Top 6 Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" lớp 6 hay nhất

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v... Để tìm hiểu chi tiết hơn về kiến thức này, mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian…
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt,
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong băn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng…


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (Trang 38 SGK) Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:

- Vua Hùng: - Mị Nương:- Thuỷ Tinh:

a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật.b. Tóm tắt truyện theo sự việc gắn với nhân vật chính.c. Tại sao truyện lại gọi Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được khôngVua Hùng kén rểTruyện Vua Hùng, Sơn Tinh và Thủy TinhBài ca chiến công của Sơn Tinh


Bài làm:

a. Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
Mị Nương: không
Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
==> Vai trò:
Quyết định phần chính yếu của câu truyện.
Nói lên thái độ người kể.
Giải thích hiện tượng lũ lụt.
Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
==> Ý nghĩa: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.


b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản như sau:
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, nết na. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau,và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện sính lễ:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.


c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát nội dung của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian.
Trong các tên gọi: Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Vì vậy, truyện có tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu đổi bằng các tên như đã nêu thì sẽ không thể hiện được nội dung mà truyện muốn thể hiện.


Bài 2 (Trang 38 SGK)
Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
Bài làm:
Ta sẽ kể câu chuyện này theo thứ tự :
Tên sự việc
Do ai làm
Việc xảy ra ở đâu
Chuyện xảy ra lúc nào
Nguyên nhân
Diễn biến
Kết quả


Bài mẫu:
Trong cuộc đời, có lẽ đó là kỉ niệm không bao giờ quên đối với tôi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi công viên, tôi vui thích vô cùng. Vì mỗi lần được đi chơi công viên là tôi lại được chơi cùng nhiều bạn, được chơi nhiều trò chơi thỏa thích trong khuôn viên rộng lớn. Mỗi lần đi chơi, bố mẹ đều dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chạy nhảy tung tăng xa bố mẹ quá". Tôi hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, tôi chạy nhảy vui chơi, chơi hết trò này đến trò khác nên chẳng mấy chốc tách ra bố mẹ lúc nào không biết. Càng đi tôi càng không tim thấy bố mẹ ở đâu nữa. Tôi ngồi vào một gốc cây ôm mặt khóc.


Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của tôi, bố mẹ lo lắng đi tìm. Tìm một lúc không thấy, bố mẹ đã nhanh trí chạy lại phòng bảo vệ nhờ bác ấy loa tìm cháu bé Nguyễn Gia Khánh, có bố Ngọc, mẹ Mai. Nghe thấy tiếng loa, tôi òa khóc lên, một bác đi thể dục gần đó lại hỏi, hiểu rõ sự tình câu chuyện và đưa tôi lại phòng bảo vệ gặp bố mẹ.


Sau sự việc ấy, tôi đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Tôi ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 1

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự việc trong văn tự sự

a.

- Sự vệc khởi đầu: (1)

- Sự việc phát triển: (2, 3, 4, 5)

- Sự việc cao trào: (6)

- Sự việc kết thúc: (7)

Các sự việc xảy ra theo một trình tự thời gian, nguyên nhân dẫn đến kết quả.

b. - Các yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

+ do ai làm: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ ở đâu: thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển.

+ lúc nào: đời vua Hùng mười tám.

+ nguyên nhân: tranh chấp cùng cầu hôn con gái vua của hai chàng trai.

+ diễn biến: Sơn Tinh đến trước lấy được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

+ kết quả: Sơn Tinh thắng, từ đó hằng năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

- Không thể xóa bỏ thời gian, địa điểm, việc Sơn Tinh có tài, việc vua ra điều kiện kén rể. Vì nếu mất đi một trong số các yếu tố đó, câu chuyện sẽ thiếu thông tin, không rõ ràng, không cụ thể.

- Thủy Tinh nổi giận là có lí. Không lấy được Mị Nương, mà sính lễ vua yêu cầu là những thứ dễ tìm trên mặt đất, bất lợi cho Thủy Tinh (có lẽ ngay từ đầu nhà vua đã yêu mến Sơn Tinh hơn).

c. - Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng: Sơn Tinh được kể về tài lạ trước; Sơn Tinh lấy được vợ và chiến thắng; vua Hùng không tự đề ra cách chọn rể mà có bàn bạc với Lạc hầu.

- Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh hai lần thể hiện ý nghĩa luôn chiến thắng thiên tai của con người.

- Không thể cho Thủy Tinh thắng. Vì sẽ làm mất đi ý nghĩa của truyện.

- Không thể xóa bỏ sự việc "Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước..." vì đó là sự việc giải thích sự xuất hiện của lũ.


Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Nhân vật trong văn tự sự

a. - Nhân vật chính và được nói tới nhiều nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Vua Hùng, Mị Nương, các Lạc hầu là các nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ.

b. Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể:

  • Vua Hùng: đời vua thứ mười tám - kén rể, bàn bạc với Lạc hầu
  • Sơn Tinh: Sơn Tinh - vùng núi Tản Viên- vẫy tay… dời núi, tìm được lễ vật trướccầu hôn, ngăn lũ
  • Thủy Tinh: miền biển - hô mưa gọi gió- cầu hôn, dâng nước gây lũ
  • Mị Nương: con gái Vua Hùng - đẹp người đẹp nết - theo Sơn Tinh về
  • Lạc hầu: bàn bạc

Luyện tập
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Việc làm các nhân vật: Xem lại mục I.2.b ở trên.
Vai trò, ý nghĩa các nhân vật:
- Quyết định cốt lõi, chủ đề câu chuyện.
- Nói lên thái độ người kể.

b. Tóm tắt truyện theo nhân vật chính:

Thần Núi Sơn Tinh và thần Nước Thủy Tinh cùng đến cầu hôn công chúa Mị Nương trong một lần vua Hùng kén rể. Vua Hùng không biết từ chối ai nên đưa ra điều kiện kén rể, ai đem lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước đón Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thua trận rút lui. Về sau mỗi năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

c. Nếu đổi nhan đề truyện thành:

- Vua Hùng kén rể hoặc Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không đúng trọng tâm chủ đề truyện, không bao hàm hết nội dung, ý nghĩa.

- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh thì không xác định rõ về nhân vật chính, phụ.


Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bài viết tham khảo:

Hưng là học sinh lớp 6, là con ngoan trò giỏi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi biển, Hưng vui thích vô cùng. Vì lần đầu Hưng ra biển nên bố mẹ lo lắng căn dặn rất nhiều. Bố có dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chơi phía rừng đằng kia, lỡ lạc vào đó thì nguy hiểm lắm". Hưng hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, Hưng gặp mấy người bạn cùng lớp. Các bạn rủ nhau ra phía rừng chơi tìm kho báu, vui quá Hưng bỗng quên lời bố theo các bạn ra phía rừng. Rồi lỡ đi sâu trong rừng, Hưng và các bạn bị lạc.

Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của Hưng, bố mẹ lo lắng đi tìm. Từ lúc trưa nắng cho đến chiều, vẫn chưa tìm được con, bố mẹ Hưng gọi cứu hộ giúp đỡ, họ gặp những người bố, người mẹ của các bạn khác. Đến tối, các nhân viên cứu hộ đã tìm được Hưng và các bạn đang sợ hãi ngồi trong rừng tối.

Sau sự việc ấy, Hưng đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Hưng ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 6

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

Câu 1: a) Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn kể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

- Vua Hùng kén rể: là sự việc khởi đầu.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến cầu hôn; vua Hùng ra điều kiện kén rể; Sơn Tinh đến trước được vợ: là các sự kiện phát triển.

- Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh: là sự việc cao trào.

- Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút về; hàng năm Thủy Tinh vẫn khởi chiến nhưng đều thua: đó là sự việc kết thúc.

• Các sự việc trên có mối nhân quả chặt chẽ: Việc vua Hùng kén rể dẫn đến việc hai thần cùng đến cầu hôn. Hai thần cùng cần hôn dẫn đến việc vua phải đưa ra điều kiện chọn rể. Việc này lại dẫn đến việc Sơn Tinh đến sớm, lấy được vợ. Việc Sơn Tinh được vợ dẫn đến chuyện Thủy Tinh nổi giận đánh Sơn Tinh. Việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh dẫn đến việc hai bên giao tranh dữ dội. Việc giao tranh năm đó và các năm sau dẫn đến việc thất bại của Thủy Tinh.

b) Sáu yếu tố của văn tự sự thể hiện trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Chuyện do ai làm: do Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng làm.

- Việc xảy ra ở đâu: việc xảy ra ở miền Bắc nước ta.

- Việc xảy ra lúc nào: việc xảy ra vào thời Hùng Vương thứ 18.

- Nguyên nhân: nguyên nhân của sự việc là do vua kén rể và Sơn Tinh được vợ.

- Diễn biến: vua kén rể - Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn - vua ra điều kiện chọn rể - Sơn Tinh đến sớm, được vợ - Thủy Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh - Hai bên giao tranh.

- Kết quả: cuối cùng Thủy Tinh thua cuộc.

• Ta không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm vì làm thế, câu chuyện sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể và mất đi tính lịch sử của nó.

- Việc giới thiệu tài năng của Sơn Tinh là cần thiết vì đó là điều kiện để có thể đánh thắng Thủy Tinh.

- Không thể bỏ việc vua Hùng ra điều kiện kén rể vì đó là một chi tiết then chót dẫn đến sự việc Sơn Tinh được vợ.

- Việc Thủy Tinh nổi giận là vô lí vì vua đã ra điều kiện trước, ai làm đúng với điều kiện đó thì được kén làm con rể vua Hùng và Sơn Tinh đã đến sớm nên được vợ là phải, Thủy Tinh đến chậm (không hợp điều kiện) nên không cưới được vợ là đúng.

c) Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng là: vua Hùng đã rất công bằng khi đề ra điều kiện kén rể.

Sơn Tinh khi trổ tài đã tỏ ra vượt trội hơn Thủy Tinh và có thể chế ngự được tài năng của Thủy Tinh. Còn một chi tiết nữa là các thứ mà vua đề ra để làm sính lễ: "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao" cùng với "cơm nếp, bánh chưng" đều là những thứ có sẵn ở miền rừng núi và trên cạn. Như vậy thì Sơn Tinh sẽ thuận lợi hơn Thủy Tinh rất nhiều trong việc tìm kiếm các thứ lễ vật dẫn cưới đó. Nói về sự chiên thắng của Sơn Tinh người kể cũng tỏ ý thật vui mừng hả dạ.

- Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa khẳng định sức mạnh hơn hẳn của Sơn Tinh.

- Không thể cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh vì như vậy lũ lụt sẽ xảy ra, người chết, nhà cửa bị trôi đi, đồng ruộng ngập nước, nạn đói kém sẽ xảy ra kéo theo dịch bệnh.

- Không thể xóa bỏ việc "hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh" vì đó là một thực tế: năm nào, về mùa lũ, nước sông cũng dâng cao đe dọa tính mệnh và tài sản của dân ta.


Câu 2. Nhân vật trong văn tự sự:

a) Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc, đồng thời cũng là người được thể hiện, được nói tới.

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng thứ mười tám, công chúa Mị Nương, các Lạc hầu.

- Nhân vật chính là; Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng có vai trò quan trọng nhất.

- Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng được kể tới nhiều lần.

- Nhân vật phụ là vua Hùng, Mị Nương, các Lạc hầu.

Nhưng những nhân vật này vẫn cần thiết phải có, không thể bỏ.

b) Nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như sau:

- Được gọi tên: vua Hùng thứ mười tám, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng: Vua Hùng là nhà vua thứ mười tám.

Mị Nương là con vua Hùng, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.

Sơn Tinh người vùng núi Tản Viên, có tài phép di chuyển được núi đồi.

Thủy Tinh người miền biển có tài gọi gió, hô mưa.

- Được kể việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói:

Vua Hùng muốn kén rể cho con đã nêu ra điều kiện để lựa chọn chàng rể tài ba. Điều kiện đó được kể rõ trong lời nói của nhà vua.

Sơn Tinh biểu diễn phép lạ và đã đến sớm hơn Thủy Tinh nên đón được Mị Nương về làm vợ.

Thủy Tinh cũng trổ tài nhưng đến chậm nên tức giận mà khởi chiến đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau kịch liệt nhưng Thủy Tinh đánh không thắng Sơn Tinh đành phải rút quân về. Tuy vậy Thủy Tinh vẫn đeo mối thù dai dẳng nên mỗi năm lại gây chiến một lần dù vẫn không thắng được Sơn Tinh.

- Được miêu tả: truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh không miêu tả cụ thể hình dung tướng mạo của Sơn Tinh và Thủy Tinh mà chỉ miêu tả hành động của hai thần.

Chú ý:

- Sự việc trong văn tự sự được kể sự việc xảy ra một cách cụ thể, về thời gian, không gian, nhân vật. Có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...

Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn diễn đạt.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...


II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Chỉ ra các việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng muốn kén rể và đã chọn được Sơn Tinh để gả Mị Nương.

- Mị Nương, con gái nhà vua đi lấy chồng.

- Sơn Tinh trổ tài rồi mang lễ vật tới trước nên đã lấy được Mị Nương. Sơn Tinh dời đồi, bốc từng dãy núi chống lại sự tấn công quyết liệt của Thủy Tinh và đã chiến thắng.

- Thủy Tinh cũng biểu diễn phép lạ nhưng lại là người mang lễ vật tới sau nên không cưới được Mị Nương, do đó đã nổi giận dâng nước và làm nên giông bão đánh Sơn Tinh, nhưng cuối cùng đã thất bại lui binh. Tuy thế, mỗi năm một lần, Thủy Tinh vẫn gây chuyện chiến tranh. Sơn Tinh dũng cảm chống đỡ nên Thủy Tinh vẫn không thắng nổi.

a) Nhận xét vai trò ý nghĩa của các nhân vật:

- Vua Hùng và Mị Nương chỉ có vai trò phụ trong truyện và không mang ý nghĩa nào nổi bật. Tuy nhiên việc nhà vua kén rể lại là nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc giao chiến giữa hai thần.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh có vai trò chính trong truyện. Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh của lũ lụt hàng năm đe dọa cuộc sống của nhân dân ta. Sơn Tinh là nhân vật có ý nghĩa cao đẹp vì Sơn Tinh tượng trưng cho ý chí, cho sức mạnh và ước vọng của nhân dân ta trong việc ngăn chặn thiên tai để bảo vệ cuộc sống của mình.

b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc của các nhân vật chính: Hai thần cùng đến cầu hôn Mị Nương.

Sơn Tinh trổ tài hóa phép dời chuyển núi đồi.

Thủy Tinh cũng biểu diễn phép thuật gọi gió, hô mưa.

Sơn Tinh mang lễ vật đến trước nên đón được Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh đến chậm, nổi giận, dâng nước và làm bão lũ đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh hóa phép chống lại. Thủy Tinh không thắng cuộc phải lui quân nhưng hàng năm vẫn chưa nguôi giận nên vẫn gây chiến.

c) Tác phẩm gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh để làm nổi bật các nhân vật chính và những sự việc cốt lõi của câu chuyện.

Nếu đổi tên truyện là Truyện vua Hùng kén rể thì tên này không bao quát được ý nghĩa chính của câu chuyện.

Nếu lấy tên truyện là Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh thì quá dài dòng và làm mờ nhạt đi hình ảnh của hai nhân vật chính.

Nếu lấy tên truyện là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì cũng làm mờ nhạt nhân vật chính Thủy Tinh.


Câu 2. Cho nhan đề truyện Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.

Bài tham khảo

Mở bài: Nam là học sinh lớp 6A. Biết tính Nam rất hiếu động nên hôm qua trước khi đi chợ xa, mẹ Nam đã dặn Nam: "Ở nhà một mình, con chớ có nghịch ngợm và đặc biệt là không trèo cây vì trèo cây nguy hiểm lắm! Con có nhớ không?". Nam trả lời mẹ: "Dạ, con nhớ mẹ ạ!". Tuy nhiên, mẹ vừa ra khỏi nhà một lát là Nam đã quên ngay lời mẹ dặn và chạy tót ra vườn chơi. Ra vườn Nam đi hết gốc này sang gốc nọ, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả xoài chín cây đã ửng vàng. Nam quyết hái trái xoài ấy xuống ăn. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam bắt đầu trèo lên cây xoài.

Thân bài: Nam bám hai tay vào thân cây xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới gốc rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn, Nam đu người lên rồi đứng hẳn lên cành xoài đó. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, không với tới được. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín thì rắc một cái, cành cây mà Nam đang đạp chân lên gẫy gục xuống vì nó không chịu đựng nổi sức nặng của Nam. Thế là Nam tuột tay rơi huỵch xuống đất nằm sõng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà và bò lên giường nằm. Mẹ Nam về đến nhà thấy thế liền vội vàng chở Nam đi bệnh viện. Sau khi chiếu điện xong, bác sĩ bảo: "Xương đùi trái bị nứt một chỗ, bây giờ phải bó bột, sau một thời gian nó sẽ tự lành".

Thế là Nam phải bó bột, mỗi lúc muốn di chuyển phải chông nạng gỗ. Hàng ngày mẹ phải chở Nam vào tận cửa lớp rồi phải canh giờ đón Nam về.

Kết bài: Hơn hai tháng sau, chỗ bó bột mới được gỡ ra. Bác sĩ xem phim chụp hình xong bảo: "Chỗ nứt đã lành nhưng vẫn còn yếu, phải giữ gìn cẩn thận khi đi lại". Sau lần gẫy xương đó, Nam ân hận vô cùng. Vì không nghe lời mẹ, Nam đã bị đau đớn nhiều lại làm mẹ phải lo lắng và tốn kém. Nam tự hứa, từ nay, mẹ cha đã dặn bảo điều gì thì Nam sẽ hết sức nghe theo, làm theo, không dám trái lời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 5

I. Đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

Ví dụ 1:

a. Sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết quả trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

Sự việc mở đầu: Vua Hùng kén rể cho con gái
Sự việc phát triển:
Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương
Thủy Tinh đến sau, tức giận đánh Sơn Tinh.
Sự việc cao trào: Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về
Kết quả: Hàng năm Thủy Tinh cứ làm giông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.


b. Sáu yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm
Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám
Sự việc diễn ra: khi vua Hùng kén rể cho con gái
Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua
Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua
Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái
Theo em, không thể bỏ yếu tố thơi gian và địa điểm trong truyện này vì đây là 2 trong 6 yếu tố để giúp cho truyện cụ thể, sáng tỏ. Nếu bỏ đi thì chuyện sẽ không sẽ trở nên khó hiểu.
Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là để thi tài và chiến thắng Thủy Tinh.
Nếu bỏ chi tiết vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.
Thủy Tinh giận rất có lí vì cơn ghen, vì tự ái, cay cú thua cuộc.


2. Nhân vật trong văn tự sự

Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng, Mị Nương, Lạc Hầu
Nhân vật chính và có vai trò trong truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói đến nhiều nhất
Nhân vật phụ là vua Hùng. Sự góp mặt của nhân vật phụ là cần thiết. Bởi chính nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
b. Nhân vật trong văn tự sự được kể:

STT

Nhân vật

Tên gọi

Lai lịch

Tài năng

1

Sơn Tinh

Sơn Tinh

ở vùng núi Tản Viên

Có nhiều tài lạ

Mang sính lễ đến cầu hôn…

2

Thủy Tinh

Thủy Tinh

Ở miền biển Đông

Có nhiều tài lạ

Mang sính lễ đến cầu hôn…

3

Vua Hùng

Vua Hùng

Thứ 18

Kén rể…

4

Mị Nương

Mị Nương

Con gái Vua Hùng

5

Lạc Hầu

Lạc Hầu

Ghi nhớ:

Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt,
Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong băn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng…

Luyện tập

Câu 1: Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong ...

Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:

Vua Hùng:

Mị Nương:

Thuỷ Tinh:

a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật.

b. Tóm tắt truyện theo sự việcgắn với nhân vật chính.

c. Tại sao truyện lại gọi Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không

Vua Hùng kén rể

Truyện Vua Hùng, Sơn Tinh và Thủy Tinh

Bài ca chiến công của Sơn Tinh


Trả lời:

a. Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
Mị Nương: không
Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
=> Vai trò:

Quyết định phần chính yếu của câu truyện.
Nói lên thái độ người kể.
Giải thích hiện tượng lũ lụt.
Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
=> Ý nghĩa: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.


b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

Sơn Tinh và Thủy Tinh một người chúa miền non cao, một người chúa miền nước thẳm, cả hai đều có tài lạ. Nghe tin vua Hùng đang kén rể cho Mị Nương. Hai chàng cùng đến cầu hôn và thể hiện tài năng của mình. Vua Hùng không biết chọn ai từ chối ai, liền ra điều kiện sính lễ . Ngày mai ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới Mị Nương.

Sớm hôm sau Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương. Sơn Tinh bốc đồi ,dời núi đánh trả quyết liệt. Thủy Tinh thua trận, ôm hận, hàng năm lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.


c. Tác giả đặt tên truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì: Đó là tên nhân vật chính của truyện. Mặt khác, các tác phẩm dân gian thường lấy tên nhân vật chính.

Nếu đổi tên truyện thành:

Vua Hùng kén rể: Không được vì truyện không bộc lộ được chủ đề.
Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh: Không được vì tên vừa dài dòng vừa đánh đồng các nhân vật chính với nhân vật phụ.
Bài ca chiến công của Sơn Tinh: có thể đặt tên truyện như vậy vì truyện nhăm ca ngơi chiến thắng của Sơn Tinh và nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai bão lụt sảy ra hàng năm.
=>Cái tên Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫn hợp nhất với nội dung câu chuyện.


Câu 2:
Cho nhan đề truyện: “Một lần không vâng lời”...

Cho nhan đề truyện: “Một lần không vâng lời”. Em hãy tưởng tượng một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Trả lời:

Nhân vật chính: Em
Nhân vật phụ: Mẹ em, cô giáo em, bạn cùng lớp…
Sự việc chính:
1. Mẹ cho tiền đóng học

2. Gặp bạn , bạn rủ đi đánh điện tử

3. Cô giáo điện thoại thông báo em chưa đóng tiền lại bỏ học

4. Mẹ hỏi em không biết giải thích hợp lý khiến mẹ buồn.

5. Em ân hận về những việc làm của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 3

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Câu 1 - Trang 37 SGK

a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.

b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?

c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?


Trả lời

a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Sự việc khởi đầu là (1).

– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

– Sự việc cao trào là (6)

– Sự việc kết thúc là (7)

Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.


b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

– Kết thúc: (7)

Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.


c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.

Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.

Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.


Câu 2 - Trang 38 SGK

a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?

– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?

– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?

– Được gọi tên, đặt tên;

– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;

– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;

– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…

Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?

Trả lời

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)

– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)

b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.

Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…

Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…

Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.


Luyện tập

Câu 1 - Trang 38 SGK

Chỉ ra những việc làm mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

– Vua Hùng: …

– Mị Nương: …

– Sơn Tinh: …

– Thủy Tinh: …

a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.

c) Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?

– Vua Hùng kén rể

– Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh

– Bài ca chiến công của Sơn Tinh.

Trả lời

– Những việc của nhân vật.

+ Vua Hùng kén rể, chọn các Lạc hầu bàn bạc và ra lời phán.

+ Mị Nương theo Sơn Tinh về núi.

+ Sơn Tinh vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.

+ Thủy Tinh gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh.

a) Vai trò, ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh.

– Quyết định phần chính yếu của câu truyện.

– Nói lên thái độ người kể.

– Giải thích hiện tượng lũ lụt.

Sơn Tinh như vị phúc thần chống lại thế lực của Thủy Tinh thần nước – một tai họa mà mọi người rất muốn diệt trừ.

Hai nhân vật còn lại chỉ tạo nguyên nhân cho câu chuyện phát triển, tạo nên sự đối đầu của Sơn Tinh và Thủy Tinh.

b) Ở đây, Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật chính, được nói đến nhiều nhất, nên tóm tắt cần chú trọng các sự kiện xoay quanh hai nhân vật này.

c) Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian.

Do đó truyện có tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu đổi bằng các tên như SGK thì sẽ không thể hiện được nội dung mà truyện hướng tới.


Câu 2 - Trang 39 SGK

Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể về việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Trả lời

Các em cần xác định.

– Không vâng lời là hiện tượng phổ biến của trẻ em vì các em chưa hiểu hết ý nghĩa của lời dạy bảo.

– Một lần không vâng lời là nhấn mạnh tới việc không vâng lời gây hậu quả như trèo cây ngã gẫy tay, đua xe đẹp bị công an tạm giữ, quay cóp bị điểm kém, hút thuốc lá, ham chơi để em ngã, tắm sông suýt chết, ….

– Phải xác định chọn nhân vật, sự việc phù hợp, hiểu sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc và ý nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài soạn "Sự việc và nhân vật trong văn tự sự" số 2

Phần I: ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

Trả lời câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a) Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b) Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c) Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?


Lời giải chi tiết:

a) Sự việc khởi đầu: (1) Vua Hùng kén rể.

- Sự việc phát triển: (2), (3), (4).

- Sự việc cao trào: (5), (6).

- Sự việc kết thúc: (7)

* Mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc trên: Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau. Sự việc sau là kết quả của sự việc trước và lại là nguyên nhân của sự việc sau nữa.

Các sự việc móc nối với nhau trong mốì quan hệ rất chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bỏ bớt một sự việc nào.


b)

- Sáu yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong truyện là:

+ Ai làm? (nhân vật): Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Xảy ra ở đâu?: Ớ Phong Châu, đất của vua Hùng.

+ Xảy ra lúc nào?: Xảy ra thời Hùng Vương.

+ Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh.

+ Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm.

+ Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.

- Không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện được, vì: cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.

+ Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế thì mới có thể chống chọi nổi với Thủy Tinh.

+ Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng không được, vì không có lí do để hai thần thi tài.

- Việc Thủy Tinh nối giận có lí, vì:

+ Thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ, nên bực tức.

+ Tính ghen tuông ghê gớm của Thủy Tinh.


c) - Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng:

+ Giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh.

+ Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh, bất lợi cho Thủy Tinh. Đó là dụng ý của vua Hùng.

- Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa con người khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.

- Không thể đế cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh, vì như thế là con người thất bại, nhân dân ta phải chìm trong biển nước.

- Không thể xóa bỏ sự việc "Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước..." Vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta, là quy luật thiên nhiên.


Trả lời câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a) Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

- Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?

- Ai là nhân vật được nói đến nhiều nhất?

- Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

b) Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thê nào?

Lời giải chi tiết:

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Nhân vật được nói tới nhiều nhất: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nhưng họ lại rất cần thiết không thể bỏ được, vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng hoặc đổ vỡ.

b) Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể bằng cách:

- Gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.

- Kể việc làm.

  • Vua Hùng: đời vua thứ mười tám - kén rể, bàn bạc với Lạc hầu
  • Sơn Tinh: Sơn Tinh - vùng núi Tản Viên- vẫy tay… dời núi, tìm được lễ vật trướccầu hôn, ngăn lũ
  • Thủy Tinh: miền biển - hô mưa gọi gió- cầu hôn, dâng nước gây lũ
  • Mị Nương: con gái Vua Hùng - đẹp người đẹp nết - theo Sơn Tinh về
  • Lạc hầu: bàn bạc

Phần II: LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã làm.

a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.

c) Tại sao lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?

- Vua Hùng kén rể

- Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Bài ca chiến công của Sơn Tinh.

Lời giải chi tiết:

a) Những việc làm của các nhân vật tham khảo bảng trên.

* Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:

- Vua Hùng: Nhân vật phụ, nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.

- Mị Nương: Nhân vật phụ, nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.

- Thủy Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, được nói tới nhiều. Hình ảnh thần thoại hóa sức mạnh của lũ bão ở vùng châu thổ sông Hồng.

- Sơn Tinh: Nhân vật chính, đôi lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.

b) Tóm tắt truyện theo sự việc chính của các nhân vật:

- Vua Hùng kén rể

- Hai thần đến cầu hôn

- Vua Hùng ra điều kiện, cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh

- Sơn Tinh đến trước, được vợ, Thủy tinh đến sau, mất Mị Nương, đuổi theo định cướp nàng.

- Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả: Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua, đành rút quân.

- Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến suốt mấy tháng trời, nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thất bại, rút lui.

c) Truyện được dặt tên là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì đây là tên của hai nhân vật chính.

* Không nên đổi thành các tên, vì:

- Vua Hùng kén rể, chưa nói rõ nội dung chính của truyện.

- Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh: tên thừa, hai nhân vật vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ.

* Có thể sử dụng tên truyện: Bài ca chiến công của Sơn Tinh, vì nó phù hợp với nội dung của truyện.


Trả lời câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

- Nhân vật trong câu chuyện là tôi (kể theo ngôi thứ nhất).

- Lựa chọn sự việc phù hợp với bản thân.

- Kể diễn biến cụ thể

- Kết quả sự việc ra sao?

- Bài học rút ra cho bản thân.

Bài viết tham khảo:

Đó là kỉ niệm không bao giờ quên đối với tôi. Một lần được bố mẹ dẫn đi chơi biển, tôi vui thích vô cùng. Vì lần đầu được ra biển nên bố mẹ lo lắng căn dặn rất nhiều. Bố có dặn: "Con đừng chơi xa quá, đặc biệt không được chơi phía rừng đằng kia, lỡ lạc vào đó thì nguy hiểm lắm". Tôi hào hứng vâng rất to. Nhưng vừa tuột khỏi bàn tay bố mẹ, tôi gặp mấy người bạn cùng lớp. Các bạn rủ nhau ra phía rừng chơi tìm kho báu, vui quá tôi bỗng quên lời bố theo các bạn ra phía rừng. Rồi lỡ đi sâu trong rừng, vậy là tôi và các bạn bị lạc.

Lúc sau, nhận ra sự vắng mặt của tôi, bố mẹ lo lắng đi tìm. Từ lúc trưa nắng cho đến chiều, vẫn chưa tìm được con, bố mẹ tôi gọi cứu hộ giúp đỡ, họ gặp những người bố, người mẹ của các bạn khác. Đến tối, các nhân viên cứu hộ đã tìm được tôi và các bạn đang sợ hãi ngồi trong rừng tối.

Sau sự việc ấy, tôi đã bị bố nặng lời trách mắng vì lo lắng. Tôi ân hận vô cùng và tự hứa sẽ không bao giờ trái lời bố mẹ nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?