Top 6 Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" lớp 12 hay nhất

Văn nghị luận rất phong phú và đa dạng trong đó nghị luận về một ý kiến bàn về văn học luôn là một đề tài hấp dẫn. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. Để làm tốt được dạng văn này, học sinh cần hiểu những kiến thức trọng tâm đồng thời biết soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo một số bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" số 5

Tóm tắt lí thuyết

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

1. Khái niệm nghị luận về một ý kiến đối với văn học

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là một hình thức của bài nghị luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến đối với văn học.

- Người viết phải biết cách giải thích đúng đắn nội dung một ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.

2. Cách viết bài văn nghị luận về một ý kiến đối với văn học

- Bước 1: Tìm hiểu đề

- Bước 2: Lập dàn ý

=> Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với đời sống và văn học.


Bài 1 trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn".
Gợi ý:
Dàn ý tham khảo:
a. Mở bài:
- Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.
- Khái quát ý nghĩa: nói về chức năng, sứ mệnh của văn học.
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có kĩ năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
- Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Nghĩa là:
+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ nạn, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế.
+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
* Bình luận:
- Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình
+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.
+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.
+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.
- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ:
+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.
+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).
+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.
c. Kết luận
- Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
- Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

Bài 2 trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.
Gợi ý:
Dàn ý tham khảo:
a. Mở bài
- Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).
- Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
b. Thân bài
- Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" đưa đến sự thành công của thơ ông.
- Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan, đau khổ và sướng vui trên những chặng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.
Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, ...
- Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.
c. Kết bài
Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.

Tổng kết

Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,...
Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" số 6

1. ĐỀ BÀI

Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: "Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước" (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2007).

Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.

Đề 2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết "Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh" (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982).


2. GỢI Ý

ĐẾ 1

a) Tìm hiểu đề

Để hiểu đúng đề, anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ:

- Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau (tức là không nghèo nàn, đơn điệu).

- Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính (khác với phụ lưu, chi lưu).

- Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay, ý chung cả lời nhận xét của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai: Văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thế loại khác nhau. Giữa nhiều dòng, nhiều hình thức đó, từ xưa đến nay, bộ phận văn học yêu nước có địa vị trọng yếu nhất

Yêu cầu của đề bài: Đề này yêu cầu học sinh làm rõ ý kiến của GS. Đặng Thai Mai cho rằng từ xưa đến nay, trong cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu.

b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của GS. Đặng Thai Mai.

Thân bài:

- Văn học Việt Nam rất phong phú, đa dạng.

- Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử Văn học Việt Nam

- Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

Kết bài: Nhận định của anh (chị) về ý kiến của GS. Đặng Thai Mai và giá trị hiện nay của ý kiến đó.


ĐẾ 2

a) Tìm hiểu đề

- Tiểu sử Hoài Thanh và ý kiến trích dẫn: Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộ, tỉnh Nghệ An, mất ngày 14 - 3 - 1982 tại Hà Nội. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư kí Hội Vãn học nghệ thuật Việt Nam, Viện phó Viện Văn học, và chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ cho đến năm 1975.

Tác phẩm chính: Thi nhân Việt Nam (1941, viết chung với Hoài Chân), Quyền sống con người trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Phê bỉnh và tiểu luận, tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971), Nói chuyện tha (1978), ...

Ý kiến trên của Hoài Thanh được trích từ bài Thơ Tố Hữu viết tháng 5-1976, in lại trong Tuyển tập Hoài Thanh, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1982.

- Biết được những điều trên ta sẽ hiểu: Đây là ý kiến của một người làm công tác văn học nghệ thuật lâu năm, chuyên nghiên cứu và bình luận thơ, và viết bài văn này trong không khí cả nước phân khởi với niềm vui đại thắng, và rộn rã với những công việc trong hoà bình (1976). Biết được thời điểm xuất hiện bài văn, ta có thể biết bài văn này chịu ảnh hưởng của những bài văn nào trước đó (nếu có) và ảnh hưởng của nó đến những bài viết sau...

Phải lưu ý chữ chính trong câu: "Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh".

Như thế theo Hoài Thanh, còn có những nguyên nhân khác góp phần làm nên sự thành công của thơ Tố Hữu như năng khiếu, truyền thống gia đình và quê hương, sự tu dưỡng nghệ thuật. Nhưng cái chính là "thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng".

Thật vậy, tham gia cách mạng từ thời còn đi học, là cán bộ cao cấp lâu năm của Đảng, cuộc sống tinh thần, tình cảm của Tố Hữu luôn hướng về nhân dân, về đất nước, về dân tộc. Đó chính là chất liệu của những bài thơ trữ tình chính trị của ông đời và thơ gắn làm một. (Nếu nói năng khiếu, truyền thống gia đình - quê hương... là nguyên nhân chính chắc không thích hợp.)

Hoài Thanh nói cụ thể vào trường hợp thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu không nói đến lí do thành công của mọi nhà thơ.

Ta biết rằng nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người phong phú, đa dạng nên có nhiều loại thơ trữ tình khác (thơ về tình yêu, về phong cảnh...) với những nguyên nhân thành công khác.

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị (Từ ẩy, Việt Bắc, Gió lộng). Phần lớn thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Xuân Diệu (Thơ thơ, Gửi hương cho gió), của Nguyễn Bính (Tâm hồn tôi, Lã bước sang ngang) là thơ tình yêu. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã bàn đến các bài thơ này.

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu. Và gợi ý cho chúng ta khi tìm hiểu thơ Chế Lan Viên, Chính Hữu...

Ý kiến ấy cũng đúng về lí luận. Nhà vãn nổi tiếng người Đức Bê-se đã viết: "Nhà văn phải cố gắng sao cho những cái làm cho anh phấn khởi hay xúc dộng cùng là những cái làm cho dân tộc anh vui sướng hay đau khổ. Chỉ có như thế, khi thể hiện về chính lòng mình, anh mới đạt dược độ cao nhất về trữ tinh mà một nhà thơ có thể vươn tới: anh sẽ là tấm gương của tâm hồn dân tộc, anh sẽ là người phát biểu những ước vọng và quyết tâm của dân tộc anh'' (Sổ tay của người viết văn, NXB Văn học, Hà Nội, 1961).


b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh. Nêu nhận định khái quát về ý kiến đó.

Thân bài:

- Giới thiệu khái quát những thành công của thơ Tố Hữu.

- Thái độ toàn tâm toàn ý đối với sự nghiệp cách mạng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của thơ Tố Hữu.

- Ở Tố Hữu, nhiệt tình cách mạng hòa làm một với tâm hồn nhạy cảm và nghệ thuật thơ điêu luyện.

Kết bài: Bài học về sáng tác rút ra từ ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh.


LUYỆN TẬP

Gợi ý: Ý kiến của Thạch Lam có hai vấn đề:

- Nói rõ văn chương không phải để giúp cho con người thoát li, quên lãng cuộc sông hiện thực.

- Khẳng định đó là một vũ khí thanh cao đề tố cáo thế giới giả dối và tàn ác, làm cho con người trong sạch và phong phú hơn.

Trong tình hình văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945, đây là một quan niệm nghệ thuật rất tiến bộ. Đến nay, quan niệm đó vẫn còn nguyên giá trị.

DÀN BÀI

1. Mở bài

Giới thiệu Thạch Lam trong giai đoạn văn học 1930 - 1945 và ý kiến của ông về vai trò, tác dụng của văn chương đô'i với con người và xã hội.

2. Thân bài

Giải thích và bình luận:

a) "Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên" nghĩa là thế nào?

Theo Thạch Lam, văn chương không thể xa rời cuộc sống, không quay lưng lại hiện thực. Nó không phải là một liều thuốc an thần. Trong giai đoạn 1930 - 1945, văn học Việt Nam tồn tại nhiều khuynh hướng văn học khác nhau. Có không ít tác phẩm "đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên lãng" như Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng), Thơ say (Vũ Hoàng Chương).

Quan niệm này của Thạch Lam gần gũi với quan niệm của Vũ Trọng Phụng: "Văn chương phải sự thực ở dời", Nam Cao: "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than".

- Ý kiến này thể hiện một thái độ lựa chọn tiến bộ, tích cực, cho thấy nhà văn, hơn ai hết đã hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình và thấu hiểu được sức mạnh của văn chương.

b) "Văn chương là một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực" nghĩa là như thế nào?

- Vốn là một công cụ nghề nghiệp đắc lực của nhà văn, văn chương là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhuỵ củà tư tưởng, nên tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của người đọc như một thứ vũ khí thanh cao và đắc lực.

- Từ xưa, cha ông ta đã thâu hiếu điều này. Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn... đều là những áng hùng văn bất hủ, có sức lôi cuốn, vực dậy lòng người, đâu kém những đạo quân với binh hùng tướng mạnh. Cụ Đồ Chiểu khẳng định: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà", cho thấy sức mạnh lớn lao của "thứ vũ khí thanh cao và đắc lực ấy".

Trong thực tế, sức mạnh của thứ vũ khí thanh cao và đắc lực nếu bị lợi dụng vào mục đích xấu cũng sẽ gây tác hại không nhỏ cho con người và xã hội.

c) "Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác", "Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" nghĩa là như thế nào ?

Văn chương trong một xã hội còn đầy rẫy bất công và tàn ác như lúc bấy giờ, có nhiệm vụ là vạch trần, phê phán những cái xâ'u xa, tệ lậu của xã hội, nghĩa là phải "tố cáo", phải đòi hỏi diệt trừ thay thế nó, đồng thời phải bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sông tâm hồn, thanh lọc và dinh dưỡng tình cảm của con người.

- Nhận thức đúng đắn về hiện trạng của đời sống xã hội lúc bấy giờ, Thạch Lam xác định rõ ràng mục tiêu và nhiệm vụ của văn chương. Ông hiểu rõ mối tương quan giữa chông và xây là hai nhiệm vụ chủ yếu của văn chương.

- Ý kiến trên thể hiện niềm tin của nhà văn vào khả năng của văn chương, khả năng tự cải tạo tâm hồn của con người và quan trọng hơn là niềm tin vào một tương laí sáng sủa hơn của cuộc sông.

3. Kết luận

- Đây đúng là một quan niệm đúng đắn về vai trò và tác dụng của văn chương đối với đời sông xã hội, thể hiện được một thái độ nghề nghiệp đầy nghiêm túc của nhà văn.

- Nhận định của nhà văn Thạch Lam cho đến ngày nay, ngót năm mươi năm đã trôi qua nhưng vẫn còn mới nguyên tính thời sự và tính chính xác.


BÀI THAM KHẢO

Vãn chương! Hai từ ấy thật giản đơn mà đọc lên cũng có thể dễ dàng hiểu ngay. Nhưng những nội dung, những lượng thông tin mà hai từ giản đơn ấy tải đến cho chúng ta thì lại chẳng đơn giản chút nào. Đó thực sự là một khối lượng đồ sộ của các kiến thức.


Nhưng, nếu văn chương không "đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên lãng" thì văn chương phải là như thế nào? Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm mà Thạch Lam đã nêu lên trong qụan niệm của mình "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".


Quan niệm này rất đúng, văn chương cần thế và phải thế. Đó chính là một sức mạnh của văn chương mà nếu nhà văn nào biết sử dụng triệt để thì nó rất có ích. Thứ "khí giới thanh cao và đắc lực" ở đây không phải chỉ các thứ khí giới súng ông, gậy gộc mà chúng ta thường gọi là vũ khí, nó chính là sức mạnh của ngòi bút nhà văn, là sức công phá mãnh liệt của văn chương. Từ bao lâu nay, văn chương luôn tiềm ẩn trong nó một sức mạnh rất to lớn mà nếu ai biết "điểm trúng huyệt", thì nó có thể làm lung lay những thành trì vững chãi nhất. Ở đây, những "khí giới thanh cao và đắc lực" có nghĩa văn chương là một thứ vũ khí cao thượng và rất trong sạch, không phải là thứ vũ khí tầm thường, có thể đem đi sử dụng vào bất cứ mục đích nào cũng được, dù mục đích ấy có xấu xa đến đâu cũng mang lại kết quả. Không, không phải thế. Ê-luy-a đã từng nói "Nhà văn là người công dân có ích nhất trong cộng đồng của mình", do đó không thể đem văn chương làm vũ khí phục vụ những mục đích nghệ thuật.


Các nhà văn phải dùng văn chương "thứ khí giới thanh cao và đắc lực" để "tố cáo và thay dổi một thế giới giả dối và tàn ác". Đó chính là mục đích chân chính của văn chương. Văn chương đem đến cho con người lòng yêu cuộc sống, muốn gần gũi với cuộc sống. Nhưng văn chương cũng phải có nhiệm vụ tố cáo và cải tạo cuộc sống, xã hội cũ để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác mà trở về với cái tốt đẹp. Một nhiệm vụ thật khó khăn nhưng lại là một điều kiện khá quan trọng để văn chương và con người tiến tới được những cái tốt đẹp khác hơn.


Văn chương không đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên lãng, tức là văn chương khuyên con người hãy trở về thực tại, thì văn chương cũng phải biết dùng sức mạnh của vũ khí thanh cao của mình đế giúp con người được sông trong một xã hội tốt đẹp, hai nhiệm vụ ấy tưởng như không quan hệ với nhau mà thực ra lại có tương quan rất chặt chẽ. Đã thực hiện nhiệm vụ này thì nhiệm vụ kia văn chương cũng không thể từ bỏ. Và đã có rất nhiều các tác phẩm của các nhà văn. đã thực hiện rất xuất sắc nhiệm vụ "tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác" ấy. Trong Những người khốn khổ, Vich-to Huy-go cũng không ngần ngại gì mà không sử dụng sức mạnh "như bom đạn" của ngòi bút để tố cáo thật quyết liệt cái xã hội Pháp "giả dối và tàn ác", cái xã hội đã đày đọa những con người tốt đẹp như Giăng Van- giăng, Cô-dét vào sự đau khổ, sự khôn cùng. Và Lép Tôn-xtôi qua "An-na Ka-rê-ni-na" cũng đã lên án mạnh mẽ xã hội Nga hoàng đã cướp đoạt hạnh phúc và đẩy những người phụ nữ đáng thương, khao khát hạnh phúc như Anna vào cái chết không thể cứu vãn được.


Với vũ khí "thanh cao và dác lực" của mình, văn chương không những chỉ tố cáo xã hội, mà trong sự tố cáo đó, văn chương còn muốn hướng tới mục đích cao cả của mình là "thay đổi" cái xã hội ấy; nghĩa là văn chương không phải tốcáo cốt để dìm sâu "cái thế giới giả dối và tàn ác" xuống vũng bùn đen bẩn mà văn chương phải tìm cách nâng cái thê' giới ấy lên, gạn lại những bản chất tốt đẹp của thế' giới ấy để từ đó phát triển lên. Sự thay đổi ấy, văn chương không thể tự mình đảm nhiệm được, văn chương cũng đã đóng góp một phần quan trọng vào quá trình thay đổi những nét giả dốì và tàn ác của cái bạo tàn của các thế lực đen tối. Ta có thể thấy rõ các tác phẩm của các nhà văn, trong đó có cả Thạch Lam, ngoài mục đích tố cáo xã hội ra, còn hướng người đọc đến một niềm tin rằng "cái thế giới giả dối và tàn ác" trong tương lai sẽ được thay đổi, do lực lượng này hoặc lực lượng khác, và sự trở thành tốt đẹp hơn. Nhưng những điều này, ta sẽ không tìm thấy được trong các tác phẩm của nhà văn lãng mạn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, bởi quan niệm văn chương của những nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ấy khác với quan niệm của Thạch Lam, một nhà vãn đã khá gần với các nhà văn hiện thực đương thời.


Văn chương không chỉ cốt dùng vũ khí của mình để thay đổi và tố cáo xã hội, mà văn chương còn phải "làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn". Quan niệm này hoàn toàn tiến bộ. Đây chính là mục đích cao cả nhất mà văn chương chân chính muốn vươn tới và cũng chính là một trong các chức năng của văn học: Chức năng giáo dục. Bản thân con người luôn luôn vươn tới sự toàn vẹn của chân, thiện, mĩ. Quá trình vươn lên này của con người có rất nhiều yếu tố khác giúp sức, trong đó một yếu tố khá quan trọng là văn chương. Văn chương làm "lòng người thêm trong sạch và phong phú" có nghĩa là văn chương đã giúp cho những tình cảm trong tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn và dồi dào hơn. Đối tượng phục vụ của văn chương chính là con người. Do đó những tác phẩm có giá trị là những tác phẩm phục vụ đắc lực cho con người, giúp con người trở nên "người" hơn.


Lê-nin đã từng nói: "Không có tình cảm thì sẽ không bao giờ và không thể có sự tỉm tòi của con người về chân lí". Chính văn chương đã làm giàu thêm tình cảm của con người. Văn chương cũng đã giáo dục con người tìm đến những cái tốt đẹp, những phẩm chất trong sáng. Từ đó giúp con người nhận thức được ở bản thân mình và cố gắng để hoàn thiện mình.

Từ xưa đến nay, văn chương luôn tìm mọi cách để giáo dục con người. Ngô Thì Nhậm đã từng nói đại ý: văn phải ngăn ngừa điều xấu; khuyến khích điều hay, đó mới chính là giá trị xác thực của văn chương. Nhà vãn Nam Cao cũng đã từng nói ý này: Một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mang tính công bình, lòng bác ái, giúp cho người gần người hơn. Đó là những quan niệm rất đúng đắn. Nó góp phần khẳng định tính chất xác đáng trong quan niệm của Thạch Lam.


Nhưng nội dung và các tác phẩm văn chương có giá trị nêu trên đều giúp cho con người có ý thức nhìn nhận lại mình, phát hiện những mặt tốt, từ đó cô' gắng sửa chữa những mặt xấu, phát huy những mặt tốt để làm cho mình trở thành con người toàn diện. Trong truyện "Sợi tóc", Thạch Lam đã miêu tả một cuộc đấu tranh nội tâm rất gay gắt của nhân vật, khi đứng trước ranh giới của vùng sáng lương thiện và bóng tối của tội lỗi, của sự ăn cắp. Cuối cùng, nhân vật đã chiến thắng bản châ't xấu xa, thấp hèn của mình để bước hẳn ra vùng ánh sáng lương thiện. Rõ ràng, khi đọc những truyện như thế, người đọc sẽ suy ngẫm lại mình, những người còn mang trong lòng những suy nghĩ không lành mạnh của sự lường gạt, dôi lừa sẽ cảm thây tỉnh ngộ trong lương tâm, và từ đó sẽ hướng tới những suy nghĩ trong sáng hơn.


Hoặc trong những tác phẩm đầy chất thơ cũng của Thạch Lam như Gió dầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Đứa con dầu lòng... người đọc sẽ cảm nhận được ở nơi đó nhiều tình cảm mới lạ, "êm đềm tựa cánh bướm non". Tầm hồn của mọi người sẽ trở nên dạt dào, tràn trề cảm xúc. Họ càng thấy yêu hơn cặp trai gái trong truyện, mến hơn đôi vợ chồng trẻ và những đứa trẻ. Từ những tình cảm ấy, họ sẽ cảm thấy gần gũi, cảm thông với nhau hơn.


Tóm lại, trong hầu hết các tác phẩm có giá trị của nhà văn chân chính, trong đó có cả các nhà văn lãng mạn cũng như hiện thực, đều có một mục đích làm giàu thêm trong lòng người bằng những cảm xúc mới lạ, làm cho tâm hồn con'người thêm "trong sạch và phong phú hơn". Quan niệm về văn chương của Thạch Lam rất đúng. Theo tôi đó là một quan niệm đứng gần với văn chương hiện thực hơn, mặc dù Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Vì vậy, đúng với quan niệm của mình, các tác phẩm của ông viết đều nhằm vào mục đích ấy. Đi theo một con đường riêng của mình, Thạch Lam cũng đã có thể tự hào vì ông đã để lại được một số' lượng tác phẩm có giá trị, vừa đậm đà tình cảm thiết tha vừa mang tính hiện thực khá sâu sắc. Với quan niệm ấy, ông không hẳn là một nhà văn lãng mạn nhưng cũng không phải là một nhà văn hiện thực phê phán. Các nhà văn lãng mạn không có những tác phẩm mà trong đó văn chương được sử dụng như là "một khí giới thanh cao và đắc lực" để "tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác". Các tác phẩm của họ thường đề cập đến tình yêu, đến sự giải phóng cá nhân, hoặc có một vài nhà văn lãng mạn đi lệch sang đề tài khác như Lan Khai với tác phẩm Lầm than... nhưng cái đó cũng chỉ là sự vượt biên chút ít, sau đó rồi cũng quay về với đề tài cũ. Còn các nhà văn hiện thực phê phán thì chỉ dùng tác phẩm của mình để "tố cáo" cái xã hội "giả dối và tàn ác” là xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, chứ chưa có một hướng nào đó để thay đổi cái xã hội ấy tốt đẹp hơn ra.


Do đó, các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán thường có một đúc kết bế tắc, không lối thoát. Đó chẳng qua do nhận thức chưa đến độ chín, có nghĩa là các nhà văn ấy chưa nhìn thấy rõ tương lai, do đó chưa hướng văn chương vào mục đích tốt đẹp, có hiệu quả nhất. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là chỉ riêng một mình Thạch Lam đã quan niệm đúng về văn chương và đã nhìn thấy rõ được tương lai. Trong quan niệm về văn chương, ông có cho rằng văn chương phải "thay đổi" cái thế giới, chủ yếu do tính nhân đạo của ông. Ông không muốn nhìn thấy những sự giả dối, độc ác, bạo tàn. Do vậy, ông luôn có ý muốn cho tác phẩm của mình, cho nhân vật của mình thoát ra những cái xấu xa để vươn tới sự tốt. Đây cũng là một suy nghĩ tốt đẹp của Thạch Lam, nhưng đâu phải cái gì cũng có thể dễ dàng một sớm một chiều mà thay đổi, ví như cái xã hội thực dân tàn bạo kia, sau này phải nhờ cách mạng mới có thể lật đổ và thay đổi được nó.


Dù sao, ta cũng công nhận quan niệm về văn chương của Thạch Lam là một quan niệm rất đúng đắn. Quan niệm ấy là một sự khái quát lại một trong những tác dụng và giá trị đích thực của văn chương. Văn chương ngày nay cũng vậy, phải phát huy thật triệt để những chức năng của mình, đồng thời phải cùng với con người góp phần thay đổi xã hội, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" số 1

Luyện tập

Đề 1 (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

MB: Giới thiệu, trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về văn chương

- Nêu cảm nhận cá nhân về ý kiến đó

TB:

- Giải thích ý kiến:

+ Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực: văn chương được xem là công cụ giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh thời đại

+ Văn chương tác động trực tiếp đến tình cảm của con người

- Tố cáo và thay đổi thế giới giả dối, tàn ác làm cho lòng người đọc trở nên trong sạch và phong phú hơn:

+ Văn chương vạch trần, phê phán những cái xấu xa của xã hội, đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó

+ Bồi đắp tinh thần, xây dựng lối sống trong sạch, thanh lọc con người

Bình luận, cảm nhận:

- Thạch Lam tự hào khi sử dụng vũ khí là ngòi bút văn chương

+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát với thực tế

+ Ý thức được nguồn sức mạnh to lớn, cao cả của văn chương

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ảnh và xây dựng tâm hồn)

+ Đầy niềm tin vào khả năng của văn học, khả năng tự bồi đắp tâm hồn con người

KB:

Khẳng định sự đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của văn chương đối với đời sống


Đề 2 (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

MB:

Giới thiệu trích dẫn lời phê bình của Hoài Thanh

Nêu nhận định của bản thân về ý kiến đó

TB:

- Giải thích ý kiến của tác giả Hoài Thanh:

+ Trình bày một số nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu

+ Do năng khiếu bẩm sinh, truyền thống của gia đình, quê hương

+ Nguyên nhân chính "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" dẫn tới sự thành công trong thơ của ông

- Chứng minh nhận định:

+ Tác giả Tố Hữu là người toàn tâm, toàn ý với cách mạng, luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với mọi đau khổ, sướng vui của chặng đường lịch sử

+ Tình cảm, tâm tư chân thành, tha thiết của nhà thơ cách mạng chính là thi liệu để ông viết nên những vần thơ trữ tình chính trị

+ Ở tác giả có sự thống nhất, hài hòa giữa con người với thơ ca

( Có thể lấy các tác phẩm như Việt Bắc, Từ ấy… để minh chứng)

- Thơ Tố Hữu là sự phản chiếu tâm hồn cách mạng vào thơ ca.

KB:

- Khẳng định nhận định của Hoài Thanh phù hợp với sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận thơ ca

- Thơ Tố Hữu thành công rực rỡ về thể loại thơ ca cách mạng

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" số 3

1. Khái niệm:

Ý kiến bàn về văn học là nhận định (khen hay chê) về tác giả, tác phẩm, văn học sử, lý luận văn học….
Nghị luận về ý kiến văn học là quá trình vận dụng nhiều thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giải, so sánh, phản bác…để làm cho người đọc, người nghe hiểu sâu ý kiến ở nhiều góc độ khác nhau.

2. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: "Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước".

(Dẫn theo Trần Văn Giàu, tuyển tập, NXB Giáo dục 2001)

Tìm hiểu đề:

Ý nghĩa của các từ ngữ:
Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức, thể loại khác nhau.
Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu, chi lưu.
Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
Nội dung của nhận định nêu ở đề bài: Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm với nhiều hình thức và thể loại khác nhau, nhưng bộ phận chính thông suốt từ xưa đến nay là văn học yêu nước.
Yêu cầu về phương pháp: Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận.
Yêu cầu về tư liệu: Các tác phẩm văn học Việt Nam.
Lập dàn ý:

Mở bài:

Dẫn dắt vào đề : VHVN phong phú, đa dạng với hai đề tài lớn là yêu nước và nhân đạo.
Trích dẫn ý kiến của Đặng Thai Mai.
Thân bài:

Giải thích nội dung ý kiến:
Đánh giá: Ý kiến hoàn toàn đúng:
Cuộc sống con người Việt Nam phong phú, đa dạng -> văn học phản ánh -> phong phú, đa dạng.
Chứng minh:
Văn học miêu tả, thể hiện, đánh giá thiên nhiên, con người, xã hội dưới nhiều góc độ, tình cảm (cảm thương, ca ngợi, phê phán, lên án, tố cáo, chê cười, giáo huấn)
Bằng nhiều bút pháp: ngụ ngôn, huyền thoại, cường điệu, trữ tình, hiện thực, lãng mạn...
Nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại (VHDG gần 10 thể loại, VH viết gần như đầy đủ)
Lịch sử dân tộc Việt Nam -> chống nhiều thế lực ngoại xâm -> văn học cổ vũ -> văn học yêu nước.
Chứng minh:
VHDG: ca dao, truyền thuyết... ca ngợi phong cảnh, anh hùng cứu nước
VH viết: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, …
Thể loại phong phú, đa dạng: thơ, cáo, hịch, văn tế, văn xuôi, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp…

Kết bài:
Khẳng định chung về ý kiến: Là người Việt Nam, cần nắm hoàn cảnh lịch sử đất nước và đặc điểm dân tộc.
Giá trị của ý kiến: Giúp ta nhìn rõ và khắc sâu điều đó


Ghi nhớ:

Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: Về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…
Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung và giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.


Luyện tập

Câu 1: Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương:...

Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

Trả lời:

Lập dàn ý:

a. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b.Thân bài:

Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
Bình luận và chứng minh ý kiến: Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học:
c: Kết bài:

Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.


Bài mẫu:

Có lẽ Thạch Lam đã suy nghĩ đúng khi ông khẳng định “...Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”. Thoái li, đây là một cách xa rời cuộc sống, làm tươi mát cho cuộc sống để con người hiểu được hơn về cuộc sống mình đang sống và từ đó cố gắng làm cho cuộc sống tốt hơn lên. Đối với con người thì có rất nhiều cách yêu cuộc sống, ở người này yêu bằng một cách, ở người kia lại yêu băng cách khác.


Thạch Lam không muốn người đọc có thể tìm thấy một chút nào sự chán chường muốn xã rời hiện thực, quên cuộc sống trong tác phẩm văn chương của ông. Không dẫm vào con đường của các nhà văn lãng mạn (dù Thạch Lam cũng là nhà văn lãng mạn, hơn nữa lại là một trong những người chủ chốt của nhóm Tự Lực Văn Đoàn) theo con đường tìm đến cõi quên, mà Thạch Lam lại muốn hướng dòng văn của mình chảy về hướng ngược lại, hướng trở về cuộc đời thực. Quan niệm của ông là như thế và chính các tác phẩm của ông cũng chứng tỏ rất rõ điều đó trong một số tác phẩm của mình, những tác phẩm gần gũi với hiện thực chiếm hầu như đa số. Văn chương Thạch Lam không nói những gì cao xa mà đều là những mảnh đời thường dung dị và rất thân quen.


Nhưng nếu văn chương không “đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên” thì văn chương phải là như thế nào ? Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm mà Thạch Lam nêu lên. “ Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.


Quan niệm này rất đúng, văn chương cần thế và phải thế. Đó chính là sức mạnh của văn chương nếu nhà văn nào biết tận dụng triệt để. “Thứ khí giới thanh cao và đắc lực” ở đây không phải để chỉ các súng ống, gậy gộc mà chúng ta thường gọi là vũ khí, mà chính là sức mạnh cùa ngòi bút nhà văn, sức sống phá mãnh liệt của văn chương. Từ xưa, văn chương luôn tiềm ẩn một sức mạnh lo lớn mà nếu ai biết “điểm trúng huyệt”. Có thể làm lung lay những thành trì vững chãi nhất. Nhưng ở đây, những “khí giới thanh cao và đắc lực”, có nghĩa văn chương là một thứ vũ khí cao thượng và rất trong sạch, không phải là thứ vũ khí tầm thường có thể sử dụng vào bất cứ mục đích nào, dù mục đích ấy có xâu xa đến đâu cũng mang lại kết quả. Không, không thể thế. Ê-luya đã từng nói “Nhà văn là người có ích nhất trong cộng đồng của mình”. Do đó không thể đem văn chương làm một thứ vũ khí phi nghệ thuật. Nhà văn phải dùng văn chương “thứ khí giới thanh cao và đắc lực” để “tố cáo và thay đổi một thế giới dối trá và tàn ác”.


Đó chính là mục đích chân chính của văn chương. Vãn chương đem đến cho con người lòng yêu cuộc sống, gần gũi với cuộc sống. Nhưng văn chương cũng có nhiệm vụ tố cáo, cải tạo cuộc sống, xã hội cũ đề loại bỏ cái xấu xa, tàn ác mà trở về với cái tốt đẹp. Văn chương không đem đến cho người đọc sự thoát li, sự quên lãng, tức là văn chương khuyên con người hãy trở về thực tại. Văn chương cũng phải biết dùng sức mạnh của thứ vũ khí thanh cao của mình để giúp con người được sống trong một xã hội tốt đẹp. Hai nhiệm vụ ấy tưởng như không quan hệ với nhau mà thực ra liên quan rất chặt chẽ. Đã thực hiện nghĩa vụ này thì nghĩa vụ kia văn chương cũng không thể từ bỏ. Có rất nhiều tác phẩm của các nhà văn đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ "tố cáo và thay đổi cái thế giới gian dối và tàn ác” ấy. Trong Những người khốn khổ. Vichto Huygô cũng không ngần ngại khi sử dụng hết sức mạnh “như bom đạn" của ngòi bút để tố cáo thật quyết liệt cái xã hội Pháp “giả dối và tàn ác”, cái xã hội đã đày đoạ những con người tốt đẹp như Giăng Van - giăng, Côdét vào sự đau khổ, sự khốn cùng. Lép Tônxtôi, qua Anna Karerina, cũng lên án mạnh mẽ xã hội Nga Hoàng đã cướp đoạt hạnh phúc và đẩy những người phụ nữ đáng thương, khát khao hạnh phúc như Anna vào cái chết không thể cứu vãn được.


Qua vũ khí “thanh cao và đắc lực” của mình,văn chương không chỉ tố cáo xã lội, mà qua sự tố cáo, văn chương còn hướng tới mục đích cao cả là “thay đổi” cái xã hội ấy : nghĩa là văn chương không phải tố cáo cốt để dìm sâu “cái thế giới giả dốì và tàn ác” xuống vũng bùn đen, mà phải tìm cách nâng cái thế giới ấy lên, gạn lại những bản chất của nó để từ đó phát triển lên. Sự thay đổi ấy, văn chương không thể tự đảm nhiệm được, nhưng văn chương cũng đóng góp một phần quan trọng vào quá trình thay đổi những nét giả dối và tàn ác của cái tã hội tàn bạo đầy cá thế lực đen tối. Ta có thể thấy rất rõ rằng các tác phẩm của các nhà văn, trong đó có cả Thạch Lam, ngoài mục đích tố cáo xã hội ra, còn hướng người đọc đến niềm tin “cái thế giới giả dối và tàn ác” trong tương lai sẽ thay đổi, do lược lượng này hoặc lực lượng khác, và sẽ trở nên tốt đẹp. Nhưng những điều này, ta sẽ không tìm thấy được ở các tác phẩm của các nhà văn lãng mạn như Khải Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, bởi vì các quan niệm văn chương của những nhà tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn ấy khác với quan niệm của Thạch Lam, một nhà văn đã khá gần với các nhà văn hiện thực đương thời.


Văn chương không chỉ cốt dùng vũ khí của mình để thay đổi và tố cáo xã hội, mà văn chương còn phải “làm cho lòng người đọc được thêm trong sạch và phong phú hớn”. Quan niệm này hoàn toàn đúng . Đây chính là cái cao cả nhất mà văn chương chân chính muốn vươn tới và cũng chính là một trong các chức năng của văn học: chức năng giáo dục .Bản thân con người luôn luôn vươn tới sự toàn vẹn của chân, thiện, mĩ. Quá trình vươn lên này của con người có nhiều yếu tố khác giúp sức, trong đó một yếu tố khá quan trọng là văn chương, văn chương làm “lòng người được thêm trong sạch và phong phú", có nghĩa là văn chương đã giúp cho những tình cảm trong tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn và dồi dào hơn. Đối tượng phục vụ của văn chướng chính là con người, do đó những tác phẩm có giá trị nhất là những tác phẩm phục vụ đắc lực cho con người, giúp cho con người “người” hơn.


Lênin đã từng nói: “Không có tình cảm thì sẽ không bao giờ và không thể có sự tìm tòi của con người và chân lý”. Chính văn chương đã làm giàu thêm tình cảm con người. Văn chương cũng giáo dục con người tìm những cái tốt đẹp những phẩm chât trong sáng, từ đó giúp con người nhận thức được chính bản thân và cố gắng hoàn thiện mình. Từ xưa đến nay, văn chương luôn tìm cách giáo dục con người. Ngô Thì Nhậm đã từng nói đại ý: văn phải ngăn ngừa điều xấu, khuyến khích điều hay, đó mới chính là giá trị xác thực của văn chương. Nhà văn Nam Cao cũng đã từng nói ý này : Một tác phẩm hay phải là một tác phẩm mang tính công bình, lòng bác ái giúp cho người gần người hơn. Đó là những quan niệm rất đúng đắn. Nó góp phần khẳng định tính chất xác đáng trong quan niệm của Thạch Lam.


Những nội dung mà các tác phẩm văn chương giá trị đều giúp cho con người có ý thức nhìn nhận lại mình, phát hiện những mặt tốt, từ đó cố gắng sửa chữ những mặt xấu, phát huy mặt tốt để làm cho mình trở thành con người toàn diện. Trong truyện “Sợi tóc”, Thạch Lam miêu tả một cuộc đấu tranh nội tâm rất gay gắt cùa nhân vật chính khi đứng trước ranh giới của vùng sáng lương thiện và bóng tối tội lỗi của sự ăn cắp. Cuối cùng, nhân vật đã chiến thắng bản chất xấu xa, thấp hèn của mình để bước hẳn ra vùng sáng lương thiện. Rõ ràng người đọc sẽ tự suy ngẫm còn những người còn những suy ngẫm lường gạt, lừa dối sẽ thấy lĩnh ngộ trong lương tâm, từ đó sẽ hướng lới những điều trong sáng hơn.


Hoặc trong những tác phẩm đầy chất thơ của Thạch Lam Gió đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan. Đứa con đầu lòng, người đọc sẽ cảm nhận ở nơi đó nhiều tình cảm mới lạ, êm đềm tựa cánh bướm non . Tâm hồn của mọi người sẽ trở nên dạt dào,tràn trề cảm xúc. Họ càng thấy yêu hơn cặp trai gái trong truyện, mến hơn đôi vợ chồng trẻ và những đứa trẻ. Từ những tình cảm ấy, họ sẽ cảm thấy gần gũi, cảm thông nhau hơn.


Tóm lại, trong hầu hết các tác phẩm của nhà văn chân chính, trong đó có cả các nhà văn lãng mạn. Vì vậy, các tác phẩm của ông đều nhằm vào mục đích ấy. Đi theo con đường riêng của mình. Thạch Lam có thể tự hào vì ông đã đế lại một số lượng tác phẩm có giá trị, vừa đậm đà những tình cảm tha thiết vừa mang tính hiện thực khá sâu sắc. Với quan niệm ấy, ông không hẳn là một nhà văn lãng mạn nhưng cũng không phải là một nhà văn hiện thực phê phán. Các nhà văn lãng mạn không có những tác phẩm mà trong đó văn chương được sử dụng như là “ một thứ khí giới thanh cao và đắc lực" để “tó cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác" các tác phẩm của họ thường đề cập đến tình yêu, đem sự giải phóng cá nhân, thảng hoặc có một vài nhà văn lãng mạn đi lệch sang một đề tài khác như Lan Khai với tác phẩm “Lẩm than" ... Những cái đó cũng chỉ là sự vượt biên chút ít, sau đó rồi cũng quay về với đề tài cũ. Còn các nhà văn hiện thực phê phán thì chỉ dùng tác phẩm của minh để “tố cáo” cái xã hội “ giả dối và tàn ác” là xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời chứ chưa có một hướng nào đó để thay đổi cái xã hội ấy tốt đẹp hơn lên.


Tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán thường có một kết thúc bế tắc, không có lối thoát. Đó chẳng qua do nhận thức chưa đến độ chín, có nghĩa là các nhà văn ấy chưa nhìn thấy rõ ràng tương lai, chưa hướng văn chương vào mục đích tốt đẹp, có hiệu quả nhất. Nhưng nói thế nào cũng không có nghĩa là chỉ riêng một mình Thạch Lam quan niệm đúng về văn chương và nhìn thấy rõ được tương lai. Quan niệm về văn chương là văn chương phải “thay đổi” cái thế giới, chủ yếu do tính nhân đạo của ông. Ông không muốn nhìn thấy cái xã hội dối lừa, độc ác, bạo tàn. Do vậy ông luôn có ý muốn cho tác phẩm của mình, cho nhân vật của mình thoát ra những cái xấu xa để bươn tới sự tốt. Đây cũng là một suy nghĩ tốt đẹp của Thạch Lam. nhưng đâu phải dễ dàng một sớm một chiều thay đổi, ví như cái xã hội thực dân bạo tàn kia, sau này phải nhờ cách mạng mới có thể lật đổ và thay đổi được.


Dù sao, quan niệm về văn chương của Thạch Lam là một quan niệm rất đúng. Nó khái quát lại một số trong những tác dụng và giá trị đích thực của văn chương. Văn chương ngày nay cũng phải phát huy thật triệt để những chức năng của mình, đồng thời phải góp phần thay đổi xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.


Câu 2
: Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết:...

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Trả lời:

Nhà phê bình Hoài Thanh khi nhận định về thơ Tố Hữu có viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Nhận định của nhà thơ rất đúng với cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Với nhà thơ Tố Hữu thơ ca và đời sống không hề mâu thuẫn với nhau, sống là hành động, mà thơ cũng là hành động. Thơ của Tố Hữu là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của đời sống.


Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Việt Nam, nhà thơ có phong cách độ đáo: Trữ tình chính trị. Những đặc điểm của phong cách ấy đã in đậm trên từng tác phẩm, và con đường cách mạng của ông. Tố Hữu trước hết là một chiến sỹ yêu nước, ông lấy lý tưởng cộng sản để làm cảm hứng cho các sáng tác của mình. Vì vậy, với ông thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.


Lý tưởng cộng sản chính là ngọn nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo trong thơ Tố Hữu. Nó chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chuyển đề, cảm xúc và cả các hình tượng nhân vật trữ tình. “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người, viết về vấn đề lớn hay nhỏ đều là để nói cho hết cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” – Chế Lan Viên.

Nếu như trong tập thơ “Từ ấy” chúng ta thấy lý tưởng cộng sản được thể hiện thật đẹp đẻ sinh trong hình ảnh mặt trời chân lý và cảnh ngày mai tương sáng. Sự giác ngộ cách mạng mang lại cho nhà thơ một cảm hứng lãng mạn, xây dựng nên một hình tượng trữ tình mới – người thanh niên cộng sản:


“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”


Con đường sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với cách mạng. Mỗi thời khắc lịch sử của dân tộc đều được ông lấy làm cảm hứng sáng tác trong thơ ca của mình. Đọc thơ ca của ông chúng ta có thể thấy sự đổi thay của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ. Lý tưởng cộng sản của ông cũng dần được định hình rõ nét qua từng tác phẩm tạo nên dấu ấn riêng mình. Ở tập thơ “ Gió lộng” viết năm 1955 -1961 lý tưởng cộng sản được Tố Hữu thể hiện ở hai mảng đề tài và đây cũng là hai nhiệm vụ lớn lao của cách mạng . Một là xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

“ Yêu biết mấy những con người đi tới


Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba bão táp

Chân đạp bùn không sợ các loài sên”

Hướng về miền Nam ruột thịt tác giả cũng dành những vần thơ nói lên nỗi đau của những anh em bị thảm sát:

“ Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết

Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết

Cả nghìn người, trong một trại giam

Của một nhà tù lớn: Miền Nam!”


Thơ ca của Tố Hữu chủ yếu khách thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước từ con đường hoạt động cách mạng của bản thân. Nhưng Tố Hữu viết về những vấn đề chính trị bằng tất cả sự nhiệt huyết của một trái tim cảm xúc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ buổi đầu là cái tôi chiến sỹ nhưng theo năm tháng càng về sau cái tôi ấy càng nhân danh cách mạng, nhân danh dân tộc. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho cách mạng cho dân tộc và chính bằng trái tim nhiệt huyết đầy yêu thương của mình.


“Chỉ là một giữa loài người đau khổ

Vứt trong lồng con giữa một lồng to

Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do

Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu”


Tính chính trị trữ tình trong thơ Tố Hữu tạo nên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nổi bật lên trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng chứ không phải vấn đề cá nhân. Nói đúng hơn số phận cá nhân hòa số phận dân tộc, cộng đồng. Thơ ông dạt dào cảm hứng lãng mạn hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa. Thể hiện cuộc sống cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới cao cả, lý tưởng của anh sáng, gió lộng, niềm tin.

Bài thơ Việt Bắc là bài thơ thể hiện rõ nét nhất lý tưởng cộng sản, con đường cách mạng cũng như tính dân tộc, sử thi trong thơ ca ông. Những câu thơ lục bát truyền thống của dân tộc vốn mềm mại, uyển chuyển lại thể hiện chất hùng tráng mạnh mẽ. Những câu thơ rất lãng mạn, tạo nên vẻ đẹp lý tưởng của cả một dân tộc anh hùng. Ở đó thể hiện tư thế kỳ vĩ, ngạo nghễ của những người anh hùng được hòa quyện trong nét đẹp bình dị, thân thiết:


“Những đường Việt Bắc của ta

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Khí thế hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến đã được tái hiện sinh động trong những dòng thơ đậm chất sử thi. Hình ảnh có sức khái quát lớn lao, giúp người đọc hình dung được rừng cây núi đá cùng con người đứng lên kháng chiến. Núi là lũy sắt, rừng là trận địa để che bộ đội, để vây quân thù. Hình ảnh có khả năng tái hiện hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ, anh hùng của dân tộc, làm nổi bật tinh thần quyết chiến, quyết thắng khát vọng cứu nước, cứu nhà và lòng căm thù giặc sục sôi của con người. Câu thơ ” Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” cân xứng về ý tứ, nhịp điệu vừa lãng mạn vừa hào hùng vừa làm ngời sáng khí phách của đoàn quân ra trận, của cả một dân tộc cùng ánh hào quang rực rỡ của lý tưởng, khát vọng chiến thắng.


Thơ Tố Hữu còn có giọng điệu rất dễ nhận ra đó là giọng điệu tâm tình là tiếng nói của tình thương mến. Như nhà thơ Chế Lan Viên nói “Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng, chứ không phải thơ tình yêu, nhưng thơ anh là của một tình nhân, anh nói các vấn đề bằng trái tim của một người say đắm. Cái sức mạnh lớn nhất của Tố Hữu là quả tim anh”. Điều này dễ nhận thấy ở bài thơ Việt Bắc đã sử dụng thể thơ lục bát cùng cách đối đáp giao duyên ngọt ngào thiết tha cùng cặp đại từ nhân xưng “minh, ta” nhịp nhàng sánh đôi.


Việc khẳng định phong cách thơ trữ tình chính trị đã đưa Tố Hữu lên vị trí trang trọng trong nền thơ ca dân tộc. “Thời đại anh hùng đòi hỏi những lời lẽ anh hùng”. Khí thế oai hùng của những ngày chiến đấu đã dội vào thơ anh, in dấu trong thơ Tố Hữu những nét không thể phai nhạt. Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh viết:”Thái độ toàn tâm toàn ý với lý tưởng cách mạng đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp thơ ca của anh”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….

2. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

3. Cách làm dạng bài

Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề.
Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
Giới hạn phạm vi tư liệu.
Thân bài:

Giải thích, làm rõ vấn đề:
Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.
Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:
Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
Kết bài:

Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Luyện tập

Bài tập 1 (Trang 93 SGK)

Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

Bài làm:
Mở bài
Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.
Trình bày cảm nhận chung của mình về ý kiến ấy.
Thân bài
1. Giải thích
Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác. Nghĩa là: văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó.
"làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" : Văn chương đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
2. Bình luận
Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khoát, tiến bộ, tích cực. Ngầm đối thoại với xu hướng văn học thoát li. Thể hiện một quan niệm gần gũi với quan niệm của các nhà văn hiện thực phê phán về văn học. Rất hiểu vai trò trách nhiệm của nhà văn cũng như sự mê hoặc, quyến rũ của văn chương.
Rất tự hào về vũ khí của mình. Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn học. Một nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực tế. Thấy được các tác động đặc thù của văn học vào cuộc sống,
Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ. Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn học. Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ. Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo tâm hồn mình từ con người, nói chung là niềm tin vào một tương lai sáng sủa hơn.
3. Kết bài
Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.


Bài tập 2 (Trang 93 SGK)
Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.
Bài làm:
a. Mở bài
Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).
Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
b. Thân bài
Giải thích:
Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" đưa đến sự thành công của thơ ông.
Chứng minh:
Thơ Tố Hữu thể hiện thành công những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, thể hiện nhiệt tình cách mạng.
Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc.
Thơ tố hữu rất đậm đà tính dân tộc.
Thơ tố hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người
Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, ...
Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.
c. Kết bài
Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca.
Khẳng định sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" số 2

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà của Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn".

Lời giải chi tiết:

Dàn bài gợi ý:

a. Mở bài:

- Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.

- Khái quát ý nghĩa: nói về chức năng, sứ mệnh của văn học.

b. Thân bài:

b1. Giải thích:

- Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có kĩ năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.

- Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn". Nghĩa là:

+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ nạn, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế.

+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

b2. Bình luận:

- Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình

+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.

+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.

+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.

- Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ

+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).

+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.

c. Kết luận

- Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

- Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.


Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Lời giải chi tiết:

Dàn bài gợi ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).

- Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài

- Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" đưa đến sự thành công của thơ ông.

- Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan, đau khổ và sướng vui trên những chặng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.

Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, ...

- Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

c. Kết bài

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?