Nếu ai đã một lần đến Huế, chắc hẳn chẳng thể nào quên được hình ảnh của dòng sông Hương xanh mát uốn lượn thật mềm mại quanh thành phố Huế. Nhưng đã có ai hiểu rõ dòng sông hiền hòa, êm dịu ấy bằng một người yêu Huế tha thiết như Hoàng Phủ Ngọc Tường hay chưa? Bằng một phong cách riêng vừa giàu trí tuệ lại giàu chất thơ, với đầy đủ kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hóa, ông đã mang đến cho chúng ta những hình ảnh thật chân thực về con sông Hương của xứ Huế mộng mơ qua bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông". Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về bút kí này.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 7
Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bằng những tình cảm chân thành, sâu nặng với xứ Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả trọn vẹn vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương, con sông mang dáng hình và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là câu hỏi của một nhà thơ Hà Nội khi lặng ngắm vẻ đẹp của dòng sông Hương. Nhan đề đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng sông ấy. Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Có lẽ cái tên thân thương “sông Hương” cũng được bắt nguồn từ chính những người dân bình thường, những người có gắn bó tha thiết, sâu nặng với dòng sông ấy.
Những người dân xứ Huế, những con người kiến tạo nên bản sắc văn hóa, lịch sử của xứ Huế cũng chính là người đã đặt tên cho dòng sông – nhân chứng lịch sử chứng kiến những thăng trầm của xứ Huế qua những giai đoạn phát triển của lịch sử, nhân chứng về văn hóa gắn liền với những phong tục, tập quán.
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi “ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã khái quát được những nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Để trả lời, lý giải cho câu hỏi này không thể khái quát trong một vài câu mà khơi dậy hứng thú khám phá, tìm tòi của độc giả đối với tác phẩm.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 6
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường được in trong tập sách cùng tên. Khi đặt cho bài bút kí của mình nhan đề trên, nhà văn đã gửi gắm nhiều ý nghĩa. Trước hết, xét về kiểu câu: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một câu hỏi. Thật hiếm khi một câu hỏi lại được lấy làm nhan đề của một tác phẩm. Điều này đã thể hiện được nét độc đáo của nhà văn. Đồng thời, qua câu hỏi trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn hướng người đọc đến việc tìm hiểu nguồn gốc của dòng sông. Cụ thể hơn, đó là dòng sông Hương của xứ Huế mộng mơ.
Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn, in bóng những vẻ đẹp mà núi rừng Trường Sơn đã tạo nên, đã góp phần hình thành nên dòng sông xinh đẹp. Và để làm rõ điều này tác giả đã đưa vào bài bút ký ba hình ảnh so sánh và nhân hóa đặc biệt ấn tượng, “sông Hương như một bản trường ca của rừng già”, một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo mới lạ, cho thấy cái cá tính của tác giả trong việc liên tưởng rất phong phú và mạnh mẽ đậm chất Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sông Hương mang cái chất hào hùng, dài bất tận, nằm giữa lòng Trường Sơn với bộ mặt vừa hùng vĩ vừa hùng tráng, cũng rất đỗi trữ tình. Tất cả thể trong cái nhịp chảy của nó “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xoáy như những cơn lốc”, tác giả sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh cái hùng tráng của dòng sông.
Con sông đã gắn bó với vùng đất này từ biết bao đời nay. Nguồn gốc của dòng sông bắt nguồn từ một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Cái tên “sông Hương” sông thơm) - tuy giản dị nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa thật sâu sắc.
Không chỉ vậy, qua nhan đề trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn bộc lộ một niềm tự hào về những con người nơi đây, với những nét văn hóa truyền thống được còn được giữ gìn từ ngàn xưa. Cũng như tác giả muốn bộc lộ sự biết ơn dành cho thế hệ đi trước đã có công khai phá vùng đất này. Đó là niềm tự hào sâu sắc dành cho quê hương, đất nước. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” quả là một nhan đề độc đáo, chứa đựng nội dung tư tưởng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 4
Ai đã một lần đến với Huế chắc hẳn sẽ không thể nào quên dòng sông Hương xinh đẹp. Những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, thơ mộng trên mảnh đất này đều ít nhiều mang dáng hình của sông Hương. Bởi vậy khi viết về sông Hương, các nhà thơ, nhà văn luôn dành cho dòng sông này một tình cảm thiết tha, nâng niu và trân trọng. Bài tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường "Ai đã đặt tên cho dòng sông" in trong tập sách cùng tên cũng đã dành cho sông Hương những tình cảm như thế. Bằng những rung cảm tinh tế và những lời văn giàu chất trữ tình, lối liên tưởng phong phú, tác giả đã mang người đọc đến với vẻ đẹp của một dòng sông đầy mê đắm, thân thương.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng. Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung. Lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở người đọc về nguồn gốc tên gọi của dòng sông, nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Cùng với đó, nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” lấy từ câu hỏi bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội khi lặng ngắm dòng sông. - Để trả lời cho câu hỏi đặt ra của nhà thơ Hà Nội, tác giả đã ghi lại một huyền thoại: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
Với cách lí giải này tác giả muốn thể hiện tình yêu tha thiết của người dân cố đô với dòng sông quê hương đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn chân thành, sự thán phục, ngưỡng mộ của tác giả và mọi người đối với những người khai phá mảnh đất này. Với nhan đề như vậy, tác giả muốn lưu ý mọi người về một cái tên đẹp của dòng sông và cũng là cái cớ để tác giả ngợi ca vẻ đẹp của quê hương.
Nhan đề gợi sự tò mò, mong muốn khám phá của người đọc, vì thế đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài kí. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” thực sự là bài bút kí độc đáo. Sông Hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 1
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng những tình cảm chân thành, sâu nặng với xứ Huế, tác giả đã lột tả trọn vẹn vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương - con sông mang dáng hình và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là câu hỏi của một nhà thơ Hà Nội khi ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Hương. Nhan đề đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng sông ấy. Và nội dung của bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải ý nghĩa tên của dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì quá yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Có lẽ cái tên thân thương “sông Hương” cũng được bắt nguồn từ tình cảm của những người dân bình thường - những người gắn bó tha thiết, sâu nặng với dòng sông ấy.
Những người dân xứ Huế, những con người kiến tạo nên bản sắc văn hóa của xứ Huế cũng chính là người đã đặt tên cho dòng sông - một nhân chứng lịch sử chứng kiến những thăng trầm của xứ Huế, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhằm nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
Như vậy, đây là một nhan đề đã khái quát được những nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cùng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 5
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài bút ký xuất sắc được viết tại Huế vào ngày 4 tháng 1 năm 1981. Nhà văn đã xây dựng cho tác phẩm của mình một nhan đề thật đặc biệt, đó là một câu hỏi tu từ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Câu hỏi gợi mở về việc lý giải nguồn gốc của dòng sông, mà cụ thể hơn đó chính là con sông Hương.
Nguồn gốc của con sông xuất phát từ một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Chính huyền thoại ấy là câu trả lời cho câu hỏi trên. Đồng thời qua đó, nhà văn muốn thể hiện niềm tự hào của con người muốn mang cái đẹp để vun đắp cho quê hương xứ Huế. Ngoài ra, nhan đề cũng bộc lộ niềm biết ơn sâu sắc về những con người đã có công khai phá ra vùng đất này. Đây quả thật là một nhan đề giàu ý nghĩa.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” lấy từ câu hỏi bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội khi lặng ngắm dòng sông. Bài ký lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”.
Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Rất có thể tác giả muốn khẳng định: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”. Với nhan đề như vậy, tác giả muốn lưu ý mọi người về một cái tên đẹp của dòng sông và cũng là cái cớ để tác giả ngợi ca vẻ đẹp của quê hương. Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về quê hương.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 8
Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” in trong tập bút kí cùng tên của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhan đề bài kí thể hiện sâu sắc tư tưởng và tấm lòng của nhà văn đối với dòng sông Hương và mảnh đất Huế tươi đẹp. Với nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, bài kí nhanh chóng đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng và xứ Huế với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đồng thời truyền đạt bằng một ngòi bút tài hóa, với lời văn đẹp và sang.
Lấy tên nhan đề cho bài bút kí dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích thể hiện những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Vang lên từ nhan đề ấy, trước hết là câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có dáng dấp của một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hương sẽ ùa về trong tâm trí, khơi gợi mạch viết dạt dào cảm xúc của tác giả về nhan sắc thiên phú của một dòng sông.
Nhà văn bằng câu hỏi làm nhan đề đã tạo nên mạch cảm hứng lớn dẫn dắt ông đi vào lòng đọc giả. Đồng thời, Hoàng Phủ Ngọc Tương cũng đóng vai người truyền cảm hứng cho đọc giả bộc lộ tình yêu xử sở hết sức thiết tha của mình.o về vẻ đẹp của đất nước.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” không những vừa gợi cái tên đẹp của sông Hương, một vẻ đẹp phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người Huế, mà còn gợi niềm biết ơn với những người đã có công khai phá ra miền đất có dòng sông huyền thoại đó.
Bài kí đã kết thúc bằng cách lí giải cái tên của dòng sông: sông Hương – sông thơm. Chính nội dung bài kí là câu trả lời nhưng đến đây, tác giả muốn nhấn mạnh thêm bằng một huyền thọại mĩ lệ: “Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi”. Huyền thọai về tên dòng sông đã nói lên khát vọng về con người ở đây: muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp lịch sử văn hóa quê hương đất nước.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 2
Bài kí lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Vì quá yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Rất có thể tác giả muốn khẳng định: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”.
Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông Hương (sông thơm). Qua đó, nhà văn còn muốn nói lên khát vọng của con người là đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử. Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về quê hương. Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” Câu hỏi tu từ đặt ra “Với trời, với đất” đưa nhà văn và độc giả về với hành trình lịch sử tìm về cuội nguồn văn hoá dân tộc. Từ đó dòng sông Hương hiện ra trên nhiều phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá, thơ ca… Kết thúc tuỳ bút là một huyền thoại rất đẹp, bộc lộ cái tôi trữ tình suy tư: “ Con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống sông, đẻ làn nước thơm tho mãi”. Tác giả gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá lịch sử.
Nhan đề và kết thúc tác phẩm thể hiện rõ chủ đề và phong cách bút kí của tác giả giàu sức gợi cảm thấm đẫm chất thơ.Qua đó tác giả ca ngợi tính chất sông Hương – con sông gắn bó với lịch sử, văn hoá Huế của dân tộc ta. Tác phẩm thể hiện long yêu mến say mê cảnh vật, văn hoá đất nước. Hình ảnh dòng sông đất nước được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu chất chí tuệ, chất văn hoá và ngôn ngữ trong sáng, chọn lọc, tinh tế.
Ý nghĩa nhan đề bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 3
Đã từ lâu hình ảnh những dòng sông đã trở thành đề tài bất tận trong thi ca của biết bao nhà văn, nhà thơ. Những con sông êm đềm, dịu dàng, chảy chậm rãi hoà với vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên phải chăng đã làm rung động trái tim, tâm hồn nhạy cảm của những người nghệ sĩ tài hoa, yêu thích cái đẹp. Chính bởi lẽ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết lên bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông, bằng ngòi bút tài hoa lãng mạn của mình ông đã để lại trong lòng độc giả hình ảnh một sông Hương rất thơ mộng, trữ tình, có thể làm say đắm trái tim của bao kẻ si tình.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” vừa gợi cái tên đẹp của sông Hương, một vẻ đẹp phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người Huế, vừa gợi niềm biết ơn với những người đã có công khai phá ra miền đất có dòng sông huyền thoại đó.
Qua nhan đề, Hoàng Phủ Ngọc Tường hướng người đọc vào mục đích chính của bài kí - đó là tìm hiểu nguồn gốc của cái tên “sông Hương”. Nó xuất phát từ một huyền thoại mỹ lệ: “Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi”. Không chỉ vậy, nhà văn còn mượn huyền thoại về tên dòng sông để nói lên khát vọng về con người ở đây: muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp lịch sử văn hóa quê hương đất nước.
Dòng sông Hương trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cho ai đã từng đọc qua đều mong muốn được một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình trong những gì nên thơ nhất của xứ Huế.