Tập yoga là một trong những môn thể thao nhẹ nhàng tuy nhiên nó đòi hỏi sự dẻo dai khéo léo hết sức của mỗi người. Do đó trường hợp gặp chấn thương khi tập yoga cũng là một trong số các vấn đề khó tránh khỏi đối với người tập. Để giảm thiểu chấn thương khi tập yoga một cách tốt nhất thì các bạn cần chú ý những bí quyết như sau:
Không bao giờ bỏ qua bài tập khởi động
Tầm quan trọng của bài tập khởi động là thứ bạn không thể bỏ qua nếu không muốn bị chấn thương. Trong bất cứ các môn thể thao nào, trước khi bước vào chơi thì các bạn đều phải tập khởi động để làm cho cơ thể của các bạn được bắt đầu làm quen và thích nghi với những vận động tiếp theo. Khởi động làm cho cơ thể của các bạn chắc khỏe hơn và hạn chế được những rủi ro trong quá trình tập luyện.
Chúng ta thường chủ quan hay đôi khi là khởi động một cách sơ sài. Nếu chúng ta không khởi động kỹ các khớp tay, chân, cổ thì trong quá trình luyện tập rất dễ bị các chấn thương ngoài ý muốn. Đó chính là lưu ý khi tập yoga đầu tiên mà chúng ta cần nắm.
Biết lắng nghe cơ thể của bạn
Định nghĩa về tập luyện quá sức hay về giới hạn của cơ thể giữa những người khác nhau thì cũng không giống nhau. Giới hạn của cơ thể mỗi người phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của họ, việc họ có rèn luyện cơ thể thường xuyên hay không và có đúng cách hay không. Đừng nghĩ rằng tập yoga càng nhiều với mật độ càng dày đặc thì sẽ tiến bộ càng nhanh, giới hạn của cơ thể càng được nâng cao.
Khi tập yoga, cơ bắp của chúng ta được rèn luyện, được kéo giãn, đồng thời cũng cần thời gian để phục hồi. Đừng nghĩ rằng nếu chúng ta ngày nào cũng tập yoga thì sẽ nhanh tiến bộ hơn người tập yoga cách ngày (nghĩa là 3 buổi yoga mỗi tuần). Tập luyện quá sức, quá dày đặc sẽ làm cho cơ bắp không kịp hồi phục, bị đau, bị tổn thương hay thậm chí rách cơ bắp. Khi thấy mệt mỏi hoặc cơ bắp đau, đó chính là dấu hiệu chúng ta đang tập luyện quá giới hạn của cơ thể.
Ngay cả khi có những giáo viên hướng dẫn tập luyện, chúng ta cũng không nên mặc định rằng giáo viên đó sẽ đảm bảo an toàn cho chúng ta. Rất có thể giáo viên đánh giá sai về khả năng chịu đựng của cơ thể chúng ta, và do đó, không nhận ra rằng chúng ta đang gặp nguy hiểm, đang đứng trước nguy cơ chấn thương. Khi có những dấu hiệu phản ứng của cơ thể, hãy báo ngay cho người hướng dẫn hoặc dừng tập luyện ngay.
Hãy lắng nghe cơ thể bạn nếu các bạn cảm thấy đau hay kiệt sức khi tập, thì các bạn nên ngưng tập, nghỉ ngơi và thư giãn. Yoga không phải là một môn thể thao gắng sức, bạn chỉ nên tập vừa đủ và ở giới hạn cơ thể cho phép, hãy hiểu cơ thể mình, như thế bạn cũng sẽ không bị những chấn thương đáng tiếc xảy ra.
Nếu đang có bất kỳ bệnh hay chấn thương, nên báo với bác sĩ trước khi tham gia tập yoga
Việc báo cho bác sỹ biết được những bệnh lý hay chấn thương khi tham gia tập yoga điều đó là thực sự cần thiết bởi lẽ các bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn yoga có phù hợp cho việc điều trị căn bệnh của bạn hay không, đồng thời tham khảo thêm HLV để tránh các tư thế có hại cho căn bệnh của bạn.
Thông báo cho người hướng dẫn của bạn về chấn thương và bệnh tật của bạn để đảm bảo bạn có một thực hành an toàn. Nếu bạn bị huyết áp cao, bệnh tim hoặc chóng mặt, giáo viên của bạn phải biết. Những bệnh này có thể bị chống chỉ định và hướng dẫn của bạn có thể sửa đổi một tư thế nhất định nếu nó không dành cho bạn.
Biết được điểm yếu của mình
Mỗi cá nhân sẽ sở hữu đặc điểm sức khỏe và những vấn đề cơ địa đặc trưng không giống ai. Mercedes Eustergerling, chuyên viên vật lý trị liệu ở Calgary, Canada cho hay, một người bị viêm khớp, chấn thương tại đầu gối đương nhiên không nên tiến hành các bài tập gây áp lực lớn cho khu vực này.
Tương tự như vậy, những chấn thương tại các khu vực khác cũng cần hết sức lưu tâm và chú ý tránh các tác động mạnh. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y khoa, kết hợp với gợi ý của người hướng dẫn yoga để quyết định bài tập nào phù hợp nhất với bản thân.
Vì vậy mỗi chúng ta hãy nắm bắt điểm yếu của bản thân để tránh những trấn thương không đáng có bạn nhé!
Tránh tâm trạng cạnh tranh với người khác trong lúc tập
Ở Yoga không có sự cạnh tranh, không có tranh đua. Không tranh đua với mình tập quá sức] hay tranh đua với người [tranh hơn thua]. Ở MỸ hay ở nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, tập Yoga mà bị chấn thương cũng là do sự tranh đua này mà ra.
Yoga là một trường học thật tuyệt vời của đức tính kiên nhẫn và lòng tự chủ. Nó giúp ta từ bỏ mọi tinh thần, thái độ thù địch, ngạo mạn với người khác. Không gây đau đớn hay tổn hại người khác bằng tư tưởng, lời nói hay hành động mình. Vì khi ta làm tổn hại người khác thì chính chúng ta cũng cảm thấy bất ổn. Giống như quy luật Nhân-Quả. Hãy mở lòng và đối xử tốt với những người xung quanh để tất cả những gì ta nhận được là niềm vui và tình yêu thương.
Tìm một Huấn luyện viên có kinh nghiệm
Các bạn muốn có một lớp học yoga hiệu quả nhất thì việc đầu tiên các bạn cần nghĩ đến đó là các bạn cần tìm đến một trung tâm tập yoga mà ở đó có huấn luyện viên phải là những người có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy luyện tập yoga.
Việc thực hành yoga với những HLV có kinh nghiệm sẽ giúp bạn an toàn hơn do việc am hiểu về kiến thức cũng như chuyên môn của HLV đó, từ đó trong suốt cả một quá trình luyện tập các bạn sẽ được hướng dẫn và giúp đỡ một cách tỉ mỉ và cẩn thận nhất giúp các bạn đạt được hiệu quả cao nhất như mong muốn.
Lựa chọn quần áo phù hợp
Thực tế, trang phục yoga cần đảm bảo thoải mái và phù hợp bởi khi luyện tập chúng ta hay ra mồ hôi và có nhiều động tác khó. Và chất liệu chính là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của buổi tập.
Thực tế, những bộ quần áo tập yoga phù hợp nhất với mọi phái nữ là bộ quần áo được làm từ vải cotton, hoặc polyester. Vải cotton vừa mềm mịn, co giãn tốt, thấm hút mồ hôi nhanh giúp cho quần áo luôn khô thoáng. Tuy nhiên nếu bạn là người ra mồ hôi nhiều thì polyester chính là sự lựa chọn hoàn hảo bởi chất liệu mềm mại, ít thấm hơi ẩm nên tránh được việc cơ thể cảm thấy khó chịu, bí bách.
Chọn được trang phục phù hợp khi tập yoga sẽ tránh cho bạn khỏi các trấn thương khi bạn thực hiện các động tác khó.
Không phân tán tư tưởng khi tập
Tập trong phòng nhiều tiếng ồn, bật TV khi tập… sẽ làm cho tâm trí và cơ thể của bạn bị phân tán và bài tập yoga sẽ không có hiệu quả thậm chí còn phản tác dụng. Nếu tập ở một không gian bí bách với bầu không khí không có sự lưu thông hoặc ô nhiễm thì các bài tập sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.
Sự yên tĩnh giúp ta tập trung hơn vào từng động tác và hơi thở của mình. Với những người mới bắt đầu, nên tập trong phòng, có cửa sổ thông thoáng, không nên tập ngoài trời để tránh nhiễm các loại gió độc khi cơ thể trở nên nhạy cảm với thời tiết trong quá trình tập.
Nếu tránh được những điều này thì bạn cũng đã giúp mình tránh khỏi các trấn thương thi tập luyện yoga đó ạ!