Top 15 Bí quyết để đạt điểm cao môn Địa Lý trong kì thi THPT Quốc Gia

Môn Địa lý là một môn học khó, đồng thời đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng. Để làm bài môn Địa tốt cần đến sự nỗ lực ngày đêm của bạn. Đối với những bạn chọn Địa lý để xét hệ Đại học có thể học hỏi một số bí quyết sau đây, để có thể an tâm phần nào trong kì thi quan trọng sắp tới. Toplist gửi đến bạn những "bí kíp bỏ túi" để chiến đấu với môn Địa nhé!

Đọc thêm tài liệu

Để có thể học tốt nhất, ngoài kiến thức trong sách giáo khoa bạn có thể tham khảo thêm các sách khác viết về tự nhiên và dân cư. Xem các tư liệu về chủ đề này cũng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích, củng cố cho nội dung bài học.


Ngoài ra, các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài làm của mình.

Các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài làm của mình.
Các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài làm của mình.

Biết sử dụng và phân tích Atlat Địa lí

Có thể nói, tài liệu duy nhất hỗ trợ bạn trong quá trình làm bài thi THPT Quốc gia môn địa lý chính là cuốn Atlat. Đây có lẽ là “báu vật” để bạn xử lý được nhiều câu hỏi, đồng thời vận dụng giải quyết cả những câu về lý thuyết mà bạn “lỡ quên” chưa học. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sử dụng và phân tích nó.


Rõ ràng, nếu có kỹ năng sử dụng cuốn Atlat thì thí sinh sẽ làm bài thi tốt và đạt điểm số cao hơn trong môn học này. Bởi trong cuốn Atlat không chỉ phong phú về nội dung các biểu đồ mà còn có các dạng tranh ảnh, kí hiệu, biểu tượng… Có nhiều câu hỏi nếu các bạn học sinh biết vận dụng Atlat thì sẽ khai thác được một lượng kiến thức khá lớn.


Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng đừng chỉ chăm chăm nghiên cứu Atlat mà bỏ quên đi phần kiến thức nền, kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa, đặc biệt là chương trình lớp 12. Bởi chỉ có những nắm vững biết kiến căn bản thì mới có khả năng vận dụng công cụ này tốt.

Tài liệu duy nhất bạn được mang vào phòng thi môn địa lý chính là cuốn Atlat.
Tài liệu duy nhất bạn được mang vào phòng thi môn địa lý chính là cuốn Atlat.

Học cách nhận dạng biểu đồ và phân tích, nhận xét bảng số liệu cho sẵn

Biểu đồ là dạng bài tập quen thuộc đối với môn địa lí. Bất cứ trong bài thi nào cũng rất dễ gặp dạng biểu đồ này. Vì vậy, bên cạnh học kiến thức lí thuyết, bạn cũng nên dành thời gian để trau dồi kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. Hãy bắt đầu bằng những biểu đồ đơn giản, sau đó là những biểu đồ phức tạp hơn. Để vẽ được biểu đồ, hãy quan sát thật kĩ các biểu đồ có trong sách về cách chia, chú thích, cách biểu diễn và dạng của biểu đồ khi thể hiện điều gì….

Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp bạn thành thạo và xử lí nhanh chóng.


Thông thường mỗi dạng biểu đồ sẽ có những từ khóa để bạn nhận biết và thực hiện theo đúng yêu cầu đề bài. Vì vậy, khi gặp một câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia yêu cầu chọn dạng biểu đồ, bạn chỉ cần căn cứ vào cụm từ đó để chọn đáp án. Để rèn luyện kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần làm nhiều đề thi để nhận biết nhanh được khi đọc đề bài.

Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp bạn thành thạo và xử lí nhanh chóng.
Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp bạn thành thạo và xử lí nhanh chóng.

Xem bản đồ thuần thục

Theo như đề minh họa của bộ, đề thi môn Địa sẽ có 20% nằm ở mức vận dụng xem bản đồ. Như vậy, để đạt được điểm cao bạn nên rèn luyện cách xem bản đồ sao chi thuần thục và chính xác. Hãy tập phản xạ nhanh để xác định được vị trí của các vùng, các tỉnh,... ngoài ra việc nắm rõ các kí hiệu để đọc bản đồ cũng cần được chú trọng.


Lưu ý một điều: Atlat của bạn phải thật sự sạch sẽ (không có ghi chép tài liệu) mới được mang vào phòng thi; nếu không bạn có thể bị lập biên bản vì lí do vi phạm quy chế thi.

Xem Atlat thuần thục để có điểm cao nhé
Xem Atlat thuần thục để có điểm cao nhé

Nắm rõ cấu trúc bài thi

Cấu trúc đề thi chính thức môn Địa lý sẽ bao gồm: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết + thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng + vận dụng cao.


Nội dung bài thi được tổng hợp từ phần kiến thức của lớp 12. Trong đó, lớp 11 có 6 câu và lớp 12 là 19 câu hỏi. Cụ thể:


  • Về phần kỹ năng: 10 câu sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (trong đó, Tự nhiên - dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu; các vùng kinh tế 2 câu).
  • Bảng số liệu thống kê: 2 câu ( lớp 11: 1 câu; lớp 12: 1 câu).
  • Kĩ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).


Nội dung bài thi được tổng hợp từ phần kiến thức của lớp 11 và 12.
Nội dung bài thi được tổng hợp từ phần kiến thức của lớp 11 và 12.

Làm đề thường xuyên

Tham khảo đề và làm đề thường xuyên để có được phản xạ tốt lúc làm bài. Ngoài ra, việc này giúp bạn nhận ra những lỗ hổng kiến thức từ đó bồi dưỡng, trau dồi thêm. Mặt khác, tiếp cận nhiều mô hình đề sẽ giúp bạn nằm lòng một số câu hỏi, biết đâu rằng nó lại được chọn làm đề thi chính thức.


Một kế hoạch luyện đề rõ ràng sẽ khiến bạn có động lực để ôn luyện chăm chỉ. Tuy nhiên, cần lưu ý những điểm sau đây:


  • Không nên luyện quá nhiều đề thi trong 1 ngày, luyện thi tối đa 2 đề/ môn/ ngày. Trong thời gian luyện đề nên bấm giờ và làm bài nghiêm túc để đánh giá lượng kiến thức của bản thân và quen với tâm lý phòng thi.
  • Tránh học không đúng trọng tâm, luyện thi lan man các dạng đề cao cấp. Lên kế hoạch một ngày dành khoảng thời gian nào cho việc luyện thi online, mỗi môn học sẽ có thời lượng bao nhiêu phút? Phương án giải quyết khi không hoàn thành tiến độ luyện thi của ngày hôm trước.
  • Sau 1 tuần, 1 tháng phải có bản tổng kết ngắn gọn những kết quả mà bạn đã đạt được để điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu ở thời gian tiếp theo.
Tham khảo đề và làm đề thường xuyên để có được phản xạ tốt lúc làm bài.
Tham khảo đề và làm đề thường xuyên để có được phản xạ tốt lúc làm bài.

Đừng cắm cúi vào câu khó

Trong mô hình đề sẽ có 40% câu ở mức nâng cao. Câu khó sẽ là trở ngại để bạn có được điểm cao và chính nó cũng sẽ gây ra sự lúng túng, mất bình tĩnh để bạn không làm được ngay cả những câu dễ.


Vì thế hãy chọn làm những câu dễ để chắc rằng bạn đã có điểm nhé. Làm chắc 60% bài bạn sẽ có thêm sự tự tin, đây sẽ là liệu pháp tâm lí tốt để bạn chiến đấu với những câu khó.

Lựa chọn câu dễ để làm bài thật tỉnh táo
Lựa chọn câu dễ để làm bài thật tỉnh táo

Tạo nên những con số dễ nhớ

Một điều nữa mà ai cũng “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.


Bạn cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....

Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.
Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.

Ôn tập theo chủ đề

Việc chia theo chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn và tránh nhầm lẫn trong quá trình học. Mang đặc trưng của những môn xã hội, Địa lý có khối lượng kiến thức khá nhiều, vì thế chia nhỏ từng chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả nhất.


Theo đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, môn Địa lý có 4 mức độ yêu cầu thí sinh về nhận biết, đọc hiểu và vận dụng cấp thấp, vận dụng cấp cao. Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa. Đề thi thể hiện rõ sự phân hóa với 7 câu về tự nhiên, 3 câu dân cư, xã hội; 10 câu về các ngành; 10 câu về vùng kinh tế; còn lại 10 câu kỹ năng làm bài đọc bản số liệu Alat.

Việc chia theo chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học
Việc chia theo chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học

Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy

Đối với những bài học có nội dung liên quan đến nhau thì các bạn nên tóm tắt những ý chính bằng sơ đồ hóa. Việc làm này sẽ giúp cho bạn nắm bắt được bài cũ nhanh chóng và ôn tập một cách dễ dàng.


Khi mà bài mới có sự liên quan đến bài cũ thì với sơ đồ hệ thống lại bạn hoàn toàn có thể xem lại để khắc sâu thêm kiến thức, tránh được những nhầm lẫn kiến thức.

Đối với những bài học có nội dung liên quan đến nhau thì các bạn nên tóm tắt những ý chính bằng sơ đồ hóa.
Đối với những bài học có nội dung liên quan đến nhau thì các bạn nên tóm tắt những ý chính bằng sơ đồ hóa.

Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa

Như Bộ GD&ĐT đã thông báo cũng như đưa ra trong đề thi tham khảo, kiến thức thi THPT quốc gia môn Địa lý năm nay chỉ nằm gói gọn trong chương trình lớp 12. Lượng kiến thức không quá rộng nên các bạn học sinh cần nắm vững lý thuyết đã được học trong sách giáo khoa. Sau đó biết cách phân tích, nhận xét và khái quát vấn đề cũng như liên hệ với thực tế. Như vậy là các bạn đã có đủ khả năng để được điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.


Đối với các vùng miền, các bạn học sinh nên nắm vững được đặc trưng đặc điểm của từng vùng. Bạn cần tránh việc học tủ vì đề thi trắc nghiệm có thể khoanh vùng kiến thức rất rộng và dàn trải nhiều phần khác nhau, bao quát hơn rất nhiều so với thi tự luận. Ngoài ra, khi các bạn đã nắm vững kiến thức cơ bản, bạn có thể tìm hiểu thêm các chương trình nâng cao, mở mang tầm hiểu biết của mình.

Các bạn học sinh cần nắm vững lý thuyết đã được học trong sách giáo khoa.
Các bạn học sinh cần nắm vững lý thuyết đã được học trong sách giáo khoa.

Tạo niềm yêu thích môn học

Bất cứ làm một việc gì cũng vậy, bạn sẽ thực sự cố gắng làm tốt khi trong mình có niềm yêu thích và đam mê với nó. Học địa lí cũng vậy, bạn cần phải có niềm yêu thích, có như vậy bạn mới chịu khó tìm tòi, học hỏi.


Tuy nhiên, không phải đơn thuần nói thích là sẽ thích nó ngay từ đầu, mà bạn cần phải chịu khó tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh ta, từ đó đưa ra những câu hỏi lí giải để gây sự kích thích và hứng thú cho bạn đối với môn học này.

Bạn sẽ thực sự cố gắng làm tốt khi trong mình có niềm yêu thích và đam mê với nó.
Bạn sẽ thực sự cố gắng làm tốt khi trong mình có niềm yêu thích và đam mê với nó.

Tạo nhóm học tập

Ngoài kiến thức do thầy cô cung cấp ở trường và trung tâm ôn thi, bạn nên chọn phương pháp học nhóm để tiếp tục ôn luyện. Học nhóm sẽ giúp bạn tiếp thu, học hỏi thêm từ bạn bè, và có thể giảm đi sự lười biếng, áp lực. Các bạn sẽ giúp nhau ôn tập tốt qua cách thảo luận, tranh luận.


Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình. Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.

Trao đổi cùng bạn bè để ôn tập tốt
Trao đổi cùng bạn bè để ôn tập tốt

Đừng quên tô đáp án

Một số bạn có thói quen khoanh đáp án vào đề, những hãy lưu ý, điểm của bạn chỉ được tính dựa trên những đáp án trên phiếu làm bài thi. Thế nên, bạn hãy nhớ tô đáp án vào phiếu, ít nhất là trước 15 phút nộp bài. Đây là một nguyên tắc rất cơ bản, nhưng vẫn còn một số trường hợp quên tô đáp án, hay vào những phút cuối mới nhận ra.


Bạn sẽ không được cầm bút khi đã hết giờ và nếu bạn rơi vào tình trạng lúng túng khi tô đáp án vào thời gian cuối, rất có thể bạn sẽ tô nhầm đáp án. Đừng để mất điểm oan chỉ vì một điều cơ bản như vậy.

Hãy tô đáp án vào phiếu làm bài
Hãy tô đáp án vào phiếu làm bài

Giảm cường độ ôn tập trong những ngày thi cận kề

Trong thời điểm nước rút như hiện nay, các sĩ tử hãy tranh thủ hệ thống hóa kiến thức còn hổng bằng sơ đồ tư duy, hoàn thiện lại các phần kiến thức, kỹ năng và ôn tập lại theo chủ đề: tự nhiên, các ngành kinh tế, dân cư xã hội...


Tập trung đọc đi đọc lại các nội dung ôn tập, tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý sau đó thử trình bày, viết lại vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.

Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.
Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?