Top 6 Bài soạn Thời thơ ấu của Hon-đa (Ngữ văn 6 sách Cánh Diều) hay nhất

Đoạn kí “Thời thơ ấu của Hon-đa” kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này. Qua đây có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người. Dưới đây là những Bài soạn Thời thơ ấu của Hon-đa (Ngữ văn 6 sách Cánh Diều) hay nhất mà Toplist đã sưu tầm và tổng hợp.

Bài soạn tham khảo số 4

1. Chuẩn bị - Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa (Cánh Diều)

- Xem lại hướng dẫn trong mục chuẩn bị ở bài Trong lòng mẹ để vận dụng vào bài đọc hiểu này

- Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, ô tô Hon da nổi tiếng

- Ai cũng từng trải qua thời thơ ấu của mình. Nhớ về thời thơ ấu, người ta có thể nhắc lại các kỉ niệm buồn, vui, những thành công hay thất bại. Hon-đa Sô-i-chi-rô hồi tưởng lại những suy nghĩ, hành vi thời thơ áu có liên quan tới thiên hướng về kĩ thuật của mình. Qua đây, có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 61 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Tác giả (Hon - đa) kể về những kỉ niệm thời thơ ấu của mình

Tính xác thực thể hiện thông qua:

+ Ngôi kể thứ nhất của truyện qua đó thể hiện cái nhìn, bộc lộ rõ những suy nghĩ tình cảm của chính tác giả

+ Thời gian, địa điểm rõ ràng: Tôi sinh năm 1906 tại làng Ko-mi-rô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka).

Tác giả bộc lộ những cảm xúc chân thực thông qua việc kể lại những kỉ niệm hết sức bình dị, những suy nghĩ rất trẻ thơ non dại của dưới góc nhìn của một đứa trẻ


2. Đọc hiểu - Soạn bài Thời thơ ấu của Hon-đa (Cánh Diều)

*Câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 62 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

Gợi ý trả lời: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm của hồi kí là ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại, tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.


Câu 2 trang 62 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩ của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Gợi ý trả lời: Ý nghĩa của việc nhớ lại sở thích này là thể hiện tình cảm của cậu dành cho ông thông qua kể những kỉ niệm được ông cõng đến tiệm xay lúa.


Câu 3 trang 62 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Cậu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

Gợi ý trả lời: Cậu bé học kém môn thực vật và sinh vật và thích thú với pin, cân, ống nghiệm và máy móc


Câu 4 trang 62 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Gợi ý trả lời: Minh họa cho sở thích, sự tò mò thích thú của cậu bé với pin, ống nghiệm và máy móc


Câu 5 trang 62 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Tìm các từ mượn có trong phần 3 này

Gợi ý trả lời: Những từ mượn có trong phần 3 là: tivi, pin, tuốc nơ ví, ô tô


Câu 6 trang 63 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Gợi ý trả lời: Nói lên sự tò mò, thích thú, muốn khám phá những điều mới lạ của cậu bé


Câu 7 trang 63 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Cậu bé Hon - đa đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn

Gợi ý trả lời:

- Tự lén lấy 2 xu làm tiền lộ phí, trốn học đạp xe đạp không ngừng nghỉ tới Ha-ma-mat-su.

- Đến nơi do không đủ tiền, cậu leo lên cây thông để có thể nhìn thấy tận mắt


Câu 8 trang 64 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vi sao?

Gợi ý trả lời: Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị của phi công: mũ, kính mắt phi công


*Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 64 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Gợi ý trả lời:

+ Tự nhận ra được sở thích của bản thân khi đến thăm tiệm xay lúa

+ Thích thú ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gỗ

+ Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được

+ Thích thú với pin, ống nghiệm. Cảm phục những chú thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, dây cáp

+ Tò mò, chạy đuổi theo chiếc ô tô cả đoạn dài chỉ để gí mũi xuống mặt đất tò mò về dầu mặc dù mùi rất khó chịu.

+ Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước theo chú phi công


Câu 2 trang 64 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

- Em ấn tượng với sự việc cậu bé mới học lớp 2 mà dám trốn nhà đi xem máy bay để thỏa mãn đam mê của mình. Bởi hành động của cậu bé thể hiện sự đam mê, sự tò mò, khát khao được tìm hiểu khám phá những điều cậu bé chưa biết


Câu 3 trang 64 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Gợi ý trả lời:

- Đặc điểm của thể kí được thể hiện trong bài ở: sự chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian chính xác, ngôi kể phù hợp bộc lộ được những suy nghĩ tình cảm lồng ghép trong mỗi câu chuyện hồi tưởng lại.


Câu 4 trang 64 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Gợi ý trả lời:

- Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này ở:

+ Sở thích nghiên cứu về máy móc

+ Không sợ khó khăn để đạt được ước nguyện (tận mắt xem máy bay) của mình

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Bài soạn tham khảo số 3

1. Chuẩn bị

- Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

- Khi đọc hồi kí:

+ Tác giả Hon-đa viết chính bản thân trong những kỉ niệm thơ ấu tuổi thơ của mình. Viết như thế nằm mong muốn người đọc thấy rõ được sự đam mê dành cho ô tô, máy móc của tác giả ngay từ hồi rất bé.

+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể:

Ÿ Ngôi kể thứ nhất “tôi”;

Ÿ Thời gian, địa điểm rõ ràng cụ thể: Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata), nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka); Suốt thời gian học tập ở Trường Tiểu học Y-a-ma-hi-ga-si (Yamahigashi), từ lớp 1 cho tới lớp 5…; Mùa thu năm 1914… cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su…;…

Ÿ Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.

+ Người kể chuyện vô cùng thích thú, hào hứng khi kể lại những sự việc mình trải qua hồi thơ ấu – đó là những suy nghĩ ngây thơ, non dại, niềm thích thú khi được đến với đam mê máy móc của một đứa trẻ.

- Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, ô tô Hon-đa nổi tiếng của Nhật Bản:

+ Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906 – 1991), sinh ra ở Ha-ma-mát-su, tỉnh Si-dư-ô-ca, Nhật Bản.

+ Gia đình: Cha ông là Ghi-hai làm nghề thợ rèn, sau mở cả cửa hàng sửa chữa xe đạp. Mẹ là Mi-ca làm nghề thợ dêt. Ông là anh trai cả của 9 đứa em.

→ Tình yêu với nghề cơ khí là điều mà tác giả thừa hưởng từ cha.

+ Năm 1922, ông cùng cha lên Tô-ki-ô, làm việc cho cửa hàng sửa chữa ô tô Art Shokai. Đây cũng là nơi ông học việc, giúp ông phát triển sự việc sau này.

+ Năm 1928, ông được phép mở chi nhánh A-a-tô Sô-ư-ka-i (Art Shokai) ở làng của mình tại Ha-ma-mát-su. Sau đó, ông làm ăn phát đạt và trở nên giàu có, nổi tiếng trong thị trấn.

+ Năm 1948, Hon-đa bắt đầu sản xuất xe máy trong cương vị chủ tịch Công ty Hon-đa. Ông đã biến công ty thành một tập đoàn đa quốc gia giá trị hàng tỉ đô la chuyên sản xuất ra những xe máy bán chạy nhất thế giới.

+ Ông qua đời vào ngày 5 tháng 8 năm 1991 vì bệnh thận, thọ 84 tuổi.

- Ai cũng từng trải qua thời thơ ấu của mình. Hon-đa Sô-i-chi-rô hồi tưởng lại những suy nghĩ, hành vi thời thơ ấu có liên quan tới thiên hướng về kĩ thuật của mình. Qua đây, có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người.


2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

Trả lời:

Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm chân thực của hồi kí: các thông tin đều phải rõ ràng, cụ thể và có thật.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nêu ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ là để cho người đọc thấy được sự thành công của tác giả bắt nguồn từ đam mê hồi còn bé.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cậu bé Hon-đa học kém môn nào và thích thú những gì?

Trả lời:

Cậu bé Hon-đa học kém môn thực vật và sinh vật từ lớp 1 đến lớp 5, lên lớp 6 cậu bé lại thích hơn với pin, cân, ống nghiệm, máy móc.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

Tranh minh họa cho chi tiết tôi thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm các từ mượn có trong phần 3 này.

Trả lời:

Các từ mượn có trong phần 3:

- pin: pile

- ti vi: TV (television)

- tuốc nơ vít: tournevis

- dây cáp: câble

- Ô tô: automobile


Câu hỏi trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Trả lời:

Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy cho ta thấy được sự tò mò, thích thú của cậu bé khi khám phá được điều mới lạ từ dầu máy.


Câu hỏi trang 63 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cậu bé Hon-đa đã làm những gì để xem được máy bay thật biểu diễn?

Trả lời:

Để xem được máy bay thật biểu diễn cậu bé Hon-đa đã làm:

- Lén lấy 2 xu đề làm tiền lộ phí đến chỗ xem máy bay.

- Lén lấy xe đạp của cha đạp đến Ha-ma-mát-su.

- Khi không đủ tiền vé vào cửa, cậu bé leo lên cây thông lớn để có thể xem được, thậm chí bẻ cành để ngụy trang sợ có người phát hiện.


Câu hỏi trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” đã bắt chước những trang bị của phi công: mũ kết, cặp kính đeo mắt làm bằng bìa các tông, gắn quạt gió tre lên xe đạp, đội mũ quay ngược vành ra phía sau. Bởi cậu bé đã bị buổi trình diễn máy bay làm cho ấn tượng trông thật hùng dũng khiến cậu mê mẩn.


b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:

- Tuy còn nhỏ, chưa hiểu việc rèn những miếng sắt vụn làm gì nhưng tôi rất thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.

- Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.

- Ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gỗ: bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồng khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả.

- Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.

- Đi học thì thích thú hơn với pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

- Lần đầu tiên làng có điện thì cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít…

- Nghe tin ô tô chạy về làng thì quên hết mọi việc, phi như bay về, phấn khích khám phá mùi dầu máy.

- Trốn học, lén lấy tiền và xe đạp của cha, một mình đi xem biểu diễn máy bay. Khi trở về, vì quá thích thú nên đã bắt chước phi công.


Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc cậu bé Hon-đa trốn nhà đi xem trình diễn máy bay. Bởi khi đó, Hon-đa chỉ mới học lớp 2 mà khoảng cách từ nhà đến chỗ trình diễn là 20km. Vậy mà nhân vật đã liều lĩnh trốn học, một mình đạp xe tận 20km để đến xem. Khi không đủ tiền, cậu vẫn không chịu bỏ cuộc, leo lên một cây thông cao để có thể xem được hết.


Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này ở tính chân thực, cụ thể:

- Ngôi kể thứ nhất “tôi”;

- Thời gian, địa điểm rõ ràng cụ thể: Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata), nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka); Suốt thời gian học tập ở Trường Tiểu học Y-a-ma-hi-ga-si (Yamahigashi), từ lớp 1 cho tới lớp 5…; Mùa thu năm 1914… cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su…;…

- Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.


Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Trả lời:

Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan rất lớn đến sự nghiệp của ông sau này. Nó là gốc, nền tảng để ông tiếp tục tìm hiểu về kĩ thuật ở giai đoạn cấp 2, cấp 3. Nó cũng xây dựng cho ông một niềm tin, sự hứng thú mãnh liệt về con đường mà mình đang đi.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Bài soạn tham khảo số 2

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 61 SGK Ngữ Văn tập 1: Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-da So-i-chi, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, oto Hon da nổi tiếng

Trả lời:

Giới thiệu về tác giả Hon-da So-i-chi

- Soichiro Honda sinh ngày 17/11/ 1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu), hạt Iwata thuộc Shizuoka Prefecture (Nhật Bản). Cha của Honda, ông Ghihei là một thợ rèn.

- Khi còn nhỏ, Shoichiro luôn quanh quẩn bên bố, xem ông làm việc và qua đó ông đã học được cách tự làm đồ chơi cho mình. Tài sản mà Soichiro được thừa kế từ cha chính là lòng yêu thích nghề cơ khí.

- Ông bắt đầu đi từ nghề giúp việc, trông trẻ con, làm thợ trong xưởng sửa xe, bằng sự nỗ lực về đam mê bất tận ông dù gặp không ít khó khăn trong công việc nhưng ông chưa bao giờ nản chí để bây giờ chúng ta có công ty Honda vang danh toàn cầu.


2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 61 SGK Ngữ Văn tập 1: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

Trả lời:

- Nhưng nội dung ở phần I đã ghi chép lại những sự việc xảy ra trong quá khứ thời thơ ấu của tác giả Hon-da Sô-i-chi-rô. Ở phần (1) các nội dung về địa điểm, thời gian được xác định rất cụ thể.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ Văn tập 1: Nêu ý nghĩa của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ

Trả lời:

- Việc thích chơi với máy móc động cơ đã thể hiện ngay từ nhỏ khẳng định Hon-da có thiên hướng với máy móc kĩ thuật.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ Văn tập 1: Câu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

Trả lời:

- Cậu bé Hon-da học kém môn thực vật và sinh vật

- Cậu bé thích thú khi được xem tivi, thích những gì liên quan đến động cơ, máy móc, có thể nhìn theo chiếc xe ô tô, đuổi theo nó và ngửi mùi khói, mùi dầu tỏa ra và thấy rất vui sướng.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ Văn tập 1: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

- Tranh minh họa cho niềm đam mê khám phá động cơ, máy móc, công nghệ từ khi còn nhỏ của Hon-da


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ Văn tập 1: Tìm những từ mượn có trong phần (3) này.

Trả lời:

Các từ mượn trong đoạn (3) là: Tivi, tuốc nơ vít, ô tô


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ Văn tập 1: Chi tiết "tôi" dí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Trả lời:

- Chi tiết “tôi” dí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy cho thấy cậu bé là một đứa trẻ rất hiếu động, tò mò và đặc biệt cậu rất đam mê động cơ và máy móc, thích khám phá những điều mới lạ.


Câu hỏi trang 63 SGK Ngữ Văn tập 1: Cậu bé Hon da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn

Trả lời:

- Để được xem máy bay thật biểu diễn Hon-đa đã phải làm những việc sau:

+ Lén lấy 2 xu, trốn học và lấy xe đạp của ba đến doanh trại liên đội

+ Vì không đủ tiền vào xem nên phải ngụy trang trèo lên cây và xem từ xa.


Câu hỏi trang 64 SGK Ngữ Văn tập 1: Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị của phi công

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” đã bắt chước mũ và kính của những người phi công.


b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 64 SGK Ngữ Văn tập 1: Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Trả lời:

- Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc đó là

+ Nhận ra sở thích của bản thân khi đến thăm tiệm xay lúa

+ Thích thú ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gỗ

+ Thích thú với pin, ống nghiệm. Cảm phục những chú thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, dây cáp

+ Tò mò, chạy đuổi theo chiếc ô tả cả đoạn dài chỉ để gí mũi xuống mặt đất tò mò về dầu mặc dù mùi rất khó chịu.

+ Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước theo chú phi công


Câu 2 trang 64 SGK Ngữ Văn tập 1: Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em ấn tượng nhất với sự việc nhân vật “tôi” dí mũi xuống đất để ngửi mùi dầu máy xe ô tô chạy qua sự việc này vừa thể hiện sự ngây ngô, trẻ con vừa thể hiện sự đam mê, say sưa với động cơ, máy móc của nhân vật “tôi”


Câu 3 trang 64 SGK Ngữ Văn tập 1: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

- Đặc điểm của hồi kí được thể hiện qua việc nó tái hiện lại những sự việc xảy ra trong quá khứ, thể hiện tâm trạng thái độ của nhân vật.

- Có tính xác thực vì sự việc được ghi lại trong quãng thời gian cụ thể mốc thời gian các năm tháng được ghi lại rất rõ ràng địa điểm cụ thể nhân vật cụ thể.


Câu 4 trang 64 SGK Ngữ Văn tập 1: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này ở:

Trả lời:

- Theo em những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-da có liên quan mật thiết đến sự nghiệp của ông, ở việc ngay từ nhỏ ông đã đam mê động cơ, máy móc, đã ước mơ rằng “Biết đâu, có lúc nào đó mình sẽ làm được chiếc xe như thế nhỉ?” và sự kiên trì, không khuất phục trước những khó khăn thử thách khi tìm mọi cách để có thể xem tận mắt máy bay.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Bài soạn tham khảo số 1

1. Chuẩn bị

a. Tác giả

Hon-đa Sô-i-chi-rô sinh năm 1906, mất năm 1991.
Quê: tỉnh Si-dư-ô-ca, Nhật Bản.
Ông là người sáng lập hãng xe Honda của Nhật Bản.

b. Tác phẩm

- Thể loại: hồi kí

- Xuất xứ: Trích từ Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới.


c. Trả lời câu hỏi trong SGK

- Đoạn trích kể về thời thơ ấu của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

- Mục đích: Khắc họa lại những kỉ niệm về thời thơ ấu của bản thân.

- Tính xác thực:

Ngôi kể chuyện thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi.
Thời gian, không gian được xác định rõ ràng: sinh năm 1906, ở làng Kô-mi-ô…
- Cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ một cách chân thực.


2. Đọc hiểu

a. Xuất thân, gia đình và thời thơ ấu của Hon-đa

- Xuất thân:

Sinh năm 1906
Quê hương: Ko-mi-rô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka)
- Gia đình:

Cha là Gi-hai, làm nghề thợ rèn.
Gia cảnh nghèo khó
Ông là trưởng nam trong gia đình, hàng ngày phải cõng em gái đến trường, giúp cha đạp ống thổi lửa.

b. Sự quan tâm, hứng thú của Hon-đa với kỹ thuật

- Thuở thơ ấu:

Thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.
Chưa được đi học nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.
Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.
- Khi đi học:

Thích thú khi thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.
Cảm phục những chú thợ điện với túi nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.
Chạy bám theo sau xe một quãng dài, gí mũi xuống mặt đất, ngủi khịt khịt như chó ngửi…
Trốn học, một mình đi xem máy bay rồi về nhà bắt chước phi công.
=> Niềm đam mê của Hon-đa từ khi còn nhỏ đã làm nên thành công của ông ở hiện tại.


* Trả lời câu hỏi trong SGK:

- Các thông tin ở phần (1) thể hiện đặc điểm của hồi ký: ghi lại những sự việc có thật trong thực tế, tôn trọng tính chân thực của tác phẩm với thời gian, địa điểm chính xác.

- Ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ: cho thấy niềm đam mê của “tôi” với máy móc, động cơ được hình thành từ khi còn nhỏ.

- Cậu bé Hon-đa học kém môn thực vật và sinh vật, thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.

- Tranh minh họa cho chi tiết nhân vật “tôi” đang thích thú nghiên cứu pin, cân và ống nghiệm.

- Các từ mượn có trong phần (3): pin, ti vi, tuốc nơ vít, ô tô.

- Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu màu nói lên: sự tò mò, thích thú của cậu bé với chiếc ô tô.

- Cậu bé Hon-đa đã làm được những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn:

Lén lấy 2 xu làm lộ phí, rồi lén lấy xe đạp của cha đạp một mạch đến Ha-ma-mát-su.
Không đủ tiền vào bãi huấn luyện quân đội, liền leo lên cây thông lớn để xem.
- Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị của phi công: một chiếc mũ kết, một cặp kính đeo mắt.


3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Thích thú với công việc đập búa “chùm cheng”, sửa chữa đồ dùng và làm ra công cụ làm nông.
Chưa được đi học nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ.
Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.
Thích thú khi thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.
Cảm phục những chú thợ điện với túi nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.
Chạy bám theo sau xe một quãng dài, gí mũi xuống mặt đất, ngủi khịt khịt như chó ngửi…
Trốn học, một mình đi xem máy bay rồi về nhà bắt chước phi công.


Câu 2. Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

- Sự việc ấn tượng nhất: Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

- Nguyên nhân: Điều đó cho thấy niềm say mê của cậu bé Hon-đa với động cơ, máy móc.


Câu 3. Đặc điểm của thể hồi ký được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

- Các số liệu, địa điểm cụ thể chính xác: năm 1906, mùa thu năm 1914, làng Ko-mi-rô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka).

- Truyện được kể lại theo ngôi kể thứ nhất, giúp những sự kiện được kể trở nên chân thực hơn.


Câu 4. Qua đoạn trích hồi ký trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

- Niềm say mê với máy móc từ khi còn rất nhỏ.

- Không ngại khó khăn để đạt được mong muốn: vượt mọi khó khăn để được tận mắt nhìn thấy máy bay.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Bài soạn tham khảo số 6


1. Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

- Đặc điểm của hồi kí là ghi những sự việc thuộc quá khứ, thông qua việc nhớ lại, tôn trọng tính trung thực của câu chuyện; sự kiện, số liệu, thời gian phải chính xác.


2. Nêu ý nghĩ của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ

- Ý nghĩa của việc nhớ lại sở thích này là thể hiện tình cảm của mình đối với anh ta thông qua việc kể những kỉ niệm được anh ta mang đến nhà máy gạo.


3. Cậu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

- Cậu bé kém về thực vật và sinh học và thích pin, cân, ống nghiệm và máy móc


4. Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

- Minh họa sở thích, sự tò mò và thích thú của cậu bé với pin, ống và máy móc

- Các từ mượn trong phần 3 là: tivi, pin, tuốc nơ vít, ô-tô


5. Chi tiết "tôi" dí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

- Nói sự tò mò, hứng thú và muốn khám phá những điều mới mẻ của cậu bé

+ Honda cậu bé nhỏ đã làm gì để xem máy bay thực sự biểu diễn

+ Lén lút lấy 2 xu làm phí, bỏ học để đi xe đạp không ngừng đến Ha-ma-ma-su.

+ Do thiếu tiền, anh trèo lên cây thông để có thể nhìn thấy bằng chính đôi mắt của mình


6. Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công?

- Nhân vật đã chọn mũ, kính mắt phi công để bắt chước.

Trả lời câu hỏi khi soạn Thời thơ ấu của Hon-da sách Cánh Diều


Soạn Thời thơ ấu của Hon-đa

1. Những chi tiết chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:

- Nhận ra sở thích của riêng mình khi cậu ghé thăm một nhà máy gạo

- Thưởng thức nhìn vào các máy móc tại nhà máy gạo và xưởng cưa

- Chỉ cần nhìn vào những cỗ máy di chuyển, cậu không thể không cảm thấy hạnh phúc

- Tận hưởng pin, ống nghiệm. Chiêm ngưỡng thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, cáp

- Tò mò, đuổi theo chiếc ô hút ẩm đến mức chỉ cần giữ mũi xuống đất tò mò về dầu mặc dù có mùi khó chịu.

- Trốn khỏi trường, một mình lẻn vào xem máy bay, về nhà bắt chước phi công


2. Em ấn tượng những gì ở nhân vật?

- Với thực tế là cậu bé mới học lớp 2 nhưng dám chạy trốn khỏi nhà để nhìn thấy chiếc máy bay để thỏa mãn niềm đam mê của mình.

- Hành động của cậu bé thể hiện niềm đam mê, sự tò mò, mong muốn học hỏi và khám phá những điều cậu không biết.


3. Đặc điểm của thể kí được thể hiện trong bài thời thơ ấu của Hon-da là gì?

- Tính trung thực của câu chuyện; Sự kiện, số liệu, thời gian chính xác, câu chuyện thích hợp tiết lộ những suy nghĩ cảm xúc được kết hợp trong mỗi câu chuyện được nhớ lại.


4. Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy:

- Những dấu hiệu ban đầu về khuynh hướng kỹ thuật của Hon-đa có liên quan đến sự nghiệp sau này của ông trong:

Nghiên cứu sở thích về máy móc

Không sợ khó khăn để đạt được nguyện vọng của bạn (nhìn thấy máy bay bằng chính đôi mắt của bạn)

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Bài soạn tham khảo số 5

I. Tìm hiểu tác phẩm trước khi soạn bài Thời thơ ấu của Honda sách Cánh diều

1. Bố cục bài

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: từ đầu đến “công cụ làm nông”: hoàn cảnh gia đình của Honđa

- Phần 2: tiếp theo đến “cõng em chạy đi xem”: niềm yêu thích và bị hấp dẫn đặc biệt bởi máy móc của Honđa

- Phần 3: còn lại: chiếc máy bay đã truyền cảm hứng về tình yêu động cơ cho Honđa, thúc đẩy ông sáng tạo và không ngừng học hỏi


2. Giới thiệu tác giả

- Hon-đa-sô-i-chi-ro (Soichiro Honda) sinh ngày 17 tháng 11 năm 1906, mất ngày 5 tháng 8 năm 1991), quê ở Si-dư-ô-ca, Nhật Bản

- Ông là một kỹ sư và nhà công nghiệp Nhật Bản

- Năm 1948, ông thành lập Honda Motor Co và giám sát việc mở rộng công ty từ một nhà xưởng sản xuất động cơ xe đạp bằng gỗ thành một nhà sản xuất ô tô và xe máy đa quốc gia

- Ông có tình yêu với máy móc và xe ô tô ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Sau 6 năm là thợ sửa chữa ô tô tại 1 ga ra, ông đã về nhà mở hãng sửa chữa xe ô tô của riêng mình ở tuổi 22

- Ông điều hành Honda Motor Co đến khi nghỉ hưu và vẫn tiếp tục giữ chức chủ tịch, được bổ nhiệm làm cố vấn tối cao.

- Tạp chí People đã xếp ông vào danh sách “25 người hấp dẫn nhất năm” của họ trong năm 1980

- Ngoài niềm yêu thích với máy móc, ông cũng chơi nhiều môn thể thao khác như đua xe, trượt tuyết, chơi gôn, lướt ván,...

- Ông nhận được nhiều giải thưởng danh dự như Hạng Ba cao cấp, Giải thưởng Chim trĩ vàng của Hiệp hội Hướng đạo Nhật Bản, Viên chức lớn của Huân chương Công trạng của Cộng Hòa Ý,...


II. Hướng dẫn soạn Thời thơ ấu của Honda sách Cánh Diều chi tiết

1.Trả lời câu hỏi trong bài

Câu 1: Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí? Trả lời:

Trả lời:

Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm của hồi kí là ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại, tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nêu ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc nhân vật “tôi” nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ là để cho người đọc thấy được sự thành công của tác giả bắt nguồn từ đam mê hồi còn bé.


Câu 3: Câu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?

Trả lời:

Cậu bé học kém môn thực vật và sinh vật và thích thú với pin, cân, ống nghiệm và máy móc


Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Trả lời:

Tranh minh họa cho chi tiết tôi thích thú hơn khi bắt đầu thấy xuất hiện pin, cân, ống nghiệm và máy móc.


Câu 5: Tìm các từ mượn có trong phần 3 này

Trả lời:

Những từ mượn có trong phần 3 là: tivi, pin, tuốc nơ ví, oto


Câu 6: Chi tiết "tôi" gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

Trả lời:

- Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu màu nói lên: sự tò mò, thích thú của cậu bé với chiếc ô tô.


Câu 7: Câu bé Hon da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn

Trả lời:

Cậu bé Hon-da đã:

Tự lén lấy 2 xu làm tiền lộ phí, trốn học đạp xe đạp không ngừng nghỉ tới Ha-ma-mat-su.

Đến nơi do không đủ tiền, cậu leo lên cây thông để có thể nhìn thấy tận mắt

Câu hỏi trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” đã bắt chước những trang bị của phi công: mũ kết, cặp kính đeo mắt làm bằng bìa các tông, gắn quạt gió tre lên xe đạp, đội mũ quay ngược vành ra phía sau. Bởi cậu bé đã bị buổi trình diễn máy bay làm cho ấn tượng trông thật hùng dũng khiến cậu mê mẩn.


2. Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

Trả lời:

Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:

- Tự nhận ra được sở thích của bản thân khi đến thăm tiệm xay lúa

- Thích thú ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gô

- Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động tôi cũng thấy sung sướng không diên xtar được

- Thích thú với pin, ống nghiệm. Cảm phục những chú thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, dây cáp

- Tò mò, chạy đuổi theo chiếc ô tả cả đoạn dài chỉ để gí mũi xuống mặt đất tò mò về dầu mặc dù mùi rất khó chịu.

- Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước theo chú phi công


Câu 2. Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?

- Sự việc ấn tượng nhất: Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cùng thấy sung sướng không diễn tả được.

- Nguyên nhân: Điều đó cho thấy niềm say mê của cậu bé Hon-đa với động cơ, máy móc.


Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này ở tính chân thực, cụ thể:

- Ngôi kể thứ nhất “tôi”;

- Thời gian, địa điểm rõ ràng cụ thể: Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata), nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka); Suốt thời gian học tập ở Trường Tiểu học Y-a-ma-hi-ga-si (Yamahigashi), từ lớp 1 cho tới lớp 5…; Mùa thu năm 1914… cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su…;…

- Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.


Câu 4: Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Trả lời:

Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này ở:

- Sở thích nghiên cứu về máy móc

- Không sợ khó khăn để đạt được ước nguyện (tận mắt xem máy bay) của mình.


III. Tổng kết soạn Thời thơ ấu của Honda sách Cánh Diều

1. Nội dung

- Tác phẩm kể lại một cách chân thực và đầy đủ về tuổi thơ của Honđa, giúp người đọc hiểu được hoàn cảnh gia đình, niềm yêu thích và sự quan tâm đặc biệt của ông đối với động cơ, máy móc cũng như những nghị lực phi thường, nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để có điều kiện được tiếp xúc và chạm tay tới giấc mơ của mình

- Hình ảnh của Honđa lúc nhỏ đã truyền động lực tới những ai còn chần chừ, ngại khó và chưa dám quyết đoán để chạm tới ước mơ

2. Nghệ thuật

- Giọng kể chân thực, gần gũi, văn phong dễ hiểu

- Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?