Top 15 Cách giải phóng và tăng RAM trên laptop hiệu quả nhất

Máy tính để bàn hay laptop có tốc độ chạy ứng dụng, phần mềm hay game nhanh hoặc chậm một phần là do RAM của máy quyết định. Hãy theo dõi các cách giải phóng và tăng RAM cho máy tính qua bài viết sau của Toplist nhé!

Xóa bỏ các chương trình đã lâu không sử dụng

Sử dụng máy tính trong một thời gian dài, các bạn đã tải cài đặt rất nhiều chương trình, phần mềm, ứng dụng trên laptop, pc để phục vụ cho nhu cầu làm việc của bạn. Tuy nhiên, việc cài đặt quá nhiều tiện ích trên máy tính sẽ khiến máy chạy chậm hơn nếu bạn đang sử dụng dòng máy tính có cấu hình yếu. Và bây giờ, bạn muốn làm nhẹ máy, muốn dọn dẹp lại hệ thống máy tính, xóa bỏ các ứng dụng, phần mềm đã cài đặt ban đầu để dành không gian trống cho những tiện ích khác.


Có một số ứng dụng được Windows mặc định cài đặt vào. Bạn có thể xóa chúng đi để có thêm không gian cho các ứng dụng khác hoạt động tốt hơn. Để những ứng dụng khác có thêm không gian để hoạt động tốt hơn, bạn nên xóa những ứng dụng không cần thiết hoặc không bao giờ sử dụng đến được cài đặt sẵn ở trên máy tính.


Các bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhấn vào Start Windows > Chọn Cài đặt.
  • Bước 2: Chọn Apps.
  • Bước 3: Tại mục App & features > Chọn Ứng dụng muốn gỡ > Nhấn Uninstall.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng bài viết này mình không chỉ viết hướng dẫn cho những bạn đang sử dụng máy tính có cấu hình yếu mà ngay cả nhưng bạn sử dụng máy có cấu hình cao cũng có thể áp dụng cách Uninstall trong bài hướng dẫn này khi họ muốn gỡ cài đặt, xóa bỏ một công cụ nào đó do lỡ tay tải về về máy, hoặc chán không muốn sài app đó nữa, hoặc cũng có thể muốn uninstall để dành chỗ trống cho những công cụ hữu ích khác.

Xóa bỏ các chương trình đã lâu không sử dụng
Xóa bỏ các chương trình đã lâu không sử dụng
Xóa bỏ các chương trình đã lâu không sử dụng
Xóa bỏ các chương trình đã lâu không sử dụng

Sử dụng Disk Cleanup

Disk Cleanup là một tiện ích tích hợp sẵn trong Microsoft Windows được thiết kế nhằm mục đích để giải phóng không gian lưu trữ trên ổ đĩa cứng máy tính. Tiện ích này tìm kiếm và phân tích các tập tin không cần thiết và/hoặc không còn sử dụng trong máy tính và sau đó loại bỏ nó. Nó còn dùng để dọn dẹp và xóa bớt các tập tin được các chương trình tạo ra dùng để lưu tạm, các chương trình đã lâu không sử dụng, các tập tin bị xóa vẫn còn nằm trong thùng rác...


Những loại tập tin mà Disk Cleanup loại bỏ:

  • Nén các tập tin cũ
  • File tạm từ Internet
  • File tạm của hệ điều hành
  • Phần mềm đã được tải (đã bị xóa bỏ)
  • Các file trong thùng rác
  • Các nhật ký cài đặt
  • Các trang web đã được lưu để xem ngoại tuyến
  • DirectX file tạm

Những tệp tin tạm, những dữ liệu không còn sử dụng đến góp phần làm đầy bộ nhớ ổ cứng của bạn. Dọn dẹp ổ cứng để tăng thêm không gian lưu trữ cũng như việc tìm kiếm dữ liệu được dễ dàng, nhanh chóng hơn.

  • Sử dụng tính năng Disk Cleanup: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa mà bạn muốn dọn rác (ví dụ ổ C), chọn Properties > Chọn Disk Cleanup > Tích chọn các file bạn muốn xóa > Chọn OK > Chọn Delete Files để hoàn tất.
  • Sử dụng tính năng Storage Sense: Mở Cài đặt > Chọn System > Chọn Storage > Bật On cho tính năng Storage Sense.
Sử dụng Disk Cleanup
Sử dụng Disk Cleanup
Sử dụng Disk Cleanup
Sử dụng Disk Cleanup

Cập nhật phần mềm trên máy tính của bạn

Cập nhật phần mềm (Firmware Update) là việc tải về máy phiên bản phần mềm mới. Phiên bản phần mềm này đã được tích hợp thêm những tính năng cải tiến hoặc khắc phục các sự cố tồn tại trước đó. Một số hãng sẽ phát hành định kỳ các bản cập nhật. Sau khi cập nhật phần mềm mới, máy tính của bạn sẽ chạy mượt hơn, ổn định hơn vì các lỗi của phiên bản trước hầu như đã được sửa chữa, cùng với đó là tính bảo mật cho thiết bị của bạn cũng được nâng cao hơn.


Khi nhận được thông báo yêu cầu cập nhật phần mềm tức là phần mềm cũ đã bắt đầu phát sinh lỗi và đã giảm ổn định trên máy của bạn, vậy nên việc cập nhật phiên bản mới là việc bạn rất nên làm để khắc phục những lỗi ấy và gia tăng trải nghiệm sử dụng cho mình.


Tuy nhiên cũng phải nói thêm, trong trường hợp hãng phát hành phiên bản phần mềm mới nhưng vẫn chưa yêu cầu máy của bạn phải cập nhật thì bạn cũng đừng vội. Vì điều này có nghĩa là phần mềm cũ là phiên bản chạy ổn định nhất trên máy tính của bạn. Việc cập nhật phiên bản mới đôi khi có thể xảy ra những lỗi phát sinh không đáng có.


Nên sử dụng phiên bản mới nhất của các phần mềm/ứng dụng hiện có trên máy tính của mình. Các phiên bản phần mềm/ứng dụng cũ có thể khiến PC của bạn mất nhiều bộ nhớ RAM để xử lý, từ đó nó khiến cho máy tính của bạn chậm lại.

Cập nhật phần mềm trên máy tính của bạn
Cập nhật phần mềm trên máy tính của bạn
Cập nhật phần mềm trên máy tính của bạn
Cập nhật phần mềm trên máy tính của bạn

Thiết lập bộ nhớ RAM ảo

Virtual Memory là một tính năng được Microsoft phát triển trên hệ điều hành Windows, nó giúp người dùng tận dụng một phần nhỏ dung lượng ổ đĩa còn trống để thiết lập làm RAM ảo, cho phép tăng tốc xử lý khi có yêu cầu. Có hai loại bộ nhớ chính trên máy tính là ổ cứng lưu trữ (HDD hoặc SSD) và RAM. Ổ cứng là nơi lưu trữ mọi dữ liệu cá nhân của bạn, RAM thì khác, nó lưu trữ một lượng dữ liệu nhất định của các chương trình bạn đã mở.


Nếu bạn sử dụng tất cả lượng RAM còn trống cho hệ thống, nó sẽ tối ưu hóa bộ nhớ ảo – hay còn gọi là Paging File – để tạm thời mở rộng bộ nhớ RAM lên mức cao hơn nhằm chạy được chương trình bạn yêu cầu. Dung lượng của bộ nhớ ảo chính là dung lượng mà bạn thiết lập từ ổ cứng để RAM chạy hiệu quả hơn. Bộ nhớ RAM ảo sẽ cực kì hữu ích trong trường hợp bạn muốn giải quyết nhiều dữ liệu cho nhiều chương trình đã chạy trước đó.


Tuy nhiên, bộ nhớ RAM ảo tùy chỉnh từ ổ cứng HDD (kể cả SSD) sẽ có hiệu suất hoạt động kém hơn so với RAM thật. Khi hệ thống thiếu bộ nhớ RAM, Paging File sẽ xuất hiện. Một số dữ liệu được lưu trữ trên RAM sẽ di chuyển vào Paging File này nhằm cung cấp thêm không gian trống cho các tính năng yêu cầu dung lượng bộ nhớ cao.


Hướng dẫn thiết lập thêm RAM ảo:

  • Bước 1: Mở Control Panel, chọn System > Chọn Advanced system settings.
  • Bước 2: Tại mục Advanced, chọn Settings > Mở sang thẻ Advanced, nhấn Change...
  • Bước 3: Bỏ đánh dấu ở dòng Automatically manager paging file size for all drives > Nhập dung lượng muốn set RAM ảo tại mục Custom size, ở đây đặt là 4096 MB (4 GB) và tối đa là 7168 MB (7 GB) > Chọn Set > Chọn OK
Thiết lập bộ nhớ RAM ảo
Thiết lập bộ nhớ RAM ảo
Thiết lập bộ nhớ RAM ảo
Thiết lập bộ nhớ RAM ảo

Reset lại máy tính

Reset máy tính Windows là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để đưa Windows trở lại trạng thái bình thường ban đầu. Mặc cho hiện tại Windows đang hoạt động rất chậm và nhiễm virus. Cách làm này sẽ hoàn toàn làm Windows trở nên “sạch sẽ” và cho hiệu suất tối ưu trở lại.


Reset lại máy tính về trạng thái ban đầu sẽ khiến máy tính của bạn trở nên sạch sẽ hoàn toàn và hoạt động nhanh hơn. Tuy nhiên các tài khoản, ứng dụng, cài đặt hệ thống của bạn sẽ bị xóa sau khi thực hiện reset. Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Mở Cài đặt > Chọn Update & Security > Chọn Recovery > Chọn Get started.
  • Bước 2: Chọn Keep my files để giữ lại các tập tin cá nhân của bạn hoặc Remove everything để xóa tất cả mọi thứ > Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn, quá trình reset có thể kéo dài hơn 1 tiếng.

Có nhiều cách để reset lại chiếc máy tính của bạn:

  • Reset máy tính thông qua phân vùng phục hồi có sẵn trong cài đặt
  • Reset máy tính thông qua đĩa phục hồi - Recovery Disc
  • Reset máy tính thông qua tính năng "Refresh" hoặc "Reset" (Windows 8)
  • Reset máy tính thông qua cài đặt lại Windows cho máy
  • Reset máy tính với hệ điều hành Windows 10
  • Reset nhưng giữ lại dữ liệu
  • Reset nhưng xóa hết dữ liệu
Reset lại máy tính
Reset lại máy tính
Reset lại máy tính
Reset lại máy tính

Khởi động lại máy tính

Việc khởi động lại máy tính của bạn cũng sẽ xóa bộ nhớ và thiết lập lại tất cả các chương trình đang chạy, dọn sạch các phần mềm đang chạy ngầm trong nền có thể "ngốn" hết RAM của bạn. Bạn nên khởi động lại máy tính thường xuyên như là một cách để giải phóng RAM, đặc biệt nếu bạn sử dụng máy tính thường xuyên.


Khởi động lại máy tính là công việc phải làm khá thường xuyên khi máy tính bị chậm, treo, mới cài xong phần mềm. Có nhiều cách để restart máy tính, ngoài cách dùng nút Start để khởi động lại máy tính, bạn có nhiều lựa chọn khác để áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhau.


Hãy cùng Toplist tìm hiểu những cách khởi động lại máy tính này nhé:

  • Dùng phím tắt Windows để khởi động lại máy tính là giải pháp tiết kiệm thời gian nhất. Bạn nhấn phím Windows+M (để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở), rồi nhấn Alt+F4 (để hiện menu tắt máy), chọn Restart là xong. Nếu bạn đang không chạy bất kỳ chương trình nào trên máy tính hoặc đã đóng/thu nhỏ hết các cửa sổ đang mở thì chỉ cần nhấn Alt+F4 là được.
  • Tạo shortcut để khởi động lại máy tính: Cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm số lượt click chuột mỗi lần khởi động lại máy tính. Đầu tiên, click chuột phải lên màn hình Desktop và chọn New > Shortcut. Sau đó, nhập nội dung sau đây vào ô Location: shutdown.exe -r -t 00 -f
  • Khởi động lại để truy cập BIOS: Thông thường, để truy cập vào BIOS mỗi lần máy tính khởi động, bạn sẽ phải nhanh tay nhấn F2 hoặc Delete trên màn hình khởi động của máy tính. Song, trên các máy tính sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD), thời gian khởi động sẽ chỉ gói gọn trong vòng vài giây.
  • Sử dụng Task Scheduler: Bạn có thể hẹn giờ khởi động lại máy tính vào một thời điểm định sẵn trong ngày. Đầu tiên, mở Start Menu và thực hiện tìm kiếm Task Scheduler
  • ...
Khởi động lại máy tính
Khởi động lại máy tính
Khởi động lại máy tính
Khởi động lại máy tính

Tắt tính năng phát tự động các thiết bị ngoài

Bên cạnh khả năng lây nhiễm virus từ internet thì việc nhiễm virus từ các thiết bị lưu trữ ngoại vi như USB hay ổ cứng di động cũng là một vấn đề khá phổ biến hiện nay. Nếu để ý, bạn có thể thấy mỗi khi kết nối một thiết bị ngoại vi vào máy tính thì Windows sẽ tự động hiển thị một cửa sổ lựa chọn tác vụ làm việc, hoặc tự khởi chạy những tập tin có trên thiết bị đó. Đây chính là đường lây nhiễm mã độc nhanh nhất từ thiết bị ngoại vi vào máy tính.


Bật tính năng phát tự động cho các thiết bị ngoại như USB, thẻ nhớ, ổ đĩa,... có thể gây nguy hiểm cho máy tính của bạn trước nguy cơ nhiễm virus. Để đảm bảo an toàn cho máy, bạn có thể tắt tính năng phát tự động các thiết bị ngoài, để tắt tính năng này bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhấn vào Start Windows > Chọn Cài đặt.
  • Bước 2: Chọn Devices.
  • Bước 3: Trong tab AutoPlay > Tại dòng Use AutoPlay for all media and devices bạn chuyển sang trạng thái Off.
Tắt tính năng phát tự động các thiết bị ngoài
Tắt tính năng phát tự động các thiết bị ngoài
Tắt tính năng phát tự động các thiết bị ngoài
Tắt tính năng phát tự động các thiết bị ngoài

Xóa các phần mềm độc hại

Hãy bật các chương trình quét phần mềm độc hại trên máy tính để loại bỏ những phần mềm hay mã độc có khả năng đánh cắp tài nguyên và hút dung lượng RAM có sẵn của bạn.


Để giữ an toàn cho máy tính, bạn nên có một công cụ chống virus real-time luôn cập nhật. Một số chương trình miễn phí như Avira Antivirus Free Edition và Bitdefender Antivirus Free Edition đang được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ OpenDNS (miễn phí) để chặn các trang nguy hiểm. Nếu phải thường xuyên phải sử dụng các dịch vụ web “mờ ám” có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên chạy trình duyệt web ở chế độ sandbox để ngăn chặn các loại mã độc nguy hiểm. Một số chương trình chống virus như Codomo có hỗ trợ sandbox, hoặc bạn có thể sử dụng tính năng này miễn phí thông qua chương trình của các bên thứ ba như Sandboxie.


Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm soát các tài khoản trực tuyến, như tài khoản ngân hàng, email, mạng xã hội. Hãy thay đổi mật khẩu ngay khi có hoạt động đáng ngờ vì một số phần mềm độc hại có thể đã xâm nhập và đánh cắp mật khẩu. Ngoài ra, nếu cài đặt máy tính tự động sao lưu các tập tin hoặc hệ thống, hãy quét virus thường xuyên để đảm bảo dữ liệu không vô tình bị nhiễm. Các hệ thống trực tuyến thường chỉ quét ổ đĩa C, trường hợp quét virus không hiệu quả, hãy xóa bản sao lưu cũ và cài lại chương trình để bắt đầu lưu bản sao mới.

Xóa các phần mềm độc hại
Xóa các phần mềm độc hại
Xóa các phần mềm độc hại
Xóa các phần mềm độc hại

Tắt hiệu ứng hình ảnh trên Windows

Microsoft luôn trang bị cho Windows hàng loạt các hiệu ứng chuyển động cửa sổ để hệ điều hành hoạt động bắt mắt hơn. Tuy nhiên, tính năng này đôi khi sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu bởi tính ì ạch của nó sẽ mất nhiều thời gian để đóng, phóng to hay thu nhỏ cửa sổ chương trình. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tùy chọn này trên tất cả các phiên bản Windows hiện đại như Windows 7, 8 và 10.


Làm cách nào để dừng hoạt ảnh Windows? Đó là một câu hỏi mà nhiều người dùng Windows có trong đầu. Đối với những bạn có Windows 10, Windows 8.1 và bạn muốn tắt tính năng hoạt hình, việc này có thể được thực hiện rất dễ dàng. Hoạt hình là tốt đẹp để có xung quanh khi bạn cho con bạn chơi ở máy tính, ví dụ. Nếu bạn muốn thực hiện một số công việc thực tế, các hình ảnh động trên Windows 10, Windows 8.1 có thể gây mất tập trung. Trên thực tế, có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc của mình hơn bạn muốn. Cách tắt hiệu ứng hình ảnh:

  • Bước 1: Mở Control Panel, chọn System > Chọn Advanced system settings.
  • Bước 2: Tại mục Advanced, chọn Settings > Ở thẻ Visual Effects, chọn Adjust for best performance (Có thể chọn Custom để bật/tắt hiệu ứng hình ảnh của các thành phần theo ý thích).

Máy bạn sẽ hoạt động khá nhanh khi chọn chế độ Adjust for best performance (Điều chỉnh để có hiệu suất tốt nhất). Tuy nhiên các nội dung hiển thị sẽ khá mờ, có khả năng gây hại cho mắt nếu bạn thường xuyên làm việc với chế độ này.

Tắt hiệu ứng hình ảnh trên Windows
Tắt hiệu ứng hình ảnh trên Windows
Tắt hiệu ứng hình ảnh trên Windows
Tắt hiệu ứng hình ảnh trên Windows

Dừng các ứng dụng chạy nền

Cách tăng tốc máy tính thường được nhiều người sử dụng đó là tắt ứng dụng chạy ngầm, chạy nền trên hệ thống, bên cạnh việc sử dụng những phương pháp khác. Điều này sẽ giúp máy tính cải thiện được tài nguyên và dung lượng, tạo sự ổn định và máy sẽ chạy nhanh hơn. Không chỉ trên Windows 10, mà với Windows 8 hoặc Windows 7, tình trạng ứng dụng chạy ngầm sẽ đều làm ảnh hưởng đến hệ thống. Đặc biệt, khi sử dụng máy tính trong thời gian dài mà không chặn ứng dụng chạy nền sẽ dẫn tới tình trạng máy khởi động chậm, hoạt động ì ạch. Bài viết dưới đây của Quản trị mạng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tắt ứng dụng chạy ngầm trên máy tính.


Trước khi vô hiệu hóa tất cả các ứng dụng chạy ngầm, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Việc tắt các ứng dụng chạy ngầm không ngăn những ứng dụng thực hoạt động. Bạn vẫn có thể khởi chạy và sử dụng chúng khi cần. Điều này sẽ chỉ ngăn các ứng dụng tải xuống dữ liệu, sử dụng CPU/RAM và tiêu thụ pin khi bạn không sử dụng chúng.
  • Khi một ứng dụng bị vô hiệu hóa, bạn sẽ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ ứng dụng đó hoặc xem dữ liệu cập nhật mà nó cung cấp dưới dạng thông báo hoặc tile, chẳng hạn như tin tức trong các menu Start.
  • Một số ứng dụng trong số này phụ thuộc vào việc chạy trong nền để cung cấp các dịch vụ cốt lõi của chúng. Ví dụ, nếu bạn tắt ứng dụng Alarm, báo thức sẽ không kêu khi bạn đặt. Tất nhiên, nếu bạn đã có một chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời bên mình, thì bạn cũng có thể tắt ứng dụng Alarm. Mọi thứ phụ thuộc vào cách sử dụng và sở thích của bạn.

Có thể tắt các ứng dụng chạy nền bằng cách:

  • Bước 1: Mở Cài đặt > Chọn Privacy.
  • Bước 2: Chọn Background apps > Bấm vào nút On/Off tại dòng Let apps run in the background để tắt tất cả ứng dụng chạy nền hoặc chọn từng ứng dụng có thể chạy nền theo nhu cầu.
Dừng các ứng dụng chạy nền
Dừng các ứng dụng chạy nền
Dừng các ứng dụng chạy nền
Dừng các ứng dụng chạy nền

Dùng ứng dụng nhẹ hoặc phần mềm trực tuyến

Hãy thử sử dụng các ứng dụng hay phần mềm trực tuyến nhẹ hơn thay thế cho phần mềm trên máy tính. Nếu máy tính của bạn gặp khó khăn khi bạn mở Photoshop, hãy thử sử dụng một ứng dụng nhỏ hơn như Paint.NET cho các chỉnh sửa nhỏ. Chỉ nên sử dụng Photoshop khi bạn chỉ cần phải mở một ứng dụng này. Hoặc bạn có thể sử dụng Photoshop online.


Bên cạnh đó, cần chú ý hơn đến các chương trình bạn đang mở. Đóng mọi phần mềm mà bạn không thường xuyên làm việc. Đánh dấu các tab trình duyệt mà bạn thường xuyên mở cũng là một cách tiết kiệm RAM.


Windows cung cấp các công cụ để hiển thị mức sử dụng RAM cho người dùng. Để kiểm tra, mở Task Manager bằng cách tìm kiếm nó trong thanh menu Start hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + Esc. Biểu đồ ở phía dưới sẽ cho bạn thấy bạn còn bao nhiêu dung lượng RAM khả dụng. Sắp xếp theo Sort by Commit (KB) trong danh sách để xem phần mềm nào đang “ngốn nhiều” RAM nhất.

Dùng ứng dụng nhẹ hoặc phần mềm trực tuyến
Dùng ứng dụng nhẹ hoặc phần mềm trực tuyến
Dùng ứng dụng nhẹ hoặc phần mềm trực tuyến
Dùng ứng dụng nhẹ hoặc phần mềm trực tuyến

Tắt System Restore

System Restore là tính năng khôi phục lại trạng thái hệ thống về một thời điểm cụ thể để khắc phục các sự cố. Đây là một tính năng hữu ích tuy nhiên nó lại chiếm khá nhiều không gian hệ thống khi được kích hoạt.


System Restore cho phép bạn đưa máy tính trở lại trạng thái ở thời điểm hoạt động gần nhất nếu như có sự cố xảy ra. Để thực hiện được điều này, System Restore liên tục giám sát hệ thống của bạn. Nếu hệ thống có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào - chẳng hạn như có ứng dụng hoặc driver mới được cài đặt - System Restore sẽ tự động tạo điểm phục hồi (restore point).


Ngoài ra, System Restore cũng tạo điểm phục hồi sau mỗi 24 tiếng. Điểm phục hồi thực chất giống như tấm ảnh chụp lại trạng thái hệ thống, bao gồm những tệp tin hệ thống quan trọng và một phần registry. System Restore duy trì nhiều điểm phục hồi, cho phép bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc khôi phục hệ thống trở lại trạng thái đã lưu giữ trước đó.


Bạn có thể tắt System Restore bằng cách:

  1. Bước 1: Tại thanh tìm kiếm của Windows, tìm từ khóa "System Restore" > Chọn Create a restore point.
  2. Bước 2: Chọn ổ đĩa muốn tắt System Restore > Nhấn Configure... > Chọn Disable system protection > Chọn Apply > Chọn Yes.

Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Ví dụ khi máy tính của bạn đang bị nhiễm virus. Phần mềm diệt virus đang cố gắng gỡ bỏ thì System Restore lại sao lưu tạo điều kiện cho virus nằm vùng trong máy tính của bạn. Vì vậy, khi scan virus thì bạn nên tắt chế độ này đi để đảm bảo scan hoàn toàn virus trong máy.

Tắt System Restore
Tắt System Restore
Tắt System Restore
Tắt System Restore

Quét Virus và phần mềm độc hại

Virus máy tính có thể làm giảm hiệu suất máy tính/laptop của bạn một cách đáng kể. Hoặc có thể là do bạn cài đặt những phần mềm lậu của bên thứ ba và chúng đã đánh cắp tài nguyên hệ thống của bạn. Do đó, bạn cần phải sử dụng các phần mềm diệt virus tốt nhất để tìm kiếm và ngăn chặn sự phá hoại của chúng đối với PC của bạn và giải phóng bộ nhớ RAM cho máy tính.


Khi một máy tính được đưa ra sử dụng sẽ không tránh khỏi vấn đề về virus. Virus có thể lây lan qua bất kỳ con đường, ngõ ngách nào trên chiếc máy tính của bạn: Qua Internet, qua các đường truyền gián tiếp như ổ đĩa USB, ổ cứng, đĩa CD… Có nhiều loại virus khác nhau và mức độ phá hoại cũng khác nhau. Khi lây nhiễm vào máy tính, virus có thể làm máy tính hoạt động chậm, làm hỏng các file bị lây nhiễm, làm mất dữ liệu, gây lỗi hệ thống. Một số loại virus lợi dụng máy tính của nạn nhân để tạo mạng botnet (mạng máy tính ma), dùng để tấn công hệ thống máy chủ, website khác…


Khi máy tính bị nhiễm virus sẽ gây khó chịu cho người sử dụng, gây mất an ninh thông tin, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, số thẻ tín dụng trên máy tính bị nhiễm… Do đó, máy tính không được bảo vệ trước sự tấn công của virus, gây ra các nguy cơ mất an ninh nêu trên. Các bạn cần thường xuyên cập nhật và quét virus bằng phiên bản mới của phần mềm diệt virus sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus vào máy tính, tăng cường khả năng phòng, chống virus cho máy tính…

Quét Virus và phần mềm độc hại
Quét Virus và phần mềm độc hại
Quét Virus và phần mềm độc hại
Quét Virus và phần mềm độc hại

Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng Windows không cần thiết

Sau khi máy tính khởi động, sẽ có một số chương trình mặc định trong máy tính sẽ được tự động bật lên ngay khi người dùng đăng nhập vào hệ điều hành. Các phần mềm tự khởi chạy này bao gồm các phần mềm hệ thống và chương trình bên thứ ba được cài đặt bởi người dùng và được cấu hình tự động bật lên mỗi khi bạn mở máy tính. Và tất nhiên, bạn cũng có thể tắt các chương trình tự khởi động của các chương trình này trên máy tính, laptop nhằm tăng tốc hệ thống.


Nguyên nhân khiến máy tính khởi động chậm là do các phần mềm khởi động cùng lúc làm bạn mất nhiều thời gian. Để khắc phục việc này bạn thực hiện theo những cách sau:

  • Bước 1: Nhấn vào Start Windows > Chọn Cài đặt.
  • Bước 2: Chọn Apps.
  • Bước 3: Trong tab Startup > Nhấn vào biểu tượng On/Off để bật hoặc tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Task Manager:

  • Bước 1: Mở Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc. Hoặc cách khác là kích chuột phải vào khoảng trống bất kỳ trên thanh Taskbar sau đó click chọn Task Manager.
  • Bước 2: Trên cửa sổ Task Manager, bạn click chọn nút More detail.
  • Bước 3: Tiếp theo click chọn tab Startup.
  • Bước 4: Tại đây kích chuột phải vào các chương trình mà bạn muốn ngừng khởi động cùng hệ thống Windows 10, sau đó click chọn Disable là xong.

Xóa các chương trình khởi động cùng hệ thống từ thư mục Startup: Shortcut của các các chương trình khởi động cùng Windows 10 được lưu trữ trong thư mục mang tên thường gọi Startup. Bạn có thể xóa shortcut của chương trình tại thư mục Startup này để ngăn chương trình khởi động cùng hệ thống:

  • Bước 1: Mở cửa sổ lệnh Run bằng phương pháp nhấn tổ hợp phím Windows + R.
  • Bước 2: Trên cửa sổ lệnh Run, nhập shell:startup vào chỗ này rồi nhấn Enter để mở thư mục Startup.
  • Bước 3: Lựa chọn shortcut chương trình mà bạn muốn gỡ bỏ khỏi các chương trình khởi động cùng hệ thống trên máy tính rồi nhấn phím Delete để xóa.
Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng Windows không cần thiết
Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng Windows không cần thiết
Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng Windows không cần thiết
Vô hiệu hóa các chương trình khởi động cùng Windows không cần thiết

Lắp thêm RAM cho máy tính

Bạn muốn giải quyết một cách triệt để vấn đề bộ nhớ RAM thì bạn cần nâng cấp RAM, bằng cách thêm thanh RAM hoặc dùng thanh có dung lượng cao hơn. Cách này sẽ giúp bạn không tốn nhiều thời gian theo dõi dung lượng bị tiêu hao hay phải dọn dẹp bộ nhớ thường xuyên.


Không phải laptop nào cũng có thể nâng cấp RAM, đơn cử như một số laptop chỉ có một khe RAM thì cách duy nhất của bạn là thay mới RAM hoàn toàn. Hoặc laptop bạn đang sử dụng RAM 4GB với 2 thanh RAM, mỗi thanh có dung lượng 2GB. Và bạn muốn nâng cấp lên 8 GB thì việc thay thế mới bằng 2 thanh RAM 4 GB hoặc 1 thanh 8 GB là điều bắt buộc.


Trước khi nâng cấp hãy xác định laptop của bạn hỗ trợ bao nhiêu khe cắm RAM để có kế hoạch nâng cấp RAM chính xác nhất, tránh trường hợp mua đến 2 thanh RAM mà chỉ lắp được 1 thanh. Ngoài ra, nếu máy tính của bạn quá cũ nhiều khi việc nâng cấp RAM cũng không thể giải quyết được vấn đề. Bạn có thể nhờ tư vấn về việc nâng cấp thêm ổ cứng SSD thay vì HDD, sẽ có hiệu quả đấy!


Nếu máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành Windows 32 bit thì hệ thống chỉ nhận khoảng 3 GB RAM mà thôi, vậy nên cho dù bạn nâng cấp RAM bao nhiêu đi chăng nữa thì máy tính không sử dụng hết, dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười là nâng cấp RAM rồi mà lại không sử dụng được. Vậy nên sau khi nâng cấp RAM bạn cũng cần kiểm tra xem hệ điều hành đang sử dụng có hỗ trợ đầy đủ hay không mà có biện pháp giải quyết phù hợp. Nếu muốn máy tính nhận từ 4GB RAM trở lên thì hãy cài đặt hệ điều hành 64 bit.


Ngoài ra, bạn kiểm tra xem máy tính có cài đặt giới hạn dung lượng RAM khi hệ điều hành khởi động hay không, nếu có thì bạn nên tắt đi vì nếu không máy tính sẽ không nhận đủ hết RAM trên máy. Có thể việc nâng cấp RAM cho máy tính không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả lớn, song nếu bạn muốn máy tính chạy nhanh hơn mà tiết kiệm chi phí thì đừng nên bỏ qua việc nâng cấp RAM cho máy tính.

Lắp thêm RAM cho máy tính
Lắp thêm RAM cho máy tính
Lắp thêm RAM cho máy tính
Lắp thêm RAM cho máy tính

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?