Ta-go là nhà thơ lớn của Ấn độ. Năm 1913, ông trở thành người châu Á đầu tiên nhận giải thưởng Nobel văn học với tập "Thơ dâng". Tác phẩm "Mây và sóng" được viết bằng tiếng Be-gan, in trong tập thơ Si-su (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được dịch ra tiếng Anh, in trong tập "Trăng non" xuất bản năm 1915. Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ "Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn "Mây và sóng" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
Bài soạn "Mây và sóng" số 6
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
- Rabinđranát Tagor (1861 - 1941) là thi hào Ân Độ và cũng là một thiên tài của nhân loại.
Ông sinh ra và trưởng thành tại thành phố Can-cút-ta bang Bengan, Ấn Độ trong một gia đình ưu tú, tài hoa, có truyền thống văn hóa nổi tiếng. Ông đoạt giải Nobel và văn chương năm 1913 với tập Thơ Dâng.
Rabinđranát Tagor là một nhà thơ gặp bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm từ 1902 đến 1907, ông đã mất 5 người thân: vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (1905) và con trai đầu (1907). Nhiều người cho rằng đó cũng là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ ông.
- Ông đã để lại khoảng năm mươi tập thơ, hơn một chục cuốn tiểu thuyết, vài chục vở kịch, bút kí, tiểu luận.
Thơ ông viết theo một nguồn cảm hứng vô tận: tình yêu, một tình yêu dành cho hoa cỏ, con người và vũ trụ.
Ông cũng là nhà thơ của tuổi thơ, đã viết nhiều thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Bài thơ nào cũng bát ngát bầu trời, lộng lẫy ánh sáng, màu sắc, sinh động những hình ảnh đẹp đẽ, dào dạt tình cảm nhân văn.
Mây và sóng là bài thơ hay và đẹp về tình mẹ con đầm ấm, vui tươi, chan chứa, hài hòa một niềm hạnh phúc bình dị, sâu xa.
Đó là một câu chuyện của một em bé kể với mẹ em là mây rủ em lên trời chơi, em thích lắm, muôn đi lắm. Sóng rủ em ra biển chơi, em cũng thích lắm, muốn đi lắm. Nhưng em thương mẹ, muốn gần mẹ nên em nghĩ ra cách làm mây, mẹ làm trăng, em làm sóng, mẹ làm biển, đế ở nhà chơi với mẹ.
II. GỢI Ý ĐOC HIỂU
Câu 1. a) Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ nào và cũng không có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng cho thấy đuợc qua bố cục, qua cấu tạo các dòng thơ.
Lời nói của em bé trong bài thơ Măy và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bỏ nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. ít nhiều em bé đã bị lôi cuô'n trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuỗì cùng, tình thương yêu mẹ đã chiến thắng.
b) Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thố lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống cỏ thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.
c) Trừ cụm từ “Mẹ ơi”, hai phần đều giông nhau về trình tự tường thuật.
- Lời rủ rê.
- Lời từ chối và lí do từ chối.
- Đưa ra trò chơi do em bé sáng tạo.
Trong lí do từ chối đã thấy được tình con thương yêu mẹ, song qua trò chơi do con sáng tạo ra tình thương yêu ấy mới trở nên nổi bật hẳn.
- “Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm”.
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Tuy là trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời ở hai phần không hề trùng lặp. Cả mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn không giống nhau. Cả hai trò chơi do em sáng tạo ra cũng khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ tuy cùng hiện ra qua lời con trẻ nhưng ở phần hai thấm đượm rõ nét hơn, da diết hơn.
Câu 2. Ớ mỗi phần, khi những người sống “trên mây” và những người sống“trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó dược?”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Chú bé hỏi và những người kia đã trả lời, hướng dẫn.
Nếu chú bé từ chối ngay lời rủ rê của những người ấy thì tình cảm thiếu chân thực vì trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn. ít nhiều chú bé đã bị lôi cuổn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muôn chú đi chơi là chú bé đã từ chô'i những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
Câu 3. Tuy không nhận lời để được nhấc bổng tận tầng mây, và được làm sóng nâng đi nhưng chú bé vẫn yêu mây và sóng, vẫn hòa hợp được tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử trong trò chơi sáng tạo của mình. Trong trò chơi đó, chính chú biến thành mây, rồi thành sóng, còn mẹ thành “mặt trăng” và “bến bờ kì lạ”.
So với những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên, những trò chơi của “mây và sóng” của chú bé hay và thú vị hơn nhiều. Chú bé không chì có “mây” (chính chú biến thành mây) mà còn có mặt trăng, hiện thân cùa mẹ để cùng sống dưới một mái nhà, cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có “sóng” (chính chú biến thành sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sắn sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi vào lòng”.
Câu 4. Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... vốn là những hình ảnh thiên nhiên mơ mộng gần gũi quen thuộc với mọi người. Tất cả những hình ảnh đó trong bài thơ đều do chú bé tưởng tượng ra. Đó là hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo. Những ai sòng trên mây, sống trong sóng. Đó là những nhân vật thần kì của cố tích... rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ.
Những hình ảnh đó tuy lung linh kì ảo nhưng cũng rất sinh động và chân thực. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động, âm thanh mà màu sắc đều rất phù hợp.
Câu 5. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đều mang ý nghĩa tượng trưng. Bến bờ kì lạ là biếu tượng của tấm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trăng, sóng, biển, bờ bên, nhà thơ đã dụng ý nâng cao tình cám đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là hai câu cuốii bài:
“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
Nói “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không gì có thế chia cách, tách rời, phân biệt được. Tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.
Câu 6. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng của Tago còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm bao điều khác.
- Muốn từ khước những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
- Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và do chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Ghi nhớ: Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và Sóng của Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài soạn "Mây và sóng" số 2
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Trả lời:
Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ này và cũng khộng có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng : thấy được qua bố cục, qua câu tạo các dòng thơ.
Lời nói của em bé trong bài thơ Mây và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bò nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Ít nhiều em bé đã bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng, tình yêu thương mẹ đã chiến thắng.
a)
* Điểm giống nhau: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
* Điểm khác nhau:
- Đối tượng: mây – sóng.
- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
- Không gian: trên trời – dưới biển.
b) Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Xác định vị trí của dòng thơ "Con hỏi: ..." ở mỗi phần.
(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống "trên mây" và những người sống "trong sóng".)
Trả lời:
- Ở mỗi phần, khi những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng” rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình Lên đó được?"
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được "
Chú bé hỏi và những người kia đã trả lời, hướng dẫn.
-Nếu chú bé từ chối ngay lời rủ rê của những người ấy thì tình cảm thiếu chân thực vì trẻ con nào mà chẳng ham chơi Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn. Ít nhiều chú bé đã bị lôi cuốn. Thế nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đên việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi là chú bé đã từ chôi những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi đó hấp dẫn đên đâu chăng nữa.
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?
Trả lời:
- So với nhừng cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng" giữa thế giới tự nhiên, những trò chơi của "mây và sóng” của chú bé hay và thú vị hơn nhiều.
- Chú bé không chỉ có “mây” (chính chú biến thành mây mà còn có mặt trăng, hiện thân cùa mẹ để cùng sống dưới một mái nhà cho chú được ôm ấp, tiếp nhận ánh sáng dịu dàng. Chú không chỉ có “sóng” (chính chú biến thành sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, luôn bao dung rộng mở luôn sần sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi vào lòng”.
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
Trả lời:
- Hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… hình ảnh tự nhiên đẹp đẽ.
+ Những hình ảnh này là trí tưởng tượng của chú bé.
+ Hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ với con người.
+ Là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều cám dỗ trong cuộc đời.
- Là những hình ảnh lung linh, huyền ảo có tính biểu tượng, tạo ra sự logic.
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Phân tích ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào".
Trả lời:
- Bển bờ kì lạ là biểu tượng cúa tấm lòng mẹ bát ngát bao dung rộng mở với con. Đem tình mẹ con so sánh với mây, trâng, sóng, biển, bờ bến, nhà thơ đã dụng ý nâng cao tình cảm đó lên ngang tầm vũ trụ. Đặc biệt nhất là hai câu cuối bài:
“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vờ tan vào lòng mẹ".
Và không ai trên thế gian này biết rnẹ con ta ở chốn nào”.
- Nói “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi không gì có thể chia cách, tách rời, phân biệt được. Tình mẹ con mãi là thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi.
Câu 6 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Trả lời:
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng của Tago còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm bao điều khác.
- Muốn khước từ những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
- Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
Nội dung chính
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Bài soạn "Mây và sóng" số 5
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Ta-go từng mở trường học, đi diễn thuyết phản đối sự xâm lược của thực dân Anh, tham gia thành lập Hội các nhà văn tiến bộ ấn Độ, tích cực kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc và tàn dư phong kiến
2. Sự nghiệp sáng tác
- Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, gồm:
- 52 tập thơ, trong số đó, đáng chú ý là các tập Thơ dâng (1910), Thiên nga (1914-1916), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Thơ ngắn (1922), Mơ-hua (1928).
- 42 vở kịch, trong đó xuất sắc nhất là Vua và Hoàng hậu (1889), Lễ máu (1890), Dòng tự do (1922).
Kịch Ta-go rất đa dạng, một số vở viết theo lối tượng trưng như: Ông vua (1913); một số vở kết hợp giữa kịch và thơ trữ tình như: Phòng bưu điện (1913), Thầy tu khổ hạnh (1916).
- 12 bộ tiểu thuyết, trong đó đáng chú ý có: Đắm thuyền (1906), Hạt bụi trong mắt (1913), Ngôi nhà và thế giới (1916), Gô-ra (1905-1908).
- Khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín,... và 1.500 bức hoạ.
Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
Ông là nhà văn châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
2. Bố cục:
Gồm có 2 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
3. Giá trị nội dung
- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc
- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng hình ảnh mang giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng
- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé
- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….
1. Câu 1, trang 88, SGK.
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ để của bài thơ.
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không ?
Trả lời:
- Có thể xác định được một cách khá dễ đàng là bài thơ gồm có hai phần. Vấn đề là nêu lên ý nghĩa của bố cục đó qua việc chỉ ra và phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai phần.
- Hai phần có rất nhiều điểm giống nhau về nội dung cũng như hình thức diễn đạt :
+ Đều có lời rủ rê của mây hoặc sóng đối với em bé.
+ Đều nói lên cách ứng xử hợp lí, thông minh của em bé (chần chừ rồi từ chối vì em đã sáng tạo được trò chơi “thú vị hơn” với mẹ).
+ Đều dùng hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.
+ Các câu ở vị trí tương ứng đều có hình thức và cấu trúc cơ bản giống nhau. Nếu ở thơ Đường luật ta đã thấy hiện tượng đối nhau giữa hai vế trong một câu, giữa hai câu trong một cặp câu thì ở đây, cũng có thể nói có hiện tượng đối nhau giữa hai phần trong một bài, một hiện tượng của điệp cấu trúc.
Bài thơ gồm hai phần như vậy là hợp lí vì tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nội dung cũng như mạch cảm xúc. Nhan đề là Mây và sóng nên bài thơ cũng cần có hai phần tương ứng, một phần cho người “trên mây” rủ rê và cho em bé biến thành mâỵ, một phần cho người “trong sóng” rủ rê và cho em bé biến thành sóng. Rủ rê hai lần tất có sức cám dỗ hơn một lần. Vượt qua được nhiều lần cám dỗ, tất tình cảm, bản lĩnh của em bé được bộc lộ rõ ràng hơn.
- Hai phần cơ bản giống nhau song không phải lặp lại một cách đơn giản mà có phát triển. Các em có thể so sánh từng ý, từng câu tương ứng ở hai phần để thấy sự khác biệt theo hướng tăng tiến ấy.
Chẳng hạn lời từ chối của em bé ở phần một : “Mẹ mình đang đợi ở nhà” (nguyên văn : My mothes is waiting for me at home) khác với phần hai : “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà” (nguyên văn : My mother, always wants me at home in the evening). Không phải bây giờ rủ rê, tôi từ chối mà rủ rê bất cứ lúc nào, tôi cũng từ chối !...
Nếu đối chiếu một cách kĩ lưỡng, còn có thể thấy, nếu ở phần trên có 9 dòng thì phần dưới có đến 10 dòng, dòng cuối cùng không có vế tương ứng ở phần thứ nhất. Cứ cho câu “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” là dòng (câu) thứ 9 kéo dài thì câu này (trong nguyên văn) có đến 27 chữ trong khi câu thứ 9 ở phần thứ nhất (trong nguyên văn) chỉ có 16 chữ.
Ở các văn bản có các phần đối xứng, các yếu tố mang tính chất phi đôi xứng như vậy thường có một ý nghĩa đặc biệt. Các em hãy tự lí giải vai trò, ý nghĩa của dòng thơ cuối cùng, dòng thơ mang tính chất phi đối xứng này.
2. Câu 2, trang 88, SGK.
Xác định vị trí của dòng thơ "Con hỏi : ..." ở mỗi phần.
Trả lời:
Hai dòng thơ : “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?” và “Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?” cho thấy em bé, với tính ham vui chơi của trẻ thơ, đã bị lời rủ rê cuốn hút. Hai dòng thơ vừa thể hiện sinh động tính cách hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ, vừa tạo ra được một tình huống gay cấn, ở đó, em bé được đặt giữa hai lực níu kéo. Em yêu mẹ hơn tất cả song cũng rất thích vui chơi và cuối cùng đã tìm ra được một cách giải quyết viên mãn. Sự xuất hiện của hai dòng thơ này cho thấy Ta-go rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và xứng đáng là nhà thơ của thiếu nhi bên cạnh những danh hiệu cao quý khác.
Câu 3. Vì sao có thể nói những cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng sáng tạo là thú vị hơn những cuộc vui chơi do những người “sống trên mây” và “sống trong sóng” sắp đặt ?
Vì sao trong hai cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn ?
Trả lời:
Các cuộc vui chơi do em bé tưởng tượng ra thú vị hơn vì ở đây không chỉ có em và cảnh vật thiên nhiên mà còn có cả mái nhà ấm cúng và đặc biệt là có cả mẹ ; trong hai cuộc chơi tưởng tượng, cuộc vui chơi lần thứ hai lại thú vị hơn vì sự gắn bó giữa mẹ và em (và cũng là giữa sóng và bờ biển) còn mật thiết hơn cả giữa mây và trăng, mật thiết tới mức khi sóng “cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” thì không còn ai biết chốn nào là nơi ở của mẹ và em nữa. “…không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” cũng có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia cách, cũng có nghĩa là tình mẫu tử bao la, bất diệt. Giả dụ tác giả chuyển hình ảnh “sóng” và “bờ biển” lên đoạn trên và chuyển hình ảnh “mây” và “trăng” xuống dưới thì dư âm của bài thơ sẽ kém phần lan toả.
Câu 4. Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc xây dựng những hình ảnh thiên nhiên.
Trả lời:
Có thể nêu sự thành công trong việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên ở những mặt sau :
- Sinh động (đầy sức sống ; âm thanh, màu sắc đa dạng, phong phú).
- Chân thực (sóng “cười vang”, sóng “ca hát”, sóng “ngao du nơi này nơi nọ mà không biết tìm đến nơi nao” : đặc điểm của sự vật luôn được tôn trọng).
- Vừa thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên, vừa qua phép so sánh để làm nổi bật được tầm vóc vũ trụ của tình mẫu tử.
- Lối nói ẩn dụ, cách chuyển trường từ vựng “thiên nhiên” sang trường từ vựng “con người”... ; ý nghĩa, tác dụng của việc chuyển trường từ vựng ấy.
Câu 5. Câu 6*, trang 88, SGK.
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?
Trả lời:
- Đây là đề mở và tương đối khó, song nếu chịu khó suy nghĩ, phát huy liên tưởng, thì em nào cũng có thể nêu lên được một vài cảm nghĩ lí thú.
- Chủ đề cơ bản ở bài thơ là tình mẹ con nên SGK tập trung cho HS tìm hiểu vấn đề đó, song ý nghĩa của bài thơ không chỉ có vậy.
Có thể nói tất cả hình ảnh trong bài thơ (từ hình ảnh thiên nhiên : mây, sóng, trăng, bến bờ đến hình ảnh mẹ, con) đều mang tính biểu tượng cao, có thể gợi cho người đọc nhiều liên tưởng phong phú, chẳng hạn :
+ Không phải riêng trẻ thơ có thể bị cám dỗ mà người lớn cũng vậy. Muốn chống lại được cám dỗ, phải có nội lực, phải có điểm tựa, phải tự sáng tạo được “điều thú vị hơn” cả ma lực cám dỗ.
+ Hạnh phúc không phải là cái gì quá cao xa mà là rất bình thường, gần gũi.
+ Thoạt nhìn dường như có sự mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẹ song cuối cùng, cuối mỗi phần của bài thơ và đặc biệt là ở câu thơ dôi ra của phần hai, con người (mẹ và con) không chỉ đã hoá thân thành những hiện tượng thiên nhiên (mây, trăng, sóng, bến bờ) mà còn như hoà tan vào thế giới tự nhiên. Phải chăng tác giả còn muốn gợi cho chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và thế giới con người ?...
Bài soạn "Mây và sóng" số 3
I. Tìm hiểu tác phẩm
1. Tác giả
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ và nhận giải Nô-ben văn học 1913.
Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ
2. Tác phẩm
Bài thơ Mây và sóng được tác giả viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si – su, xuất bản năm 1909 và được chính tác giả dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non
II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Mây và sóng Ngữ văn 9
1. Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần là:
Giống nhau:
Cả ha đoạn thơ đều có kết cấu, bố cục, số dòng thơ giống nhau
Cách tác giả xây dựng hình ảnh đều theo một trình từ chung: Thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
Khác nhau:
Đối tượng hai phần khác nhau: Phần 1 là lời rủ rê của mây, phần 2 là lời rủ rê của sóng
Không gian trong phần 1 là trên trời, không gian trong phần 2 là dưới biển
Cả hai trò chơi mà em bé sáng tạo ra trong hai phần đều khác nhau: Con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
b) Nếu như bài thơ thiếu mất phần 2 thì cả bài thơ sẽ không diễn đạt được trọn vẹn ý thơ một cách đầy đủ bởi: Phần thứ hai tạo ra thử thách tình cảm đối với người con, tạo ra tác động trùng điệp. Qua đó, nhằm khẳng định lại tình cảm của ngườ con dành cho mẹ ở khổ thơ thứ nhất
2. Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” ở mỗi phần: Đều được đặt sau lời mời, rủ rê, lôi kéo và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng.
Ví tri đó nhằm tạo ra sự hấp dẫn của trò chơi. Khi nghe những lời mời gọi rất hấp dẫn như thế, chú bé lần nào cũng tỏ ra băn khoăn nhưng tình cảm dành cho mẹ lớn hơn hết thảy.
3. Câu 3 trang 88 SGK Ngư văn 9 tập 2
So sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra:
Cuộc vui chơi giữa những người “trên mây” và “trong sóng” đều vô cùng hấp dẫn, những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, ở đó chú bé được hòa mình với thiên nhiên, thế giới kỳ diệu với những lời mời gọi vô cùng thú vị
Những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra ở đó, chú được biến thành mây, thành sóng, còn mẹ được biến thánh “mặt trăng và bến bờ kỳ lạ”, tình mẫu tử được hòa hợp cùng với thiên nhiên, trong trò chơi này của chú bé cũng thú vị và tràn ngập mầu sắc không kém gì trò chơi của “mây và sóng” tạo ra.
Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.
4. Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên là: Thiên nhiên trong bài thơ đề vô cùng gần gũi, thơ mộng, mang nhiều nét tưởng tượng do chú bé nghĩ ra. Những hình ảnh đó hiện lên trong trí tưởng tượng của cậu bé đều vô cùng lung linh, huyền ảo, một thế giới đầy mầu sắc đối với các bạn nhỏ, gần gũi với tuổi thơ.
5. Câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào": Tình yêu thương của mẹ dành cho con, luôn luôn ở bên cạnh con. Tình cảm của mẹ dành cho con không ai có thể tách rời, không có gì có thể rời xa, thiêng liêng, bất diệt.
6. Câu 6 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm
Để có thể từ chối được những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
Hạnh phúc không phải ở “trên mây” hay “trong sóng” hay những thứ xa xỉ, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Bài soạn "Mây và sóng" số 1
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu… bầu trời xanh thẳm): Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé
- Phần 2 (còn lại): câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé
Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:
- Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê
- Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối
- Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra
b, Không thể lược bỏ phần thứ hai bơi như thế không tạo được sự cân bằng trong bài thơ
+ Thử thách thứ nhất, chú bé vượt qua vì chú yêu thương mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối
+ Những người bạn lại đến, thử thách càng lớn thì tình yêu thương mẹ được khẳng định, vì thế không thể bỏ khổ thơ thứ hai
Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Trong cả hai lần, chú bé đều đáp:
- Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
- Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
- Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ
- Mỗi lần được gọi mờ, chú bé đều lưỡng lự, tuy nhiên tình yêu mẹ đã chiến thắng.
Câu 3 (Trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Sự giống nhau: sự khoáng đạt, mênh mông, bao la đi đến tận cùng mọi nơi
Sự khác nhau: trò chơi do em bé tạo ra thể hiện sự quấn quýt của tình mẹ con
- Ý nghĩa:
+ Trí tưởng tượng thông minh của em bé trong trò chơi sáng tạo
+ Ước muốn được hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng con người
+ Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp
Câu 4 (Trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
- Hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời… hình ảnh tự nhiên đẹp.
+ Những hình ảnh này là trí tưởng tượng của chú bé.
+ Hai hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức hút kì lạ với con người
+ Là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều cám dỗ trong cuộc đời
- Là những hình ảnh lung linh, huyền ảo có tính biểu tượng, tạo ra sự logic.
Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Câu thơ "và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu. "
- Chú bé bày tỏ những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con
- Điều này thể hiện tình yêu vô cùng sâu sắc, chân thành của chú bé dành cho mẹ
- Tình yêu ấy vượt lên cả thú vui thường ngày, mãnh liệt tới mức muốn lấn át những thứ lớn lao khác
- Đứa bé muốn có không gian riêng để tỏ bày tình yêu thương và được gần bên mẹ
Câu 6 (trang 88 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Ngoài ý ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Con người gặp nhiều cám dỗ trong cuộc đời, đặc biệt là những người còn non nớt. Để từ chối và tránh xa chúng phải cần điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là bền chặt nhất
- Hạnh phúc không phải điều bí ẩn, hạnh phúc hiện hữu ngay trong thực tế đời sống
Ý nghĩa - Giá trị
- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được một cách thấm thía tình mẹ con thiêng liêng qua lời thủ thỉ của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên mây và sóng.
- Về kĩ năng: Học sinh biết cách phân tích một bài thơ mang hình thức mới mẻ: hình thức đối thoại lồng trong lời kể của nhân vật như bài thơ “Mây và sóng”.
Bài soạn "Mây và sóng" số 4
Kiến thức cơ bản
Những kiến thức về tác giả và tác phẩm bạn cần nắm vững.
1. Tên tuổi nhà thơ Ta-go (Rabindranath Tagore: 1861 - 1941) đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Tác phẩm của ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ. Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, ngoài ra còn có trên một trăm truyện ngắn và 1.500 bức hoạ... Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng No-ben về văn học.
2. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
Gợi ý trả lời các câu hỏi SGK:
Câu 1 - Trang 88 SGK
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Trả lời
a) Bài thơ có cấu trúc hai phần khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê.
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
- Cuối cùng là những trò chơi của em bé.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc là nhằm thể hiện trọn vẹn và đầy đủ chủ đề của tác phẩm.
b) Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
- Lời tâm tình của bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé.
- Qua lời từ chối, bé đã thể hiện tình thương yêu mẹ qua những trò chơi bé tự nghĩ ra, tình thương yêu ấy mới càng trở nên nổi bật. Sự thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của em bé càng được chứng minh, được củng cố. Trò chơi em bé nghĩ ra càng thú vị hơn, càng thể hiện tình mẹ con thắm thiết thiêng liêng.
Câu 2 - Trang 88 SGK
Xác định vị trí của dòng thơ "Con hỏi: ..." ở mỗi phần.
(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống "trên mây" và những người sống "trong sóng".)
Trả lời
Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?"
Trẻ em cũng ham chơi. Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của những "người sống trên mây" và "những người sống trong sóng" thì không hợp tâm lí. Phần nào em bé cũng bị quyến rũ, có phân vân: "Nhưng bằng cách nào tôi lên được với các bạn? - Nhưng bằng cách nào tôi gia nhập cùng các bạn?". Nhưng cuối cùng là quyết không đánh đổi những thú vui chính với việc phải rời xa mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng những lời mời gọi của "những người sống trên mây" và "những người sống trong sóng".
Câu 3 - Trang 88 SGK
Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?
Trả lời
- Em bé đè nén ham muốn, từ chối những trò chơi của mây và sóng giữa thế giới tự nhiên không có nghĩa là ghét bỏ mây và sóng. Em đã nghĩ ra một hình thức hay hơn, một trò chơi thú vị để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử: "Con sẽ là mây và mẹ là vầng trăng; Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ".
- Những trò chơi mây và sóng do em bé tạo ra tuyệt diệu, hơn hẳn trò chơi của tự nhiên.
Câu 4 - Trang 88 SGK
Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
Trả lời
• Trong phần 1, trò chơi của em bé: em là mây, mẹ là trăng, không phải chỉ để dùng chơi với vầng trăng bạc như "những người sống trên mây", mà để cùng sống dưới một mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm và con sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ.
• Trong phần 2, trò chơi của em bé: em là sóng, mẹ là bến bờ, không phải chỉ để cùng ngao du, nhảy múa như "những người sống trên sóng", mà đế Con là sóng sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Quả là những trò chơi thật kì lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nông âm, thân thiết đến mức nào.
Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sáng là tiếng của sóng. Hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ một tình yêu vô cùng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ một tình yêu vô cùng sâu sắc, đầm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vị hằng ngày, mãnh liệt đến mức lấn át tất cả.
Những thú vui chơi trên mây" và "trong sóng" tượng trưng của mọi quyến rũ của cuộc đời. Bến bờ kì lạ tượng trưng cho tấm lòng bao la của người mẹ
- Không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta có nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không có ai có thể chia cách được mẹ với con, cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, bất diệt và thiêng liêng.
Câu 5 - Trang 88 SGK
Phân tích ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào".
Trả lời
Câu thơ mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp mà lại dễ hiểu: Tình mẫu từ là một nguồn hạnh phúc dồi dào, bí mật và vô biên không bờ bên như biển cả. Người con nào sống bên mẹ hãy biết tận hưởng hạnh phúc ấy.
Câu 6 - Trang 88 SGK
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Trả lời
Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì quá bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế do chính con người tạo dựng nên.