Top 10 Bí quyết giúp bạn tập trung khi học bài

Có đôi lúc bạn cảm thấy mình bị sao lãng trong việc học, hay không thể tập trung ôn bài một cách hiệu quả nhất. Hôm nay Toplist sẽ giới thiệu đến các bạn những bí quyết giúp bạn tập trung khi học bài, giúp cho các bạn có thể tham khảo và chọn ra cho riêng mình phương pháp ôn tập hiệu quả. Hãy cùng Toplist khám phá bạn nhé!

Đọc to nội dung học

Đây là một trong những phương pháp khá là hữu ích cho các bạn, nhất là đối với các môn xã hội. Bằng cách đọc to nội dung học, bạn đang tiếp nhận kiến thức bằng mắt và tai, sự tập trung lúc bấy giờ sẽ được gom lại cao độ, giúp bạn có được hiệu quả học tập tốt hơn. Và tất nhiên, hãy lựa chọn nơi nào ít người để tránh làm phiền người khác, cũng như tạo không gian yên tĩnh cho mình, bạn nhé.


Hầu hết mọi người sau khi trải qua giai đoạn tập đọc hồi tiểu học thì không còn thói quen đọc lớn một nội dung nào đó nữa trừ khi có yêu cầu, tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho rằng việc đọc to thành tiếng giúp chúng ta ghi nhớ vấn đề tốt hơn. Ở nghiên cứu này, các nhà khoa học tiến hành bằng cách cho 75 học sinh đọc 160 từ thành tiếng và ghi âm lại. 2 tuần sau, họ được yêu cầu học 80 từ trong số này theo nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm: nghe các đoạn ghi âm của chính họ, nghe đoạn ghi âm của người khác, đọc không thành tiếng và đọc to thành tiếng. Kết quả thu được từ bài kiểm tra sau đó cho thấy phương pháp học tốt nhất là đọc to các từ thành tiếng, kế đến là nghe bản ghi âm giọng của chính ta, nghe bản ghi âm của người khác và cách học cho kết quả kém nhất là đọc trong đầu.


“Việc nghe các từ được đọc bằng chính giọng nói của bạn giúp cá nhân hóa thông tin và tăng cường ký ức”, theo giáo sư tâm lý học Colin MacLeod đến từ Đại học Waterloo (Canada), người đứng đầu nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, những gì thu được sau nghiên cứu không chỉ cho thấy lợi ích của việc đọc và nghe đối với ghi nhớ thông tin mà còn phát hiện lợi ích đó thậm chí còn gia tăng nếu nghe giọng nói của chính chúng ta.


Các chuyên gia cho rằng việc đọc thành tiếng đã tạo ra một bản tham chiếu đặc biệt nào đó và đến khi cần lục lại ký ức, yếu tố này sẽ giúp chúng ta nhớ lại vấn đề hiệu quả hơn. Mặc dù quy mô nghiên cứu hiện vẫn còn rất nhỏ để có thể đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào, nhưng những gì có được sau công trình này phần nào đó đã khẳng định thêm điều đã được công nhận trước đây: đối với việc học tập và ghi nhớ, càng có sự tham gia của nhiều giác quan thì càng hiệu quả.

Đọc to nội dung học
Đọc to nội dung học

Thư giãn giữa giờ học

Đừng học bài một cách liên tục 3,4 tiếng đồng hồ bạn nhé. Thay vào đó, hãy dành ra cho mình 5-10 phút để thư giãn đầu óc, giúp cho tinh thần thoải mái hơn. Thời gian đó cũng là lúc bạn để cho mắt, não của mình được "xả hơi" đấy. Khi một bộ máy hoạt động đến lúc nào đó, bị nóng nhiệt, thì ngắt điện và để cho máy nghỉ cũng là cách bảo trì máy lâu hơn. Cơ thể bạn cũng là một bộ máy như thế đấy.


Để học tập được hiệu quả, các bạn nên dành khoảng 1 tiếng để tập trung cao độ cho một lần học và sau đó là giải lao. Việc tập trung cao độ sẽ giúp bạn đạt hiệu quả nhanh mà không gây ảnh hưởng sức khỏe, tránh việc ngồi lâu quá nhiều sẽ khiến máu khó lưu thông và cơ thể sẽ uể oải, lúc đó thì bạn có muốn tập trung cũng không được.


Gợi ý cho bạn là nên vươn vai đứng dậy và tìm một nơi thoáng đãng ví dụ như sân thượng ở nhà chẳng hạn. Hãy tập một vài động tác thể dục đã được học ở trường và hít thở đều theo nhịp. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn hẳn, chỉ cần làm như vậy trong vòng 5 phút rồi quay trở lại học bài, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.


Thư giãn bằng cách chế biến một món ăn nhẹ hay thưởng thức một vài món đồ uống sẽ giúp bạn nạp năng lượng hơn. Bạn nên uống một cốc sữa, ăn một cái bánh, một ít trái cây hay đơn giản là một quả chuối…cũng đủ vừa thư giãn vừa tiếp thêm sức lực cho bạn. Nhớ chỉ ăn nhẹ thôi nhé.


Bạn nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách xoa nhẹ lên vùng mắt và nhìn vật nào đó với khoảng cách xa và thoáng đãng. Ngoài ra bạn cũng có thể vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức một ly cà-rốt ép –vì cà rốt rất tốt cho mắt - hoặc bổ sung các dưỡng chất chứa nhiều vitamin A trong bữa ăn hằng ngày. Gợi ý bạn nên giảm việc giải trí với máy tính hay smartphone để tránh hại mắt trong những ngày ôn thi căng thẳng.

Thư giãn giữa giờ học
Thư giãn giữa giờ học

Chuẩn bị bài kĩ càng trước khi đến lớp

Tâm lí thường thấy, khi bạn hiểu hay thích một vấn đề nào đó, bạn sẽ có hứng thú học tập môn đó tốt hơn. Và việc chuẩn bị bài, xem kĩ bài trước khi đến lớp là một trong những phương pháp giúp bạn tạo được nền tảng kiến thức cơ bản nhất trước khi nghe giáo viên giảng dạy. Điều đó giúp cho các bạn có động lực học bài, và khi hiểu bài, nắm vững các kiến thức rồi thì sự tập trung của bạn sẽ cao hơn, hiệu quả học tốt tập hơn.


Có thể là một việc rất đơn giản mà ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng làm và hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài mới, các bạn hầu như chỉ tập trung vào bài cũ.

Có một hiện tượng không hiếm gặp ở học sinh, sinh viên là việc lên lớp ngồi nghe giảng nhưng lại “chẳng hiểu thầy cô nói gì”. Đó là hậu quả của việc không đọc trước bài học. Mà một nguyên lý của não là khi không hiểu thì không muốn tiếp tục nghe, tiếp tục phân tích nữa, mà chuyển sang việc khác. Điều này là rất không tốt cho việc tiếp thu và hiểu bài dù bạn có là người thông minh và đọc sách giỏi đến mức nào.

Vì thế, giải pháp là bạn hãy chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Buổi tối hôm trước sau khi đã làm bài cũ xong, bạn nên đọc trước bài mới hôm sau sẽ học. Việc đọc bài trước cũng không cần quá chi tiết, bạn chỉ cần đọc sơ qua các phần, các mục, các câu hỏi cuối bài,… Việc này giúp ta hiểu trước về nội dung bài mới sẽ học, thấy được những điều hay và chuẩn bị hỏi những gì chưa hiểu. “Hiểu một nửa” vấn đề sẽ kích thích trí não khám phá, để hoàn chỉnh vấn đề, chính vì vậy bạn sẽ hứng thú học bài hơn. Việc hỏi những điều chưa hiểu, và chia sẻ những điều thú vị của bài sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn rất nhiều.

Nên chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, bạn nhé!
Nên chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, bạn nhé!

Lựa chọn thời gian học tập phù hợp

Đây là bí quyết đầu tiên bạn cần chú ý để có thể ôn tập một cách hiệu quả và tập trung nhất. Mỗi người chúng ta ai cũng có thói quen và sở thích khác nhau. Có người thấy mình học tốt hơn vào lúc sáng sớm, khi đầu óc, tinh thần và cả sức khỏe của chúng ta đã nạp đủ năng lượng cần thiết để bắt đầu việc ôn tập; hoặc có người sẽ thấy thời điểm buổi tối là tuyệt nhất, khi mọi thứ xung quanh thật yên tĩnh để bạn có thể tập trung. Hãy lựa chọn cho mình một thời điểm mà bạn cảm thấy tinh thần mình thoải mái nhất, có tinh thần học tập nhất để ôn tập bạn nhé.


Mỗi người lại có một khoảng thời gian phù hợp nhất để học tập. Đó là lí do tại sao có lúc thì bạn thấy học rất dễ vào, rất dễ thuộc bài, lúc thì học lại thấy khó chịu, không vào. Điều này là do mỗi bộ não lại có một khoảng thời gian làm việc sung sức nhất (cũng có thể là do thói quen hình thành).

Giải pháp cho vấn đề này cũng không có gì phức tạp. Có bạn thì thích học vào ban đêm, có bạn thì lại thích học vào sáng sớm,… vì vậy bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và khi nào thấy khoảng thời gian thích hợp nhất thì bạn sẽ cố gắng tập trung học vào khoảng thời gian đó. Một lưu ý là nếu đã thấy không thể tập trung được thì không nên cố, lúc này bạn nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, ngắm cây cối hay đọc một mẩu tin tức.


Nếu trong quá trình học mà thấy quá mệt mỏi và bắt đầu thiếu tập trung thì hãy nghỉ khoảng 10 phút chứ không cần phải theo đúng thời gian nhé. Trong thời gian này, có thể nghe nhạc hay trò chuyện, tạo sự vui vẻ, thoải mái trước khi tiếp tục vào việc học nha.

Lựa chọn thời gian học tập phù hợp
Lựa chọn thời gian học tập phù hợp

Nghe nhạc khi học bài

Nghe qua có vẻ hơi vô lí nhỉ. Nhưng điều muốn nói với các bạn ở đây không phải là những bản nhạc mà các bạn nghe hàng ngày để giải trí, mà là những bản nhạc không lời, những bản hòa tấu hay loại nhạc Baroque giúp các bạn tập trung học hơn. Não bộ chúng ta được chia làm hai bán cầu: trái và phải. Nếu bán cầu trái giúp các bạn phân tích, tính toán logic thì bán cầu phải sẽ thiên về cảm thụ âm nhạc, ngôn ngữ.


Việc nghe nhạc không lời, nhạc hòa tấu khi học bài đồng thời sẽ giúp bán cầu não phải hoạt động trong lúc bán cầu não trái đang thực hiện công việc ôn tập, tính toán bài tập. Điều đó sẽ giúp cân bằng não bộ và tạo tinh thần tốt để bạn học tập hơn.


Cùng một công việc, nghiên cứu cho thấy những người lao động nghe nhạc thường xuyên có năng suất làm việc cao hơn hẳn những người không bao giờ nghe nhạc. Tiến sĩ tâm lý học Robin Harwood cho biết có một loại nhạc tập trung vừa giúp bạn có cảm hứng học tập, vừa không gây xao lãng một chút nào. Đó là những bản nhạc không lời.


Nhạc cổ điển là loại nhạc tập trung trí não rất phù hợp để nghe khi học bài vì chúng có âm hưởng hài hòa và nhẹ nhàng, có thể chọn những tác phẩm của Mozart để lắng nghe, cũng như các bản nhạc cổ điển nổi tiếng khác. Nếu bạn không hứng thú với nhạc cổ điển, bạn có thể chọn các bản nhạc beat hiện đại hơn nhưng không quá 60 nhịp một phút. Chúng giúp tâm trạng bạn cải thiện đáng kể, qua đó bạn sẽ có thêm cảm hứng học tập. Nghe nhạc phim của các tác phẩm bạn yêu thích cũng là ý kiến không tồi.

Ngoài ra, bạn có thể chọn nhạc giúp tập trung là các loại âm thanh từ thiên nhiên như tiếng thác nước, tiếng gió nhẹ, âm thanh trong rừng nhiệt đới hay tiếng sóng biển. Những âm thanh thiên nhiên này giúp bạn có cảm giác như mình đang ở một không gian yên bình, qua đó bạn sẽ thấy thư giãn trong học tập và đạt hiệu quả tập trung cao hơn.

Nghe nhạc khi học bài
Nghe nhạc khi học bài

Sắp xếp các môn học một cách phù hợp

Bạn không nên chỉ chăm chú vào một môn học trong thời gian quá lâu. Thay vào đó, trong một ngày, bạn nên ôn tập khoảng 2 đến 3 môn, bao gồm cả lĩnh vực xã hội và khoa học. Điều đó sẽ giúp cân bằng lại tâm lí, kiến thức của bạn, cũng như tránh việc nhàm chán khi bạn chỉ chú tâm và miệt mài vào một môn học duy nhất. Đây cũng là cách giúp bạn phân tán sự tập trung vào các môn, giúp việc học tập trở nên hiệu quả hơn.


Một thói quen thường thấy của sinh viên, học sinh hiện nay là việc học chỉ một môn duy nhất trong suốt một thời gian dài. Có thể nó hợp với nhiều người, tuy nhiên, việc học chỉ một môn duy nhất khiến đầu óc dễ bị căng thẳng và mất tập trung. Mà như đã biết, khi căng thẳng thì không thể học bài hiệu quả, chưa kể bạn sẽ nghĩ tới nhiều thứ ngoài lề hấp dẫn hơn việc học.

Giải pháp đưa ra là bạn nên đan xen nhiều môn học nếu học trong khoảng thời gian dài (tốt nhất là từ 3 đến 4 môn). Việc này sẽ giúp não bộ duy trì được sức bền và bạn thấy không bị nhàm chán, mà thấy hứng thú hơn. Ví dụ như trong thời gian 3 tiếng, bạn nên xen kẽ 3 môn học, mỗi môn khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, một lưu ý là khi chuyển tiếp các môn, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi vài phút, có thể là nghe nhạc, lướt web,… nhưng chú ý là không để các phương tiện ấy cuốn bạn vào mà quên việc học (thời gian nghỉ ngơi hợp lí là cách khoảng 5 phút).

Sắp xếp các môn học một cách phù hợp
Sắp xếp các môn học một cách phù hợp

Để các vật dụng làm bạn sao lãng ra xa

Tắt facebook, zalo, viber hay các trang mạng xã hội khác khi học bài các bạn nhé. Để các vật dụng giải trí như điện thoại, máy tính bảng, truyện tranh hay tivi ra xa khi bạn học bài. Vì đôi khi chúng ta khó kiềm lòng trước những "cám dỗ" của chúng. Hãy thật sự nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân mình khi học bài các bạn nhé.


Tự đặt ra cho bản thân tiêu chí làm xong bao nhiêu bài tập, học thuộc bao nhiêu trang thì sẽ tự "thưởng" cho mình dăm phút thư giãn. Và nếu để các vật dụng giải trí ấy ở gần khi bạn học bài, sẽ rất khó để bạn hoàn toàn tập trung.


Có những yếu tố khách quan rất thường xuyên làm mất tập trung mà ta không thể đoán trước được. Ví dụ như đang học bài thì có bạn bè đến rủ đi chơi, đang học thì mẹ gọi làm giúp một việc gì đó, hay tự nhiên có một con ong bay vào mặt

Những việc này ảnh hưởng lớn đến sự tập trung, nhưng lại ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Vậy phải làm sao để khắc phục? Giải pháp là đặt ra kỉ luật cho chính mình. Bạn ấn định một khoảng thời gian để học bài và trong khoảng thời gian đó bạn loại bỏ tất cả những điều chi phối, trừ khi có việc rất quan trọng. Ví dụ như nếu bạn bè đến rủ đi chơi thì bạn phải nhất quyết từ chối.

Để các vật dụng làm bạn sao lãng ra xa
Để các vật dụng làm bạn sao lãng ra xa

Viết một câu slogan cho riêng mình và đặt nó ở nơi bạn dễ thấy nhất, đặt mục tiêu học

Hãy tạo cho mình một động lực học tập bằng cách viết một câu slogan và treo nó trước bàn học hay chỗ nào bạn dễ thấy nhất. Những lúc chúng ta thấy mệt mỏi hay chán nản, thì những câu cổ động ấy sẽ vực dậy tinh thần bạn. Đó có thể là một câu châm ngôn, một câu cổ vũ tinh thần học tập, hay một câu tự động viên bản thân mình. Đây cũng là cách rất hiệu quả và lại dễ thực hiện nữa đấy các bạn. Ngay bây giờ, hãy tạo cho mình một slogan để cổ vũ tinh thần học tập cho bản thân đi nào.


Đã khi nào bạn tự hỏi vì sao khi gặp một vấn đề khó giải quyết, khó hiểu, thì bạn chán nản và không muốn tiếp tục? Lí do rất đơn giản là vì bạn không có mục tiêu rõ ràng. Theo nghiên cứu, mục tiêu chính là động cơ thôi thúc bạn hành động. Chính vì vậy khi không có mục tiêu bạn sẽ ngay lập tức chán và không muốn tiếp tục.

Giải pháp là bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi làm việc gì đó. Ví dụ như: “lí do mình làm việc này là gì?”, “làm xong việc này mình muốn đạt được cái gì?”,… việc xác định được những điều này sẽ thôi thúc bạn bạn cố gắng hơn, không dễ bị chán nản và buông xuôi. Kể cả khi gặp khốn khó những mục tiêu đề ra sẽ quay lại thúc đẩy bạn tiến lên để hoàn thành công việc.

Một câu danh ngôn để thúc đẩy tinh thần học tập của bạn luôn là một sự lựa chọn hiệu quả
Một câu danh ngôn để thúc đẩy tinh thần học tập của bạn luôn là một sự lựa chọn hiệu quả

Đảm bảo sức khỏe

Bạn không thể học tập một cách hiệu quả, năng suất lớn nhất được nếu như bạn không có một sức khỏe thật tốt. Tránh việc thức quá khuya hay sử dụng các loại thức uống như coffee, trà,...để kéo dài việc học tập các bạn nhé. Nghiên cứu khoa học cho thấy, khoảng thời gian từ 1-2 giờ sáng là lúc cơ thể bạn đang hoạt động điều tiết, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.


Nếu bạn nào có thói quen thức khuya như vậy để ôn bài thì giờ chúng ta hãy thay đổi ngay. Hãy bổ sung vào cơ thể các loại vitamin, khoáng chất, ăn uống đầy đủ để bản thân học tập hiệu quả. Thư giãn đi nào, phải giữ gìn sức khỏe thì chúng ta mới học tập một cách hiệu quả nhất. Nếu như sức khỏe bạn không tốt, thì bạn sẽ rất khó để tập trung học hành đàng hoàng.


Sức khỏe là nguyên nhân quan trọng và cũng là phổ biến nhất gây mất tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, các bạn học sinh, sinh viên (đặc biệt là sinh viên xa nhà) hiện nay thì lại có rất nhiều thói quen khiến sức khỏe của cơ thể bị ảnh hưởng.

Đầu tiên là việc đảm bảo giấc ngủ. Với độ tuổi của học sinh, sinh viên thì giấc ngủ phải kéo dài từ 6 đến 8 tiếng, đó là thời gian đủ để cơ thể và bộ não phục hồi sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Nhưng một đặc điểm của các bạn sinh viên, học sinh hiện nay là việc thường xuyên thức rất khuya. Việc thức quá khuya nhưng lại phải thức dậy sớm vào sáng hôm sau khiến giấc ngủ không đủ, là lí do khiến rất nhiều bạn không thể tập trung trong quá trình học tập.

Vậy giải pháp là gì? Rất đơn giản, bạn nên đi ngủ sớm hơn, không nên thức quá khuya. Nên đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất là 6 tiếng. Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hợp lý. Nếu rèn được thói quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của bạn.

Thức quá khuya để học bài, ảnh hưởng sức khỏe là một sự lựa chọn sai lầm
Thức quá khuya để học bài, ảnh hưởng sức khỏe là một sự lựa chọn sai lầm

Tìm cho mình một không gian yên tĩnh để học tập

Tất nhiên đây cũng là một trong những yếu tố khá là quan trọng giúp bạn ôn tập hiệu quả. Một số gợi ý những nơi bạn có thể học bài ngoài học ở nhà như: thư viện thành phố, thư viện ở trường học hay một quán cafe yên tĩnh nào đó. Thay vì chúng ta ngồi ở nhà, đóng kín cửa phòng lại thì đôi lúc cũng nhàm chán và có cảm giác không thoải mái lắm. Các bạn có thể tìm cho mình những địa điểm mới để ôn bài, cũng như thay đổi không khí, không gian, xem thử bản thân mình có học tập hiệu quả hơn không nhé.


Không gian học tập phù hợp sẽ đảm bảo quá trình tập trung học tập. Có rất nhiều yếu tố khiến bạn mất tập trung khi ngồi học, ví dụ như xe cộ, tivi, điện thoại, facebook… Đơn giản khi bạn đang ngồi học, nếu máy vi tính quá gần, khi bất chợt có một tin nhắn facebook, bạn sẽ ngoái ngay sang để trả lời, điều này rất mất tập trung và thời gian.

Chính vì thế những đồ vật khiến bạn có thể mất tập trung trên bàn học thì tốt nhất là bạn hãy dẹp sang một bên. Trước khi bắt tay vào học, bạn cần chuẩn bị tất cả các tư liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm.

Một điểm nữa là bạn nên tạo một không gian học tập thoáng mát, thoải mái, gọn gàng (hay hơi bừa bộn) phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,… sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.

Thay vì ôn tập ở nhà, chúng ta có thể ra thư viện để học bài
Thay vì ôn tập ở nhà, chúng ta có thể ra thư viện để học bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?