Top 10 Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” (Ngữ văn 10) hay nhất

Trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kĩ XIX, nhân vật phụ nữ có một vị trí đặc biệt, với nhiều vấn đề về tình cảnh và số phận của họ. Đã có một người chinh phụ với tình cảnh lẻ loi và niềm khao khát hanh phúc trong Chinh phụ ngâm, một Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với số phận bi kịch suốt 15 năm lưu lạc, rồi còn nhiều nữa những Ngọc Hoa, Cúc Hoa trong truyện Nôm… Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều góp thêm một tiếng nói manh mẽ tố cáo chế độ phong kiến đày ải, giam hãm những người phụ nữ mỏi mòn trong thân phận cung nữ. Dưới đây là những bài phân tích hay nhất về đoạn trích "Nỗi sầu oán của người cung nữ":

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 2

Tự bào giờ đến bây giờ, thơ ca vẫn luôn có sức đồng cảm mãnh liệt, là niềm an ủi cho con người trong mọi hoàn cảnh. Từ ca dao - dân ca của dân gian tiếng lòng của người bình dân như lúa lâu ngày chịu hạn nay gặp mưa rào, văn học trung đại phát triển phong phú và toàn diện để đáp ứng nhu cầu giãi bày của con người. Trong đó có sự xuất hiện của thể loại ngâm với thơ song thất lục bát. Một trong những khúc ngâm được biết đến nhiều nhất chính là “Cung oán ngâm” của Ngyễn Gia Thiều. Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” là một trong những trích đoạn tiêu biểu.


Tác phẩm “Cung oán ngâm” ra đời vào cuối thế kỉ XIX, khi xã hội Việt Nam đang đi vào suy thoái với lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đọa của vua chúa và sự lầm than của sinh linh trong nhân gian. Những số phận bất hạnh không chỉ có người nông dân mà còn có những cung nữ. Chế độ cung nữ là sản phẩm tội ác của vua chúa hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến. Vua chúa tự đặt ra quyền tuyển hàng trăm, hàng ngàn thiếu nữ vào cung. Tuổi xuân của người con gái, hạnh phúc của cả một đời người khi vào cung bỗng hóa phù du, mong manh, khó nắm bắt. Cất lên từ thể thơ song thất lục bát, Nguyễn Gia Thiều đã nói hộ nỗi niềm của bao người phụ nữ bất hạnh ấy.


Đầu tiên là những câu thơ về tình cảnh lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ được vẽ đối lập với cuộc sống xa hoa, tráng lệ nơi cung cấm.


“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.”


Không gian sống của họ là “cung quế” cách biệt với thế giới bên ngoài, thời gian: đêm khuya. Đây là khoảng thời gian để nhân vật xuất hiện, nhắc người cung nữ nhớ về những gì đã có, cả những ám ảnh về niềm hi vọng, đợi chờ rồi sự thất vọng trong tình cảnh đơn chiếc. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với “âm thầm chiếc bóng”- cô đơn lặng lẽ, với “trông ngóng lần lần” chờ đợi một cái gì xa xôi, biết là xa vời nhưng vẫn không thôi ngóng đợi. Câu thơ đã cụ thể hóa sự ngóng đợi hết đêm này đến đêm khác, không dứt. Để rồi, một lúc nàng cũng phải cất lời oán trách “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân”. Lời thơ đọc lên có âm điệu đay nghiến, hơn hết là xót xa của nhân vật trữ tình trong tình cảnh thê thảm của mình. Cuộc sống của họ được tận hưởng những vật chất sang trọng, sa hoa: “đãi nguyệt, gác thừa lương, gương loan,…”. Đặt các từ Hán Việt sang trọng trên với những từ nôm na: “đứng ngồi, thức ngủ, bẻ nửa, xé đôi” như làm nổi bật sự đối lập giữa cuộc sống lộng lẫy, đủ đầy với sự lạnh lẽo, tồi tàn, buốt giá trong tâm hồn con người. Người cung nữ vò võ một mình chỉ biết làm bạn với gió trăng.


Và những dòng sau là tâm trạng của người chinh phụ. Nỗi niềm hiện lên trực tiếp qua những từ “ủ dột, bâng khuâng, buồn bã, ủ ê” và gián tiếp qua những điển cố “hồn bướm, giấc mai”. Đó là trạng thái vơ vẩn, ngẩn ngơ, mơ màng vì những tàn phá của nỗi đau tinh thần. Đặc biệt là phép tiểu đối: “ngấn phượng liễu”- ‘dấu dương xa” gợi về quá khứ đầm ấm, hạnh phúc mà người cung nữ từng được yêu chiều, sủng ái- nay chỉ còn trong mộng tưởng, vừa nhớ mà vừa đau; “Chòm rêu lỗ chỗ - đám cỏ quanh co”: Dấu hiệu của hạnh phúc đã bị rêu phong phủ lối- thực tại phũ phàng mà người cung nữ đã bị bỏ quên. Hình ảnh ước lệ xen với tượng trưng: “gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông”: gối hạnh phúc có cảnh tuyết đóng, chăn đắp cho ấm mà vẫn giá băng. Bởi cái lạnh dấy lên từ tận đáy lòng, cô đơn dù chăn ấm nệm êm thì vẫn không thể hạnh phúc. Tâm trạng con người diễn biến theo chiều bi kịch, càng lúc càng nặng nề. Giọng văn réo rắt phù hợp với nỗi oán hờn.


Dòng tâm trạng của người cung nữ tiếp tục trong nỗi buồn tủi, nỗi oán trông chờ đợi. Cũng là lời than oán nhưng khác với người chinh phụ, giọng của người cung nữ mới thật gay gắt và quyết liệt. Mỗi khổ thơ diễn tả những nỗi buồn tủi khác nhau:


“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.”


“Ngày sáu khắc, đêm năm canh” như muốn nhấn mạnh lại mực độ chờ đợi, khắc khoải. Mong tin nhắn mà vắng, ngóng tiếng xa mà chỉ có tiếng chuông chùa - nghịch cảnh nhức nhối tâm can, khắc sâu thêm nỗi cô đơn, rợn ngợp. Đèn đốt lên cho sáng mà lại càng cô đơn, hương thắp lên cho ấm mà càng âm u. Cái u ám, lạnh lẽo trong lòng lan ra cả cảnh vật. Rồi những từ ngữ tiếp: “biếng, tủi, sầu,...” biểu hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi, nhấn mạnh thực tế phũ phàng: trăng trong, tranh đẹp - tất cả đều vô nghĩa trong chờ đợi vô vọng. Buồn, khắc khoải, ngẩn ngơ là hành trình phát triển của tâm trạng theo chiều tiêu cực, băn khoăn, thao thức đến mất hết ý chí, tinh thần. Bên cạnh lời than trách còn có nỗi lo âu: “Hoa này bướm nỡ thờ ơ/Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng”- lo một ngày nhan sắc tàn phai, hi vọng trở lại với hạnh phúc không còn nữa. Ba khổ thơ khắc họa đầy tinh tế sự thất vọng nặng nề, cô đơn sầu tủi và sầu oán gay gắt trong cảnh chờ đợi. Nỗi oán giận từ tâm trí phát ra phản ứng quyết liệt:


“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa !

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không ?

Đang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !”


Thời gian nghệ thuật lặp lại: “Đêm năm canh...” cảm giác giằng giặc không thể kết thúc. Điệp ngữ “giết nhau” gây ấn tượng mạnh về sự tàn bạo, độc ác. Người ta giết nhau bằng dao kiếm tưởng như đã là tận cùng của nỗi đau nhưng vẫn chỉ là thuần túy về thể xác. Giết nhau bằng nỗi u sầu, tự đày đọa trong cảnh chăn đơn gối chiếc khiến người ta chết dần chết mòn - đó mới là sự tàn phá kinh hoàng, là nỗi đau không thể hàn gắn. Câu thơ như lời trách móc nhẹ nhàng mà hằn học, khiến lời thơ đọc lên mà nhức nhối tâm can. “Độc chưa” là lời than hay là câu hỏi? Câu hỏi tu từ “Xe thế này có dở dang không?” như lời trách, bực mình, phẫn nộ - tâm lí của người bị đẩy vào đường cùng ngõ hẹp.


Như vậy, nếu người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” lẻ loi vì nhớ chồng, có nỗi thất vọng nhưng chưa bị đẩy đến bi thảm bởi vẫn nuôi niềm hi vọng chồng trở về, vẫn tin tưởng vào hạnh phúc lứa đôi thì ở đây, người cung nữ bị vua ruồng bỏ, ngày đêm đứng tủi ngồi sầu, muốn bứt phá mà không thể được còn đáng thương hơn nhiều. Người cung nữ từ mất niềm tin đến sầu oán mạnh mẽ, quyết liệt. Nếu người chinh phụ còn mơ hồ về kẻ thì gây bất hạnh cho gia đình mình thì người cung nữ đã ý thức rất rõ về người đó, nhưng vẫn không thể làm gì được. Qua đó, có thể thấy sự đồng cảm, bênh vực của Nguyễn Gia Thiều với khát vọng tự do vừa đáng thương, vừa đáng trân trọng; từ đó gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đã tước đi quyền được sống, được hạnh phúc của con người. Cái tâm của người nghệ sĩ đi liền với cái tài: tài năng tả tâm trạng nhân vật bậc thầy. Mỗi khổ thơ là một tâm trạng, mỗi tâm trạng là một từ ngữ biểu cảm, so sánh, ước lệ khác nhau. Những câu thơ mà “thiên bách, bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân”.


Những câu thơ có giá trị là những câu thơ sống mãi trong lòng người dù dòng thơ đã kết thúc, là để lại cho người đọc những ám ảnh, những day dứt khôn nguôi. “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều đã làm được điều đó.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 2
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 2

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 9

Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) là nhà văn lớn của thế kỷ 18. Xuất thân từ một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều tận mắt chứng kiến sự suy tàn, sụp đổ của chế độ phong kiến, cuộc sống xa hoa trụy lạc của vua chúa đương thời. Từ thực tế bi thương của những người cung nữ, Nguyễn Gia Thiều đã viết “Cung oán ngâm khúc”. Khúc ngâm 356 câu song thất lục bát là nỗi oán sầu ngút trời của người cung nữ, là tiếng lòng của thi nhân phản kháng lại chế độ cung tần tàn nhẫn trong chế độ phong kiến đương thời.


Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” gồm 5 khổ thơ với 20 câu biểu hiện nỗi mong chờ vò võ, nỗi sầu thương oán hận của người cung phi bị ruồng bỏ. Vua chúa có hàng ngàn cung nữ. Có cung phi cả đời may mắn được một vài lần “chúa dấu vua yêu”, còn phần đông không được biết đến “ơn mưa móc” của vua chúa mà còn bị ruồng bỏ. Nguyễn Gia Thiều là một nghệ sĩ quý tộc, gần gũi và hiểu biết những người cung nữ. Ông thông cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của họ:


“Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên!

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trôn cửa nghiêm lâu,

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa!”


Nỗi mong đợi một đôi chút “ơn mưa móc” của vua chúa với người cung nữ thật là cảm động:


“Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền”


Không thể nói một cách đại lược là “ngày”, “đêm” người cung nữ mong đợi vua đến, mà phải nói “ngày sáu khắc”, “đêm năm canh”, vế đối này mới được trọn vẹn sự mong đợi vô vọng của người cung nữ. Nhà thơ sẽ phải nhập thân với cung nữ mới hiểu được tâm trạng “Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”. Từng canh, người cung nữ lắng nghe bước chân “rồng” thì lại chỉ “lắng tiếng chuông rền” thật là buồn tê tái. Thi nhân phải thốt lên lời thương cảm cho kiếp cô đơn của người cung nữ:


“Lạnh lùng thay giấc cô miên!

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u”.


Đảo ngữ “lạnh lùng thay” càng làm nổi bật cảm giác lạnh của “giấc cô miên”, giấc ngủ cô đơn. Mà sao Nguyễn Gia Thiều có nỗi đồng cảm sâu xa với kiếp người bất hạnh như vậy? Nỗi thương cảm thật là nghệ sĩ, cảm được cái “tịch mịch” của mùi hương, cái “thâm u” của bóng đèn thì thế giới tâm linh của thi nhân thật đáng kính nể! Nỗi buồn trong lòng người cung nữ hiện ra cử chỉ, hiện ra nét mặt: “Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu”. Trông chờ mòn mỏi nhà vua không đến, người cung nữ hướng về “cửa nghiêm lâu”, nơi vua ở mà buồn ra mặt. Cô đơn vẫn hoàn cô đơn:


“Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa!”


Nỗi buồn cứ tăng lên mãi, từ mong ngóng đến buồn tủi, sầu muộn. Biết cùng ai chia sẻ? “Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa”, “nguyệt”, “hoa” là biểu tượng của phụ nữ, cho nên “than với nguyệt” là than với chính mình, “rầu với hoa” cũng là rầu với chính mình. Nỗi cô đơn càng nhân lên. Phải thương kiếp hồng nhan lắm mới có những biểu hiện tài hoa như vậy! Thật là “sầu đong càng lắc càng đầy” (Kiều), nỗi buồn trông, sầu muộn đã thành “khắc khoải”, thành “ngẩn ngơ”, thành oán hận:

“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải, Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ, Hoa này bướm nỡ thờ ơ, Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!”


Cặp từ “hoa”, “bướm” ẩn dụ cho tình nhân thì thường, nhưng ẩn dụ cho cung nữ và vua thì lạ. “Hoa này...” là người cung nữ tự thấy mình có hương có sắc vậy mà vua “nỡ thờ ơ” không đoái hoài “để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng”!. Hình ảnh “gầy”, “xơ” thật là tội cho một kiếp hoa. Hình ảnh có tính chất miêu tả sự tàn phai của hoa mà cũng là của kiếp hồng nhan. Nhịp điệu thơ đay nghiến, trách móc, oán giận.


“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau?

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?”


Đến đây, người cung nữ đã sụp đổ hoàn toàn cả tinh thần lẫn thể xác. Người cung nữ không còn “đứng tủi ngồi sầu” nữa mà “lần nương vách quế” thật là tội nghiệp. Nhà thơ đã nổi giận bằng một loạt câu hỏi tu từ, “Cái buồn này ai dễ giết nhau?”, “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?”. Nhà thơ không còn giữ khoảng cách để miêu tả tình cảm tâm trạng của cung nữ mà nhập cuộc, trực tiếp lên tiếng đầy căm giận chế độ cung tần tàn nhẫn. Ba câu thơ điệp lại ba từ “giết nhau” đay nghiến những kẻ đã tạo ra cái chết cả thể xác lẫn tinh thần của những cung phi, những người đẹp bất hạnh. Nguyễn Gia Thiều hiển hiện là một trí thức uyên bác, giàu lòng nhân ái, mà lại duy lí trong những câu thơ lạnh, sắc:


“Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?”


Rồi nhà thơ lại trở lại với tâm trạng oán trách phẫn nộ của người cung nữ:


“Tay Nguyệt lão chẳng xe thì chớ

Xe thế này có dở dang không?

Đang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!”


“Nguyệt lão” thật là đáng trách “Xe thế này có dở dang không?” Từ “dở dang” đã gói gọn trọn cuộc đời bi thảm của cung nữ. Vua yêu thì là may, mà được mấy cung nữ “chúa dấu vua yêu?” Rồi bị ruồng bỏ thật là thê thảm, quãng đời còn lại sống như một con vật đã “tế thần”, mà đâu phải là con vật, đây là những con người, người đẹp vào hàng quốc sắc vậy mà khi vua ruồng bỏ rồi thì bị cấm kị hạnh phúc lứa đôi cho đến già, đến chết, “dở dang” chưa, “độc” chưa? Từ trách móc oán hận người cung nữ phẫn uất:


“Đang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”.


Theo điển cố xưa, “Nguyệt lão” có dây tơ hồng xe duyên cho những cặp vợ chồng, đó là sợi dây tơ hồng của tình ái, của hạnh phúc lứa đôi. Còn dây tơ hồng mà “Nguyệt lão” xe người đẹp với vua chúa đã thành sợi dây oan nghiệt. Trong nỗi đau khổ tuyệt vọng, người cung nữ muốn “dứt tơ hồng”, sợi dây vô hình mà oan trái, độc địa! Nàng muốn phá tung sự giam hãm bi thảm này:


“Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”


Những động từ “dứt”, “đạp” thật là mạnh mẽ, nhưng là những hành động của tâm trạng, chứ chưa phải là hành động của thực tế. Những hành động của ước muốn ấy càng cho thấy sự tàn nhẫn của chế độ cung tần và sự bi thảm của kiếp người cung phi.


Nguyễn Gia Thiều là một trí thức quý tộc, ông được hưởng nhiều ân sủng của nhà chúa, nhưng ông lại có trái tim nghệ sĩ, có lòng nhân đạo cao cả. Ông sống gần gũi với các bậc đế vương và gần gũi với nạn nhân của các bậc đế vương. Ông thương yêu, đồng cảm với những người cung nữ bất hạnh và phản kháng chế độ cung tần thối nát, tàn nhẫn. Chỉ một đoạn trích “Cung oán ngâm khúc”, ta cũng nhận ra tài hoa và tâm hồn lớn của Nguyễn Gia Thiều. Thể thơ song thất lục bát hợp với hình thức “Ngâm”, nhưng không quá du dương như “Chinh phụ ngâm”, mà sắc sảo, nặng lí trí, uyên bác. Nhà thơ đã thể hiện quá trình phát triển tâm trạng của người cung nữ, từ mong chờ sầu muộn đến ngán ngẩm ê chề đến đay nghiến, căm hận, phẫn uất. Khúc ngâm có sự hài hòa tuyệt vời giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, giữa hình ảnh và nhạc điệu, giữa trữ tình và triết lí. “Cung oán ngâm khúc” là tác phẩm thiên tài của Nguyễn Gia Thiều vì đấy là đỉnh cao của ngôn ngữ, của trí tuệ và của tinh thần nhân văn

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 9
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 9

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 4

Thời phong kiến có tục tuyển cung nữ cho vua chúa trong cung. Tục lệ này được kéo dài hàng trăm năm trong chế độ phong kiến của nước ta thật sự là một tội ác với người phụ nữ trong xã hội cũ, bởi số phận của họ khi sinh ra chỉ là một người mua vui cho những vua chúa.


Nếu may mắn được vua để ý sủng hạnh thì được người khác hầu hạ nếu không thì họ sẽ phải chịu cảnh ghẻ lạnh sống trong cung vua cho tới khi già thì đưa về quê để chờ chết. Số phận bất hạnh của những người con gái đó đã làm động lòng nhiều tác giả có cái nhìn nhân văn, nhân đạo với những số phận con người bị cuộc đời ghẻ lạnh như tác giả Nguyễn Gia Thiều. Tác phẩm “Cung oán ngâm” của tác giả Nguyễn Gia Thiều chính là để tố cáo tội ác của những vua chúa thời Lê, Trịnh, một xã hội tàn nhẫn chà đạp lên số phận của những người phụ nữ khốn khổ, để họ phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong bốn bức tường cung cấm lạnh lẽo, hết ngày này tới ngày khác.


Trong đó trích đoạn “Nỗi sau oán của người cung nữ” chính là đoạn trích nói lên sự ai oán, nghẹn ngào uất hận của người cung nữ tài sắc nhưng chẳng được hưởng hạnh phúc bao lâu đã bị cuộc đời, bị nhà vua bỏ rơi giữa cung vua lạnh lẽo trong khi tuổi xuân vẫn đang phơi phới. Tâm trạng buồn chán, xót xa cho số phận của mình và oán than cho cuộc đời nhiều phụ bạc, nhiều cay đắng được tác giả thể hiện qua những câu thơ nhiều cay đắng. Qua tác phẩm tác giả phản ánh tâm buồn tủi, người con gái sống trong những ngày tháng chờ đợi mòn mỏi, càng chờ càng cảm thấy tuyệt vọng bế tắc trong cuộc sống. Nàng sống cô đơn, u ám quanh bốn bức tường lạnh tựa băng tuyết, tuyệt vọng cho số phận mình hẩm hiu, tuyệt vọng cho thói đời bạc bẽo.


Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.


“Khoảnh” có nghĩa chỉ sự chơi ác, thể hiện sự trớ trêu của số phận khi nỗi cô đơn dày vò người thiếu nữ. Người con gái nhớ lại những ngày tháng còn được nhà vua sủng hạnh, còn giờ đây nàng như bông hoa đã bị hút hết hương thơm bị bỏ lại một mình cho thân tàn, nhụy héo. Nơi nàng sống là một lầu son có nhiều tiện nghi nhưng lại thiếu hơi người, tất cả đều nhìn quanh một mình nàng khiến cho nỗi sầu trong lòng nàng càng thêm xót xa, ai oán.


Trong những câu thơ tiếp theo tác giả Nguyễn Gia Thiều đã nói lên sự thất vọng, bất lực của người con gái, những lời than thở một mình như đứt từng khúc ruột, nỗi buồn bủa vây không gian hiu quanh thể hiện sự tàn úa trong tâm trạng người con gái bị vua thất sủng.


“Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.


”Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” trong tâm trạng chán chường cực độ người con gái nhìn đâu cũng thấy hình bóng mình cô liêu một mình nên tâm trạng càng thêm u uất, mệt mỏi. Cô gái nhìn xung quanh quạnh quẽ gối chăn đóng băng giá lạnh thiếu hơi ấm của người đàn ông đầu ấp má kề. Nàng cảm thấy sự bạc bẽo của con người thật đáng khinh bỉ, mới hôm qua còn thề non hẹn biển còn đầu ấp má kề, nhưng hôm nay người ta đã vui vẻ với người mới bỏ lại nàng một mình cô đơn một bóng, vò võ sống kiếp lạnh lùng hết ngày này qua tháng khác. Cuộc chiến chốn hậu cung là một cuộc chiến vô cùng tàn nhẫn và khốc liệt “Chém cha cái kiếp chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Tình yêu khi phải chung chạ, thì nó thật sự là một tấm chăn hẹp nếu người này kéo thì người kia sẽ bị lạnh. Không thể cùng hạnh phúc cho tất cả mọi người được.


Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ?

mà đay nghiến, uất ức, hằn học:

Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!


Trong sự cay đắng tủi hờn người con gái đã buông lời oán trách, chì chiết kẻ đàn ông bạc tình kia rằng giết nhau bằng cái u sầu. Một cái giết không gươm đao, không thuốc độc nhưng lại khiến con người ta buồn mà chết, chết tàn chết héo trong chốn lạnh lẽo u uất này. Đó chính là tội ác của chế độ phong kiến khi chỉ phục vụ vua chúa mà cướp đi hạnh phúc của rất nhiều cô gái trẻ. Những câu thơ cũng tố cáo tội ác ăn chơi sa đọa của những vua chúa thời xưa, chỉ biết hưởng thụ vinh hoa phú quý, nhục dục xác thịt mà không biết rằng những người dân khốn khổ nghèo đói, biết bao người phụ nữ, lầm than, héo hắt hoa tàn nhị héo trong cung cấm.


Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Dang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!


Trong khổ thơ này thể hiện những trái ngược trong cảm xúc. Một là cảm xúc nặng nề chán nản cuộc sống bị ghẻ lạnh, bị lãng quên của người con gái nơi hậu cung lạnh lẽo. Hai là cảm xúc khát khao muốn có hạnh phúc đời thường của người con gái đang tuổi xuân sắc. “Nguyệt lão” chính là người làm mai mối trong nhân gian với những đôi uyên ương đã xe duyên cho người con gái nhưng lại khiến nàng dở dang một đời. Nàng oán hận số phận oán hận người xe duyên, oán hận kẻ bạc tình, đã quất ngựa truy phong vui bên duyên mới quên nàng nơi đây lạnh lẽo.


Hình ảnh muốn dứt tơ hồng thể hiện sự vùng vẫy của người con gái muốn chấm dứt cuộc sống bi ai, uất hận này nhưng chế độ xã hội quyền lực của xã hội phong kiến không cho nàng được làm thế. Nàng mãi mãi bị kìm kẹt cho tới chết ở chốn cung vua này. Tác giả Nguyễn Gia Thiều bằng ngòi bút tinh tế, sâu sắc của mình đã lột tả được bộ mặt thật của xã hội phong kiến, tố cáo tội ác của vua chúa ngày xưa ăn chơi xa đọa, khiến nhiều người phụ nữ chịu cảnh ghẻ lạnh, bạc bẽo nơi hậu cung.


Bài thơ này còn tố cáo kiếp đa thê của xã hội phong kiến, khiến nhiều người phụ nữ xưa phải chia sẻ chồng mình với người khác. Đoạn trích cũng thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác giả dành cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 4
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 4

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 3

Thời xưa đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường. Các bậc vua chúa thì còn nhiều gấp vạn lần như vậy bởi năm nào họ cũng tuyển hàng trăm cung nữ vào cung. Đó toàn là những thiếu nữ trẻ đẹp với tuổi đời còn rất trẻ. Một khi đã bước vào cung là coi như đoạn tuyệt với gia đình, không còn cơ hội gặp gỡ người thân, thậm chí là cả cha mẹ. Cuộc sống lúc này loanh quanh trong cung cấm, không biết ở bên ngoài bức tường thành kia có những chuyện gì đang diễn ra. Số phận đáng thương ấy đã làm lay động nhiều nhà văn, nhà thơ trong số đó có Nguyễn Gia Thiều. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc được đánh giá là có tiếng nói tố cáo sâu sắc nhất tập tuyển cung nữ của vua chúa thời bấy giờ.


Người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc lúc đầu được vua yêu chuộng nhưng không lâu sau lại bị vua bỏ rơi. Tuổi thanh xuân chôn vùi nơi cung cấm. Cùng với đó là nỗi cô đơn, hờn tủi mỗi ngày một lớn dần lên. Nó dày vò nàng khiến cho nàng héo mòn. Nàng oán trách nhà vua phụ bạc rồi xót thương cho thân phận của mình. Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ đã diễn tả một cách rõ nét nhất tâm trạng của nàng. Bị thất sủng, sống cô đơn nên nàng sầu oán. Hình ảnh cô đơn của người cung nữ hiện lên ngay từ những câu thơ mở đầu:


Trong cung quế ảm thầm chiếc bóng

Đêm năm canh trông ngóng lần lần


Ở giữa chốn xa hoa lẽ ra người ta phải vui vẻ, hạnh phúc ấy vậy mà người cung nữ lại sống trong cảnh tối tăm, u uất. Nàng như một cái bóng vật vờ chẳng ai thèm để ý đến. Lời tâm sự diễn ra trong đêm tối càng làm nổi bật hơn bóng dáng bé nhỏ và sự cô đơn của người cung nữ. Đêm xuống là lúc các cung nữ ngóng trông nhà vua, nhưng với nàng lúc này càng ngóng trông lại càng vô vọng. Nàng biết mình đang ở trong hoàn cảnh nào, biết ai là kẻ gây ra cho mình nỗi bất hạnh này. Cuộc sống của nàng lúc này chẳng khác nào đã chết bởi nàng bị giam hãm trong 4 bức tường thành, sống trong cảnh chăn gối lẻ loi. Hình ảnh nhà vua hiện lên qua lời oán trách của cung nữ chẳng khác nào một kẻ bạc tình:


Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi


Cách dùng từ của tác giả thật sâu sắc. Nhà vua mà lại chơi khăm, chơi ác. Lại ác với chính cung nữ từng kề cận với mình thì tàn nhẫn quá. Người phụ nữ vốn mỏng manh, yếu đuối đang được hạnh phúc bỗng bị đẩy đi như tội đồ. Nàng như một món đồ chơi hỏng bị vứt đi rồi bị lãng quên. Để khắc họa rõ nét hơn nỗi cô đơn của người cung nữ, tác giả còn thêm vào khung cảnh tráng lệ của cung cấm:


Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ

Gác tựa lương thức ngủ thu phong

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng

Gương loan bẻ nửa dải đổng xẻ đôi


Mặc dù sống trong tự tiện nghi nhưng đối với nàng những điều ấy chẳng có ý nghĩa gì. Nhìn nó, nàng chỉ khổ tâm hơn mà thôi. Thất vọng vì cuộc đời, nàng không còn cách nào khác là thở than, oán trách. Nàng oán trách một cách gay gắt:


Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ

Thâm khuê vắng ngắt nhu tờ

Của châu gió lọt rèm ngà sương gieo

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ

Dấu dương xa đám cỏ quanh co

Lầu Tẩn chiều nhạt vẻ thu

Gối oan tuyết đóng chăn cù giá đúng


Qua câu thơ, người đọc thấy được nỗi mong ngóng đến héo mòn của người cung nữ. Nó khiến cho nàng ngày ngày u uất, bức bối đến nghẹt thở:


Lạnh lùng thay giấc cô miên

Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u


Nếu cuộc đời chưa từng có lấy một ngày vui thì có lẽ con người ta cũng quen với hoàn cảnh. Nhưng nếu như cuộc đời đã từng hưởng hạnh phúc mà sau đó lại bị vùi dập thì con người ta rất dễ chán chường. Người cung nữ trong bài thơ này đang rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đêm xuống là lúc mà nàng càng cô đơn hơn, đáng thương hơn. Trong phòng ấm áp, thơm tho nhưng tịch mịch, vắng lặng. Thứ ánh sáng leo lét từ ngọn nến chẳng đủ xua tan bóng đêm và tăm tối trong tâm hồn của nàng. Đêm nào nàng cũng mong chờ như vậy nhưng đáp lại nàng chỉ là cái bóng của chính mình:


Tranh biếng ngắm trong đó tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiễm lâu

Một mình đứng tủi ngồi sầu

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa


Hình ảnh bóng dáng cô độc của người thiếu nữ cứ lặp đi lặp lại càng làm tăng thêm vẻ đáng thương của nàng. Nàng kiệt quệ cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nàng không chỉ buồn mà nàng còn oán hận:


Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trâm chiểu, bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ

Để gầy bông thắm, đổ xơ nhụy vàng


Trong cung cấm, người ta giết nhau bằng nỗi u sầu. Người cung nữ đay nghiến cuộc đời:


Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa


Trong câu thơ chứa đựng sự căm phẫn mà qua đó người đọc cũng thấy được sự tàn ác của chế độ đa thê. Chính cái quyền tự cho mình được có nhiều cung nữ của vua chúa đã cướp đi quyền tự do của biết bao cô gái. Cái hạnh phúc mà họ có thể có được cũng quá ngắn ngủi để rồi họ phải căm hận suốt quãng đời về sau. Họ vẫn sống ở trong cung cấm nhưng không có niềm vui. Tâm hồn của họ bị hủy hoại mỗi ngày. Họ không chết nhưng sống không ra sống. Như người cung nữ trong bài thơ, nàng cũng muốn bứt mình ra khỏi cuộc sống đọa đày này. Tuổi xuân mỗi ngày cứ thế trôi qua trong tuyệt vọng thì hỏi không oán trách sao được. Tác giả Nguyễn Gia Thiều đã đồng cảm với số phân của người cung nữ. Ông vừa thể hiện được cái khát khao của người cung nữ lại vừa thể hiện được nỗi uất hận của nàng:


Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ

Xe thế này có dở dang không

Dang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra


Đoạn trích đã làm nổi bật lên 2 cảm xúc trái ngược nhau: một bên là buồn chán, một bên là khát khao hạnh phúc. Tất cả đã tạo nên một làn sóng trữ tình dào dạt. Nàng như đang cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi nỗi cô đơn của mình nhưng càng cố gắng thì chỉ càng thất vọng. Cung cấm đâu vào là nơi dễ dàng ra vào như mong muốn. Tác giả không chỉ nói lên được nỗi khổ của người cung nữ mà còn tố cáo tội ác của vua chúa thời phong kiến. Qua đây, người đọc thấy được tấm lòng nhân đạo của ông. Nội dung đoạn trích là tiếng nói thiết tha đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 3
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 3

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 6

Nguyễn Gia Thiều sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộ, được cậu là chúa Trịnh cho vào cung ăn học. Khi lớn lên làm quan ở phủ chúa,ông có cơ hội chứng kiến những thói ăn chơi hưởng lạc, hoang dâm vô độ của vua chúa, đặc biệt là những bất công đối với thân phận của những người cung nữ. Hoàn cảnh và lòng nhân đạo đã khiến ông viết nên “ Cung oán ngâm” - một trong những tiếng vang lớn của tư tưởng nhân đạo, của tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho con người thời bấy giờ.


“Cung oán ngâm” là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, trước được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của ông về cuộc đời bạc bẽo phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu với ngôn ngữ tài hoa, đài các, có nhiều chữ Hán và điển cố thể hiện nghệ thuật biểu đạt rất phong phú, già dặn, ảnh hưởng tới các nhà thơ đời sau. Đoạn trích gồm 36 câu ( từ câu 209 đến câu 244) đã thể hiện rõ nhất tinh thàn của cả tác phẩm.


4 khổ đầu là tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là cung quế- nơi người cung nữ ở, đoạn tuyệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Không gian cô lẻ cùng thời gian đêm khyua càng khiến không khí trở nên vắng vẻ, lạnh lẽo hơn. Hơn nữa, thời gian đêm năm canh phù hợp cho nhân vật bộc lộ tâm trạng của mình. Đó còn là thời điểm của niềm hi vọng hạnh phúc hòa cùng nỗi tuyệt vọng nơi cô phòng mà ngày nào đêm nào cũng phải đối mặt. Trong tối tăm, ngườ cung nữ ấy vẫn “ trông ngóng lần lần”, khôn nguôi chờ đợi nhưng thực chất là đang chờ đợi một cái gì đó xa vời, nhưng biết là xa vời mà vẫn khôn nguôi hi vọng. Hi vọng nhiều thì tuyệt vọng càng nhiều, nghĩ lại tình cảnh của mình, nỗi xót xa trào lên, bật ra thành lời oán trách:


“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”


Lời trách, lời than ấy đã vạch trần bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của vua. Giọng điệu câu thơ như đay nghiến, trách cứ, nó thấm thía nỗi xót xa của nhân vật trữ tình: khi còn xuân sắc thì được yêu chiều nhưng khi nhan sắc tàn phai thì lại bị bỏ rơi, thê thảm. Các câu thơ càng nhấn mạnh vào sự xa hoa vẻ bề ngoài của cuộc sống nơi cung cấm đối lập với không khí lạnh lẽo, sự tồi tàn, héo úa về tih thần của cuộc sống nơi đây. Tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt: “ đãi nguyệt, thừa lương, phòng tiêu,…” vẽ ra trước mắt chúng ta nào lầu son nào gác tía, một cuộc sống xa hoa quyền quý nơi cung cấm. Bên cạnh lớp từ Hán Việt là hệ thống ngôn ngữ nôm na, giàu giá trị biểu cảm , khắc họa chân thực tình cảnh người cung nữ đang phải trải qua: xa hoa quyền quý đã không còn là niềm vui sống mà cô mong đợi.


Cuộc sống xa hoa hoàn toàn đối lập với cuộc sống lạnh lẽo trong tình cảnh vô vọng về hạnh phúc lứa đôi: mới thấy giàu sang để làm gì nếu như không có tình yêu và hạnh phúc. Lúc đó, nàng chỉ còn biết làm bạn với giọt mưa đêm, với trăng với gió, sống trong sự mỏi mòn chờ đợi một ngày nào đó nhà vua sẽ ghé thăm. Nàng nhớ về , tiếc nuối cho một quá khứ tươi đẹp sum vầy đầm ấm mà ở đó , cung nữ được yêu chiều sủng ái. Khoảnh khắc ngắn ngủ của quá khứ tươi đẹp lóe lên rồi tắt dần đi lập tức bị đẩy lùi bởi bóng tối ở hiện tại, thực tế: Cuộc sống cô quạnh, hoàn toàn bị bỏ quên, không còn người lai vãn. Những hình ảnh ước lệ đan cài hình ảnh thực: “gối loan tuyết đóng”, “ chăn cù giá đông”: gối hạnh phúc chờ đón mà tuyết đóng, chăn để đắp cho ấm mà lại giá đông. Đây có lẽ còn là cái lạnh trong lòng người: cô đơn như một thứ cực hình, tra tấn về tâm hồn khiến cô gái buồn bã, ủ ê đến băng giá.


Đến những câu thơ tiếp theo cảm xúc tâm trạng càng diễn biến theo chiều hướng bi kịch hơn, càng lúc càng não nề, bi đát. Lạnh lẽo, cô đơn ngay cả trong giấc ngủ, nàng vẫn cảm nhận được sự “tịch mịch, thâm u”, càng thêm thất vọng vì tuổi xuân đã bị khóa chặt vào với sự tẻ nhạt, tù túng, u ẩm, nặng nề, đen tối. Nỗi đau, nỗi khát khao khó được đền đáp khiến con người ta mòn mỏi chờ đợi, sự mỏi mòn thậm chí còn rơi vào cõi vô thức: “Mặt buồn trông cửa nghiêm lâu”, “đứng tủi ngồi sầu”, gieo từng bước ngẩn ngơ vô định mà trong lòng khắc khoải, trăm mối tơ vò. Khi buồn thương càng trở nên quằn quại, tiếc nuối, khi hy vọng càng lúc càng mong manh, câu thơ lại chuyển thành giọng điệu trách móc:


“Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!”


“Giết nhau chẳng cái mưu cầu

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái sầu độc chưa!”


Và cuối cùng, mọi uất hận u sầu đã dồn tụ lại bật lên thành mong muốn bứt phá, khát khao vượt qua chốn tối tăm, lạnh lẽo, ảm đạm:


“Đang tay muốn dứt tơ Hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.”


Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã thể hiện rõ số phận của người phụ nữa đương thời, đặc biệt dưới chệ độ cung nữ. Đó là những số phận bị bỏ quên , bị khóa kín tuổi xuân trong cung cấm ngột ngạt, tù túng. Họ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng càng khao khát càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tiếng nói than thân, trách móc của người cung nữ đã trở thành tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội với sự xuống cấp trầm trọng của những giá trị đạo đức , với chế độ cung nữ hà khắc…


Đoạn trích đã thể hiện tập trung được tất cả tư tưởng của tác phẩm. “ Cung oán ngâm.” đã phản chiếu hình ảnh của con người và gương mặt văn học đương thời.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 6
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 6

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 5

Những người con gái trong thời phong kiến luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, khi họ sinh ra trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Một chế độ đa thê, vua chúa, những người con gái chỉ là vật mua vui cho người con trai mà thôi. Chính vì vậy tác giả Nguyễn Gia Thiều đã viết lên bài thơ Cung oán ngâm, để thể hiện sự ai oán của những người con gái trẻ đẹp được vua sủng hạnh một thời gian rồi bị bỏ rơi không thương tiếc. Cuộc sống lạnh lẽo trong cung cấm, cô đơn lẻ loi khi sống đời cá chậu chim lồng không lối thoát.


Đoạn trích “Nỗi sâu oán của người cung nữ” chính là đoạn thơ hay nhất của Cung oán ngâm. Nó đã lột tả được tâm trạng của người con gái khi tuổi xuân phơi phới nhưng lại phải chịu cảnh cô liêu, lẻ bóng trong lầu son gác tía. Những câu thơ thể hiện sự da diết, ai oán của người con gái khi có một thời được nhà vua nâng niu, yêu mến nhưng những ngày vui thật ngắn ngủi, giờ đây cô bị bỏ rơi không thương tiếc, như bông hoa bị ong bướm hút hết mùi hương, giờ chẳng có gì để chúng lưu luyến. Những con ong bướm đó đang vui vẻ bên bông hoa mới, khiến cô gái cảm thấy cay đắng bẽ bàng cho kiếp hồng nhan của mình.


“Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tĩnh mịch, bóng đèn thâm u”


Những câu thơ thể hiện sự cô liêu, của người con gái trong không gian của bốn bức tường lầu son, thời gian như dài đằng đẵng. Người cung nữ đã đếm từng nhịp của tiếng chuông thời gian trôi đi chậm chạp, mỗi giờ mỗi khắc như dài hơn khi người con gái đang mong tin nhạn. Tin vui từ nhà vua, sự mong chờ nhà vua tới thăm mình, nhớ tới mình dù chỉ một chốc lát thôi, khiến người con gái cảm thấy ngày tháng thật như dài hơn. Người cung nữ ăn không ngon, ngủ cũng không yên giấc, giấc ngủ như chập chờn, bởi sự hoang hoải trong tâm hồn người cung nữ bị thất sủng. Giật mình trong tiếng chuông đêm làm cho cô cảm thấy nỗi buồn trong lòng mình càng thê lương hơn bao giờ hết.


“Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứng tủi, ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa”.


Trong những câu thơ này thể hiện sự khắc khoải trong chờ bóng người xưa trong nỗi buồn tới mức tuyệt vọng. Tâm trạng của người cung nữ như ngổn ngang trăm mối, cảm thấy nỗi sầu trong lòng mình càng lúc càng nhiều hơn bởi sự chờ mong không mang lại kết quả như mong muốn, mà càng lúc càng tuyệt vọng hơn. Sự buồn phiền trong lòng làm cho cô gái tủi phận, đứng cũng buồn, ngồi cũng buồn, nhìn phong cảnh xung quanh những bông hoa như héo tàn, theo thời gian, cảnh vật yên ắng tĩnh lặng khiến cho người cung nữ càng thêm hiu hắt.


“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ”.


Người cũng nữ cảm thấy xót xa thương cho thân phận của mình, khi xưa cô xinh đẹp biết bao người ước ao, ngưỡng mộ. Bản thân cô đã từng được nhà vua yêu mến sủng ái, nhưng nay thì sao khi nhan sắc tàn phai, người xưa quên lời hẹn ước, quên những phút ái ân mặn nồng để cô một mình vò võ ngày nhớ đêm mong quanh bốn bức tường. Nàng thương cho mình. Nhan sắc phai tàn. Tuổi xuân phai nhạt. Nàng cảm thấy bất hạnh và vô duyên:


“Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng”


Trong câu thơ này, thể hiện sự ai oán, bẽ bàng của người cung nữ. Cô gái ví mình như một bông hoa đã hết hương sắc, còn người con trai cô yêu nhà vua như một con ong chỉ chuyên đi hút mật những bông hoa đẹp. Sau khi đã thỏa mãn rồi thì con ong đó lại đi tìm bông hoa khác để tiếp tục công việc hút mật của mình, bỏ lại bông hoa kia với sự bẽ bàng, ai oán… Câu thơ như những lời trách than, ai oán của người con gái với thói vô tâm phụ tình của người con trai. của nhà vua khi đã thỏa mãn lòng tham của mình, thì bỏ rơi không thương tiếc. Những câu thơ vô cùng thấm thía, thể hiện nỗi buồn rung động lòng người, thể hiện sự nhân văn cao cả của tác giả Nguyễn Gia Thiều khi nhìn thấy cảnh lẻ loi, cô đơn của người cung nữ một thời nổi tiếng.


“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ơi để giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!”


Trong bốn bức vách kia chỉ có nỗi buồn bủa vây lấy người cung nữ. Một nỗi buồn thê lương, không lời nào tả hết. Nàng mong sao có thể chết đi cho nhẹ lòng còn hơn là bị giết chết dần chết mòn bởi nỗi sầu, nỗi cô đơn yên lặng của không gian tĩnh lặng này. Người con gái oán trách người xưa đã giết cô trong nỗi buồn, trong sự u sầu, chờ đợi đằng đẵng. Cái chết này còn đau đớn hơn nghìn lần khi bị ban rượu độc, hay một dải lụa trắng để tự kết liễu. Sự cô đơn, u sầu, này có thể làm con người ta chết chết đau đớn, dần mòn, tàn úa...theo thời gian.


“Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không?

Đang tay muốn rứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!”


Người cung nữ trách ông tơ, bà nguyệt đã xe duyên nhầm cho cuộc đời nàng để giờ đây cuộc sống của nàng bị dở dang, muốn rứt đứt sợi tơ hồng được xe duyên, muốn đạp bốn bức tường vô cảm kia để thoát ra ngoài sống kiếp tự do nhưng không được nữa. Nàng như con chim bị giam trong lồng son gác tía, dù được sống đầy đủ lá ngọc cành vàng ăn uống đủ món nhưng mãi mãi cô đơn, lẻ loi một bóng sẽ chết dần vì u ám buồn chán. Bài thơ lên án tục tuyển cung nữ được diễn ra hàng năm để mang vào cung vua, giúp nhà vua tiêu khiển, mua vui. Tục lệ này đã làm cho nhiều cô gái đánh mất tự do tuổi thanh xuân của mình trong cung cấm. Sống đời cô đơn lẻ bóng, chết dần chết mòn trong lãnh cũng lạnh lẽo.


Phần lớn những cung nữ này đều phải chôn vùi tuổi trẻ nhan sắc của mình một cách uổng phí, chờ khi già yếu, sắp chết thì được triều đình cho về quê hương an nghỉ tuổi già và chết. Nhưng họ đều sống cô quả, không có được phép lập gia đình hay kết hôn có cuộc sống hạnh phúc như người bình thường, đó chính là sự thiệt thòi của người cung nữ thời xưa. Bài thơ thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Gia Thiều với những số phận những người con gái trẻ đẹp thời xưa bị ép vào cung làm cung nữ rồi chết dần chết mòn trong đó.


Bài thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật tinh tế đặc sắc của tác giả. Với thể thơ song thất lục bát tác giả đã phác họa bức tranh lạnh lẽo của người con gái khi bị thất sủng, chôn vùi tuổi xuân trong lồng son gác tía.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 5
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 5

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 7

Quê hương nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) ở lànG Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), thuộc một trung tâm Phật giáo cổ, từ ngàn năm xưa vốn nổi danh với cái tên Luy Lâu, về sau trở thành đình tổ của thiền phái Ti Ni Đa Lun Chi.


Một điều cần chú ý là không khí thời đại đã tác động mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của Nguyễn Gia Thiều. Bản thân ông sinh ra và lớn lên vào giai đoạn tàn suy của cuộc hôn phối chính trị vua Lê - chúa Trịnh, ngay sau đó là Lê - Tây Sơn và cuối cùng là sự khẳng định vương triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Rõ ràng trong hoàn cảnh xã hội tao loạn, trăn trở tìm đường thì mọi nguồn sáng tư tưởng đều có thể được vận dụng, hoặc để cỏng kích nhau, hoặc để tổng hợp, chuyên hoá tới một hình thức cao hơn, hoặc dung hoà mong tìm đến sự an bài về mặt tư tưởng,… Sống trong giai đoạn các tư trào tư tưởng có biểu hiện tìm đường “đua tiếng”, nhà nghệ sĩ ưu thời mẫn thế Nguyễn Gia Thiều không thể không lựa chọn một lời hoà giải đời sống tâm linh theo cung cách của mình.


Trong sự va động nhiều chiều, một nguồn tư tường cốt lõi đã hấp dẫn, tạo được sự đồng cảm sâu sắc nơi ông chính là Phật giáo. Xem xét toàn bộ tác phẩm Cung oán ngâm khúc sẽ thấy cảm quan Phật giáo bộc lộ trước hết ở tần số xuất hiện đậm đặc các từ ngữ, thuật ngữ phản ánh quan niệm đời sống nhà Phật như nước dương, ỉứư duyên, bể khổ, bến mê, bào ảnh, môi thất tình, tuồng ảo hoá, kiếp phủ sinh, cơ thiền, cửa Phật, hoa đùm đuốc tuệ, túc trái, tiền nhân hậu quả,… Ở đây, trong giới hạn cụ thể của đoạn trích lại thấy Nguyễn Gia Thiểu thể hiện sâu sắc tâm trạng người cung nữ đang cô đon, thất vọng, chán chường đến tận cùng.


Tâm trạng sầu oán đi từ cảm giác đơn độc trước thời gian tàn tạ, mênh mang “thức ngủ thu phong”, “chiều ủ dột”, “chiều nhạt vẻ thu”, “giá đông”, trống trải trước không gian “Trong cung quế âm thầm chiếc bóng”, “Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng”, “Thâm khuê vắng ngắt như tờ”, “tin mong nhạn vắng”, “tiếng lắng chuông rền”, không còn tìm thấy đâu niềm vui trong cuộc sống đời thường “tranh biếng ngắm”, “mắt buồn trông”, “buồn mọi nỗi”, “ngán trăm chiều” và dẫn đến nỗi niếm thương thân, trách giận số phận, trách giận thực tại : “Hoa này bướm nỡ thờ ơ… Đang tay muốn dứt tơ hồng - Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”,…Bên cạnh sự nhạy cảm với biểu tượng mùa thu thì bóng đêm cũng đã trở thành nỗi ám ảnh nặng nề, thê lương, ảm đạm trong tâm tư người cung nữ:


Đêm năm canh trông ngóng lần lần

Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa !

Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau.


Rõ ràng thời gian ở đây tự thân đã bao hàm nỗi cô đơn, trống vắng, thời gian chìm trong giấc ngủ cô đơn (hay giấc ngủ cô đơn chìm trong dòng thời gian lạnh lùng vô vọng), thời gian kết tụ không hề có hoạt động của con người mà chi là khung cảnh một bức tranh tĩnh vật “Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thảm u”. Đặc điểm đó tạo nên tính đối lập sâu sắc giữa thòi gian hiện tại và thời gian quá khứ, giữa hiện thực hôm nay và mơ tưởng về một thời xa xôi tạo nên những nghịch lí khi thấy thời gian qua nhanh - thời gian “vô cảm”, khi khác lại thấy thời gian trôi quá chậm - thời gian “chết mòn”. Toàn bộ những trạng thái cảm xúc về thời gian đó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau bởi chúng là sản phẩm của cùng một hoàn cảnh, khác chăng là ở sự phân hoá các trạng thái tâm lí, tình cảm. Đến một mức độ nhất định, nội dung trữ tình đó đã thông qua sự cảm nhận về thời gian mà lên tiếng kết án kẻ đã dổn con người vào tình thế cô đơn, bế tắc, mất hết mọi nguồn vui:


Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dề giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cúi u sầu, độc chưa!


Trên phương diện nghệ thuật, cách thức cảm nhận và biểu hiện thời gian tâm trạng đặc biệt có ý nghĩa trong việc mô tả nỗi lòng người cung nữ và những nhận thức về xã hội, nhân sinh. Toàn bộ những khối mâu thuần đó đã được chuyển đổi thành nghịch lí trong sự biểu hiện thời gian tâm trạng, thời gian nghệ thuật: con người luôn mơ tưởng về quá khứ chứ không phải về tương lai; hi vọng vê tương lai chỉ là vònq khép trở về với quá khứ, mong được như thời quá khứ. Trên tất cả là sự hiện hình tâm trạng con người cá nhân chỉ còn biết cô đơn sống với “chiếc bóng”, “một mình”, “hoa này”, “cái buồn này”, “Xe thế này có dở dang không ?”, một cá nhân tự ý thức về “con người thừa”, sự vô vọng, đánh mất bản ngã và nỗi buồn hàm chứa những nuối tiếc, bực dọc, day dứt, bất bình:


Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lụi rầu với hoa.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để qầỵ bông thắm, để xơ nhị vùng.


Có thể nói thêm rằng, thấp thoáng đằng sau tiếng nói bi kịch của người cung nữ là ý thức phản kháng, tố cáo chế độ cung nữ, mơ hồ nghĩ về quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và ước vọng một cuộc đổi thay:


Đang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!


Xét trên phương diện ngôn từ nghệ thuật, đoạn thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt và điển tích khiến từng câu thơ trở nên hàm súc, uyên bác, trang trọng. Tác giả khai thác lối thơ song thất lục bát uyển chuyển, sinh động, tạo nên nhịp điệu gợi cảm, bâng khuâng man mác. Từng đôi câu thơ thất ngôn (bảy chữ) tạo nên thế đăng đối kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống thường kết thúc ở câu thứ tám với những thanh bằng ngân vang, bâng khuâng, day dứt. Mặt khác, với đoạn thơ chỉ có 36 câu nhưng số lượng những tính từ thể hiện sắc thái tình cảm xuất hiện đậm đặc: Âm thầm, lạnh ngắt, ủ dột, bâng khuâng, vẩn vơ, vắng ngắt, chiêu nhạt, lạnh lùng, tịch mịch, thâm u, khắc khoải, ngẩn ngơ, thờ ơ,… Tất cả nhũng điều đó làm nên hình thức nghệ thuật mang âm hưởng buồn thương, phản ánh sâu sắc nỗi sầu oán của người cung nữ trước cuộc đời và sự ý thức về thân phận con người cá nhân, qua đó là khát vọng đòi quyền sống và sự khẳng định những giá trị nhân văn cao cả.


Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều không chỉ là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho thể loại ngâm khúc mà đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy từ bậc phổ thông tới ngành Văn các trường cao đẳng và đại học. Viết Cunq oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều không chỉ viết riêng về cuộc đời bất hạnh của người cung nữ mà thông qua đó bộc lộ những phẫn uất, bất bình của mình trước xã hội đương thời. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều lớn lao bởi chính tác giả đã cảm nhận được nỗi đau của thời đại, gián tiếp phát hiện và khẳng định quyền được sống, được hưởng mọi hạnh phúc của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Có thể nói, ý nghĩa thanh lọc, ý nghĩa nhân bản của thi phẩm Cung oán ngâm khúc cũng ở chính sự hiện diện con người nhà thơ như một nhân cách lịch sử, một tâm trạng bi kịch, trở thành biểu tượng cho những giá trị nhân đạo, những nỗi khắc khoải của xã hội đang đòi hỏi cần được đổi thay, phát triển.


Cho đến nay, mặc dù cách thức quan niệm của con người hiện đại về cuộc sống đã đổi khác nhiều, nhưng tư tưởng nhân văn và nghệ thuật viết văn bậc thầy của Nguyễn Gia Thiều còn là bức thông điệp giàu tính khái quát triết lí, một giá trị tinh thần nhân bản còn truyền mãi tới mai sau.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 7
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 7

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 10

Trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kĩ XIX, nhân vật phụ nữ có một vị trí đặc biệt, với nhiều vấn đề về tình cảnh và số phận của họ. Đã có một người chinh phụ với tình cảnh lẻ loi và niềm khao khát hanh phúc trong Chinh phụ ngâm, một Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với số phận bi kịch suốt 15 năm lưu lạc, rồi còn nhiều nữa những Ngọc Hoa, Cúc Hoa trong truyện Nôm… Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều góp thêm một tiếng nói manh mẽ tố cáo chế độ phong kiến đày ải, giam hãm những người phụ nữ mỏi mòn trong thân phận cung nữ.


Chế độ cung nữ của các vua chúa phong kiến là một hiện tượng hết sức độc ác, vô lí đã tồn tại hàng ngàn năm dưới các triều đại phong kiến. Hiện tượng ấy cũng đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn chương trong thời trung đại, nhưng phải đến Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều thì tình cảnh bị bỏ rơi, giam hãm của những cung nữ và niềm oán hận của họ mới được thể hiện một cách hết sức mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa chua xót. Đoạn thơ trích Nỗi sầu oán của người cung nữ (từ câu 209 đến câu 244 Cung oán ngâm) thể hiện tập trung tình cảnh cô quạnh, bị bỏ rơi và niềm bi phẫn của người cung nữ.


Đoạn thơ mở ra bằng hình ảnh người cung nữ một mình lẻ loi, cô đơn giữa cảnh lộng lẫy vàng son nơi cung cấm. Giữa không gian của những cung quế, lầu đãi nguyệt, gác thừa lương đầy vẻ xa hoa, tráng lệ lại chỉ thấy bóng dáng lẻ loi, âm thầm buồn bã của người cung nữ.


Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong


Nếu những danh từ Hán - Việt ở đầu các câu thơ trên gợi ra vẻ sang trọng, đài các ở nơi cung cấm, thì động từ – thường là từ thuần Việt, nôm na, lại vẽ ra bóng dáng lẻ loi và tâm trạng khắc khoải, mòn mỏi trong sự đợi chờ vô vọng của người cung nữ. Những cặp động từ “trông ngóng, đứng ngồi, thức ngủ” đã diễn tả không chỉ những hành động lặp đi lặp lại mà còn biểu hiện tính tê tâm trạng khắc khoải, bồn chồn của người cung nữ.


Ở những câu thơ tiếp theo, không gian thu hẹp lại trong căn phòng nơi cung cấm. Không gian ấy vẫn còn vẻ xa hoa với những phòng tiêu, gương loan, cửa châu, rèm ngà, nhưng vẫn không che lấp được sự trống trải, cô quạnh của người cung nữ. Tất cả vẫn chỉ là sự lạnh lẽo: “Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng”, “Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo”. “Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá, đông”. Không gian đã vậy, còn thời gian của sự đợi chờ vô vọng lại càng dằng dặc, lê thê:


Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền.


Trong những đêm dài lạnh lẽo với những giấc cô miên chập chờn, người cung nữ cố gượng đốt hương để mong có hơi ấm và mùi hương thơm xua bớt đi sự lạnh lẽo, nhưng mùi hương chỉ làm tăng thêm sự tịch mịch (mùi hương tịch mịch)-, thắp ngọn đèn lên thì chỉ làm rõ không gian thâm u của căn phòng (bóng đèn thâm u). Trở lên trên là doạn thơ 20 câu vẽ ra hình ảnh cô quạnh của người cung nữ trong không gian tráng lệ nhưng cô tịch, lạnh lẽo nơi cung cấm. 16 câu thơ tiếp theo của đoạn trích đi sâu hơn diễn tả tâm trạng của người cung nữ đối với nỗi sầu tủi, oán hận ngày càng thấm thìa, gay gắt.

Mọi tư thế, động tác của nhân vật trữ tình người cung nữ điều thể hiện sự buồn chán, trễ nải: Tranh biếng ngắm, mặt buồn trông, đứng tủi, ngồi sầu. Muôn giải bày lòng mình cũng chỉ biết “đã than với nguyệt lại rầu với hoa”. Nỗi buồn rầu, chán ngán kéo dài hết ngày nọ sang ngày kia, tưởng đã đến cực điểm:


“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ”.


Đến đây, từ nỗi sầu thương, tâm trạng người cung nữ chuyển sang nỗi oán hận. Mới đầu chỉ là lời oán trách về sự thờ ơ của vua, để nhan sắc của mình phôi pha, hoài phí với thời gian:


Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!


Ở đoạn trên, cung nữ đã một lần oán trách:


“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”.


Không dừng lại ở đó, sự oán trách đã thành oán hận, thành lời lên án gay gắt với nhà vua:


Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!


Trong những bài thơ về đề tài cung nữ cũng thường có những lời oán thán về việc họ bị bỏ rơi, chẳng được vua chúa đoái hoài. Nhiều trường hợp đó chỉ là cách nói ẩn dụ của một công thần bị thất sủng mượn người cung nữ để nói lên lời than trách với vị quân vương. Đến Cung oán ngâm, có lẽ đây là lần đầu tiên trong văn chương thời trung đại có một người lên án trực tiếp và gay gắt thứ tội ác này của vua chúa. Giam hãm bao nhiêu cung nữ trong hậu cung, để những người phụ nữ đẹp ấy phải chết dần chết mòn trong nỗi u sầu, cô độc. Đó chẳng phải là một tội ác sát nhân hay sao? Hơn nữa, cái cách giết người ở đây mới thật thâm hiểm và ác độc, không cần dùng đến gươm sắc, chỉ bằng “cái u sầu”, mà phải là những người trong cuộc - những nạn nhân của chế độ cung nữ như ở đây mới thật sự thấm thìa: “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa”. Lời thơ đến câu này không còn giọng thở than sầu thảm như ở đoạn trên mà chuyển thành giọng oán hận gay gắt. Lên án sự ác độc của vua chúa, người cung nữ còn oán trách cả ông trời, mà cụ thể là việc xe duyên của Nguyệt Lão:


Tay Nguyệt Lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?


Truy tìm nguồn cội của tấn bi kịch đời mình, người cung nữ chỉ biết oán trách sô’ phận trớ trêu trong tay tạo hóa, điều ấy cũng là lẽ thường trong quan niệm nhân sinh của thời xưa – con người khi không thể tự chủ cuộc đời mình và không thể cắt nghĩa nổi những nguyên cớ dẫn đến sô” phận của mình, thì thường chỉ biết oán trách. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm cũng từng cất lên lời oán trách trời xanh: “Xanh kia thăm thẳm tầng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”. Lời của người chinh phụ vẫn trong chừng mực của một lời than thở, trách cứ nhẹ nhàng. Đến người cung nữ thì lời oán trách đã mạnh mẽ hơn nhiều. Còn trong Truyện Kiều, trước tình cảnh Thúy kiều mấy lần bị đẩy vào vòng ô nhục, đã cố giãy giụa mà vẫn không sao thoát được, thì Nguyễn Du phải thốt lên tiếng chửi đầy tức giận:


Chém cha cái số ba đào

Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi

Nghĩ đời mà ngán cho đời,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.


Người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều không dừng lại ở sự oán trách số phận của mình, mà sự giận dữ đã chuyển thành ý muôn hành động tung phá để thoát khỏi tình cảnh bị giam hãm mãi mãi trong cô đơn, u buồn ở chốn nội cung:


Đang tay muốn bứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!


Cố nhiên, từ ý nghĩ đến hành động còn là một khoảng cách không phải dễ gì vượt được. Người cung nữ vẫn còn mong mỏi đến một ngày nào đó lại được đấng quân vương đoái hoài tới và nhờ thế mà chấm dứt được cảnh sông cô quạnh, u buồn của mình. Nhân vật cung nữ của Nguyễn Gia Thiều chứa đựng nhiều mâu thuẫn, phức tạp, phản ánh phần nào những mâu thuẫn trong tư tưởng của chính tác giả.


Đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ là đoạn thơ khá tiêu biểu cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Cung oán ngâm. Đoạn thơ đã diễn tả sâu sắc và đầy sức ám ảnh về tình cảnh mỏi mòn, u sầu của người cung nữ, qua đó cho thấy bộ mặt tráo trở và sự độc ác của vua chúa. Không gian nơi nội cung, ngoài thì lộng lẫy, xa hoa, nhưng thực chất chỉ là một không gian tù hãm, thâm u, chỉ là nơi giam cầm những cung nữ trong kiếp đọa đày. Nỗi u sầu và sự oán hận của người cung nữ đã được biểu hiện với tất cả sự thấm thìa, mạnh mẽ, gay gắt và bằng sự cảm thông sâu sắc của tác giả. Đó chính là giá trị nhân đạo của đoạn thơ này cũng như của cả khúc ngâm. Với Cung oán ngâm, thêm một lần nữa trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII, những khát vọng tự nhiên chính đáng của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đã được nói lên một cách thành thực và mạnh mẽ.


Đoạn thơ cũng cho thấy thành công xuất sắc của Nguyễn Gia Thiều trong nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ và sử dụng thể thơ song thất lục bát. Lớp từ ngữ Hán - Việt và lớp từ Nôm thuần Việt đã được tác giả phối hợp một cách tài tình, đầy sáng tạo, vừa tạo nên vẻ sang trọng, đài các của nơi cung cấm, lại vừa biểu hiện được trực tiếp, gợi cảm những tâm trạng, cảm xúc đến độ gay gắt mạnh mẽ của nhân vật trữ tình người cung nữ. Nhiều động từ và tính từ, chủ yếu là thuần Việt được đặt ở trọng tâm các câu thơ, tạo ấn tượng rất mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của người đọc:


Ghơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!


Thể thơ song thất lục bát đã xuất hiện từ hàng thế kỉ trước, nhưng đến Cung oán ngâm mới thật sự đạt đến sự hoàn chỉnh chặt chẽ trong cấu trúc của từng khổ thơ, trong cách gieo vần ở chữ thứ 5 của câu thất và đối về thanh điệu của cặp câu 7 chữ. Thể song thất lục bát qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm đã cho thấy nó rất thích hợp với những khúc ngâm bởi khả năng thể hiện những tâm trạng lớn, trải ra trong một thời gian dài mà mỗi khổ thơ là một con sóng, hết đợt sóng này đến đợt sóng khác tiếp nối để tạo nên một tác phẩm trữ tình trường niên.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 10
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 10

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 1

Tập tuyển cung nữ là thực trạng tội ác của vua chúa phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Ngày xưa, các bậc vua chúa tự đặt ra cho minh quyền được có: Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi cung tần. Hàng trăm thiếu nữ trẻ đẹp được tuyển vào cung. Người trúng tuyển phải ở “tiêu phòng" cho đến già, đoạn tuyệt với gia đình, làng xóm, không được liên lạc với mọi sinh hoạt của xã hội bôn ngoài, số phận bất hạnh của những người cung nữ đã làm động lòng nhiều nhà văn, nhà thơ nhất là dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Có một số tác phẩm viết về họ nhưng không tác phẩm nào có được tiếng nói tố cáo sâu sắc như Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiểu.


Cung oán ngâm là khúc ca ai oán, uất hận của người cung nữ tài sắc lúc đầu được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu đã bị bỏ rơi giữa tuổi thanh xuân. Nỗi hờn tủi cứ theo ngày tháng mà dâng lên tràn ngập tâm hồn, giày vò, day dứt nàng khôn nguôi, ở trong cung cấm, nàng xót thương cho thân phận minh và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả phản ánh tâm trạng đau khổ của người cung nữ phải sống trong cảnh đợi chờ đến tuyệt vọng; đồng thời thể hiện quan niệm của mình trước cuộc đời bạc bẽo. phù du.


Đoạn trích gồm 36 câu (từ câu 209 đến câu 244), diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng. Nàng sống cô đơn giữa bốn bức tưởng lạnh giá, xót xa cho tuổi xuân trôi qua hoài phí và uất ức than thở về những bất công dành cho thân phận minh.


Có thể chia đoạn trích làm hai đoạn nhỏ:


Đoạn 1: Bón khổ thơ đẩu: cảnh cung cấm xa hoa tráng lệ và cuộc sống lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ bị thất sủng.


Đoạn 2: Năm khổ thơ tiếp theo: Cảnh sống đày đọa kéo dài với nỗi thất vọng nặng nề mà người cung nữ phải gánh chịu.


Mở đầu đoạn trích, hình ảnh cô đơn của người cung nữ hiện lên rất rõ nót: Trong cung quế ảm thầm chiếc bóng Đêm năm canh trồng ngóng lần lần. Sự đối lập giữa khung cảnh xa hoa, tráng lệ với cuộc sống tối tăm u uất nơi cung cấm làm nổi bật bóng dáng nhỏ bé đến tội nghiệp. Nhà thơ đã chọn thời gian ban đêm để nhân vật trữ tinh dễ dàng bộc lộ tâm sự của mình. Bị nhà vua bỏ rơi trong toà nhà lộng lẫy, mênh mông, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải trông ngóng lần lần và chờ mong vô vọng. Trong tình cảnh ấy, nàng ý thức sâu sắc về thân phận éo le và nhận biết rất rõ kẻ đã gây ra nỗi bất hạnh cho đời minh. Nàng bị giết chết không phải bằng gươm sắc mà bằng cuộc sống giam hãm, tù túng và tuyệt vọng trong cảnh chăn gối lẻ loi, lạnh lẽo. Qua lời thở than oán trách của người cung nữ, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng là một kẻ bạc tình:


Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.


Khoảnh có nghĩa là chơi khăm, chơi ác. Nỗi cô đơn giày vỏ, giằng xé tâm hổn người cung khiến nàng phải cất lên lời oán trách gay gắt. Nàng nhở lại những ngày đầu được vua sủng ái; còn giờ đây, nàng như bị nhấn chim trong sự hờ hững, lãng quên. Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả khung cảnh xa hoa tráng lệ nơi cung cấm, đối lập với nỗi cô đơn đáng sợ của người cung nữ:


Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ,

Gác tựa lương / thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng,

Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi.


Nơi nàng sống thật đẹp đẽ và đáy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa, trớ trêu, chỉ gợi thêm nỗi sầu, nỗi thảm trong lòng nàng mà thôi. Tiếp theo những câu thơ miêu tả nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ là lời thở than, là tiếng kêu đứt ruột. Dù buồn bã hay oán trách, không một cảm xúc nào của nàng ở mức độ bình thường mà tất cả đều gay gắt, mãnh liệt:


Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bâng khuâng hổn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt nhu tờ,

Của châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ.

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Lầu Tẩn, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.


Năm khổ thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Nỗi sầu có lúc lên đến điểm đỉnh, biến thành tâm trạng u uất, bức bối tưởng như nghẹt thở:


Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.


Giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy! Nón hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, tịch mịch. Bóng đèn thắp lên cót để ánh sáng xua bớt bóng đêm nhưng chỉ gây cho nàng cảm giác thâm u, tăm tối. Cảm giác tịch mịch, thâm u không phải dược tạo ra bởi mùi hương hay bóng đồn mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ. Đêm nào nàng cũng chỉ sổng với cái bóng của minh:


Tranh biếng ngắm trong đó tố nữ,

Mặt buồn trông trên cửa nghiễm lâu.

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!


Đoạn thơ cứ nhắc đi nhắc lại cái bóng dáng cô độc, lủi thủi đáng thương của người cung nữ. Nỗi đau đớn, khắc khoải khiến nàng mệt mỏi, rã rời cả thể xác lẫn tâm hổn. Trong nỗi buồn dai dẳng ấy chứa đựng sự hờn trách, tức tói và uất hận:

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải, Ngán trâm chiểu, bước lại ngẩn ngơ. Hoa này bướm nỡ thờ 0, Để gầy bông thắm, đổ xơ nhụy vàng.


Lời oán trách không nhẹ nhàng như của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm: Trên trướng gấm thấu hay chẳng nhẽ mà đay nghiến và hằn học:


Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!


Cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời chỉ chiết: Giết nhau bàng cái u sầu, độc chưa. Câu thơ vừa như một tiếng nghiến răng căm giận, vừa là lời tố cáo đanh thép sự tàn ác của chế độ da thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo thời phong kiến bởi nó đã cướp đi quyền sống tự do, cướp đi hạnh phúc của bao nhiêu cô gái trẻ dẹp. Chúng không giết những người cung nữ bằng dao, bằng kiếm mà bằng cách để cho nỗi cô đơn huỷ hoại tâm hồn và cuộc sống của họ. Người xưa dùng thành ngữ Ễ' giết người không dao (lể chỉ những hành động giết người tinh vi nhất, tàn bạo nhất. Chính những thú ăn chơi trác táng cùng thói vô tinh đến tàn nhẫn của vua chúa phong kiến đã đẩy hàng ngàn người cung nữ tội nghiệp vào bi kịch "dở sống, dở chết” đó. Người phụ nữ trong xã hội xưa thường ít khi trực tiếp thể hiện lòng minh, nhưng nỗi đau xót và sự tủi hờn cao độ đã khiến người cung nữ phải thốt ra tâm sự sâu kín nhất, kể cả ý muốn bứt phá để thoát khỏi cảnh sống giam hãm: Đọa đày. Đang tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống mà phải chờ đợi mỏi mòn trong tuyệt vọng nên người cung nữ uất ức cất lời than thở, oán trách. Từ lòng xót thương thực sự, tác giả đã đổng cảm và sẻ chia tâm sự đau đớn ấy. Sức sống dồi dào, khát khao hạnh phúc càng mãnh liệt bao nhiêu thì nỗi giận hờn và uất hận càng ngút cao bấy nhiêu trong lòng người cung nữ:


Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Dang tay muốn dứt tơ hổng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!


Chất trữ tinh trong đoạn trích được tạo nên từ hai cảm xúc trái ngược nhau. Một là cảm xúc buồn chán nặng nể do bị giam hãm lâu ngày trong cảnh tù túng; hai là cảm xúc khao khát hạnh phúc đời thường không nguôi thôi thúc, ám ảnh. Nỗi chán nản đến mức tuyệt vọng và nỗi khao khát cháy bỏng cộng hưởng tạo thành những làn sóng trữ tinh dào dạt. Người cung nữ dường như đang cố vẫy vùng dể thoát khỏi nỗi cô đơn, nhưng nàng càng cô' gắng thì càng tuyệt vọng. Sợi dây oan nghiệt dã thắt chặt lấy thân phận của người cung nữ như một thứ định mệnh khó bể thoát khỏi.


Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, điêu luyện kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm, tác giả đã thể hiện thành công tâm trạng phức tạp của người cung nữ. Sự đồng cảm chân thành của nhà thơ đã tạo nên giọng điệu réo rắt, sầu khổ oán hờn của đoạn trích nói riêng và cả tác phẩm Cung oán ngâm nói chung. Nỗi sầu oán của người cung nữ đã cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo của các vua chúa thời phong kiến. Đổng thời, đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả, người đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với số phận oan nghiệt của những cô gái đầy khát vọng sống nhưng không may bị biến thành trò mua vui cho vua chúa và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị vứt bỏ, bị lãng quên trong cung cấm thâm u. Đoạn trích là tiếng nói tha thiết đòi quyển sống, đòi quyển được hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ngày xưa.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 1
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 1

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 8

Nếu như nhắc đến Nguyễn Du người ta nhớ ngay đến Truyện kiều, nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta đọc chùm thơ thu thì nhắc đến Nguyễn Gia Thiều là nhắc tới Cung oán ngâm. Đây là một tác phẩm lớn và giàu giá trị nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều. Đặc biệt đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ là một đoạn trích tiêu biểu cho số phận bi thương của người cung nữ. Không chỉ thế, đoạn trích cũng gợi mở cho người đọc những giá trị hiện thực khác ngoài số phận người con gái.

Về tác giả Nguyễn Gia Thiều, ông sinh ra tại mảnh đất Kinh Bắc với nhiều làng nghề nổi tiếng và đậm đà khúc hát dân ca. Không những thế, ông còn xuất thân từ một gia đình quý tộc quyền quý. Từ ông nội, bà nội cho đến cha mẹ, vợ đều là những người xuất thân từ bậc cao quý. Nguyễn Gia Thiều là người học rộng tài cao, thông hiểu nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên ông sinh ra trong một thời đại đầy biến động, sau khi vua Quang Trung lên làm vua thì nhà thơ cũng trở về quê sống cuộc sống bình dị đến cuối đời.


Cung oán ngâm khúc là một tác phẩm lớn của Nguyễn Gia Thiều kể về nỗi bất hạnh, cô đơn của những người cung nữ bị nhà vua bỏ rơi. Tác phẩm được viết bằng thể thơ song thất lục bát, nghệ thuật miêu tả tâm trạng sinh động, tinh tế, ngôn ngữ tài hoa đài các. Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ từ câu 209 đến câu 244.


Ngoài việc phản ánh số phận đau đớn, tủi nhục của người cung nữ nơi cấm cung lầu nghiêm xa hoa đài các thì đoạn trích còn phán ảnh hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó là hiện thực, nam nhi có thể nam thê bảy thiếp còn phận gái thì chỉ trọn vẹn một đời chồng. Bình thường nếu người chồng chẳng may không còn nữa thì người con gái đó cũng phải ở vậy thủ tiết suốt đời. Đó điều bất công cho số phận của người con gái. Phận nam nhi, vua chúa thì nay đến với người này mai đến với người nọ. Hết yêu, hết sủng ái thì người con gái đó trở thành “hoa rữa nhụy dần”:


“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”


Cung quế, lầu gác nguyệt kia giống như một cái nhà tù đẹp nhưng khó thoát cầm tù người con gái suốt cả cuộc đời. Đặc biệt thông qua đoạn trích ta cũng có thể hiểu ra một sự thật những cung nữ, phi tần không hề vui vẻ là mấy. Người vua chúa ngày đêm lo việc triều chính mà lại có tần ấy người đẹp bên cạnh thì làm sao có thể lo việc nước nhà. Không chỉ vậy, đoạn trích cũng thể hiện rõ cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa phong kiến:


“Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo”


Vua chúa thời xưa sống trong cảnh lầu đãi nguyệt, gác thừa lương, phòng tiêu và sử dụng toàn những đồ đạc quý giá như gương loan, dải đồng, cửa châu, rèm ngà, gối loan, chăn cù. Đó đều là những hình ảnh sự vật quý giá. Vậy đã có bao giờ chúng tự hỏi rằng cung quế, gác nguyệt kia ở đâu ra không, rồi cửa châu, rèm ngà ai đã làm ra. Chúng sống xa hoa tráng lệ bao nhiêu thì nhân dân càng khổ cực bấy nhiêu. Để làm nên một cung quế, một gác nguyêt như thế người dân không những mất tiền mất bạc với vua chúa phong kiến mà còn phải mất sức nữa.


Bên cạnh những phản ảnh hiện thực xã hội đương thời, Nguyễn Gia thiều còn muốn thể hiện quan niệm về cuộc đời bạc bẽo phù du. Con người đến với nhau bởi tình yêu bởi sự quý mến và sống với nhau bằng tình nghĩa thủy chung. Thế nhưng ở đây cuộc đời bạc bẽo phù du ấy khiến cho người cung nữ trở thành người có chồng mà cũng như không. Để rồi buồn, rồi đứng ngồi không yên, ra ngẩn vào ngơ:


“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng.”


Chức tước phi tần, cung nữa kia, nơi ở lầu son gác tía kia hay đũa vàng chén ngọc cũng những món cao lương mỹ vị trên đời kia chỉ là phù du mà thôi. Con người có một phần xã hội, tức là cần được giao tiếp, cần được yêu thương. Thế nhưng cuộc đời quá đỗi phù du bạc bẽo, tưởng chừng yêu lấy một người thì người đó sẽ yêu lại mình, thế nhưng vua chúa đã chán chường bạc bẽo thì phận nữ nhi chỉ biết ngậm ngùi ngóng chờ rồi lại thất vọng nặng nề.


Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ không chỉ bó gọn nội dung vào phạm vi kể về số phận đau đớn tủi nhục của người cung nữ bị ruồng bỏ mà sau nó còn là một hiện thực xã hội phong kiến bạc bẽo, tàn ác, xa đọa. Trong đoạn trích nhà thơ cũng sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mà tiêu biểu là nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động và nghệ thuật đối lập để truyền tải nội dung đến người đọc.

Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 8
Bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” số 8

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?