Bài thơ "Mưa" được nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967 in trong tập "Góc sân và khoảng trời" đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Qua đó, bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả đồng thời nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê tha thiết. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn "Mưa" hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.
Bài soạn "Mưa" số 2
Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
- Bố cục: 2 phần:
+ Từ đầu đến “ Đầu tròn- trọc lốc": quang cảnh lúc sắp mưa.
+ Phần còn lại: cảnh trong cơn mưa.
Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
Trả lời câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
Lời giải chi tiết:
a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:
- Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp
- Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.
- Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niềm vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Hàng bưởi đu đưa bế lũ con
+ Chớp khô khốc
+ Sấm khanh khách cười
+ Cây dừa sải tay bơi
+ Ngọn mồng tơi nhảy múa.
Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người,
b) Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và rất chính xác, ví dụ:
“Ông trời mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy dường...” - những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời - Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “ Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.
- Cỏ gà rung tai - Nghe - Bụi tre - Tần ngấn - Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.
Trả lời câu 4 (trang 81 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa ...
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
Lời giải chi tiết:
Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ tạo nên ý nghĩa biểu tượng: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên. Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày vể dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là: Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa... Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
LUYỆN TẬP
Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.
Lời giải chi tiết:
Mưa cuối mùa
Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng loà và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy. Bé rất thích trời mưa. Mưa làm cho khu vườn nhà bé tươi tốt và đẹp hơn lên gấp nhiều lần những lúc bình thường. Nhìn xuống dòng nước mưa tuôn từ trên trời cao xuống lấp lánh như bạc, lòng bé không khỏi xao động. Thú vị nhất là những lúc được tắm mình trong mưa. Bé lăn lê bò trong đám cỏ ngập nước, để mặc cho mưa xối tới tấp khắp thân mình trong tiếng cười giòn tan của bé.
Mưa mỗi lúc một to. Gió thổi tung những tấm rèm và lay giật các cánh cửa sổ làm chúng mở ra đóng vào rầm rầm.
Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi bé chạy ra chơi với chúng. Muốn ra lắm nhưng lại ngại. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau trở dậy, bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường bé nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay, bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.
Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không một gợn mây. Mong mỏi mắt cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ bé mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ biệt bé. Mưa đã mời gọi bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà bé chẳng chịu ra gặp mưa. Chiếc lá bồ để vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt gửi xuống tặng cho bé, bé chẳng nhận ra sao?
Trần Hoài Dương - Những ngôi sao trong mưa.
Nội dung chính:
Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê.
Bài soạn "Mưa" số 4
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này năm 1967, khi đó tác giả mới chín tuổi, được mọi người gọi là "thần đồng thơ ca".
2. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá kết hợp với sự quan sát tinh tế, tác giả đã miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân "Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa".
Nhà thơ đã tả mưa với nhiều sự vật khác nhau trước và trong cơn mưa, mỗi sự việc thể hiên sự tinh tế trong quan sát, miêu tả hồn nhiên mà tài tình của tác giả.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, kèm với mưa thường có dông, sấm chớp, gió mạnh.
Bài thơ tả cơn mưa qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và khi trời mưa. Bốn câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. Từ đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
Phần 1: Từ đầu đến Ngọn mùng tơi / Nhảy múa: Khung cảnh sắp mưa.
Phần 2: Tiếp đến Cây lá hả hê: Khung cảnh khi mưa.
Phần 3: Còn lại: Hình ảnh người nông dân trong mưa.
Câu 2. Bài thơ làm theo thể tự do, ngắt nhịp linh hoạt, gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 mà chủ yếu là nhịp 2. Điều đó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát về sự vật của người viết.
Câu 3. Tác giả đã quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa.
a) - Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau:
+ Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp.
+ Gà con rối tít tìm nơi ẩn nấp.
+ Kiến hành quân đầy đường.
- Các cây cỏ cũng mỗi loài mỗi vẻ:
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm.
+ Cỏ gà rung tai nghe.
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc.
+ Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc.
+ Cây dừa sải tay bơi.
+ Ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong cơn mưa:
+ Cóc nhảy chồm chồm.
+ Chó sủa...
+ Cây lá hả hê.
Những động từ như: hành quân, múa, rung tai, nghe, đu đưa,... ; những tính từ như: rối rít, tròn trọc lốc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê,... được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật.
b) Phép nhân hoá được sử dụng hết sức rộng rãi
Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lốc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa,...
Phép nhân hoá này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo giáp đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con,...
Phép nhân hoá được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hoá nhiều, nhưng không có sự lặp lại, mà có những nét độc đáo.
Câu 4. Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Ồng bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ.
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Để có thể học thuộc lòng đoạn thơ này, nên chú ý tới trình tự miêu tả các sự vật. Em có thể tóm tắt các sự vật được miêu tả theo trình tự:
(1) Những con mối, (2) Gà con, (3) Ông Trời, (4) Muôn nghìn cây mía, (5) Kiến, (6) Lá khô, (7) Bụi bay, (8) cỏ gà, (9) Bụi tre, (10) Hàng bưởi, (11) Chớp, (12) Sấm, (13) Cây dừa, (14) Ngọn mùng tơi, (15) Mưa, (16) Đất trời,...
Nhìn vào bản tóm tắt này em dễ dàng nhớ bài thơ. Sau nhiều lần đọc theo bản tóm tắt, em có thể đọc theo trí nhớ.
Câu 2. Khi học bài thơ này, chưa chắc em đã có dịp quan sát mưa rào hay mưa xuân. Vì vậy hãy nhớ lại những trận mưa mà em đã gặp. Sau đó có thể quan sát gián tiếp bằng hình ảnh trong phim, bằng việc đọc các bài thơ, bài văn viết vể mưa. Kết hợp với lí thuyết văn miêu tả mà em đã học, em có thể miêu tả được cảnh mưa mà em lựa chọn.
Bài soạn "Mưa" số 1
Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.
- Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa
+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa
+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa
Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt
- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2
→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.
Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…
- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc
→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa
b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến
+ Ông trời mặc áo
+ Mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Cây dừa sải tay bơi
...
→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.
Câu 4 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
- Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất
- Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng bài thơ từ đầu đến mù trắng nước.
Bài 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần... Lộp bộp... lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng...
Bài soạn "Mưa" số 3
I. Một vài nét về tác giả
- Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Những tác phẩm đặc sắc:
- Từ góc sân nhà em, 1968.
- Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.
- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
- Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
- Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần.
- Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
- Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
II. Kiến thức cơ bản về tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác năm 1967 và được in trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời”.
2. Bố cục
-Phần 1 (từ đầu đến “nhảy múa”): Khung cảnh lúc trời sắp mưa.
-Phần 2 (tiếp đó đến “cây lá hả hê”): Khung cảnh khi trời mưa.
-Phần 3 (còn lại): Hình ảnh con người trong cơn mưa.
3. Giá trị nghệ thuật
+ Thể thơ tự do
+ Nhịp thơ ngắn, nhanh
+ Sử dụng phép nhân hóa
4. Giá trị nội dung
Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa.
Bài tập 1: Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Trả lời
Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
Bố cục của bài thơ có thể chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu “Đầu tròn/ Trộc lốc”.
=> Quang cảnh lúc sắp mưa.
Phần 2: “Chớp/ Rạch ngang trời” đến hết.
=> Cảnh trong mưa.
Bài tập 2: Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Trả lời
Với thể thơ tự do và những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập và cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...)=> góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
Bài tập 3: Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:...
Trả lời
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa là:
Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau
Mối trẻ bay cao, mỗi già bay thấp.
Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp.
Kiến hành quân đầy đường
Các cây cỏ cũng mỗi loại mỗi vẻ:
Muôn nghìn cây mía múa gươm
Cỏ gà rung tai nghe
Bụi tre tần ngần gỡ tóc
Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc
Cây dừa sải tay bơi.
Ngọn mùng tơi nhảy múa.
Trong cơn mưa:
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
=> Những động từ như rối rít, hành quân, múa, rung tai nghe, đu đưa... những tính từ như tròn trọc lóc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê... được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật.
b, Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa...
=> Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến
Bài tập 4: Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa ...Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
Trả lời
Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên
Luyện tập
Đề: Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.
Trả lời
Quê em là vùng đất nắng lắm mưa nhiều. Những cơn mưa đầu hè luôn mang lại sự tươi mát cho vùng đất này. Mỗi buổi chiều, sau khi ông mặt trời dần đi về phía Tây chân trời lại có những cơn mưa nhỏ to xuất hiện. Dường như chúng chỉ đợi ông Mặt Trời nghỉ ngơi mới dám lẻn xuống trần gian.
Chiều hôm qua cũng vậy. Trời đang nắng to, khí trời thật ủ dột, oi bức, không có tới một gió nào thổi qua cả. Cây cối đứng im lìm. Nắng như cái lò "bát quái" phả xuống mặt đất. Hàng chuối xơ xác đứng rủ lá. Chú chó nhà em nằm dài ngoài hiên, thè cái lưỡi ra thở hừng hực vì không chịu được nóng.Bỗng nhiên trời đang nắng đó mà tối sầm ngay lại. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Từ phía xa xa, em đã nghe thấy tiếng gió rào rào chạy lại. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời. Gió mỗi lúc một giật mạnh, bốc từng đám cát bụi mù mịt như đáp vào mặt người đi đường ran rát.
Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt.Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên mái tôn. Tiếng mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…Lúc đầu, ngoài trời chỉ một vài hạt lách tách, càng về sau mưa càng to. Nước như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu.
Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ . Trên đường, lũ trẻ thi nhau đuổi chạy tắm mưa. Hai bên đường, loáng thoáng bóng người trú mưa. Chỉ một lúc sau , sân nhà em đã lưng nước.Thế nhưng, chỉ một lát sau mưa đã tạnh dần. Lũ gà chạy ra kiếm mồi. Trời rạng dần. Những chú chim lại bay ra hót ríu ran. Bầu trời như cao và xanh hơn. Ông mặt trời ló ra, chói lọi trên vòm lá bưởi lấp lánh.Mưa đã ngớt nhưng nước vẫn chảy từ mái nhà xuống ồ ồ. Những rạch nước nhỏ lênh láng trên khoảng vườn.
Hết mưa rồi. Mọi người lại vọi vàng đổ ra đường tiếp tục cuộc hành trình của mình.Cơn mưa chiều qua đã làm cho đất trời quê em thêm sức sống mới. Nhờ cơn mưa này, lúa thêm tươi tốt. Em thầm nghĩ chắc năm nay quê mình lúa được mùa lắm đây.
Bài soạn "Mưa" số 6
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả:
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958
Quê: huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương
Từ nhỏ được xem là thần đồng thơ văn.
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm nhưng có danh hiệu "thần đồng thơ trẻ".
2. Tác phẩm:
Rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả.
Xuất bản đầu tiên năm 1968
Bài thơ được viết với lời thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng óc quan sát tinh tế và vần điệu hay, dễ đọc, dễ nhớ dường như theo lời thơ mọi thứ đều tuôn trào một cách tự nhiên giống như mưa vậy.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Bài làm:
Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
Bố cục của bài thơ có thể chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu “Đầu tròn/ Trộc lốc”.
=> Quang cảnh lúc sắp mưa.
Phần 2: “Chớp/ Rạch ngang trời” đến hết.
=> Cảnh trong mưa.
Câu 2: Trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2
Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Bài làm:
Với thể thơ tự do và những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập và cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...)=> góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
Câu 3: Trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2
Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
Bài làm:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa là:
Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau
Mối trẻ bay cao, mỗi già bay thấp.
Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp.
Kiến hành quân đầy đường
Các cây cỏ cũng mỗi loại mỗi vẻ:
Muôn nghìn cây mía múa gươm
Cỏ gà rung tai nghe
Bụi tre tần ngần gỡ tóc
Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc
Cây dừa sải tay bơi.
Ngọn mùng tơi nhảy múa.
Trong cơn mưa:
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
=> Những động từ như rối rít, hành quân, múa, rung tai nghe, đu đưa... những tính từ như tròn trọc lóc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê... được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật.
b) Các phép nhân hóa được sử dụng trong bài thơ là:
Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa...
=> Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con...
=> Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hóa nhiều, nhưng không có sự lập lại, mà có những nét độc đáo.
Câu 4: Trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2
Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa ...
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
Bài làm:
“Bố” chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường,”bố” đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
LUYỆN TẬP
Đề: Trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2
Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân ở làng quê.
Bài làm:
Tả cơn mưa rào :
- Trời oi ả vô cùng, trời đang sáng bỗng tối sầm lại, mây đen kéo tới. Rồi cơn mưa đã đến.
- Những con mối bay như vỡ tổ, chao liệng giữa không trung.
- Trận mưa rào xuống làm cho những hàng cây trong vườn nghiêng qua nghiêng lại, có cây con còn bị gãy đổ.
- Trước sân, nước mưa trắng xóa và dâng lên đến sát mép bậc thềm nhà.
- Tia chớp lóe sáng, loằng ngoằng một vạch như cắt ngang trời.
- Thỉnh thoảng, tiếng sấm rền vang nối tiếng nhau nghe “khanh khách” như tiếng cười.
- Gió thổi mỗi lúc một mạnh rồi một lúc sau cơn mưa dứt hẳn.
Bài soạn "Mưa" số 5
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Trần Đăng Khoa sinh ngày 26-04-1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, năng khiếu thơ nảy nở rất sớm.
- Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
- Từ lúc là học sinh Tiểu học ông đã có nhiều bài thơ đăng báo và xuất bản tập thơ đầu tiên khi mới 10 tuổi.
- Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay.
- Năm 2001, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm nổi bật: Từ góc sân nhà em (1968), tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968), Đi đánh thần Hạn (1970), tuyển tập Thơ Trần Đăng Khoa (1970),...
2. Tác phẩm
- Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa năm 1968.
- Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê, thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
Hướng dẫn soạn bài Mưa chi tiết
Mưa là một tác phẩm độc đáo của nhà thơ Trần Đăng Khoa, qua bài thơ ta sẽ cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ.
I. Đọc - hiểu văn bản
1 - Trang 80 SGK
Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ.
Trả lời
– Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.
– Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa
+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa
+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa
2 - Trang 80 SGK
Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Trả lời:
Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt: Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2.
=> Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.
3 - Trang 80 SGK
Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hóa để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
Trả lời:
a. Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
– Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
– Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
– Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…
– Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc
→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa
b. Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến
+ Ông trời mặc áo
+ Mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Cây dừa sải tay bơi
…
=> Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.
4 - Trang 80 SGK
Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
Trả lời:
– Ông bố cuối bài trở thành người cha vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
– Hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất
– Trong cái nhìn trẻ thơ, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và lớn lao.
II. Luyện tập
2 - Trang 81 SGK
Quan sát và miêu tả cảnh mưa rào ở thành phố hay vùng núi, vùng biển, hoặc mưa xuân ở làng quê.
Trả lời:
Mặt trời đang chói chang bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió ngày càng mạnh hơn làm cây cối nghiêng ngả, đu đưa, bụi bay mù mịt. Mấy chú chim vội vã tìm nơi trú ngụ, mọi người cũng như khẩn trương hơn trước cơn mưa sắp tới gần… Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa bắt đầu nặng hạt hơn, bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…
Ghi nhớ
Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.