Top 5 Bài soạn Nghĩa của câu (tiếp theo) (Ngữ Văn 11) hay nhất

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Nghĩa của câu (tiếp theo), học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Nghĩa của câu (tiếp theo) dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo.

Bài soạn tham khảo số 5

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:

a) Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.

(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)

b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ rùng là mợ Du và thằng Dũng.

(Nguyên Hồng - Mợ Du)

c) Thật là một cái gông xứng dáng với tội án sáu người tử tù.

(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)

d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.

(Nam Cao - Chí Phèo)

Lời giải chi tiết:

a)

- Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền Nam/ Bắc có sắc thái khác nhau.

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái dộ tin cậy cao (từ "chắc").

b)

- Nghĩa sự việc: ảnh của mợ Du và thằng Dũng.

- Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao (từ "rõ ràng là').

c)

- Nghĩa sự việc: Cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.

- Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai (từ 'thật là").

d)

- Nghĩa sự việc của câu thứ nhất nói về cái nghề của Chí Phèo (cướp giật và doạ nạt).

- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh bằng từ chỉ.

- Ở câu 3: đã đành là từ tình thái, hàm ý công nhận một sự thực rằng hắn mạnh vì liều (nghĩa sự việc), nhưng cái mạnh vì liều ấy cũng không thể giúp hắn sống khi không còn sức cướp giật, doạ nạt nữa.


Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:

a) Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm.

b) Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.

c) Nó mua chiếc áo này những hai trăm ngàn đồng đấy.

d) Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!

Lời giải chi tiết:

a) Cụm từ tình thái: nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này là không nên làm với đứa bé).

b) Từ tình thái: có thể (nêu khả năng).

c) Từ tình thái: những (đánh giá mức độ giá cả của chiếc áo là cao).

d) Từ tình thái: kia mà (nhắc nhở để trách móc).


Câu 3 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Chọn từ ngữ tình thái với mỗi câu để câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc.

Lời giải chi tiết:

a) Cần điền tình thái từ hình như vào vị trí còn trống trong câu văn: "Chí Phèo... đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”

(Nam Cao — Chí Phèo).

=> Tình thái từ này thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.

b) Cần điền tình thái từ dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn bằng lời vào chỗ trống trong câu: "Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm... họ không phải đi gọi đâu"

(Thạch Lam - Hai đứa trẻ).

c) Cần điền tình thái từ tận (đánh giá khoảng cách là xa) vào chỗ trống trong câu: "Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến... hàng rào hai bên ngỗ"

(Thạch Lam - Hai đứa trẻ).


Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hoá ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy là.

Lời giải chi tiết:

- Nó không đến cũng chưa biết chừng. (cảnh báo dè dặt về sự việc)

- Sự thật là tôi đã không dám đến. (thừa nhận và khẳng định)

- Bài nói chuyện hay, đặc biệt là phẩn cuối, (khẳng định sự thành công và giá trị của bài nói chuyện)

- Những anh là người có quyền quyết định cơ mà! (nhắc gợi cho người nghe về một sự thật)

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 3

III. Nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau, tập trung vào hai trường hợp:

- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

- Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe


Luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a. Hiện tượng thời tiết nắng

Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao
b. ảnh của mợ Du và thằng Dũng
Rõ ràng là: Khẳng định sự việc
c. cái gông
Thật là: Thái độ mỉa mai
d. Giật cướp, mạnh vì liều
Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.


Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.

- Có thể: Phóng đoán khả năng

- Những: Đánh giá mức độ (tỏ ý chê đắt).

- Kia mà: Trách móc (trách yêu, nũng nịu )


Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- câu a: Hình như

- câu b: Dễ

- câu c: Tận


Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Chưa biết chừng ngày mai nó lại đến.

- Nghe nói bạn Lan đỗ đại học.

- Chả lẽ cậu lại nghi ngờ tớ làm việc này.

- Hóa ra người đó là bạn tôi.

- Sự thật là, bộ phim ấy rất hay.

- Món ăn ở Hà Nội món nào cũng ngon và hấp dẫn đặc biệt là phở.

- Anh ấy là người đoạt giải nhất trong cuộc thi đấy mà.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 1

III. Nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau, tập trung vào hai trường hợp:

- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

- Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe


LUYỆN TẬP

Bài 1 ( trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết nắng ở hai miền Nam- Bắc khác nhau

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao (từ “chắc”)

b, Nghĩa sự việc: ảnh mợ Du và thằng Dũng

Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độc cao ( rõ ràng là)

c, Nghĩa sự việc: cái gông tương ứng với tội án tử tù

- Nghĩa tình thái: khẳng định bằng giọng mỉa mai ( thật là)

d, Nghĩa sự việc: nói về việc dọa nạt rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo

Nghĩa tình thái: nhấn mạnh việc mạnh vì liều ( thông qua từ chỉ)

Từ đã đành tình thái diễn tả hàm ý miễn cưỡng công nhận sự thật (mạnh vì tiền)


Bài 2 (trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Cụm từ tình thái: nói của đáng tội ( lời đỡ trước khi khen đứa trẻ)

b, Từ tình thái: có thể (nêu khả năng)

c, Từ tình thái: những (đánh giá ở mức giá là cao)

d, Từ tình thái kia mà (nhắc nhở để trách móc)


Bài 3 (trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Chọn từ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn

b, Từ “dễ” phỏng đoán sự phỏng đoán chưa chắc chắn

c, Chọn từ “tận” thể hiện khoảng cách là xa


Bài 4 (trang 20 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Chưa biết chừng ngày mai trời lại mưa lớn.

- Nghe nói con nhà bác đậu thủ khoa đại học.

- Chả lẽ tôi lại về quê sống cho yên bình.

- Hóa ra môn Văn không khó như tớ nghĩ.

- Sự thật là, trẻ con rất sợ bị la mắng.

- Món ăn ở Hà Nội món nào cũng ngon và hấp dẫn đặc biệt là phở.

- Tôi là mẹ của cháu đấy mà.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 2

III. Nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.


Luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a,

- Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền Nam / Bắc có sắc thái khác nhau.

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái độ tin cậy cao.

b,

- Nghĩa sự việc: ám ảnh mợ Du và thằng Dũng.

- Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao.

c,

- Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.

- Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai.

d,

- Nghĩa sự việc của câu thứ nhất nói về cái nghề của Chí Phèo (cướp giật và dọa nạt). Tình thái nhấn mạnh bằng từ chỉ.

- Ở câu 3 đã đành là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật là mạnh vì liều (nghĩa sự việc).


Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Cụm từ tình thái: nói của đáng tội.

b, Từ tình thái: có thể.

c, Từ tình thái: những.

d, Từ tình thái: kia mà.


Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Điền tình thái từ hình như (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).

b, Điền tình thái từ dễ (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).

c, Điền tình thái từ tận (đánh giá khoảng cách là xa).


Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đặt câu

Chưa biết chừng anh ấy sẽ đi vào miền Nam để tìm cơ hội mới cho bản thân.

Cái áo này đáng giá 30 đồng là cùng.

Ít ra bác cũng nên cho anh ý một cơ hội nữa.

Tôi nghe nói anh ấy sẽ đi ra nước ngoài.

Chả lẽ anh muốn đi thật sao?

Hóa ra mọi chuyện không như chúng ta nghĩ.

Sự thật là cô ấy đã bỏ anh ta.

Nhưng người có quyền quyết định là anh cơ mà.

Chúng tôi đã có những năm tháng rất vui vẻ đặc biệt là khi còn là sinh viên.

Chuyện này tôi đã nói cho anh biết rồi đấy mà.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bài soạn tham khảo số 4

Nội dung bài học

Nghĩa tình thái: Thể hiện sự đánh giá, thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc.

+ Biểu hiện qua thái độ và đánh giá:

● Đánh giá tính chân thực của sự việc.

● Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp/cao.

● Đánh giá số lượng hoặc mức độ của sự việc trên phương diện nào đó.

● Sự việc có thực hay không, đã xảy ra hay chưa.

● Khẳng định sự cần thiết, tính tất yếu của sự việc.

+ Biểu hiện qua thái độ, tình cảm của người nói với người nghe qua từ ngữ xưng hô, từ cảm thán:

● Cảm xúc chân thật, gần gũi…

● Thái độ khó chịu, nóng giận…

● Sự kính cẩn, tôn trọng...


Luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu:

a. "Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa".

(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)

- Nghĩa sự việc: Nhắc đến tình hình thời tiết - trời nắng. Ở ngoài nắng đỏ, ở trong nắng xanh lam.

- Nghĩa tình thái: Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao qua từ "chắc". Chắc chắn sự việc sẽ xảy ra đúng như suy nghĩ của người nói.

b. "Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng".

(Nguyên Hồng - Mợ Du)

- Nghĩa sự việc: ảnh có mợ Du và thằng Dũng.

- Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc ở mức độ cao "rõ ràng".

c. "Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù".

(Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)

- Nghĩa sự việc: Cái gông xứng với tội án tử tù.

- Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc theo cách mỉa mai "thật là".

d. "Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều".

(Nam Cao - Chí Phèo)

- Nghĩa sự việc: Chí Phèo sống bằng giật cướp và dọa nạt. Chí mạnh vì liều.

- Nghĩa tình thái: Ở câu 1 là sự khẳng định mức độ cao việc Chí sống bằng nghề cướp giật là chính. Ở câu 2 thể hiện sự phỏng đoán sự việc. Ở câu 3 thể hiện thái độ miễn cưỡng chấp nhận Chí mạnh vì sự liều lĩnh.


Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Xác định từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái:

a. "Nói của đáng tội" (Thể hiện sự đưa đẩy, có hàm ý rào đón).

b. "Có thể" (Thể hiện sự phỏng đoán khả năng).

c. "Những" (Đánh giá mức độ sự việc).

d. "Kia mà" (Thể hiện thái độ trách móc).


Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Kết quả chọn từ:

a. Chọn từ "hình như" (Mô tả sự phỏng đoán chưa chắc chắn)

b. Chọn từ "dễ" (Sự phỏng đoán chưa chắc chắn)

c. Chọn từ "tận" (Đánh giá khoảng cách)


Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Đặt câu với các tình thái từ lần lượt là:

- Chưa biết chừng anh ấy không đến.

- Lúc ấy chỉ 9 giờ là cùng thôi.

- Ít ra anh cũng phải chào bác ấy lấy một câu trước khi rời xa nơi này chứ.

- Nghe nói ngày mai siêu thị giảm giá.

- Chả lẽ con bé giận mình thật.

- Chả lẽ cậu định không nói chuyện với cô ấy luôn à.

- Sự thật là chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về ô nhiễm môi trường nặng nề ở các thành phố lớn.

- Cậu đã hứa với tớ rồi cơ mà.

- Chúng tôi đã từng rất vất vả, đặc biệt là khi còn ở dưới quê.

- Thằng bé ấy tôi đã nhắc với anh rồi đấy mà.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?