Top 12 Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" hay nhất

Truyện ngụ ngôn là thể loại vô cùng đặc sắc mà nhân dân để lại cho thế hệ sau, trong số những tác phẩm vô cùng đặc sắc thì nổi bật lên là tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với hình ảnh chú ếch qua những không gian khác nhau, qua những tình tiết hài hước, châm biếm mà không kém phần ý nghĩa đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích truyện ngụ ngôn này đã được Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 12

Trong xã hội con người chỉ là những thành viên nhỏ bé trong xã hội, chỉ là những phần tử góp phần tạo nên một xã hội,vì vậy con người rất nhỏ bé. Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng đã ngầm phê phán những con người tự cho mình là to lớn, và nghênh ngang ngạo mạn.


Do sống trong môi trường nhỏ bé đó là trong đáy giếng nên Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung, bởi xưa nay nó chưa từng ra khỏi miệng giếng bao giờ. Khi nhìn qua miệng giếng thì bầu trời đối với ếch chỉ bé như những cái vung. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là những yếu tố mà Ếch luôn ngạo mạn cho mình là nhất và to lớn.


Qua câu chuyện chúng ta ngầm phê phán những con người, có tầm hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo, vì kiến thức của ta cũng chỉ như những giọt nước trong đại dương mênh mông rộng lớn. Trong câu chuyện tác giả đã xây dựng những tình huống rất đặc sắc khi phần đầu cậu chuyện tác giả đã nói về hoàn cảnh sống của ếch : trong cái đáy giếng nhỏ bé , ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả.


Sống trong môi trường khống có sự va chạm hiểu biết mở rộng của thế giới bên ngoài vì vậy ếch chỉ có tầm hiểu biết rất hạn hẹp, trái lại thì thế giới bên ngoài lại vô cùng rộng lớn và kiến thức thì lại như biển cả không thể tiếp thu một sớm một chiều được, chỉ đến khi có những tình huống éo le xảy ra với ếch thì nó mới nhận ra rằng thế giới bên ngoài mới rộng lớn biết bao, chỉ cơn bão đã làm cho nước giếng tràn ra và ếch đã thoát khỏi cái thế giới nhỏ bé mà từ lâu mình đã sống ở đó, tình huống rất đặc sắc, đó là điều kiện để con người nhìn nhận lại chính mình trong một xã hội rộng lớn này.


Trong câu chuyện nếu muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng thói quen cũ của ếch đó là nghênh ngang ngạo mạn và gầm lên những tiếng kêu ngạo mạn thì nay cần phải thay đổi. Thế nhưng sự ngạo mạn độ không thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch khi bị con trâu dẫm bẹp, nó vẫn tưởng rằng mình vẫn là chúa tể trong cái thế giới này vì vậy độ ngạo mạn của nó mới không giảm. Cái chết đó cũng là một bài học cho nhiều người trong xã hội khi lúc nào cũng cho mình là nhất ngạo mạn kiêu xa, dù sống trong môi trường gì chúng ta cũng cần phải tiếp thu học hỏi những kiến thức từ bên ngoài không nên bó hẹp suy nghĩ trong môi trường sống, mà cần phải học hỏi cả những kiến thức trong sách vở, xã hội và thực tế trong cuộc sống.


Truyện ếch ngồi đáy giếng là một bài học to lớn cho người đọc và giúp cho con người tự đánh giá lại bản thân cách suy nghĩ và giáo dục con người cần hiểu biết sâu rộng hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 8

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu truyện hay nhằm giáo dục con người ta về cách sống, cách suy nghĩ đối với mọi sự vật, hiện tượng và đặc biệt là cách xử sự với con người ở trong cuộc sống. Câu chuyện cũng chính là lời cảnh tỉnh đối với rất nhiều người: đừng nên quá dương dương tự đắc, coi thường người khác mà sau này sẽ rước họa cho bản thân.


Câu chuyện kể về một chú ếch suốt đời chỉ sống trong một chiếc giếng khô. Chú ta rất tự đắc vì khi ở trong giếng, chú ta được coi là bá chủ của cả giếng. Không một loài vật nào dám đắc tội với ếch ta. Chỉ cần chú dương võ của mình ra thì mọi sinh vật đều nằm im thin thít. Chính vì vậy mà ếch ta oai lắm, không sợ bất kỳ ai cả. Và cũng thế mới có câu chuyện, một hôm ếch ta nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời qua miệng giếng tròn thì khoái chí lắm: hóa ra bầu trời cũng chỉ bằng cái giếng này.


Ếch ta bèn suy nghĩ rằng, nếu ta ở giếng này đã là bá chủ thì chẳng có lẽ nào, ta lại không thể trở thành bá chủ của cả thế giới ngoài kia. Một ngày, trong một trận mưa lớn, nước trong giếng đầy và ếch cũng được thỏa lòng của mình, ra ngắm cái bầu trời: “to bằng cái miệng giếng”. Nhưng sự thật thì lại làm ếch ngỡ ngàng: mọi thứ đều thật là rộng lớn, đều lạ lẫm và khác hẳn với cái giếng mình đang sống. Nhưng do thói huênh hoang, ếch ta định giơ võ “quèn” của mình ra thì không may bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.


Câu chuyện khép lại, rất nhiều người sẽ có những tiếng cười sảng khoái vì cái thói tự đắc của ếch đã bị trả giá bằng một màn dẫm bẹp của trâu. Nhưng đó cũng chính là điều khiến cho nhiều người phải ngẫm nghĩ. Thật sự cái thói tự đắc của ếch là do ếch ta không hiểu biết gì về thế giới bên ngoài “coi trời bằng vung”. Do chỉ sống trong cái giếng, do không được tiếp xúc hay ra khỏi cái giếng mà mọi thứ bên ngoài đối với ếch chỉ là tưởng tượng. Cái thói tự đắc đó còn do ếch tưởng mình có thể đánh bại mọi loài trong giếng thì không có lẽ gì những loài vật ngoài kia ếch lại sợ. Và đó cũng chính là điểm yếu khiến ếch bị trâu dẫm bẹp.


Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy được, ông cha ta đã gửi gắm vào đó một bài học sâu sắc, không nên tự đắc, coi mình là nhất là bá chủ mà coi thường những điều khác, bởi vì chắc gì bạn đã giỏi hơn người ta, chắc gì bạn đã biết nhiều hơn người ta. Vậy đừng nên tỏ ra mình giỏi. Người giỏi là người biết khiêm tốn, chứ không phải là người thích khoe khoang. Đừng để người khác nhận xét ta là “thùng rỗng kêu to”.


Trong cuộc sống này, rất nhiều người giỏi, nhưng họ không bao giờ nói ra. Và chính vì vậy, bạn hãy nên cố gắng học tập thật tốt, tích lũy thêm nhiều vốn kiến thức. Hãy mở mang đầu óc, học tập để biết thêm những tri thức chứ đừng như chú ếch kia, chỉ biết đánh giá phiến diện không có căn cứ để rồi nhận xét rằng: cả thế giới to lớn ngoài kia chỉ bằng miệng giếng tròn – nơi mà chú đang làm bá chủ của cái giếng. Hãy học tập tốt để biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.


Chính vì vậy, khi chúng ta còn ngồi học trên ghế nhà trường, ta hãy cố gắng học tập thật tốt, tích lũy thật nhiều những tri thức mới để có thể đóng góp sức mình xây dựng đất nước phát triển lớn mạnh. Và chúng ta luôn phải biết khiêm tốn, không được tự đắc, kiêu ngạo, coi thường người khác và phán xét mọi thứ một cách phiến diện để rồi gây ra những hậu quả khôn lường như chú ếch kia.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 10

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa hết sức sâu sắc.


Truyện kể về một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi trời mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh nên bị một chú trâu đi qua dẫm bẹp.


Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung bởi nó sống trong miệng giếng, hằng ngày nhìn lên nó chỉ thấy một khoảng trời qua miệng giếng mà thôi. Sống trong môi trường hạn hẹp ấy, nó tự cho mình là chúa tể khi xung quanh nó chỉ toàn cóc, nhái – những con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe tiếng kêu ồm ộp của nó đã hoảng sợ Nó tự nuôi trong mình những ảo tưởng như thế do môi trường sống mang lại cho đến một ngày nước trong giếng dâng lên đưa nó ra một thế giời khác rộng lớn hơn gấp trăm ngàn lần thế giới nó từng sống trước đây.


Nhưng nó không hề ý thức được sự thay đổi hoàn cảnh sống này, nó vẫn tiếp tục thái huênh hoang, coi trời bằng vung, cất tiếng kêu ồm ộp của mình để dương oai. Và kết quả của nó là bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. con trau đi qua chỉ là một sự vo tình nhưng nếu nó để ý xung quanh, không quá đề cao mình thì kết cục của nó đã không bi thảm như vậy.


Câu chuyện tuy ngắn nhưng chứa đựng những bài học sau sắc về cuộc sống. truyện nhắc nhở chúng ta, môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế sự hiểu biết xung quanh của con người. Và khi sống lâu trong một môi trường như thế, với một sự hiểu biết nông cạn, con người dễ sinh ra tâm lý chủ quan, kiêu ngạo.


Chính sự kiêu ngạo, chủ quan này sẽ khiến con người phải trả giá đắt trong cuộc sống. Vì vậy, dù sống trong môi trường nào chúng ta cũng phải có thái độ học hỏi, không ngừng tìm tòi, khám phá để nâng cao tầm hiểu biết, nhất là khi thay đổi môi trường sống, chúng ta phải biết kiềm chế cái tôi cá nhân, có thái độ khiêm tốn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 11

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện hài hước, châm biếm, nói bóng nói gió nhưng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống của con người. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện như vậy. Mượn hình ảnh một con ếch sống ở đáy giếng để mỉa mai, châm biếm lối sống cạn của con người hiện nay. Đây là câu chuyện được lưu truyền từ nước này sang nước khác, có giá trị rất sâu sắc.


Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch nhỏ sống ở đáy giếng và sau khi bước ra ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài. Đó là hai cách sống, hai lối suy nghĩ trái ngược nhau nhưng tạo nên một thể thống nhất, thành bài học quý giá cho những ai có cách nhìn phiến diện, không chịu mở mang bản thân và mở mang suy nghĩ của mình ra bên ngoài. “Ếch ngồi đáy giếng” là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Thứ nhất là kể về cuộc sống của chú ếch sống ở đáy giếng và thứ hai là kể về cuộc sống của chú sau khi phải bước ra khỏi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó. Bài học mà câu chuyện này để lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân.


Cha ông ta đã khéo léo mượn chuyện loài vật để nói nên chuyện của con người. Đây là sự tinh tế và thông minh của con người, rằng ngay từ xa xưa con người đã biết nhìn nhận cuộc sống theo nhiều chiều, chứ không phải chỉ theo một chiều nhất định. Đó là lối sống cần phát huy, trái ngược với lối sống của chú ếch chỉ quanh năm sống ở đáy giêng như vậy. Khi sống một mình dưới giếng, ếch nhìn trời thật bé nhỏ, chỉ “bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chua tể”. Thái độ nghênh ngang, coi thường mọi vật xung quanh đã phần nào đánh giá thái độ sống phiến diện, có suy nghĩ thiển cận như vậy. CHính điều kiện sống đã khiến cho chú ếch có lối sống và suy nghĩ quá lạc hậu.


Tuy nhiên tình huống vào một năm mua to gió lớn, nước giếng dâng cao khiến cho chú ếch phải trôi ra ngoài. Cuộc sống lúc bấy giờ mới khiến chú ếch hoang mang. Nhưng vì giữ thói quen và lối suy nghĩ thiển cận ở dưới đáy giếng quá lâu nên chú ếch vẫn huênh hoang và không xem ai ra gì. Chú vẫn khư khư giữ cái suy nghĩ lạc hậu đó nên đã dẫn đến kết cục thê thảm: bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.


Như vậy chỉ với vài tình huống truyện như vậy nhưng phần nào đã gợi nhắc và thức tỉnh những người đang có lối sống thu hẹp bản thân; sống không quan tâm đến những người xung quanh. Khi chúng ta chỉ ở một mình, chúng ta thấy mình là nhất, là số 1 và không xem ai ra gì. Nhưng khi cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều yêu cầu, cần phải hòa nhập, cần phải hòa đồng thì lối sống kia không còn phù hợp nữa. Khi đó buộc chúng ta cần phải sống thoáng, biết nhìn nhận sự vật sự việc xung quanh. Đánh giá mọi việc bằng cái nhìn tổng quát chứ không bằng cái nhìn phiến diện như thế.


Thế giới con người cũng như vậy, khi chúng ta đủ lông đủ cánh bay nhảy thì chúng ta cần phải biết nhìn nhận mọi thứ một cách đa chiều để không bị bỏ lại phía sau. Chúng ta muốn tồn tại trong xã hội này thì yêu cầu phải có cách nhìn sâu sắc, nhìn mở rộng hơn để không trở nên lạc hậu và bị đẩy lùi phía sau. Câu chuyện ngụ ngôn này lên án, phê phán những người luôn coi mình là nhất, không xem ai ra gì. Chắc chắn tương lai của họ sẽ không mấy tốt đẹp gì. Nếu nhận ra những điều này sớm thì cần thiết phải sữa chữa để giúp cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.


Chúng ta cần phải học tập ở người khác nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm để trau dồi thêm vốn sống của mình. Đây là điều cần thiết mà câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giến” muốn nhắn gửi đến cho mọi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 9

Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng không chỉ đem đến sự giải trí cho người đọc mà truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng còn mang đến một bài học ý nghĩa cho những con người có tầm nhìn hạn hẹp, quen thói hống hách không coi ai ra gì.


Câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện dân gian xưa kia, mượn hình ảnh các con vật, sự vật nhằm nói bóng gió ám chỉ về chuyện con người với ý nghĩa răn dạy vô cùng sâu sắc, chính vì thế nó không chỉ là câu truyện ngụ ngôn được truyền từ đời này sang đời khác mà nó còn trở thành một câu thành ngữ của dân ta.


Từ câu chuyện của chú ếch nhỏ sống dưới cái đáy giếng nhỏ hẹp quá lâu đến mức chú ta nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh mình chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất rất nhỏ của cuộc sống, của môi trường ben trên kia.


Chính vì được làm chúa tể tại nơi mình sống, với các thần dân là những con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng ộp ộp của chú ếch đã khiếp sợ mà chú đã trở nên kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào không hay. Tính cách ấy ăn sâu vào ếch, ếch coi trời bằng vung, chủ quan, khinh đời vì nghĩ rừng mình là to lớn nhất. Đến một ngày khi trời mưa lớn, dòng nước dềnh lên đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng mà ếch vẫn sống trước kia và nó vẫn nghĩ mình là chúa tể của nơi này.


Chính từ câu truyện nhỏ đó với nghệ thuật ẩn dụ khéo léo của tác giả dân gian mà mang đến bài học về cách nhìn nhận thế giới xung quanh cho con người, ngoài ra câu truyện cũng nhằm phê phán những người có thói huênh hoang, khoác lác, từ đó khuyên răn những con người đó bỏ tính cách ấy đi, mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Chính vì sự kiêu ngạo, không cẩn thận và không coi ai ra gì như vậy đã khiến nó bị một con trâu giẫm bẹp.


Tuy câu truyện ngụ ngôn ngắn gọn nhưng mang đầy đủ ý nghĩa, được chia làm 2 phần rõ rệt với một phần nói về trình độ và cách sống của ếch phần 2 chính là hậu quả mà cách sống đó mang lại từ đó đem đến bài học ý nghĩa cho mọi người. Tác giả dân gian khéo léo đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.


Qua câu truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng chúng ta có được một bài học đó là không nên có thói kiêu ngạo không coi air a gì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con người phải không ngừng học hỏi vì ở đời còn rất nhiều những thứ chúng ta không ngờ tới nếu không ngừng mở mang tầm hiểu biết của mình thì sẽ chuốc lấy những thất bại và hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 2

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam truyện ngụ ngôn là một thể loại đặc sắc, đem lại cho người đọc những bài học, những lời khuyên nhủ bổ ích. “Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn có dung lượng ngắn, nhưng để lại cho người đọc bài học sâu sắc, khuyên nhủ con người không được chủ quan, kiêu ngạo phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân.


Nhân vật chính của câu chuyện là một con ếch – một loài lưỡng cư có thể sống cả dưới nước và trên cạn. Trong văn bản, ếch được giới thiệu sống trong một cái giếng, bạn bè hàng xóm của nó chỉ là những con cua, ốc,… nhỏ bé. Bởi vậy nó trở thành con vật to lớn nhất ở đó, cùng với tiếng kêu ồm ộp vang xa khiến các con vật khác đều phải khiếp sợ. Mọi sự hiểu biết của ếch chỉ giới hạn trong khoảng không gian nhỏ hẹp, thế giới bên ngoài với ếch chỉ là chiếc miệng giếng bé bằng cái vung. Bởi vậy, bản thân ếch luôn tự cho mình là chúa tể.


Nhưng năm ấy trời mưa lớn, nước dâng cao đã đưa ếch ra khỏi miệng giếng nhỏ bé chật hẹp. Bản tính vốn là một kẻ kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, lại luôn tự cho mình là nhất nên khi đến một môi trường mới ếch ta vẫn chẳng đề phòng, suy xét tiếp tục giữ tính ngông cuồng như trước. Ếch đi lại nghênh ngang nên đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Đó là cái chết thảm thương nhưng cũng hoàn toàn thích đáng cho những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại luôn hợm hĩnh, huênh hoang.


Câu chuyện đã đem đến cho người đọc những bài học hết sức ý nghĩa. Truyện trước hết phê phán thói chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nhưng lại luôn tự cho bản thân mình là tài giỏi, coi thường những người xung quanh. Không chỉ vậy, truyện con đưa ra lời khuyên bổ ích cho mọi người, nếu muốn giỏi, muốn tiến bộ thì không thể ngồi mãi mới đáy giếng bé nhỏ mà phải vươn ra ngoài thế giới, không ngừng tích lũy tri thức, trau dồi năng lực của bản thân. Mỗi người phải ý thức được giới hạn, điểm yếu của mình và đưa ra những phương pháp vượt qua những giới hạn đó.


Truyện kể hết sức ngắn gọn, cô đọng, súc tích dường như không có bất cứ một chi tiết thừa nào trong tác phẩm. Tình tiết và mạch truyện logic, chặt chẽ. Bên cạnh đó nhân vật ngụ ngôn được nhân hóa cùng với tình huống truyện phù hợp với chủ đề truyện đã tạo nên thành công cho văn bản.


Từ câu chuyện trên, người đọc đã tự rút ra cho mình những bài học khác nhau. Ếch ngồi đáy giếng không chỉ phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang, mà còn đem đến lời khuyên nhủ phải luôn nỗ lực, cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 6

Trong kho tàng truyện dân gian, bên cạnh truyền thuyết và cổ tích thì truyện ngụ ngôn cũng là một trong những thể loại truyện rất hay và ý nghĩa. Nội dung của những câu chuyện ngụ ngôn thường mượn hình ảnh cỏ cây, loài vật…để nói bóng nói gió chuyện con người, phê phán thói hư tật xấu và đưa ra những triết lý sống. Truyện ngụ ngộ “Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những câu chuyện hay, nổi bật, mượn hình ảnh chú ếch sống trong giếng để nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận nhưng lại rất huênh hoang, tự đại để rồi nhận một kết cục không tốt đẹp.


Trước tiên, tác giả dân gian đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, mượn con ếch để ngụ ý nói về những người có tầm nhìn hạn hẹp. Con ếch trong câu chuyện vốn sống trong một cái giếng. Môi trường xung quanh nó chỉ có những loài vật nhỏ bé như cua, ốc, nhái…Mỗi lần nó kêu “ồm ộp” là các con vật nhỏ bé kia đều hoảng sợ. Bởi vậy nó nghĩ cái thế giới chỉ nhỏ bé như đáy giếng còn nó là “chúa tể”. Chi tiết này ngụ ý nói những kẻ hiểu biết nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, không biết đến thế giới rộng lớn bên ngoài ra sao.


Đặc biệt, nó nhìn lên trên bầu trời tưởng rằng bầu trời chỉ bằng cái nắp “vung” mà thôi. Con ếch luôn nghĩ vậy bởi lẽ nó chưa bao giờ ra ngoài, cũng nhỉ nhin bầu trời qua cái miệng giếng nên lúc nào cũng kiêu căng cho mình là nhất. Hình ảnh con ếch ngồi suốt đời trong đáy giếng nhỏ bé, không đi đâu tới đâu, không biết thế giới bên ngoài có muôn loài cỏ cây, bao nhiêu loài động vật to lớn hơn nó nhiều. Đó là một hình ảnh đặc sắc trong truyện, thể hiện sự khéo léo, sắc sảo của tác giả dân gian trong việc xây dựng tình huống và hình ảnh trong câu truyện.


Không chỉ xây dựng nhân vật với tính kiêu căng, ngạo mạn, có tầm nhìn hạn hẹp mà tác giả dân gian còn cho thấy những người với bản tính như vậy cuối cùng sẽ gặp kết cục đáng thương, không mấy tốt đẹp. Chi tiết đó được thể hiện trong tình huống sau trận mưa to làm cho nước giếng “tràn bờ’. Chú ếch được ra khỏi cái giếng nhỏ bé và tiếp xúc với thế giới bên ngoài rộng lớn. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài bao nhiêu cỏ cây, bầu trời cao lớn không như chiếc vung, nhưng ếch vẫn giữ thái độ sống cũ mà không hề nhận ra thế giới bên ngoài bao la như nào, bầu trời lớn ra sao.


Trong mắt ếch thì bầu trời vẫn bé bằng vung còn nó thì vẫn oai như “chúa tể’. Nó hênh hoang kêu ồm ộp và đi rồi cuối cùng bị con trâu “giẫm bẹp”. Chi tiết chuyện ngụ ý phê phán những người khi được tiếp xúc với môi trường bên ngoài lớn hơn nhưng không chịu thích nghi, không chịu tòi tòi, tìm hiểu và thay đổi bản thân, vẫn giữ cái nhìn hạn hẹp, kiêu ngạo cho mình là số một. Và cuối cùng nhũng người như vậy sẽ nhận một kết cục đáng thương như con ếch trong câu chuyện.


Đọc truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, chúng ta bắt gặp hình ảnh liên quan đến hai câu tục ngữ quen thuộc. Đó là “ếch ngồi đáy giếng” và “coi trời bằng vung”. Hai câu thành ngữ đều rất sâu sắc và có ý nghĩa phê phán và răn dạy người đời bao nhiêu thế hệ. Phê phán những kẻ tự cao, tầm nhìn hạn hẹp, cố chấp không chịu mở rộng tư duy, sự hiểu biết và luôn cho rằng mình đúng. Bên cạnh đó câu chuyện còn răn dạy người đời phải sống sao cho khiêm tốn, hòa nhã và không ngừng học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân mình.


“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc, hàm ý sâu sắc và có tính giáo dục cao về triết lý sống ở đời. Truyện đã mang đến một bài học quý báu và bổ ích đối với tất cả mọi người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 1

Truyện ngụ ngôn vốn là những câu chuyện đúc kết những bài học vô cùng giá trị của ông cha truyền lại cho đời sau. Đó đều là những lời răn dạy quý báu mà người đời sau cần đọc và học hỏi. Một trong số những câu chuyện ngụ ngôn làm em ấn tượng nhất đó là câu chuyện: Ếch ngồi đáy giếng. Một câu chuyện quen thuộc, đơn giản nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về cách làm người.


“Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.” Do đã sống lâu ngày trong cái giếng nhỏ, tách biệt với cuộc sống bên ngoài và chỉ tiếp xúc với những con vật nhỏ bé hơn mình nên ếch ta tỏ ra rất kiêu ngạo, bằng chứng là: “Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật nhỏ bé kia rất hoảng sợ.” Trong không gian chật hẹp nơi đáy giếng, ếch ta nghĩ mình là chúa tể, và những con vật xung quanh đều phải khiếp sợ mình. Để rồi ếch tự cho rằng mình là nhất, không loài vật nào có thể chế ngự được nó.


Thế nhưng suy nghĩ đó của chú ếch kia là hoàn toàn sai lầm. Nhờ một cơn mưa, nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ta ra ngoài. Ếch được đến với một thế giới rộng lớn hơn, khác hẳn nơi đáy giếng chật hẹp kia, thế nhưng tính cách của ếch chưa bao giờ thay đổi. Nó vẫn muốn được làm chúa tể và huênh hoang đi lại khắp nơi, cất tiếng kêu ộp ộp. Thế nhưng cũng vì kiêu ngạo, không để ý đến xung quanh mà ếch ta đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều người có tính cách giống như chú ếch kia. Luôn luôn kiêu ngạo, tự cao tự đại, cho mình là hơn người. Thế nhưng, nơi chúng ta đang sống,những người chúng ta vẫn gặp chỉ chật hẹp và hạn chế giống như đáy giếng của chú ếch kia chỉ có vài con cua ốc bé nhỏ mà thôi.


Bài học rút ra từ câu chuyện là dù sống trong môi trường nào thì cũng nên là một người khiêm tốn, không nên kiêu căng ngạo mạn. Vì dù có tài giỏi, có khả năng hơn người thì ngoài kia vẫn luôn có những người có tài năng hơn mình. Và nếu chúng ta tự kiêu như chú ếch kia, rất có thể một ngày nào đó sẽ phải chịu hậu quả “bị một con trâu giẫm bẹp” như vậy.


Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng tuy ngắn nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc, là bài học cho không chỉ thế hệ học sinh chúng em noi theo mà dành cho tất cả mọi người. Đừng kiêu căng, tự phụ, hãy khiêm tốn khiêm nhường không ngừng học tập trau dồi kiến thức, mở mang tầm hiểu biết đừng như chú ếch coi trời bằng vung rồi phải chịu hậu quả nhớ đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 4

Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín đáo nói về chuyện con người.


Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.


Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.


Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.


Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật . Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thấy bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.


Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, ua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu ồm ộp vang động, các loài vật kia đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thì âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gì thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.


Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nên tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.


Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả. Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.


Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trời thì bát ngát. Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng ồm ộp. Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.


Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm.


Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan, kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 7

Trong cuộc sống của con người, những ai có hiểu biết hạn hẹp nhưng tự cho mình là vĩ đại, bắt buộc người khác phải làm theo ý mình thì thường không có kết cục tốt đẹp. Con ếch trong truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng” là một ví dụ điển hình. Từ câu chuyện, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách cư xử của mình, khuyên nhủ mọi người phải biết cách mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo một cách thái quá.


Tuy là một câu chuyện có độ dài rất ngắn nhưng ý nghĩ của nó không hề ngắn chút nào. Bố cục của câu chuyện chia làm hai phần cụ thể. Phần đầu nói về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết hạn hẹp của con ếch. Phần hai nói lên hậu quả mà nó phải gánh chịu khi thể hiện thái độ huênh hoang, coi trời bằng vung của mình. Từ đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho người đọc.


Thông qua những con vật cụ thể và những tình huống xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, tác giả dân gian đã phác họa lên một bức tranh sinh động nhưng có hàm ý châm biếm đến một bộ phận con người trong xã hội hiện nay, luôn coi mình là nhất, coi thường người khác, không xem người khác ra gì.


Một con ếch chỉ sống dưới đáy giếng, một khoảng không gian vô cùng nhỏ để có thể hiểu hết những vấn đề đang xảy ra ở thế giới xung quanh, bên cạnh nó chỉ xuất hiện những con vật nhỏ bé như con nhái, con cua, con ốc,… Nó chỉ có suy nghĩ là nó là người to nhất trong giếng, nó có quyền kiêu ngạo, không xem những con vật kia ra gì và được thể hiện ở hành động là con ếch đó suốt ngày kêu ồm ộp làm vang động cả giếng. Nó cứ tưởng bầu trời chỉ nhỏ bé bằng chiếc vung và coi mình như chúa tể.


Cũng giống như con người vậy, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận và suy nghĩ. Trong câu chuyện trên, môi trường sống của con ếch chỉ là một cái giếng nhỏ vì vậy con ếch luôn ý thức trong suy nghĩ là mình là nhất và mình có quyền kêu ồm ộp để làm phiền mọi người xùng quanh. Con người ta nếu cũng sống trong môi trường nhỏ bé, không chịu bước ra ngoài xã hội để trải nghiệm thì sẽ không bao giờ có những suy nghĩ tích cực. Nếu ai cũng như con ếch trong câu chuyện trên thì xã hội sẽ ra sao và cuộc sống của mỗi người sẽ như thế nào.


Một tình huống trớ trêu đã xảy ra với con ếch tội nghiệp kia. Chỉ trong một cơn mưa thôi mà nó phải chịu hậu quả về hành động và suy nghĩ của mình. Trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Ếch ta tiếp tục thể hiện thói huênh hoang của mình, cho mình là số một cùng với hành động kêu ồm ộp với hi vọng sau tiếng kêu đó, mọi thứ phải trở lại như cũ nhưng thực tế vẫn là thực tế, điều đó sẽ không bao giờ thay đổi được, chỉ có hành động và suy nghĩ của con người thì mới cần phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống mà thôi. Hậu quả là con ếch đã bị con trâu đi ngang qua dẫm bẹp khi đang nhìn lên bầu trời.


Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng, cho dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào, phải cố gắng học tập, thay đổi bản thân, mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Ngoài trường học ra, chúng ta cần phải học nhiều điều từ cuộc sống, phải tự ném bản thân mình ra ngoài xã hội đủ nghiền ngẫm, suy nghĩ và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đừng như con ếch trong câu chuyện để rồi phải hối hận về những việc làm mà mình đã gây ra.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 3

Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Nơi sống là đáy giếng, một nơi chật hẹp, tối tăm, khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường: Vài con nhái, con cua, con cóc mà thôi. Môi trường sống ấy, quan hệ "cộng đồng" ấy nơi "vương quốc" đáy giếng đã làm cho ếch hợm mình, tự phụ, kiêu căng.


Tiếng kêu của ếch chỉ "Ồm ộp" trong đáy giếng, nhưng lũ cua cáy, ốc nhái thì "rất hoảng sợ". Vì sống "lâu ngày" trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành "bệnh" trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà "ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung". Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình "oai như một vị chúa tể". Ếch đã tự ru ngủ mình trong vương quốc "đáy giếng", không phải ngày một ngày hai, mà là đã "lâu nay" ở đời, ai có thể "ngủ trên mãi trong đời chật". Ếch cũng thế thôi. Một trận mưa to đã làm cho nước giếng "dềnh lên tràn bờ". Như một cuộc "mở cửa". Môi trường sống của ếch đã thay đổi. Từ đáy giếng, ếch bò lên, bơi lên bờ giếng, rồi ếch "ra ngoài". Môi trường sống đã thay đổi rộng lớn hơn.


Thế nhưng cách sống của ếch vẫn "quen thói cũ". Thái độ sống vẫn hợm hĩnh, coi thiên hạ bằng nửa con mắt, "ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp". Từ đáy giếng lên bờ giếng và mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ "nó đã nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời"’, ếch vẫn "coi trời bằng vung". Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường.


Trước đây nơi đáy giếng, ếch chỉ biết có cua, ốc, nhái, nhỏ bé mà thôi. Lên mặt đất, môi trường sống thay đổi, quan hệ trong cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, xung quanh ếch là muôn loài, là bàn dân thiên hạ, có những tên "khổng lồ" rất đáng sợ như "con trâu". Thế nhưng ếch vừa "nghênh ngang", vừa chủ quan, "chả thèm để ý đến xung quanh…Cái giá thật đắt mà ếch phải trả đã xảy ra, ếch "đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp!". Đó là một kết cục thật đau đớn và đáng thương!


Trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", hàng loạt ẩn dụ được sáng tạo nên làm cho cốt truyện hấp dẫn, ý nghĩa truyện, bài học luân lý của truyện được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Ngoài ếch còn có nhái, cua, ốc,… và con trâu. Có "đáy giếng" "bầu trời" và "chiếc vung". Còn có cảnh "trời mưa to", và cái chết của ếch bị trâu "giẫm bẹp". Đó là cuộc sống con người, cách sống của con người được nói đến.


Truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" đã nêu lên bài học nhân sinh lí thú, sâu sắc về môi trường sống, quan hệ sống, góc nhìn và tầm nhìn, thái độ sống. Khi môi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. Bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh, tầm nhìn hạn hẹp thì trí năng tầm thường, kiến thức nông cạn đáng thương!


Bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tôn, sáng suốt, không được tự cao, tự đại, hợm mình "coi trời bằng vung", coi thiên hạ bằng nửa con mắt! Nếu cứ sống theo cách "ếch ngồi đáy giếng" thì có ngày phải trả giá đau đớn. Trong ngôn ngữ dân tộc. "Ếch ngồi đáy giếng" vừa là ngụ ngôn, vừa là thành ngữ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bài văn phân tích truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" số 5

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng là một trong những câu chuyện dân gian nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất bởi những bài học sâu sắc được thể hiện một cách hóm hỉnh, đầy lý thú.


Nhân vật chính của câu chuyện là chú ếch sống lâu ngày trong đáy một cái giếng khô. Xung quanh chú là những loài vật nhỏ bé, tầm thường như cua, nhái, cóc. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp vang cả đáy giêng là những con vật đó lại hoảng sợ. Chính vì thế, ếch nghĩ rằng chú ta là kẻ mạnh nhất, là chúa tể oai hùng của các loại vật khác.


Hàng ngày, chú ngước cổ nhìn lên bầu trời qua miệng giếng. Chú ta nghĩ thế giới ngoài kia cũng chỉ bé nhỏ như chiếc vung. Rồi một ngày, trời mưa lớn, nước ngập giếng, đưa chú ếch ra ngoài. Chú ta vẫn nghĩ rằng thế giới bé nhỏ như miệng giếng, nghĩ rằng các loài vật xung quanh đều sợ sệt chú như cóc, như cua hay nhái bén. Thế là chú cứ vênh mặt lên, nghênh ngang nhảy đi khắp nơi trong tiếng kêu ồm ộp đầy kiêu hãnh. Kết quả chú đã bị một con trâu đi qua vô tình giẫm chết.


Có thể nói, cái chết của ếch là điều sớm muộn gì cũng xảy ra, bởi chú ta quá kiêu ngạo, thiếu hiểu biết và không chú ý tới mọi thứ xung quanh. Vì sống trong giếng lâu ngày khiến tầm hiểu biết của chú bị bó hẹp. Vì tiếp xúc với toàn loài bé nhỏ, nên chú mới tự cho mình là chúa tể và nghĩ không thể có kẻ mạnh hơn. Vì chú nhìn thế giới qua miệng giếng, nên thế giới trong mắt chú chỉ bé bằng cái vung. Vì chú tự tin rằng chú mạnh mẽ, oai hùng còn thế giới và muôn loài xung quanh đều bé nhỏ, sợ hãi chú, nên chú kiêu ngạo, chủ quan, không để ý xung quanh, dẫn tới cái chết thảm.


Mặc dù việc bị trâu giẫm chết là "tai nạn", nhưng nếu ếch không huênh hoang, ngạo mạn mà để ý xung quanh hơn thì tai nạn đó đã có thể tránh khỏi. Chú ếch trong câu chuyện này thực chất cũng chính là một bộ phận không nhỏ những con người không tự ý thức được bản thân mình. Tầm hiểu biết hạn hẹp, nhưng luôn nghĩ mình tài giỏi và tỏ ra hơn người. Mỗi chi tiết trong câu chuyện đều chứa đựng trong đó những bài học thâm thúy.


Phần đầu mô tả cuộc sống và suy nghĩ của chú ếch trong đáy giếng chính là lời nhắc nhớ tới những con người sống trong một môi trường hạn hẹp, ít sự giao lưu thì tự nhiên sự hiểu biết cũng bị giới hạn. Những người xung quanh tỏ ra sợ hãi, chưa hẳn đã là vì bản thân người đó tài giỏi, mà chẳng qua là vì bản thân những người kia quá tầm thường, yếu đuối. Nếu chỉ vì thế mà ngạo mạn, khi gặp người mạnh hơn chắc chắn sẽ chịu thiệt thòi.


Chi tiết chú ếch nhìn thế giới qua miệng giếng rồi tự tin nghĩ rằng thế giới bé nhỏ, thực chất là sự phê phán đối với những người thiếu tầm nhìn, nhìn cuộc sống một cách phiến diện và đánh giá mọi thứ bằng sự chủ quan của bản thân. Còn chi tiết ếch ra khỏi miệng giếng và bị giẫm chết lại chính là lời cảnh tỉnh cho những ai không chịu thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường mới. Nếu bước đến một môi trường mới mà bạn vẫn giữ thói quen, cách sống cũ thì khó có thể tồn tại được.


Ngay này, "Ếch ngồi đáy giếng" đã không còn là một câu chuyện ngụ ngôn đơn thuần nữa mà còn là một thành ngữ phổ biến, dùng để ám chỉ những con người nông cạn và tự cao. Cái thú vị của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" chính là gửi gắm tới con người bài học nhân sinh sâu sắc một cách ngắn gọn và lý thú. Sự tự cao, tự đại, nhìn đời bằng nửa con mắt hay coi trời bằng vung mà không chịu trau dồi, nâng cao hiểu biết, không chịu thay đổi và hoàn thiện bản thân thì chắc chắn sẽ phải trả giá đắt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?