Top 12 Bí quyết học tập tốt nhất ở đại học

Phương pháp dạy và học ở đại học rất khác so với cấp học phổ thông, nếu bạn vẫn còn giữ cách học cũ thì đây là lúc bạn nên thay đổi. Hãy trang bị cho mình một phương pháp học mới hiệu quả và phù hợp hơn với môi trường đại học.

Kỹ năng học tập trên lớp

Chú ý nghe giảng để nắm bắt được ngay bài ở trên lớp. Đây không phải là việc đơn giản, vì có tập trung được không còn phụ thuộc vào thầy cô, bài học hay các nguyên nhân chủ quan khác nữa. Tốt nhất bạn nên chọn vị trí ngồi gần thầy cô để nghe giảng được rõ hơn và hạn chế nói chuyện riêng hơn.
Cần phải ghi chép một cách nhanh hơn, sử dụng nhiều ký hiệu viết tắt hơn. Không cần ghi tất cả những gì thầy cô nói, chỉ ghi những điều mình chưa biết và chưa có trong sách. Dành nhiều thời gian hơn để nghe thầy cô giải thích kỹ hơn về các định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh...
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tìm kiếm tài liệu

Khó khăn lớn nhất đối với các bạn sinh viên hiện nay là tiếp cận và chọn lọc các nguồn tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo...
Chúng ta nên tìm hiểu các loại tài liệu, giáo trình theo sự hướng dẫn và gợi ý của thầy cô. Thầy cô sẽ sắp xếp cho chúng ta nguồn tài liệu theo thứ tự ưu tiên.
Phải tìm hiểu thêm tài liệu liên quan đến môn học đó ở thư viện hoặc cũng có thể tìm hiểu, tra cứu qua mạng internet.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Sắp xếp thời gian học sao cho hợp lý

Đặt mục tiêu cho bản thân để đạt tới: hôm nay phải làm xong bài tập môn đó, phải học thuộc nội dung nào đó. Và luôn cố gắng quyết tâm để đạt mục tiêu đã đề ra.


Khi học không nên chỉ tập trung học một môn trong thời gian dài như thế sẽ không hiệu quả, mà phải học 2 hoặc 3 môn trong khi học, đổi môn sẽ giúp chúngta tiếp thu tốt hơn,thường là chèn một môn lí thuyết và một môn giải bài tập.


Mỗi khi học không nên học xuyên suốt mà phải thư giãn, ví dụnhư học một giờ thư giãn một lần như là nghe nhạc khoảng 15 phút, hay làm những gì mìnhthích… thư giãn để đầu óc không căng thẳng, khi đó học sẽ tiếp thu tốt hơn.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Làm seminar

Hiện nay các môn học thì đều có các chủ đề seminar để sinh viên làm và rèn luyện kĩ năng trình bày các vấn đề trước đám đông.


Đây là một phương pháp dạy học tạo nên nhiều hứng thú cho sinh viên, giúp sinh viên rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mềm. Để thu được kết quả tốt, chúng ta nên đầu tư thời gian tìm kiếm tài liệu, tổng hợp tài liệu và chuẩn bị bài báo cáo dưới dạng các ý chính và hình ảnh minh họa, và chuẩn bị một kiến thức nền để khi trình bày tự tin, trả lời tốt các câu hỏi của các bạn và giáo viên trong khi báo cáo.


Khi thuyết trình, phải tập nói đúng từ, tự tin, trôi chảy, bao quát lớp trong khi trình bày, không chỉ chú ý vào màn hình không.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Luôn tạo cho mình tậm trạng tốt mỗi khi bắt đầu học

Khi đã ngồi vào bàn học thì phải đảm bảo đầu óc thật tập trung, không được chú ý đến những chuyện ngoài lề, không liên quan nữa.
Tạo cho mình sự thích thú đối với môn học, muốn tìm hiểu, nghiên cứu nó. Như vậy sẽ dần tạo cho mình cảm giác thích học và tiếp thu tốt hơn.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Kỹ năng chuẩn bị bài và làm bài kiểm tra

Ghi bài và tiếp thu bài được 70% bài giảng của thầy cô là bạn đã thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi bạn cần xác định những tài liệu nào cần thiết, hệ thống hóa kiến thức, chia nhỏ kiến thức ra thành từng phần để dễ ôn luyện.
Có một cách rất hay để tiếp cận, đó là: chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc chủ đề chính, viết tên ý chính vào phần trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án của bạn với đáp án. Tiếp đến, viết lại hiểu biết của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã đọc. Đánh số trang từ 1 đến 5 với mức độ quan trọng giảm dần.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tham gia hoạt động phong trào

Chúng ta nên sắp xếp thời gian tham gia hoạt động phong trào, tình nguyện, của nhà trường để cho rèn cho mình khả năng tự tin, tăng khả năng giao tiếp và các kĩ năng mềm. Trong thời đại đất nước đang hội nhập thì không chỉ học kiến thức ở nhà trường mà phải học thêm nhiều thứ: học ngoại ngữ, tin học.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Kỹ năng học ở nhà

Nên chọn cho mình một khoảng thời gian cố định, một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Ngoài ra có thể kết hợp giữa học tập và giải trí như nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục...
Nếu bạn học phải một phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau đó thư giãn, thoải mái rồi bắt đầu học tiếp.
Đặt mục tiêu cho bản thân để đạt tới, ví dụ: hôm nay phải làm xong bài tập môn đó, phải học thuộc nội dung nào đó...
Khi học không nên chỉ tập trung vào một môn trong thời gian dài, như thế sẽ không hiệu quả. Hãy học hai đến ba môn, như thế sẽ giúp chúng ta tiếp thu tốt hơn.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bắt đầu học ngay từ những bài học đầu tiên

Bắt đầu học ngay từ những bài học đầu tiên, không được chờ tới ngày gần thi mới bắt đầu học, lúc đó thời gian ít mà môn học nhiều thì sẽ ép mình nhồi nhét kiến thức, học không hiệu quả, áp lực, dễ bị căng thẳng và hại sức khỏe mà kết quả đạt được không cao.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Học nhóm

Tham gia các buổi học nhóm cùng bạn bè, để cùng nhau trao đổi kiến thức, tranh luận, giải bài tập, đưa ra các câu hỏi cùng nhau giải quyết.
Học nhóm khiến bạn nhớ kiến thức lâu hơn. Thông qua những tràng cười của những đứa bạn khi mình "sai ngu" sẽ khiến bạn nhớ dai, nhớ điên đảo để lần sau không còn dính cái sai đấy nữa.
Những người cùng lứa tuổi có ngôn ngữ và cách diễn tả đơn giản dễ hiểu hơn và có cách diễn đạt độc đáo và các mẹo để nhớ lâu hơn nữa.
Học nhóm còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn và hoàn thiện bản thân hơn.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Không nên chỉ tập trung học mà không biết thông tin đang diễn ra quanh

Không nên chỉ tập trung học mà không biết thông tin đang diễn ra quanh, điều đó sẽ làm cho chúng tatrở thành mù thông tin, thụ động, do đó cần dành những khoảng thời gian đọc và cập nhật các tin tức, thông tin ở các lĩnh vực khác nhau, theo dõi sự việc đang diễn ra xung quanh, học hỏi thêm nhiều điều trong cuộc sống thực tế.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Kỹ năng đọc sách

Đọc sách là một kỹ năng không thể thiếu vì ở đại học sẽ phải học rất nhiều. Khi đọc sách cần sự tập trung mới có thể đọc hiểu. Trước tiên, bạn phải lựa chọn cho mình một lượng kiến thức vừa đủ, cố gắng hiểu được cách bố trí, hệ thống của tư liệu. Một chương khá dài nên bạn nên đọc trước phần tóm tắt hay kết thúc mỗi chương, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cả chương.
Không nên đọc đi đọc lại một câu. Thường thì khi ta không hiểu một câu, ta thường đọc đi đọc lại cho hiểu, nhưng thực ra không hiểu đấy là do bạn không tập trung. Nếu vẫn không tập trung thì có đọc đi đọc lại nhiều lần cũng không hiểu ra được. Đừng suy nghĩ cứ không hiểu thì đọc lại, nó sẽ làm giảm tốc độ đọc của bạn. Hãy tập trung đọc đến đâu hiểu đến đấy.
Người đọc hiệu quả là người biết chỗ nào cần đọc nhanh và chỗ nào cần đọc chậm. Những phần như phần giới thiệu, mở đầu, mở rộng... chúng ta có thể đọc nhanh hơn, những phần sâu sắc bạn có thể giảm tốc độ đọc xuống để dễ hiểu hơn.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?