Trong cuộc sống này, đôi lúc có cả những chuyện vui, lẫn chuyện buồn và không phải lúc nào cũng như ý muốn, nhưng thật tuyệt vời nếu như chúng ta luôn nhận được sự quan tâm động viên và chia sẻ kịp thời từ phía những người xung quanh. Vậy thì làm thế nào để viết một bức thư điện chúc mừng hay thăm hỏi? Bài "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" trong chương trình Ngữ văn 9 sẽ giúp các bạn tiếp thu và vận dụng tốt hơn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 3
A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
Yêu cầu về nội dung và hình thức của thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi:
Về nội dung: cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành. Thể hiện tình cảm chân thành của người gửi thư (điện).
Về hình thức: Lời văn ngắn gọn, súc tích.
1. Một số trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (SGK, trang 202).
2. Trả lời câu hỏi.
a. Thư (điện) chúc mừng được viết khi người nhận có những sự kiện vui mừng thực có ý nghĩa như: được tặng huân chương hoặc danh hiệu vẻ vang; nhận được các học hàm học vị cao, đạt thành tích mới trong khoa học công nghệ…
Thư (điện) thăm hỏi được viết trong trường hợp người nhận gặp những điều rủi ro, không mong muốn như đau ốm, người thân qua đời, tổn thất do thiên tai.
b. Một số trường hợp cụ thể cần phải gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Em gửi thư (điện) chúc mừng bạn em đạt giải Nhì trong kì thi học sinh giỏi Văn Quốc gia.
Gia đình bạn em gặp chuyện không may, em gửi thư (điện) thăm hỏi.
Bạn em không thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, em gửi thư (điện) thăm hỏi.
c. Mục đích và tác dụng của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như sau: Thư (điện) chúc mừng bày tỏ lòi chúc mừng, chia vui với bạn bè, ngưòi thân khi họ có những sự kiện vui mừng thực sự; còn thư (điện) thăm hỏi bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ của người gửi điện đến ngươi nhận.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Câu 1. Đọc các văn bản và trả lòi câu hỏi.
Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau là:
Giống nhau: Nội dung thư (điện) thường bao gồm:
+ Lí do chúc mừng hoặc thăm hỏi.
+ Bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân khi nghe tin vui hoặc tin buồn của người nhận điện.
+ Lời chúc mừng, mong muôn (hoặc lồi thăm hỏi, chia buồn).
Khác nhau:
+ Nội dung thư (điện) chúc mừng bộc lộ niềm vui của người gửi điện.
+ Nội dung thư (điện) thăm hỏi thể hiện nỗi buồn của người gửi điện.
Nhận xét về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi: thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thường được gửi qua bưu điện nên nó thường ngắn gọn, tiết kiệm lời đến tối đa.
Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi, tình cảm phải chân thành, xuất phát từ tấm lòng của người gửi dành cho người nhận.
Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi có điểm giống nhau là đều ngắn gọn và súc tích.
Câu 2. Cụ thể hoá các nội dung sau bằng những cách diễn đạt khác nhau.
Lí do cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
→ Nguyên cớ cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi.
+ Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 08 – 3.
+ Nhận được tin gia đình bạn vừa khánh thành ngôi nhà mới.
+ Được biết bạn không đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi.
Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong của người nhận.
—> Suy nghĩ, cảm xúc của người viết.
+ Con vui mừng chúc tới mẹ.
+ Mình rất vui mừng.
+ Mình rất lấy làm tiếc.
Lời chúc uà mong muốn của người gửi; lời thăm hồi, chia buồn của người gửi.
+ Lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.
+ Chúc gia đình bạn sum vầy, hạnh phúc trong căn nhà mđi.
+ Mong bạn nhanh chóng vượt qua nỗi buồn và dồn sức cho thắng lợi ở kì thi sắp tới.
Câu 3. Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng, thư (điện) thăm hỏi là cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
Cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện) đó là thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài tập này yêu cầu các em hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II.ì theo mẫu trong SGK, trang 204.
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Lê Ngọc Long.
Số nhà: 172, ngõ 25, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Nội dung: Nhân dịp xuân Đinh Đậu, con xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khoẻ, thành đạt và nhiều niềm vui.
Họ, tên, địa chỉ người gửi (Cần chuyển thì ghi, không thì thôi):
Phùng Mai Hoa, tổ 7, thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: (Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.)
Phùng Mai Hoa, tổ 7, thôn Dược Hạ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 1
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Trường hợp cần được gửi thư điện chúc mừng:
+ Khi người nhận có sự kiện vui mừng, phấn khởi, mang ý nghĩa như: được tặng huân chương, được nhận các học hàm học vị cao, đạt các thành tích trong học tập, công việc…
+ Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi trực tiếp nói với người nhận
- Trường hợp cần viết thư (điện) thăm hỏi:
+ Khi người nhận gặp những rủi ro, điều không mong muốn như: ốm đau, người thân qua đời, gặp tổn thất do thiên tai…
+ Người viết vì khó khăn nào đó, không để đến chia sẻ, thăm hỏi
Cách viết thư điện, chúc mừng và thăm hỏi
- Giống: giống hình thức, đều bộc lộ cảm xúc của người viết
- Khác mục đích thăm hỏi
+ Điện thăm hỏi: chia sẻ, an ủi, động viên
+ Điện chúc mừng: cổ vũ, khích lệ
Luyện tập
Bài 1(trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 2)
TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn A
Số nhà: 4, ngõ 175, Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung: Nhân dịp xuân Qúy Hợi, con kính chúc Thầy và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Mùng 3 Tết, con xin phép đưa các cháu và nhà con lên thăm sức khỏe Thầy ạ.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: Trần Kim B, xóm 4, thôn Bình Minh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Bài 2 (trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tình huống cần sử dụng điện báo:
- Điện chúc mừng
- Điện thăm hỏi
- Thư (điện) chúc mừng
- Thư (điện) thăm hỏi
Bài 3 (trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Các tình huống viết thư điện: chúc mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới, chúc mừng nhân dịp bạn bè đạt giải trong kì thi lớn…
Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 2
Phần I: NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN VIẾT THƯ (ĐIỆN)
Câu hỏi (trang 202 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Trả lời:
a.
- Trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng: a,b
- Trường hợp cần gửi thư (điện) thăm hỏi: c,d
b.
- Trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng: Nhân dịp sinh nhật, ngày lễ...
- Trường hợp cần gửi thư (điện) thăm hỏi: Họ hàng bị bệnh tật, ốm đau...
c. Mục đích
- Thư (điện) chúc mừng: biểu dương, khích lệ thành tích của người nhận.
- Thư (điện) thăm hỏi: động viên, an ủi vượt qua khó khăn.
Phần II: CÁCH VIẾT THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
Câu 1 (trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a.
- Giống nhau ở hình thức trình bày; nội dung thể hiện tình cảm của người viết.
- Khác nhau ở mục đích:
+ Thư (điện) chúc mừng: Khích lệ, cổ vũ thành tích của người nhận.
+ Thư (điện) thăm hỏi: An ủi, động viên giúp người nhận vượt qua khó khăn.
b. Nhận xét về độ dài của thư (điện): Cần trình bày ngắn gọn.
c. Trong thư (điện) tình cảm được thể hiện chân thành.
d. Lời văn thư (điện) súc tích.
Câu 2 (trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin chúc thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người.
- Em vô cùng biết ơn trước công lao dạy dỗ của thầy cô.
- Mong thầy cô mãi mãi là tấm gương, là bến đỗ cho chúng em.
Câu 3 (trang 203 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng là khích lệ, cổ vũ thành tích của người nhận. Ngược lại, thư (điện) thăm hỏi là an ủi, động viên giúp người nhận vượt qua khó khăn.
- Cách thức diễn đạt: Ngắn gọn, chính xác và súc tích.
Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 204 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Họ tên địa chỉ người nhận : Nguyễn Văn A, Số 5D - Hàm Long - Hà Nội.
- Nội dung: Nhân dịp sinh nhật, tớ chúc cậu mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày càng học giỏi.
- Họ tên địa chỉ người gửi: Nguyễn Thị B, Số 7 - Tây Sơn - Hà Nội.
Trả lời câu 2 (trang 204 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Thư (điện) thăm hỏi: c
Thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e
.
Trả lời câu 3 (trang 204 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Họ tên địa chỉ người nhận: Phạm Văn C, Trường THCS Quang Trung - Đống Đa - Hà Nội.
- Nội dung: Chúc mừng bạn đã hoàn thành xuất sắc kì thi học sinh giỏi văn hóa cấp thành phố.
- Họ tên và địa chỉ người gửi: Nguyễn Văn D, Trường THCS Giảng Võ - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 4
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
a) Thư (điện) chúc mừng được viết khi người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi thực sự mang ý nghĩa như : được tặng huân, huy chương hoặc danh hiệu vẻ vang ; được nhận các học hàm, học vị cao ; đạt các thành tích mới trong khoa học công nghệ, được nhận các chức vị mới tầm cỡ nguyên thủ quốc gia,...
b) Thư (điện) thăm hỏi được viết trong tình huống người nhận gặp những rủi ro, những điều không như mong muôn như : ốm đau, người thân qua đời, gặp tổn thất do mưa, gió, bão, lụt,...
2. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung (xem lại mục 1).
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại văn bản tiết kiệm lời đến tối đa nhưng vẫn đảm bảo biểu thị được đầy đủ, trọn vẹn nội dung.
- Tình cảm được thể hiện trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi là tình cảm chân thành.
- Lời văn trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi : ngắn gọn, đầy đủ và chính xác.
3. Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng: là bày tỏ niềm vui trước những thành công hay trước những niềm hạnh phúc của người nhận. Ngược lại, thư (điện) chia buồn thăm hỏi bày tỏ niềm cảm thông chia sẻ đốì với những mất mát mà người nhận đang phải gánh chịu.
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi đều phải thể hiện bằng những lời lẽ chân thật, ngắn ngọn và chính xác.
II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Điền những thông tin (của từng bức điện đã cho) vào bảng mẫu như trong SGK.
2. Trong các tình huống đã nêu, tình huống :
- (a), (b) : Điện chúc mừng.
- (d), (e) : Thư (điện) chúc mừng.
- (c) : Điện thăm hỏi.
3. Dựa vào mẫu bức điện mừng trong SGK để hoàn thiện các tình huống sau :
- Bác ruột của bạn vừa được phong chức danh Phó Giáo sư.
- Gia đình bạn của bạn nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng của một trận sóng thần.
Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 6
I. Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng thăm hỏi
Câu 1:
Trường hợp cần viết thư thăm hỏi là:
+ Khi người nhận gặp phải chuyện buồn cần an ủi, động viên, sẻ chia như: bị ốm, tai nạn, có người mất,…
Trường hợp cần viết chúc mừng là:
+ Khi người nhận có chuyện vui: đạt thành tích cao trong học tập, sinh nhật,…
Câu 2:
Một số trường hợp khác như một sự kiện, ốm đau, ở xa cần liên hệ
Câu 3:
Thư điện chúc mừng: cổ cũ, khích lệ
Thư điện thăm hỏi: chia sẻ, an ủi
II. Cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi
Câu 1:
Nội dung chính của thư điện chúc mừng thăm hỏi là nêu lí do, lời chúc mừng hoặc lời hỏi thăm, mong muốn người nhận điện sẽ có những điều chúc mừng
Cách diễn đạt cần ngắn gọn, súc tích, và tính cảm chân thành
Trong thư điện chúc mừng thăm hỏi được thể hiện qua ngôn ngữ gần gũi, không yêu cầu tính quy phạm
Lời văn trong thư điện chúc mừng và thăm hỏi đều có ngữ điệu nhẹ nhàng, tình cảm giống nhau
Câu 2: Có thể cụ thể hoá bằng các lời văn như sau:
Nhân ngày 20/10 chúng em viết thư hỏi thăm và chúc mừng sức khoẻ cô
Thật vui vì con đã đâụ vào trường đại học mình yêu thích
Chúc con đạt được mơ ước của mình
Xin được chia buồn cùng gia đình
Câu 3:
Nội dung chính của thư là gửi lời hỏi thăm và chúc mừng
Đa phần sử dụng cách diễn đạt nhẹ nhàng, tình cảm
III. Luyện Tập
Câu 1:
Họ tên địa chỉ người nhận: Lê Thị Vân
Nội dung: Chúc mừng con đã đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi của thành phố Hà Nội. Hẹn gặp lại con tại mùa hè này
Họ tên, địa chỉ người gửi: Lê Văn Bách, Hồng Bàng, Hải Phòng
Câu 2:
-Tình huống cần viết thư điện là: a, b, d, e
-Tình huống cần viết thư thăm hỏi: c
Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 5
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
1. Một số trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
2. Trả lời câu hỏi
a. Những trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng đó là khi có những sự việc vui xảy ra. Còn khi có những rủi ro, không may xảy xa thì cần gửi thư (điện) thăm hỏi.
b. Ví dụ:
- Khi người thân họ hàng ở xa nhưng không thể tới dự thì em sẽ gửi thư (điện) chúc mừng.
- Bạn em ở thành phố khác đang bị ốm em sẽ gửi điện, thư thăm hỏi
c. Thư (điện) được sử dụng để chúc mừng hay thăm hỏi những người ở xa nhằm bày tỏ sự chúc mừng hay thông cảm với người nhận.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
1. Đọc và trả lời câu hỏi
a. Giống nhau và khác nhau
- Giống nhau: đều có họ tên và địa chỉ người nhận; nội dung có lí do, lời chúc mừng hoặc hỏi thăm và mong muốn những điều tốt lành đến với người nhận.
- Khác nhau: về phần nội dung chi tiết chúc mừng và thăm hỏi.
b. Độ dài của thư (điện)
- Thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng thường rất ngắn.
c. Tình cảm trong thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng rất chân thành.
d. Lời văn thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng ngắn gọn, súc tích.
2. Cụ thể hóa các nội dung bằng cách diễn đạt khác nhau (ví dụ)
- Nghe tin bạn bị ốm
- Mình cảm thấy vô cùng lo lắng
- Mong bạn mau chóng bình phục và có sức khỏe thật tốt.
- Chúc anh tram năm hạnh phúc, con cháu đầy đàn.
3. Nội dung và cách thức diễn đạt
- Thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng dùng cần phải nêu được lí do, lời chúc mừng hoặc thăm hỏi và mong muốn người nhận sẽ có những điều tốt lành.
- Thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.
III. Luyện tập
1. Hoàn thành thư điện chúc mừng
a. TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Toàn thể thầy cô giáo trường THCS …
Nội dung: Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: học sinh … lớp … trường THCS…
b. TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: bạn … lớp 9… trường THCS …
Nội dung: Nhận được tin bạn đoạt huy chương Vàng môn nhảy cao trong Hội khỏe Phù Đổng, cả lớp vô cùng cảm phục và tự hào. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn mạnh khỏe, tiếp tục giành nhiều huy chương.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: bạn cậu - … lớp 9… trường THCS …
c. TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: bạn …, thôn … - xã … - huyện … - tỉnh …
Nội dung: Qua truyền hình, được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận bão vừa qua, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và toàn thể gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn và ổn định lại cuộc sống.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: bạn của cậu - …, phường… quận … thành phố …
2. Tình huống viết thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng
- Tình huống viết thư (điện) thăm hỏi: (c);
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: (a); (b); (d); (e)
3. Hoàn thành thư (điện) với tình huống tự đề xuất
d. TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: bạn …, thôn … - xã … - huyện … - tỉnh …
Nội dung: Nghe tin cậu đang bị sốt xuất huyết, mình cảm thấy rất buồn và lo lắng. Chúc cậu mau chóng bình phục và giữ gìn sức khỏe thật tốt.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: bạn của cậu - …, phường… quận … thành phố …