Top 6 Bài soạn "Nói giảm nói tránh" hay nhất

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng luôn thẳng thắn bộc lộ suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của mình. Bởi khéo léo trong ứng xử, giao tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất tránh sự thô lỗ, thiếu văn hóa, thậm chí gây tổn thương với người khác cũng chính là một nghệ thuật. Chính vì vậy, nói giảm, nói tránh cũng là một trong những cách được sử dụng để giúp đạt được mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, nói giảm nói tránh là gì, sử dụng chúng trong những trường hợp nào, tác dụng của chúng ra sao, mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Nói giảm, nói tránh" trong chương trình Ngữ văn lớp 8 để hiểu rõ hơn điều này.

Bài soạn "Nói giảm nói tránh" số 1

I- Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

1. Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó?

+ "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác", " đi", "chẳng còn" : đều mang ý nghĩa chỉ cái chết, mất.

+ Người viết, người nói muốn giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề, ghê sợ của cái chết, sự mất mát.

2. Tác giả trong đoạn văn sử dụng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác bởi từ bầu sữa là cách nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.

3. Trong hai cách nói thì câu "Con dạo này không được chăm chỉ lắm" là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị đối với người nghe.


Luyện tập

Bài 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Điền từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống.

a, Đi nghỉ

b, Chia tay nhau

c, Khiếm thị

d, Có tuổi

e, Đi bước nữa


Bài 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh:

a, Anh nên hòa nhã với bạn bè!

b, Anh không nên ở đây nữa!

c, Xin đừng hút thuốc trong phòng!

d, Nó nói như thế là thiếu thiện chí

e, Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.


Bài 3 (trang 109 Ngữ văn 8 tập 1)

Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau

- Nó học chưa được tốt lắm.

- Con dạo này chưa được ngoan lắm.

- Anh nói chưa đúng lắm.

- Sức khỏe của nó không được tốt lắm.

- Bạn ấy chưa được nhanh lắm.


Bài 4 (trang 109 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nói giảm nói tránh" số 6

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.
Ví dụ:
+ Nguyễn Khuyến khóc người bạn già của mình:
Bác Dương thôi đã thôi rồiNước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

“Thôi đã thôi rồi” thông báo một cái tin đột ngột, đau buồn, đồng thời cũng là một lời kêu tuyệt vọng trước định mệnh phũ phàng.

+ Khi biểu thị thái độ nhã nhặn, tránh thô tục, thiếu lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ cũng thường dùng cách nói tránh.

Ví dụ: Cháu nhà tôi học chưa được khá

“Chưa được khá” được dùng thay cho “học kém”.


2. Các cách nói giảm nói tránh

– Trong hoạt động giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng các từ đồng nghĩa để nói giảm nói tránh. Các từ Hán Việt thường được dùng trong trường hợp này để tránh gây những ấn tượng cụ thể. Ví dụ:

Thường nói:

– tử thi, thi hài

– chiến sĩ

– còn nhiều tồn tại cần khắc phục

Không nói:

– xác chết

– lính

– yếu kém

– Dùng cách phủ định từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa:

Ví dụ:

+ “Chị ấy xấu” có thể thay bằng “Chị ấy không đẹp lắm”.

+ “Anh ấy hát dở” có thể thay bằng “Anh ấy hát chưa hay”

– Dùng cách nói trống:

Ví dụ: “Ông ấy sắp chết” có thể thay bằng ” Ông ấy chỉ… nay mai thôi”


II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Thay các từ gạch chân bằng các từ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:

Chiếc áo của cậu xấu quá.
Canh nấu quá mặn.
Đây là lớp học của trẻ bị mù mắt, còn kia là lớp học dành cho trẻ bị điếc tai.
Ông tôi làm gác cổng ở trường.
Gợi ý:

Có thể lựa chọn trong các cách nói sau đây để thay cho những từ gạch chân: không đẹp lắm, chưa được ngọt, khiếm thị, khiếm thính, bảo vệ.

2. Hãy tìm và phân tích biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau:

Nửa chừng xưa thoắt gẫy cành thiên hương.

(Nguyễn Du)

Bỗng lèo chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi.

(Tố Hữu)

Thầy cô Pha chỉ chê có mỗi một câu: “Phải cái nhà nó khí thanh bạch” thì mẹ cô Pha kêu lên rằng: “Chao ôi, thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời. Nghèo thì càng dễ ở với nhau. Tôi chỉ thích những nơi cũng tiềm tiệm như mình”.

(Tô Hoài)

Ông mất năm nao? Ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà về năm đói làng treo lưới

Biển động, Hòn Me giặc bắn vào.

(Tố Hữu)

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – Lênin, thế giới người hiền.

(Tố Hữu)

Gợi ý:

Gẫy cành thiên hương: nói về cái chết
Thôi rồi: sự hy sinh
Thanh bạch, tiềm tiệm: cái nghèo
Mất, về: cái chết
Lên đường theo tổ tiên:cái chết
Tìm trong văn học 3 ví dụ về nói giảm nói tránh.
Gợi ý:

Mẫu:

Người nằm dưới đất ai ai đó…Giang hồ mê chơi quên quê hương

(Tản Đà)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nói giảm nói tránh" số 2

I. Nói giảm nói tránh là gì

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

1. Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó?

- Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu, Bác đi)

- Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.

(Hổ Phương Thư nhà)

Trả lời

- "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác", " đi", "chẳng còn" : đều mang ý nghĩa chỉ cái chết, mất.

- Người viết, người nói muốn giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề, ghê sợ của cái chết, sự mất mát.

>> Xem thêm: Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam

2. Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa ?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu)

Trả lời

Tác giả trong đoạn văn sử dụng từ " bầu sữa" mà không dùng từ khác bởi từ bầu sữa là cách nói tế nhị, tránh thô tục mà vẫn gợi được sự ấm áp, thân thương của tình mẫu tử.

3. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

- Con dạo này lười lắm.

- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Trả lời

Trong hai cách nói thì câu "Con dạo này không được chăm chỉ lắm" là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị đối với người nghe.


II. Luyện tập

Bài 1

Điển các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống /.../: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a) Khuya ổi, mời bà //

b) Cha mẹ em // từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học cho trẻ em /../

d) Mẹ đã /../ rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e) Cha nó mất, mẹ nó ... ,nên chú nó rất thương nó

Trả lời:

Điền từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống.

a, Đi nghỉ

b, Chia tay nhau

c, Khiếm thị

d, Có tuổi

e, Đi bước nữa


Bài 2

Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nói có sử dụng cách nói giảm nói tránh...

a) Anh phải hoà nhà với bạn bè !

a) Anh nên hoà nhã với bạn bè !

b) Anh ra khỏi phòng tôi ngay !

b) Anh không nên ở đây nữa !

c) Xin đừng hút thuốc trong phòng !

c) Cấm hút thuốc trong phòng !

d) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d,) Nó nói như thế là ác ý.

e) Hôm qua em hôn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Trả lời:

Câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh:

a, Anh nên hòa nhã với bạn bè!

b, Anh không nên ở đây nữa!

c, Xin đừng hút thuốc trong phòng!

d, Nó nói như thế là thiếu thiện chí

e, Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.


Bài 3

Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói " Bài thơ của anh dở lắm" thì lại bảo "Bài thơ của anh chưa được hay lắm". Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau

Trả lời:

Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau

- Nó học chưa được tốt lắm.

- Con dạo này chưa được ngoan lắm.

- Anh nói chưa đúng lắm.

- Sức khỏe của nó không được tốt lắm.

- Bạn ấy chưa được nhanh lắm.


Bài 4

Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh

Trả lời:

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nói giảm nói tránh" số 3

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

Ví dụ 1: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Bác đã đi rồi sao, bác ơi!
(Tố Hữu, Bác ơi)

“Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.”
(Hồ Phương, Thư nhà)

Trả lời:

Những từ in đậm trong các đoạn trích đều nói đến cái chết.
Người viết, người nói dùng cách diễn đạt đó để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn khi mất một người thân yêu và thể hiện thái độ tôn kính.
Ví dụ 2:
Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lung cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Trả lời:

Trong câu văn trên, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa vì nhằm mục đích tránh gây cảm giác thô tục.
Ví dụ 3:
So sánh hai cách nó sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.

Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Trả lời:

Cách nói nhẹ ngành, tế nhị hơn đối với người nghe là: Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Ghi nhớ: Nói giảm nói tránh, là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.


Luyện tập

Câu 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l...l: ...

Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l...l: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

a. Khuya rồi, mời bà l...l

b. Cha mẹ em l...l từ ngày em còn rất hé, em về ở với bà ngoại.

c. Đây là lớp học dành cho trẻ em l...l.

d. Mẹ đã l...l rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e. Cha nó mất, mẹ nó l...l, nên chú nó rất thương nó.

Trả lời:

a. Khuya rồi, mời bà đi nghỉ

b. Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c. Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị.

d. Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e. Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.


Câu 2:
Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh ?

a1. Anh phải hoà nhã với bạn bè!

a2. Anh nên hoà nhã với bạn bè!

b1. Anh ra khỏi phòng tôi ngay!

b2. Anh không nên ở đây nữa!

c1. Xin đừng hút thuốc trong phòng!

c2. Cấm hút thuốc trong phòng!

d1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

d2. Nó nói như thế là ác ý.

e1. Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.

e2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Trả lời:

Câu sử dụng cách nói giảm nói tránh là:

a2. Anh nên hoà nhã với bạn bè!

b2. Anh không nên ở đây nữa!

c1. Xin đừng hút thuốc trong phòng!

d1. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.

e2. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.


Câu 3:
Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ...

Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ phải nói “Bài thơ cùa anh dở lắm’’ thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm’’. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Trả lời:

1. Bài văn của cậu viết dở lắm.

=> Bài văn của cậu viết chưa hay lắm.

2. Thái độ của anh bất lịch sự quá!

=> Thái độ của anh hơi quá mức đấy.

3. Cậu học môn toán kém quá đấy

=> Cách nói giảm: Cậu cần cố gắng nhiều hơn môn Toán đấy.

4. Chiếc áo này xấu quá

=> Chiếc áo này không được đẹp cho lắm

5. Chữ cậu xấu lắm

=> Cậu cố gắng luyện chữ cho đẹp hơn nhé


Câu 4:
Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. ...

Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

Trả lời:

Trường hợp không nên dùng cách nói giảm nói tránh là: Không nên dùng cách nói giảm nói tránh trong trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng.
Ví dụ trong bài phê bình văn học, báo cáo khuyết điểm của bạn...

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nói giảm nói tránh" số 4

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

- Thế nào là nói giảm nói tránh?

- Vấn đề vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong giao tiếp.

1. Thế nào là nói giảm nói tránh?

- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Biện pháp tu từ này có phần ngược với biện pháp tu từ nói quá đã học ở bài trước. Đây là một cách diễn đạt tránh né, không nói thẳng, nói toạc ra, nhằm đảm bảo tính chất lịch sự, trang nhã. Khi phải đề cập đến những sự vật, hiện tượng mà nếu gọi đúng tên thì không tiện vì thô hoặc dễ gây cảm giác khó chịu (đau khổ, ghê sợ, nặng nề,...) hoặc dễ xúc phạm đến người nghe. Ví dụ, nói đến một người đã chết bằng những cách nói như: mất, qua đời, không còn nữa, khuất núi, quy tiên, từ trần, tạ thế, đi xa,... là nói giảm nói tránh khỏi gây nỗi đau xót cho người đối thoại. Ngoài những cách nói quen thuộc trong khẩu ngữ sinh hoạt của nhân dân nói trên, còn có những cách nói, cách diễn đạt rất phong phú, đa dạng, sáng tạo của các nhà vãn, nhà thơ khi nói về cái chết.


Dưới đây là một số ví dụ:

+ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu)

+ Bác đã lên đường, theo tổ tiên

Mác -Lê-nin, thế giới Người Hiền.

(Tố Hữu)

+ Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày

Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay

Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh hay...

(Tố Hữu)

+ Đã ngừng đập, một trái tim

Đã ngừng đập, một cánh chim đại bàng.

(Thu Bồn)

+ Làng trên xóm dưới xôn xao

Ông sao sáng nhất trời cao băng rồi!

(Tố Hữu)

+ Bà “về” năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hồn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

+ Bỗng loè chớp dó

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chủ đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi.

(Tố Hữu)

+ Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(Nguyễn Khuyến)

+ Bác ra tàu trước, đệ còn khoan.

(Tú Mỡ)


2. Vấn đề vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong giao tiếp

Trong giao tiếp thông thường, cần có ý thức vận dựng biện pháp nói giám nói tránh khi cần thiết, để thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự tôn trọng của người nói đối với người nghe, thể hiện phong cách nói năng đúng mực của con người có giáo dục, có văn hoá. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng sự thật thì không nên tránh né, không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi. Trong những tình huống như vậy, người nghe cần biết rõ sự thật, cho nên cần thiết phải nói rõ sự thật. Tóm lại, việc vận dụng biện pháp nói giám nói tránh cũng cần phải linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ.


II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em lần lượt thử điền từng từ ngữ nói giảm nói tránh vào mỗi chỗ trống; nếu tạo ra câu có nội dung thích hợp thì điền được. Kết quả điền cụ thể như sau:

- Câu (a): đi nghỉ.

- Câu (b): chia tay nhau.

- Câu (c): khiếm thị.

- Câu (d): có tuổi.

- Câu (e): đi bước nữa.

2. Em đọc kĩ từng cặp câu, so sánh hai cách diễn đạt, xem cách nào diễn đạt tế nhị, nhẹ nhàng, “dễ nghe” hơn - cách diễn đạt đó đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh (và ngược lại).

Đáp án:

- Các câu có sử dụng cách nói giám nói tránh: a2, b2, c1, d1, e2.

- Các câu không sử dụng cách nói giám nói tránh: a1, b1, c2, d2, e1.

3. Dựa vào câu mẫu đã cho trong SGK (Bài thơ của anh chưa được hay lắm.), em đặt năm câu nói về các nội dung khác nhau do em tự chọn. Em tham khảo một số câu sau:

- Nó thấp lùn. → Nó chưa được cao lắm.

- Con dạo này hư lắm. → Con dạo này chưa được ngoan lắm.

- Anh nói sai rồi. → Anh nói chưa đúng lắm.

- Sức khỏe của nó kém lắm. → Sức khỏe của nó không được tốt lắm.

- Bạn ấy chậm chạp lắm. → Bạn ấy chưa được nhanh nhẹn lắm.

4. Em đọc lại mục 2 (Vấn dề vận dụng hiện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong giao tiếp) ở trên, rồi nêu cụ thể các trường hợp, các tình huống không nên nói giảm nói tránh.

Ví dụ:

- Nói về những khuyết điểm của bạn (như: bỏ trực nhật lớp, mặc dù đã được phân công; nghỉ học không có lí do; nói tục, chửi bậy; đánh nhau; thiếu lễ độ với thầy (cô) giáo,...) trong cuộc họp lớp tổng kết đợt thi đua.

- Giáo viên chủ nhiệm nói với phụ huynh học sinh về ưu điểm, nhược điểm của một học sinh nào đó trong lớp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Nói giảm nói tránh" số 5

I. Kiến thức cần nhớ:

1. Khái niệm:

Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

VD: Cháu bé đã bớt đi ngoài chưa?

2. Một số cách nói giảm nói tránh thường gặp.

a. Sử dụng các từ đồng nghĩa Hán việt

– Chết: từ trần, tạ thế

– Chôn: mai táng, an táng

b. Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa thông qua các hình thức ẩn dụ, hoán dụ.

VD: Bác đã lên đường theo tổ tiên.

c. Phủ định từ trái nghĩa.

VD: Xấu: chưa đẹp, chưa tốt.

d. Nói trống

VD: Ông ấy chỉ nay mai thôi.

* Nói giảm nói tránh chủ yếu được dùng trong lời nói hàng ngày, VB chính luận, VB nghệ thuật…


II. Bài tập:

1/ Bài 1:

Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau và cho biết ý nghĩa của nó.

a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được trở về cõi Phật.

b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

c. Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

d. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!

2/ Bài 2:

Có thể thay từ chết trong các câu sau bằng cách nói như ở bài tập 1 được không? Vì sao?

a. Trong những năm qua số người mắc bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh truyền nhiễm giảm dần.

-> VB khoa học.

b. Sau trận bão, cây cối trong vườn chết hết cả.

-> Đồ vật.

c. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt.

-> Giết chết (đâm chết, bắn chết) có tính ổn định chặt chẽ, thêm vào đó, cúng có khả năng kết hợp khác với từ chết đứng riêng.

3/ Bài 3:

Đặt 3 câu nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa.

VD: Em nấu ăn chưa được ngon lắm.

4/ Bài 4:

Thay các từ ngữ gạch chân bằng các từ ngữ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm, nói tránh:

a. Anh cứ chuẩn bị đi, bà cụ có thể chết trong nay mai thôi.

b. Ông ấy muốn anh đi khỏi nơi này.

c. Bố tôi làm người gác cổng cho nhà máy.

d. Cậu ấy bị bệnh điếc tai, mù mắt.

đ. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn.

e. Ông giám đốc chỉ có một người đầy tớ.

( * đi; lánh mặt khỏi đây một chút; bảo vệ; khiếm thính, khiếm thị; cấp dưỡng; người giúp việc).


Bài về nhà.

Bài 1: Tìm biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau.

a. Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta. (Nguyễn Khuyến)

– Thôi đã thôi rồi: Giảm nhẹ sự mất mát, trống vắng không phương bù đắp.

b. Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. (Nguyễn Du)

– Gãy cành thiên hương: Cuộc đời, số phận nàng kiều bị vùi dập, sắc đẹp tàn phai, bị dày vò.

Bài 2: Tìm các câu có vận dụng cách nói giảm, nói tránh trong giao tiếp mà em thường gặp.

( VD: Chị Lan dạo này có vẻ thưa đi làm.

Trông cô ấy có vẻ không hiền lắm.)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?