Top 6 Bài soạn "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố hay nhất

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biêt bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Để giúp các em chuẩn bị thật tốt bài soạn này trước giờ lên lớp hôm nay toplist giới thiệu đến các em top các bài soạn "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố hay nhất qua bài viết dưới đây nhé.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 1

Bố cục:

Văn bản chia thành 2 đoạn:


-Phần 1 (từ đầu… ăn có ngon miệng hay không): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

-Phần 2 ( còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.


Hướng dẫn soạn bài:


Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):


Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:


+ Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

+ Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

+ Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

=> Tình thế nguy khốn, cùng đường.


Câu 2 ( trang 32sgk Ngữ Văn 8 tập 1):


- Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là "nghề" của hắn

- Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

+ Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

+ Tay sai chuyên nghiệp, đánh trói người là "nghề" của hắn.

+ Xưng hô xấc xược, đểu cáng "ông- thằng"

- Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

- Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè.

- Tàn ác, nhẫn tâm, bỏ ngoài tai lời van xin khẩn thiết của chị Dậu.


= > Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước". Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.


Câu 3 ( trang 33 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):


- Chị Dậu nhẫn nhịn, chịu đựng:


+ Ban đầu "van xin tha thiết", lễ phép xưng "cháu" gọi "ông"

+ Chỉ đến khi cai lệ "bịch luôn vào ngực chị… mấy bịch rồi sấn đến trói anh Dậu" không chịu được nữa, chị mới liều mạng cự lại.

+ Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên "chồng tôi đau ốm…hành hạ" -> xưng hô "tôi" – "ông" ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

+ Sau khi cai lệ "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" chị "nghiến răng" : "mày trói chồng bà đi" -> chuyển xưng hô từ tôi- ông sang mày- bà.

+ Đẩy tên cai lệ ngã chỏng quèo, túm tóc lẳng tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm.


=> sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.


Câu 4 ( trang 33 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):


Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.


Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):


- Tác giả tạo dựng tình huống truyện gay cấn: sau khi van xin khẩn thiết, nói lí lẽ nhưng cai lệ vẫn sấn sổ tới đánh trói, chị Dậu phản kháng.

- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

+ Chị Dậu: nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

+ Cai lệ; hung tàn, thú tính, ngang ngược, hung hãn

- Miêu tả ngoại hình bằng nghệ thuật đối lập:

+ Chị Dậu: lực điền, khỏe khoắn, quyết liệt

+ Bọn tay sai: sức lẻo khẻo như tên nghiện, ngã chỏng quèo…

- Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại được bộc lộ sâu sắc tính cách nhân vật, phản ánh những nét diễn biến tâm lí phức tạp.

- Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.


=> Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.


Câu 6 (trang 31 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):


- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 1

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 3

Tóm tắt:


Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.


II. SOẠN BÀI:


Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:


- Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

- Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

- Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

⟹ Tình thế nguy khốn, cùng đường.


Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Trả lời:


- Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là "nghề" của hắn.

- Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

+ Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

+ Xưng hô xấc xược "ông- thằng"

- Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

- Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè

- Tàn ác, nhẫn tâm, bỏ ngoài tai lời van xin khẩn thiết của chị Dậu

⟹ Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước". Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.


Câu 3. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Trả lời:


- Ban đầu chị sợ hãi, nên lễ phép xưng cháu với hắn và gọi bằng ông.

- Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn "cứ sấn đến để trói anh Dậu" thì chị "tức quá không thể chịu được" đã "liều mạng cự lại". Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên "chồng tôi đau ốm…hành hạ" ⟶ xưng hô "tôi" – "ông" ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

- Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cảng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà - mày với tên tay sai mất nhân tính.

- Sau đó chị quật ngã tên tay sai "ngã chỏng quèo", phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt

⟹ Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.


Câu 4. Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:


- Nhan đề:

Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

- Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:

+ Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

+ Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.


Câu 5. Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Pha: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".

Trả lời:


- Tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng. Diễn biến mạch truyện dẫn đến tình huống bùng nổ dữ dội đó được tác giả diễn tả hợp lí, tự nhiên.

- Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét:

+ Tên cai lệ thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.

+ Chị Dậu khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội,... Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.

- Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mag tính khẩu ngữ.

- Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

⟹ Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.


Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Trả lời:


- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.


"Tức nước vỡ bờ" - Bài 3

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 5

Câu hỏi 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Gợi ý:


Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị lúc này khá nguy ngập. Chị đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả suất sưu cho người em chồng đã mất do chưa kịp báo tử nhưng chị chưa có đê nộp. Anh Dậu lại “đang ốm đau rề rề”, trong hoàn cảnh ấy, nếu bọn tay sai đến thúc sưu, chắc chắn chúng không để cho anh được yên. Tính mạng người chồng khó mà giữ được. Tất cả đối với chị lúc này là làm sao bảo vệ được chồng.


Câu hỏi 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả? Gợi ý:


a) Tính cách nhân vật:


Cai lệ là tên chỉ huy tốp lính chuyên hầu hạ bọn quan lại ở chốn nha môn. Hôm trước chính hắn đã đến bắt anh Dậu trói giải ra đình, cho đến khi ngất xỉu. Hôm nay hắn lại tiếp tục đến bắt anh để đòi nợ suất sưu của người em trai anh Dậu đã chết từ năm ngoái.

- Thái độ hành động:


+ Tay cầm roi song, tay cầm thước
+ Gõ đầu rơi xuống đất
+ Thét bằng giọng khàn khàn
+ Trợn ngược hai mắt quát chị Dậu
+ Ra lệnh cho người nhà lí trưởng trói anh Dậu, sau đó tự hắn xông vào trói anh Dậu.
+ Đấm vào ngực chị Dậu
+ Tát vào mặt chị Dậu

- Xưng hô:


+ gọi anh Dậu là thằng xưng ông
+ gọi chị Dậu là mày - xưng ông, xưng cha

➨ Cai lệ là kẻ lòng lang dạ thú, vừa độc ác, vừa hống hách, cậy hơi quan lớn để ức hiếp những người dân lành yếu đuối. Hành động tàn bạo, lời nói hống hách, xấc xược, hung hăng, ngạo mạn.

b) Cách miêu tả của tác giả:


+ Cách miêu tả của tác giả rất chân thực, sinh động bằng những nét sắc sảo linh hoạt vì vậy mà chân dung của nhân vật trở nên chân thực, sinh động.
+ Qua đó, thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả đối với giai cấp thống trị và những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị.

Câu hỏi 3. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách cùa chị ?

Gợi ý:


Anh Dậu khiếp đảm trước sự hung hàn của bọn tay sai đã “lăn đùng ra không nói được câu gì”. Tính mạng của anh Dậu lúc này chỉ còn phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu. Lúc đầu, chị Dậu “van xin tha thiết” bởi vì chị biết rằng với luật “nhà nước” thì anh Dậu là kẻ cùng đinh đang có tội (!), hơn nữa, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân biết rõ thân phận thấp cổ bé họng của mình và bản tính quen chịu nhẫn nhục, khiến chị van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng tốt của “ông cai”. Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời, hắn còn đánh lại chị và xông đến trói anh Dậu. Trước tình thế ấy, chị Dậu “tức quá không thể chịu được”, đã “liều mạng cự lại”. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ (“Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”). Cái lí của chị không viện đến pháp luật mà chỉ là cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Đến khi tên cai lộ không thèm trả lời, còn tát vào mặt chị và cứ sấn vào cạnh anh Dậu thì chị không thể chịu được nữa, vùng đứng lên với một niềm căm phẫn ngùn ngụt: “Chị nghiến hai hàm răng : - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !”. Lần này, chị không đấu lí nữa mà quyết ra tay đấu lực với chúng : “túm lấy ngực hắn, ấn dúi ra cửa”. Diễn biến tâm lí của chị Dậu còn được thể hiện qua cách xưng hỏ của chị. Lúc đầu, cách xưng hô là cháu - ông, khi cãi lí thì tôi - ông, đến khi “tức nước vỡ bờ” thì hù - mày. Diễn biến tâm lí dẫn tới hành động vùng lên của chị Dậu là hợp lí, phù hợp với tính cách của nhún vật. Đó là một chị Dậu hiền dịu, hết lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh vì chồng con. Chị biết sống khiêm nhường, nhẫn nhục chịu đựng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối, sợ hãi. Trái lại, trong chị có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thán phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng đà vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.


Câu hỏi 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ hờ đặt cho đoạn trích ? Theo em, đặt tên như vậy có thoả đáng không ? Vì sao ?

Gợi ý:


Người biên soạn SGK đã mượn câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ” - một chân lí đời sống theo quan niệm dân gian để đặt nhan đề cho đoạn trích. Đây là một nhan đề thỏa đáng, phù hợp với nội dung văn bản. Đoạn trích đã làm toát lên lôgíc hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; làm toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng mình.


Câu hỏi 5. Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
Gợi ý:


- Tinh huống trong đoạn trích hấp dẫn, tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách. - Đoạn trích khắc họa nhún vật rõ nét, nhất là hai nhàn vật chị Dậu và tên cai lệ. Chị Dậu được miêu tả vừa nhất quán vừa đa dạng. Hình ảnh nhân vật này hiện lên tự nhiên, chân thực, đúng với lôgic tính cách của chị. Tên cai lệ được miêu tả sinh động từ giọng “khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, sự hống hách, lời nói xỏ xiên, hành động hung hãn đến thân hình “lẻo khoẻo”, tư thế “ngã chỏng quèo” miệng vẫn còn “nham nhảm thét trói”... đã làm nổi bật hình ảnh một tên tay sai tàn ác, đểu giả, đê tiện, rất đáng nực cười. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sông động. Đoạn miêu tả canh chị Dậu “liều mạng cự lại” hai tên tay sai, các hoạt động dồn dập mà vẫn rõ nét, không rối, mỗi chi tiết đểu rất “đắt”. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nói sinh động, bình dị từ cuộc sống hàng ngày mà nhà văn đã khai thác, chắt lọc để dưa vào tác phẩm của mình.


Câu hỏi 6*. Nhà văn Nguyễn Tuồn cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào vẻ nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Gợi ý:


Ở thời điểm viết cuốn tiểu thuyết Tắt đèn, Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí cách mạng: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn của sự “vỡ bờ” đó. Vì vậy, có thể nói, đoạn trích như là một sự dự báo về một cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy sau này.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 5

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 6

I. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:


Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị Dậu như thế nào?


Nhà anh Dậu nghèo vào loại nhất nhì của hạnh cùng đinh, phải bán con, bán chó mới đủ đóng một suất sưu của anh Dậu. Còn suất sưu của người em chồng đã chết chưa đóng được.


Bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu trong tình cảnh:

- Anh Dậu vừa tỉnh lại sau cơn thập tử nhất sinh (ngày hôm trước mặc dù anh đang bị ốm nặng vẫn bị tên người nhà lí trưởng đánh đập trói anh giải ra đình, đến khi anh rũ rượi như cái xác chết người ta mới đưa anh Dậu về trả cho gia đình) người đang rất yếu nhịn đói từ hôm qua đến giờ.

- Chị Dậu được một bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Cháo chín chị ngồi quạt cho chóng nguội để cho anh Dậu ăn một bát cho đỡ xót ruột.

- Anh Dậu đang run rẩy cầm bát cháo mới kề miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo đến. Kẻ roi song tay thước, kẻ dây thừng. Mạng sống của anh Dậu hết sức mong manh.

= > Tình cảnh gia đình chị Dậu trước khi bọn tay sai xông vào hết sức bi đát, thảm thương, khiến bất cứ ai cũng thấy xót xa.


Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả?


a. Tính cách nhân vật.


Cai lệ là tên chỉ huy tốp lính chuyên hầu hạ bọn quan lại chốn nha môn. Hôm trước chính hắn đã đến bắt anh Dậu trói giải ra đình, cho đến khi ngất xỉu. Hôm nay hắn lại tiếp tục đến bắt anh để đòi nợ suất sưu của người em trai anh Dậu đã chết từ năm ngoái.


- Thái độ hành động:


+ Tay cầm roi song, tay cầm thước.

+ Gõ đầu roi xuống đất

+ Thét bằng giọng khan khan

+ Trợn ngược hai mắt quát chị Dậu

+ Ra lệnh cho người nhà lí trưởng trói anh Dậu, sau đó tự hắn xông vào trói anh Dậu.

+ Đấm vào ngực chị Dậu.

+ Tát vào mặt chị Dậu.


- Xưng hô:


+ Gọi anh Dậu là thằng xưng ông

+ Gọi chị Dậu là mày – xưng ông, xưng cha.


= > Cai lệ là kẻ lòng lang dạ thú, vừa độc ác, vừa hống hách, cậy hơi quan lớn để ức hiếp những người dân lành yếu đuối. Hành động tàn bạo, lời nói hống hách, xấc xược, hung hăng, ngạo mạn.


b. Cách miêu tả của tác giả:


- Cách miêu tả của tác giả rất chân thực, sinh động bằng những nét sắc sảo linh hoạt vì vậy mà chân dung của nhân vật trở nên chân thực, sinh động.

- Qua đó, thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả đối với giai cấp thống trị và những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị.


Câu 3. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?


- Diễn biến tâm lí của chị Dậu đối với cai lệ trong đoạn trích. Lúc cai lệ và tên nhà lí trưởng ập vào chị Dậu ở vào tình cảnh éo le ngặt nghèo trước sự sống, chết của người chồng, chị phải tìm mọi cách để bảo vệ bằng mọi giá. Diễn biến tâm lí và hành động của chị thay đổi vào từng cảnh ngộ, tình huống.


+ Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, thể hiện:

Xưng hô: gọi cai lệ bằng ông – xưng cháu.

Lời nói: Thể hiện sự nhún nhường, cầu xin tha thiết: “Hai ông làm phúc”; “xin ông trông lại”; “cháu van ông, ông tha cho”. Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ… Hết sức vì tính mạng của chồng chị đã hạ mình, nhún nhường nhưng cai lệ vẫn cứ hách dịch, tàn nhẫn, đáp lại sự lễ phép hạ mình của chị Dậu là hành động hết sức thô bỉ và nhẫn tâm của hắn: đánh chị Dậu và xông vào trói anh Dậu.


+ Sau đó: vùng lên phản kháng chống trả. Trước sự lâm nguy của tính mạng người chồng thái độ hoàn toàn thay đổi “Tức nước vỡ bờ” chị đứng dậy chống lại kẻ thù.

Xưng hô: Từ “ông cháu” chuyển sang “ông- tôi” đặt mình ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn và sau đó đặt cai lệ xuống “thứ mày-tao” một cách căm giận, khinh bỉ.

Lời nói: Đầy quyết liệt thách thức “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”; “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Hành động: túm lấy cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã “chỏng quèo trên mặt đất” với người nhà lí trưởng chị “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

= > Hình ảnh chị Dậu thật mãnh lẽ, khỏe khoắn quyết liệt, sức mạnh của chị không chỉ là sức mạnh của người đàn bà lực điền mà chủ yếu là sức mạnh của lòng căm thù trào lên thành sóng lũ.


- Nhận xét cách miêu tả:


+ Đoạn trích miêu tả rất chân thực, sinh động, hợp lí trong sự vận động và chuyển biến về tâm lí của nhân vật chị Dậu.

+ Ngòi bút của tác giả dường như rất hả hê, sung sướng, theo từng hành động của nhân vật mà mình yêu mến.


- Nhận xét về tính cách của chị Dậu:


+ Chị Dậu là người phụ nữ giàu tình thương chồng, rất mực dịu dàng: Chăm sóc chồng ân cần, chu đáo, cứu anh khỏi tay thần chết “nấu cháo quạt nhanh cho chóng nguội, bưng cháo đến tận chỗ chồng nằm động viên anh “thầy em hãy cố ngồi dậy hút ít cháo cho đỡ xót ruột”.

+ Chị Dậu là người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng: chị dám chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ cho tính mạng của chồng mình và không phải người phụ nữ nào cũng dám làm như thế. Với một điều rất đơn giản: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Đó chính là sự thể hiện chân lí: Có áp bức, sẽ có đấu tranh.


Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?


- Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen: nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ. Nghĩa bóng: người dân đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.

- Đặt tên tiêu đề như vậy là hoàn toàn thỏa đáng. Vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích.


Câu 5. Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan “cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.


- Tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng. Diễn biến mạch truyện dẫn đến tình huống bùng nổ dữ dội đó được tác giả diễn tả hợp lí, tự nhiên.


- Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét:
+ Tên cai lệ thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.
+ Chị Dậu khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội,... Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.

- Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ.
- Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

= > Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.


Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó qua đoạn trích.


- Ý kiến nhà văn Nguyễn Tuân về tác phẩm Tắt đèn là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp thuế thân. - Sự tàn nhẫn của xã hội đối với người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả tài sản mới chỉ đủ sức nộp một suất sưu. Anh Dậu lại đang bị ốm thế mà vẫn bị bắt, bị đánh cho thật tử, nhất sinh. - Sự hống hách, bất nhân, tàn ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử tàn bạo với con người.


= > Với những sự thật ấy, người nông dân không thể không đứng lên, không thể không “nổi loạn” để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 6

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 2

Tóm tắt:


Chị Dậu dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị lôi ra đình đánh thập tử nhất sinh. Bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến đòi sưu. Mặc chị hết lời van xin, cai lệ vẫn nhất định bắt anh Dậu, còn chửi mắng, bịch vào ngực chị. Không nhịn được nữa, chị Dậu uất ức, vùng lên phản kháng.


Bố cục:


- Phần 1 (từ đầu ... ngon miệng hay không): chị Dậu chăm sóc chồng.

- Phần 2 (còn lại): chị Dậu khôn ngoan và can đảm đương đầu với bọn tay sai.


Câu 1: (trang 32 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):


Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị Dậu trong tình thế rất thảm thương:


- Anh Dậu vừa tỉnh sau một cơn thập tử nhất sinh.

- Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Chị Dậu rón rén bưng bát cháo và hồi hộp xem chồng ăn có ngon không.

- Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng”.


Câu 2 : (trang 32 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Nhân vật cai lệ:


- Đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đòi sưu thuế, đánh trói người.

- Hắn và tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu đòi sưu nặng, đòi bắt người đi đánh,... Chỉ là tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ.

- Hành động: cầm roi cầm thước, quát mắng, xưng hô ông-thằng, ông-mày.

→ Độc ác, hống hách, xấc xược, cậy hơi quan lớn ức hiếp người dân yếu đuối.

* Cách miêu tả chân thực, sinh động, sắc sảo linh hoạt, thái độ căm ghét, khinh bỉ.


Câu 3 : (trang 33 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):


* Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:


- Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:


+ Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông,...”

+ Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,...


- Không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:


+ Xưng hô ông-tôi, sau đó mày-bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.

+ Hành động mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa,...’


Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, dịu dàng. Đồng thời thật can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.


Câu 4 : (trang 33 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):


Đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ là thỏa đáng vì nó phản ánh đúng nội dung đoạn trích. Có áp bức phải có đấu tranh, áp bức càng nhiều đến mức độ không thể nữa thì sức phản kháng, sức đấu tranh càng mạnh.


Câu 5 : (trang 33 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Vì:


- Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.

- Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.

- Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.


Câu 6*: (trang 33 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):


Nguyễn Tuân nhận xét rằng Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Đúng là như vậy khi mà xã hội tàn bạo, vô lí, tàn nhẫn đến cực độ, người dân ắt phải đấu tranh, tránh sao được “nổi loạn” để đòi lại sự công bằng.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 2

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 4

Bố cục:


Văn bản chia thành 2 đoạn:


- Phần 1 (từ đầu ... ngon miệng hay không): Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

- Phần 2 ( còn lại): Cảnh chị Dậu phản kháng.


Tóm tắt:


Gia đình chị Dậu nghèo khó, không đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thế mà bị đánh đập tàn nhẫn. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn. Cháo vừa kề miệng, cai lệ và lính đã xông vào bắt chị Dậu nộp sưu. Chị xin khất, chúng đánh chị và toan lôi anh Dậu đi. Chị cầu xin không được, quá phẫn uất, chị đã vùng lên chông trả lại bọn chúng, quật ngã bọn tay sai của lí trưởng.


Soạn bài:


Câu 1: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):


Khi bọn tay sai xông vào, tình thế của chị Dậu:


- Gia cảnh khốn cùng: Nghèo túng phải bán con, bán chó, chạy vạy nộp sưu cho chồng còn bị bắt nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái.

- Chồng vừa tỉnh sau một trận đòn thừa sống thiếu chết

- Anh Dậu vừa bưng bát cháo kề miệng.


Câu 2: (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập I):


Nhân vật Cai lệ:


- Một tên tay sai mạt hạng dưới quyền lí trưởng

- Hắn chuyên đi đòi sưu thuế, thúc sưu và bắt bớ, đánh đập người dân.

- Ngoại hình: Lẻo khoẻo, giọng khàn khàn, giọng hầm hè

- Hắn xông vào nhà chị Dậu, thúc sưu khi anh Dậu vừa bị một trận thập tử nhất sinh hôm qua. Chị Dậu xin khất:

+ Chúng đánh đập chị

+ Toan nhảy vào trói anh Dậu.

+ Hành động, ngôn ngữ: Cầm roi cầm thước, thét, quát mắng, xưng hô “ông”-“thằng”, “ông”-“mày”.


Câu 3: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):

Diễn biếm tâm lí chị Dậu trong đoạn trích:


- Ban đầu:

+ Ngôn ngữ:“ông”, xưng “cháu”. Lời van xin ha thiết “cháu van ông,...”

+ Hành động: Run run, chạy đến đỡ tay cai lệ, vẫn thiết tha...

→ Nhẫn nhục, nhún nhường, chịu đựng


- Khi Cai lệ đánh chị và sấn đến trói anh Dậu:


+ Xưng hô: ông-tôi, sau đó mày-bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.

+ Hành động: mạnh mẽ, khỏe khoắn túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái…

→ Mạnh mẽ, dũng cảm, quyết liệt


* Diễn biến tâm lí của chị Dậu chân thực và hợp lí theo quy luật “tức nước vỡ bờ”. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng cũng vô cùng can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.


Câu 4: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):


- Nhan đề “tức nước vỡ bờ” thể hiện quy luật: Có áp bức sẽ có đấu tranh, con người sẽ vùng lên phản kháng khi bị đè nén bởi áp bức, bất công.

- Đặt tên như vậy là thỏa đáng, phù hợp với diễn biến câu chuyện và hoàn cảnh của của chị Dậu.



Câu 5: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):


“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”:

- Tình huống truyện gay cấn: Anh Dậu đang trong tình thế nguy cấp, bị uy hiếp tới tính mạnh. Chị Dậu dù van xin tha thiết, nhưng bị chúng đánh và toan bắt trói anh Dậu, trước hoàn cảnh ấy chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ.

- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

+ Chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

+ Cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn

- Nghệ thuật đối lập:

+ Ngoại hình: Chị Dậu lực điền >< bọn tay sai sức lẻo khẻo, ngã chỏng quèo…

+ Ngôn ngữ, hành động: Ngôn ngữ xưng hô, hành động van xin >< phản kháng , biến đổi theo hoàn cảnh và tâm lí nhân vật.

- Giọng văn ở đoạn này có pha sự hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai.

→ Đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.


Câu 6: (trang 33 sgk Ngữ văn 8 tập I):


Qua tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”: Hoàn cảnh của chị Dậu, sự phản kháng của chị như một mồi lửa thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta.

- Phản ánh quy luật: Có áp bức tất có đấu tranh, phải dùng bạo lực để làm cách mạng.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng của nhân dân ta.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 4

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?