Chim bồ câu là loài chim tượng trưng cho hoà bình, cùng tìm hiểu về đặc điểm, tập tính sinh hoạt cũng như khám phá biểu tượng hoà bình của chim bồ câu qua các bài văn thuyết minh về con chim bồ câu hay nhất của Toplist dưới đây nhé.
Bài văn thuyết minh về con chim bồ câu số 4
Trong thế giới loài chim có rất nhiều vô cùng phong phú như chim ru, chim sẻ, vàng anh… Nhưng em thích nhất là chim bồ câu. Trong gia đình em có nuôi một đàn chim bồ câu…
Chim bồ câu là loài chim thể hiện cho sự chung thủy, cho khát khao hòa bình, bởi loài chim bồ câu là loài hiền lành, có thể chung sống với nhiều loài vật khác.
Chim bồ câu có thể thích nghi với cuộc sống của con người dễ dàng, chim bồ câu là loài vật dễ nuôi dưỡng. Sinh thời chim bồ câu sinh trưởng thường có đôi có cặp, mỗi lứa sinh thường sinh ra một đôi, nếu như chỉ sinh một thì con chim bồ câu đó sẽ ốm yếu và chết dần không sống được.
Chim bồ câu có ngoại hình lớn hơn chim bình thường một chút, màu sắc của chim thường chim màu trắng hoặc màu đen. Có những con chim bồ câu lông trắng muốt tinh khôi làm say đắm lòng người. Lông của chim bồ câu vô cùng mềm mượt, mỏ chim nhỏ có màu đen tuyền, có đôi mắt to tròn đen lay láy. Chính vì vậy, người xưa thường miêu tả cô gái cô đôi mắt to tròn giống chim bồ câu. Chim bồ câu cũng là loài vật vô cùng nhanh nhẹn hoạt bát, bay nhanh và vỗ cánh rất mềm mại. Nó cũng là loại chim sinh trứng rồi ấp mỗi lần sinh nở đều đẻ ra một lứa.
Những con chim bồ câu non khi mới ra giàn vẫn còn non yếu chưa thể tự kiếm mồi được cha mẹ thường xuyên đi kiếm mồi rồi mớm cho chim con ăn, khi chim con trưởng thành có thể tự bay được thì lúc đó sẽ có thể tự lập kiếm ăn một mình.
Trên thế giới chim bồ câu còn là biểu tượng của sự hòa bình, thể hiện cho ước mơ bay cao bay xa, một thế giới không có chiến tranh không khói đạn bom.
“Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời
Em mong sao đất nước không có nước mắt rơi chia lìa
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa”
Trong bài bài hát “Ước nguyện” có những câu hát thể hiện khát khao hòa bình, khát khao hướng tới ánh sáng mặt trời của con người
“Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương”.
Chim bồ câu là loài chim biểu tượng của tình yêu, hòa bình và hạnh phúc hoặc như một vị sứ giả mang đến một thông điệp nào đó... nó tượng trưng cho một sự nỗ lực vì hòa bình của nhân loại.
Bài văn thuyết minh về con chim bồ câu số 1
Hệ thống sinh thái đa dạng và phong phú là nơi sinh sống của rất nhiều các loài động, thực vật và cả con người. Sự đa dạng ấy khiến cuộc sống trở nên thú vị, cuốn hút và thôi thúc con người tìm hiểu, khám phá. Một trong số những loài động vật gắn bó và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu nhất là chim bồ câu, giống chim quen thuộc được nuôi trong gia đình như một loại thú cưng.
Chim bồ câu sinh sống phổ biến khắp nơi trên thế giới, trừ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực châu Á như Indonesia, Malaysia và Australia. Tổ tiên bồ câu hiện nay là giống bồ câu núi, sống hoang dã tại châu u, châu Á và Bắc Phi. Chim bồ câu được loài người thuần hóa cách đây 5000 năm. Trên thế giới hiện có khoảng 150 loại bồ câu, tại Việt Nam, bồ câu hầu hết là bồ câu nhà đã được thuần hóa.
Thân chim hình thoi, da khổ, phủ lông vũ mềm mại bao phủ toàn thân. Lông tơ mọc áp sát vào thân, tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ. Khi bay, cánh chim dang rộng tạo sức đẩy lại gió, giúp thân chim tiến lên phía trước. Khi chim ngủ thường rúc đầu vào cánh để tự vệ, tránh va đập, chấn thương. Chân chim bồ câu ngắn, gồm bón ngón, ba ngón trước, một ngón sau giúp chim đứng vững và có khả năng bám chặt vào cành cây. Cấu tạo hàm không có răng, mỏ sừng, cứng giúp chim thuận lợi trong việc xử lý con nồi cũng như rỉa lông, cánh vệ sinh cơ thể.
Bồ câu ăn chủ yếu là lương thực như đậu, lúa, gạo, ngô, cám gạo và uống nước sạch. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, chim bồ câu có chế độ ăn khác nhau. Chim bồ câu được nuôi nhốt thường được cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bổ sung khoáng chất và vitamin.
Chim bồ câu được nuôi để làm cảnh hoặc nuôi lấy thịt theo phương pháp công nghiệp. Thịt chim bồ câu mang hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành cháo. Về vai trò tinh thần, chim bồ câu là biểu tượng hòa bình, tượng trưng cho sự trong sáng, hòa thuận và niềm hi vọng. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của ái tình.
Trong khi nhiều loài bồ câu được nhân giống và hưởng lợi từ con người, một số loài khác đang bị đe dọa về số lượng hoặc thậm chí đã tuyệt chủng như bồ câu viễn khách và bồ câu dodo. Đứng trước nguy cơ này, con người cần quan tâm và áp dụng kĩ thuật bảo tồn để ngăn chặn sử tuyệt chủng. Pháp luật và các quy định cần được ban hành nhằm thắt chặt áp lực săn bắn. Việc thành lập các khu bảo tồn để ngăn ngừa mất môi trường là việc làm hữu ích để bảo vệ số lượng bồ câu trên thế giới.
Chim bồ câu gắn bó với đời sống tinh thần của con người, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Chúng ta nên sử dụng và khai thác một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạch phát triển dài lâu để đảm bảo số lượng và chất lượng sinh thái cân bằng, hài hòa với nhu cầu của con người.
Bài văn thuyết minh về con chim bồ câu số 2
Chim bồ câu là giống chim nuôi hiền lành, xinh đẹp, được mọi người ưa thích. Dù ở thành phố hay ở nông thôn, người ta vẫn có thể nuôi được bồ câu.
Tổ tiên bồ câu nhà là bồ câu núi, hiện còn sống hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Chim bồ câu được loài người thuần hóa đầu tiên ở Ai Cập, cách đây khoảng 5000 năm. Cho đến nay, trên thế giới có khoảng 150 giống bồ câu. Ở Việt Nam, chim bồ câu hơi nhỏ, trọng lượng chỉ khoảng năm, sáu lạng, có nhiều màu lông khác nhau như trắng, xám, nâu, xanh đen, đốm. Bồ câu nước ngoài như Pháp, Mĩ, Hà Lan có trọng lượng gần 1kg.
Thân hình của bồ câu gần giống như chim gáy nhưng lớn hơn một chút. Toàn thân chim bồ câu được bao phủ bởi một lớp lông vũ. Mình chim hình thoi, đuôi ngắn xòe rộng khi bay. Cổ chim dài khoảng 6 đến 7 phân, mỏ nhỏ và cong. Đôi mắt màu nâu tròn và sáng. Đầu chim quay đi quay lại rất linh hoạt, giúp chim dễ dàng mổ thức ăn, rỉa lông rỉa cánh. Đôi chân thanh mảnh màu hồng sậm có vảy bao bọc gồm 4 ngón, 3 ngón trước, một ngón sau đều có móng sắc, giúp chim đi lại nhẹ nhàng. Bồ câu tương đối dễ nuôi. Chúng ăn các loại hạt như thóc, lúa mì, ngô, đỗ và rất ít khi bị bệnh.
Chim bồ câu nhà tuy sống trong điều kiện nuôi dưỡng tốt song vẫn mang những đặc điểm của chim bồ câu núi. Chúng thích sống thành từng đôi, sống theo đàn, trong những ngăn chuồng khô ráo, sạch đẹp. Con trống có động tác gù mái, con mái đẻ mỗi tháng một lứa hai trứng.
Chim bồ câu bay rất giỏi, có thể đạt tới vận tốc 100 km/h và bay lâu hàng trăm km không nghỉ như chim bồ câu đưa thư, song khi chúng đi trên mặt đất thì lại chậm chạp và vụng về.
Hiện nay, người ta nuôi chim bồ câu để ăn thịt và làm cảnh. Thịt bồ câu là món ăn cao cấp ngon và bổ. Món miến xào thịt chim, món chim bồ câu món chim bồ câu hầm với hạt sen, thuốc bắc có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Chim bồ câu gắn bó với đời sống tinh thần của con người từ lâu đời. Mỗi sớm mai, được nghe tiếng chim gù, được nhìn những cánh chim bay vút lên trời xanh, tâm hồn con người trở nên thư thái, dễ chịu vô cùng!
Bố em rất thích nuôi chim bồ câu. Bố đóng cả dãy chuồng cho chim. Những chiếc chuồng được sơn màu xanh lá cây, cửa tròn viền trắng. Trước chuồng là tấm ván rộng chừng ba tấc để làm chỗ cho chim đậu và tắm nắng. Đấy là tổ ấm của những cặp vợ chồng, con cái bồ câu.
Cặp chim non mới nở được gần một tháng. Trông chúng mới ngộ nghĩnh làm sao! Chiếc mỏ màu hồng nhạt to quá cỡ lúc nào cũng há rộng ra như chờ đợi. Tiếng kêu chim chíp yếu ớt. Đôi chân nhỏ xíu lẩy bẩy đỡ tấm thân trụi lủi, thưa thớt mấy đám lông măng. Đôi mắt chúng tròn xoe, ngơ ngác nhìn ngó xung quanh, lấy làm lạ lắm. Chim mẹ chao nghiêng đôi cánh rộng, nhẹ nhàng đáp xuống bên con. Chim non cuống quýt há mỏ đòi ăn. Chim mẹ mớm mồi từng chút, từng chút vào cái mỏ háu đói. Mặc cho chim non thúc giục, chim mẹ chẳng vội vàng. Chim bố nãy giờ đứng ở đầu chuồng canh chừng. Nó ngắm nhìn chim mẹ, chim con rồi cất tiếng gù gù, vẻ hài lòng lắm.
Cảnh tượng trên gợi lên trong lòng em một niềm xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng. Tiếng chim trong buổi sáng giữa vườn cây trái sum suê gợi lên cuộc sống êm ả, thanh bình, đáng yêu biết mấy!
Chim bồ câu rất có ích cho con người. Hình ảnh con chim bồ câu trắng là hình ảnh tượng trưng cho hòa bình và thuỷ chung của nhân loại.
Bài văn thuyết minh về con chim bồ câu số 3
Xin tự giới thiệu với các bạn, tôi là chim bồ câu. Họ bồ câu là một trong vô vàn các họ nhà chim trên trái đất. Nhưng chủng tôi là loài chim khá đặc biệt. Mắt của chúng tôi trong sáng, đẹp. Bởi thế mà những cô thiếu nữ có đôi mắt xinh đẹp nhất được ví với mắt loài bồ câu chúng tôi. Chúng tôi lại có một đặc điểm nữa là hiền lành, không thích đánh nhau. Chúng tôi hiền lành, đối xử thân thiện cùng loài bồ câu với nhau đã đành, với các loài chim khác, chúng tôi cũng không gây xích mích hay ẩu đả. Vì thế mà loài người đã chọn chúng tôi làm biểu tượng hoà bình.. Các bạn có biết chính danh hoạ Pi-cát-xô đã vẽ hình ảnh một trong chúng tôi thành biểu tượng hoà bình cơ đấy.
Chúng tôi có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi châu Âu, châu Á, và Bắc Phi.
Thân nhiệt chúng tôi ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; loài chim bồ câu là động vật hằng nhiệt. Các bạn thấỵ đó cũng là điều độc đáo đấy chứ.
Loài bồ câu chúng tôi là loài ưa sống có đôi và rất gắn bó với nhau. Mỗi lứa, một chị chim mái chỉ đẻ hai trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim con mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm mồi bằng sữa diều (tiết từ diều của chim bố . mẹ). Sau vài ngày chim mở mắt, rồi lớn dần, ra ngoài và tập bay. Khi chim bay được cũng là lúc chim có thể tự kiếm ăn.
Thân chúng tôi được cấu tạo theo kiểu hình thoi. Hình dáng này có tác dụng làm giảm sức cản không khí khi bay. Chúng tôi có lớp da khô được bao bọc bởi một lớp lông dày. Lớp lông này cũng có cấu tạo đặc biệt. Sát da là lớp lông vũ phủ toàn thân, áp sát vào lông vũ là lông tơ. Lông tơ là chùm sợi lông mảnh, tạo thành một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chúng tôi nhẹ. Phía đuôi và cánh chim có lớp lông ống. Đó là loại lông có ống sừng cứng, lông mọc dọc ống theo hai phía tạo thành phiến lông rộng. Khi chúng tôi bay, các lông xoè thành tán rộng ở cánh và đuôi chim có vai trò như những chiếc bánh lái điều khiển hướng bay. Cánh chúng tôi khi bay xoè ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại, thì áp gọn vào thân. Bồ câu chúng tôi có hai kiểu bay : bay vỗ cánh và bay lượn.
Điểm này làm chim bồ câu chúng tôi vừa giống những loại chim như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà… có kiểu bay vỗ cánh ; lại vừa giống một số không nhỏ loài chim như‘diều hâu, chim ưng, hoặc những loài chim sống ở đại dương như hải âu có kiểu bay lượn (đập cánh chậm, nhiều lúc dang rộng cánh mà không đập cắnh). Chim bồ câu chúng tôi đi lại bằng hai chân (còn gọi là chi sau). Mỗi chân đều có bàn chân gồm ba ngón trước dài và một ngón sau ngắn. Đầu các ngón đều có vuốt, giúp chúng tôi bám chặt vào cành cây khi đậu hoặc duỗi thẳng, xoè rộng ngón khi hạ cánh.
Chúng tôi có mỏ với một lớp sừng nhọn bao bọc, hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Mỏ chúng tôi không dùng làm vũ khí tấn công như diều hâu hay kền kền. Chúng tôi dùng mỏ để nhặt thức ăn và để chải chuốt cho bộ lông óng mượt. Cổ dài giúp chúng tôi có thể quay đầu các phía khá linh hoạt, phát huy được tác dụng của các giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyên phao câu tiết chất nhờn để chúng tôi rỉa lông mịn, không thấm nước. Tất cả những đặc điểm này khiến cấu tạo ngoài của loài chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
Chúng tôi rất tự hào về mình. Còn tự hào hơn vì chúng tôi là loài chim có ích, loài chim tượng trưng cho hoà bình.