trọng và giữ gìn thay vì so bì để góp phần làm tốt đẹp cuộc sống.
Cả ba im lặng nhìn nhau, cúi đầu xuống, lí nhí câu “Dạ”.
Kết bài: Rút ra bài học cho tất cả mọi người.
Câu 5 (trang 134 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mở bài: Sự trở về trường cũ của em sau nhiều năm. Cảm xúc của em ra sao.
Thân bài.
Hình ảnh ngôi trường:
Sân bê tông thoáng mát, những câu bàng, cây phượng xanh ngát, tốt tươi che nắng, che mưa.
Có bồn hoa xinh tươi, rực rỡ.
Các lớp học đầy đủ máy chiếu, bóng đèn, quạt điện.
Có thêm nhiều phòng học bộ môn hiện đại.
Em bâng khuâng nhớ lại những năm tháng dấu yêu nơi lớp học nhỏ.
Kết bài: Nêu cảm xúc của bản thân.