Mỗi lần kỳ thi đến gần thì các bạn học sinh, sinh viên lại vô cùng lo lắng về khối lượng kiến thức khổng lồ cần học thuộc. Bài vở lu bù mà ngày thi gần tới, làm thế nào để nhét lượng kiến thức khô khan đó vào đầu đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, sinh viên. Vậy cách làm của "những bộ óc siêu phàm" trong lớp bạn là gì? Chúng ta cùng vén màn bí mật này nha.
Không gian học hợp lý
Nếu bạn đau lưng, đau đầu, cần thư giãn thì có thể nghe chút nhạc, hít thở sâu, rời khỏi bàn học ... tầm 5 phút, sau đó quay lại tiếp tục học thuộc.
Nên nhớ, 5 phút thư giãn là lý tưởng nhất, nếu lâu hơn thì bạn sẽ mất đi tinh thần học tập và dễ sa vào cấc hoạt động khác.
Thời gian học lý tưởng
Chính vì vậy, bạn không thể áp thời gian học của mình với người khác giống nhau. Hãy thử nghiệm. Bằng cách nào? Thật dễ dàng, bạn học tất cả các thời gian trong ngày, sau đó tổng kết xem mình phù hợp với thời điểm nào trong ngày nhất. Đó chính là thời gian của bạn, thời gian mà bạn cần áp dụng để có thể học nhanh nhất mà không gây nhàm chán.
Tóm tắt các ý cần học theo hệ thống
Tức ta chia dàn ý, trong một bài, một chủ đề thì có bao nhiêu phần, tiêu đề mỗi phần là gì, nội dung chính, từ khoá của từng phần đó là gì. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng học thuộc và hệ thống bài học, nắm bắt bài nhanh nhất mà không phải mông lung trong mớ hỗn độn kiến thức.
Học kỹ từng phần
Bởi vậy, khi học phần nào ta nên học thật kỹ, chắc chắn kiến thức phần đó, rồi học phần tiếp theo thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học đi học lại, gây nhàm chán.
Viết lại những gì đã học
Mỗi lần viết là một lần học lại, mặt khác khi bạn viết ra thì ngôn ngữ đó được chuyển thành dạng hình ảnh, giúp bạn nhớ nhanh hơn. Mặt khác, khi viết bạn có thể viết theo hệ thống kiến thức, vẽ sơ đồ... điều này góp phần củng cố kiến thức tốt hơn.
Ngoài ra, khi viết lại những gì đã học chính là cách bạn làm bài kiểm tra, do đó khi bạn vào kiểm tra sẽ không quá khó khăn, mất thời gian ngồi nhớ từng từ đã học.
Nhẩm bài
Thậm chí bạn cũng có thể đọc to lên những ý đã học, đó cũng là cách học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên, không nên học theo kiểu học vẹt mà cần học sâu, suy ngẫm kỹ.
Tinh thần thoải mái
Vậy trước khi ngồi bàn học thì bạn nên giải quyết tất cả các vấn đề khác, đồng thời uống một cốc nước lạnh hoặc một cốc sữa để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như cung cấp oxi cho não làm việc hiệu quả.
Tận dụng thời gian
Cách tiết kiệm thời gian nhất mà mình từng áp dụng chính là tận dụng những thời gian "chết" để học, nhẩm lại, cố nhớ những thứ đã đọc hoặc học qua. Khi bạn nhặt rau, khi nấu cơm, lúc tắm gội, thời điểm đợi xe bus, trên xe bus... có rất nhiều thời gian rảnh mà mình có thể tận dụng triệt để để đẩy nhanh quá trình học bài, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
Tìm người cùng học
Hãy nhờ mọi người chỉ định một phần bất kỳ, một câu hỏi bất kỳ liên quan tới phần học để bạn trả lời. Làm như vậy giúp bạn vừa luyện được sự nhuần nhuyễn, cũng như sự phản xạ, tránh tình trạng học vẹt, tránh tình trạng nhắc từ đầu tiên của đoạn mới nhớ đến toàn bộ nội dung của đoạn đó.
Lọc các ý chính
Tập trung cao độ
Để thực hiện được điều này, bạn cần gạt bỏ tất cả những tác nhân có thể làm bạn mất tập trung như: thông báo facebook, zalo, tiếng điện thoại, tiếng tin nhắn, tiếng TV... Hãy để điện thoại ở chế độ im lặng, tắt TV và để cách xa người, tốt nhất là ngoài tầm nhìn.
Tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ trước khi học
Để tránh tâm lý “choáng ngợp” với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ học quá nhiều môn khác nhau trong một buổi học bài tại nhà. Nếu bạn cố gắng học thật nhiều môn một cách nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lơ mơ và không thực sự nhớ hoặc hiểu về bài học vào ngày hôm sau.
Hiểu, liên tưởng và hình dung về bài học
Với cách tóm tắt các ý cần học theo hệ thống sẽ giúp bạn hiểu, nắm được sơ qua về bài học. Nếu những phần nào, ý nào chưa hiểu thì bạn cần tìm hiểu kỹ để thực sự hiểu vấn đề, điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình bắt đầu học thuộc, giúp dễ học, dễ liên tưởng và nhớ lâu hơn.
Tại sao cần liên tưởng? Bởi bộ não của chúng ta cấu tạo dễ tiếp xúc, dễ ghi nhớ các hình ảnh nhiều hơn là từ ngữ. Việc liên tưởng không chỉ giúp hình ảnh hoá các từ ngữ khô khan, khó nhớ mà còn cho thấy mình hiểu các vấn đề trong bài học. Hãy liên tưởng, hình dung về vấn đề đang nói tới và bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả nó mang lại cho bạn. Cách học khoa học này giúp bạn học thuộc tự nhiên, hiểu sâu, nhớ lâu hơn.