Làm cha mẹ điều hạnh phúc nhất từ họ là được nhìn con cái lớn lên từng ngày. Nhưng làm sao để có thể bảo vệ con bạn khỏi các tác nhân từ bên ngoài trong thời buổi xã hội hòa nhập bây giờ là điều đau đầu và nan giải của các bậc cha mẹ. Sau đây là bí quyết hữu ích nhất mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ để bảo vệ con.
Giải thích nguyên nhân và kết quả cho trẻ
Cha mẹ nên giải thích hành động của mình cho con hiểu. Nếu la rầy con, phụ huynh nên chắn chắn là trẻ đã mắc lỗi gì và quan trọng là phải giúp con nhận ra sai lầm và rút ra kinh nghiệm.
Trẻ cần hiểu rằng hành động của chúng có thể dẫn đến hậu quả ra sao. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần được giữ bình tĩnh khi giải thích cho con vì sao chúng nên cư xử đàng hoàng hơn.
Tránh xa màn hình ti vi hay điện thoại
Khi ở bên cạnh con, hãy đặt điện thoại sang một bên và tránh xa màn hình ti vi. Trẻ luôn mong muốn bạn sẽ toàn tâm toàn ý chơi hay đọc sách cùng con, chỉ một tiếng “bíp” phát ra từ điện thoại cũng có thể làm gián đoạn cảm xúc của trẻ.
Ngay cả khi ra ngoài đi dạo chơi cùng trẻ, bạn cũng không nhất thiết phải luôn mang theo điện thoại với lý do “chụp và lưu giữ các khoảnh khắc đẹp”.
Bạn nên hiểu rằng, lưu giữ những khoảnh khắc đó trong ký ức sẽ lâu bền hơn bất kỳ một thiết bị ổ cứng nào. Trẻ sẽ rất ít có nhu cầu xem lại những bức ảnh, nhưng có thể kể rất nhiều lần về những chuyến đi đáng nhớ như vậy.
Để trẻ trả lời
Thật cần thiết để cho trẻ có cơ hội tự nói về mình. Điều này rất quan trọng để con phát triển cả trí tuệ và kỹ năng giao tiếp.
Trẻ không nên sợ sệt khi người khác đặt câu hỏi và chúng cần học cách trả lời cũng như rèn luyện thành một phản xạ tự nhiên. Bằng không chúng sẽ trở nên nhút nhát và khép nép với mọi người xung quanh.
Hãy luôn vui vẻ với con
Nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ chịu ảnh rất lớn từ môi trường và hoàn cảnh gia đình. Một gia đình mà cha mẹ luôn vui vẻ và tràn ngập tiếng cười có thể gây dựng tính cách lạc quan cho trẻ. Niềm vui được duy trì trong gia đình sẽ giúp trẻ thông minh, biết yêu thương chia sẻ, biết cảm thông, có trách nhiệm với gia đình và những người xung quanh hơn.
Muốn làm được như vậy, cha mẹ luôn phải có ý thức vun đắp hạnh phúc và niềm vui trong gia đình, suy nghĩ tích cực, không cáu giận nổi nóng khi gặp phiền muộn, không được vì bất cứ điều gì mà trút giận vô cớ lên trẻ, gặp thất bại cũng không nên nản chí, tuyệt vọng. Ngoài ra, bạn càng phải cần biết tôn trọng, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, cho dù trẻ phạm lỗi hay bị điểm xấu.
Dạy trẻ kiểm soát bản thân
Tất nhiên là trẻ con thường hành xử theo cảm xúc. Chúng có thể vui vẻ quá mức hoặc khóc la ngay trên đường phố. Vui vẻ thì không việc gì như nếu có sự bất đồng, trẻ sẽ bắt đầu la hét, nổi cơn thịnh nộ, chính vì thế nên phụ huynh cần dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu để mặc con, chúng sẽ quen với việc la hét để thể hiện sự bất mãn của mình.
Giúp trẻ hình thành ý kiến riêng
Sẽ là điều hữu ích nếu cha mẹ quan tâm phát triển năng lực đánh giá và phản biện của trẻ trong các tình huống nhất định và hình thành niềm tin của chúng dựa trên sự thấu biết và những cảm xúc. Song song đó, để con trẻ bày tỏ ý kiến của mình cũng là điều nên chú trọng.
Điều này giúp trẻ không "đầu hàng" với những trò trêu đùa từ bạn bè hay những hành động khác lạ, tiêu cực để thể hiện mình với người khác. Một khi trưởng thành, trẻ có thể giữ được suy nghĩ của riêng mình, không chịu ảnh hưởng từ tư duy của người khác.
Không để bất kì ai đụng chạm thân thể con
Ngay từ bé, cha mẹ hãy luôn dạy con tuyệt đối không để ai đụng chạm vào bộ phận sinh dục, kể cả cha mẹ, cô chú, anh chị, vú nuôi... và kể cả con. Hãy nói với con "Nếu đau phải báo cha mẹ để đi khám bác sĩ". Nhắc con luôn nói với cha mẹ khi có bất kì ai bắt con sờ bộ phận sinh dục và ngược lại.
Cần dạy con phòng tắm là nơi riêng tư tuyệt đối không để bất cứ ai vào khi con tắm. Hãy tập cho trẻ biết bảo vệ thân thể mình và để phòng, tránh làm con sợ hãi.
Cần cảnh giác mối nguy hiểm đang ẩn giấu trên Internet
Thế giới trực tuyến rất có ích cho việc học tập của trẻ. Nhưng cha mẹ cần hiểu biết hơn về sự nguy hiểm mà con mình phải đối mặt khi trực tuyến (bị bắt nạt qua mạng, bị lừa... ) giúp con mình có nhận thức về mạng nhiều hơn.
Hãy chỉ dạy con cách an toàn, nhận thức hơn về các mối nguy hiểm đang ẩn giấu trên Internet và kịp thời cải thiện nhằm mang đến những điều tốt nhất từ thế giới trực tuyến trong học tập mà không bị bất kì ảnh hưởng nào từ người lạ.
Để trẻ phạm sai lầm
Đừng bao bọc con trẻ quá mức. Tất nhiên, bạn cần giải thích cho con hiểu những điều có thể nguy hiểm đến cuộc sống của con nhưng hãy cho trẻ sự tự do trong những việc khác để chúng học hỏi được từ các sai lầm cũng như rút ra kinh nghiệm cho riêng mình.
Phụ huynh cần nhớ rằng những sai lầm, vấp ngã và sự thất vọng chính là một phần tất yếu của cuộc sống.
Đưa ra lời khuyên
Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, ngây thơ và bỡ ngỡ với muôn vàn thứ trong cuộc sống, nhận thức cũng sẽ sai hướng và lệch lạc đi. Cha mẹ cần định hướng, phân tích, đưa ra lời khuyên giúp trẻ biết điều tốt xấu, từ đó giúp trẻ nâng cao ý thức biết lắng nghe những người xung quanh. Đây cũng là cơ hội để dạy cho con tính lắng nghe, tiếp thu trong cuộc hội thảo sau này.
Luôn lắng nghe
Hạnh phúc nhất là được nghe thiên thần bộc bạch hết những suy nghĩ, ước muốn riêng của bản thân. Cha mẹ chỉ cần lắng nghe đồng cảm với ước muốn của con, từ đó con sẽ thấu hiểu được sự yêu thương và thái độ tôn trọng của cha mẹ dành cho mình.
Tạo việc làm cho trẻ
Những đứa trẻ hoàn toàn có khả năng làm một việc gì đó trong nhà. Sự khác biệt giữa một trẻ biết làm việc nhà và một trẻ khác không làm việc nhà, không nằm ở khả năng hay năng lực của trẻ, mà nằm ở chính chúng ta – những bậc cha mẹ. Hãy tìm kiếm một việc gì đó trong khả năng của trẻ để “giao việc”, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ rất có trách nhiệm hoàn thành công việc đó.
Bạn thậm chí cũng có thể tạo ra một vài điều thú vị để trẻ có động lực làm việc nhà, chẳng hạn lập bảng xếp hạng sao theo ngày/tuần; cho trẻ tiền tiêu vặt; hay đề ra hình thức thưởng/phạt… Nếu chúng ta luôn kịp thời quan sát và khuyến khích, trẻ sẽ hình thành thói quen có trách nhiệm với những công việc mình được giao phó, thậm chí sẽ rất vui vẻ và hào hứng vì điều này. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân đối việc nhà với các khoảng thời gian khác của trẻ, chẳng hạn như làm bài tập về nhà hay chơi thể thao.
Dành thời gian chơi với con trẻ
Trẻ luôn mong muốn được cha mẹ tập trung và chú ý đến bản thân mình hơn hết thảy điều gì khác trên thế giới. Vì vậy, nếu như trẻ đề nghị bạn chơi cùng, nếu có thể, hãy ngừng những việc bạn đang làm lại và chơi cùng con. Tuổi thơ của các con thường không kéo dài, vì vậy nếu bạn không kịp thời quan tâm đến con thì chỉ chớp mắt ngoảnh lại, những ngày tháng ngây thơ nhất trong cuộc đời trẻ đã trôi qua mất rồi.
Dành thời gian chơi với con, dù là cả một ngày cũng hoàn toàn xứng đáng, điều đó với trẻ có giá trị hơn rất nhiều lần so với việc bạn mua cho con những đồ chơi đắt tiền.
Nếu có thể, hãy tự định ra một thời điểm nhất định vào buổi tối để cha mẹ chơi cùng con. Điều này sẽ tạo nên một khoảng ký ức đặc biệt trong tiềm thức của trẻ, giúp trẻ cảm thấy luôn vui vẻ hạnh phúc cho đến cả khi lớn lên.
Luôn nói với con điều "NÊN LÀM"
Trẻ thường có tâm lý rất sợ người lớn biết sẽ khiển trách nên không nói ra bất cứ điều gì. Hãy nói với con bạn rằng: "Con hãy luôn nói với ba mẹ khi có người lạ muốn tặng con quà hay muốn dẫn con đi đâu đó" thay vì: "Con không được nói chuyện với người lạ" vì trẻ nhỏ không hiểu lý do tại sao không nên làm.
Hãy giải thích và nên nói với con điều "NÊN" thay vì "KHÔNG NÊN" để tập thói quen cho con bạn có tính đề phòng, tự giác cao.
Cho trẻ cơ hội được lựa chọn
Hãy để con trẻ được lựa chọn. Phụ huynh không nên chọn quần áo, đồ chơi, áp đặt sở thích lên con hay quyết định những gì chúng thích và không thích.
Cha mẹ có thể hỗ trợ con bằng những lời khuyên, thảo luận về sự lựa chọn với con nhưng đừng nói như mình biết nhiều hơn. Trẻ tự biết điều đó và chúng mong muốn có cơ hội chọn những gì theo ý mình.
Đừng ngại nói “Không”
Cha mẹ không phải đầu bếp cá nhân, không phải nhà cung cấp dịch vụ taxi, không phải là một chiếc máy ATM vô đáy. Do vậy, hãy dạy trẻ sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”. Là cha mẹ, bạn là người quyết định hướng đi của trẻ. Trẻ cần có ranh giới, tiêu chuẩn và sự dẫn dắt của người lớn. Đừng ngại nói “không” trước những yêu cầu hay đòi hỏi vô lý của trẻ.
Dù cha mẹ đôi khi sẽ không phải là bạn thân nhất của con, nhưng ít nhất bạn nên cố gắng thường xuyên trò chuyện để giải thích cho trẻ hiểu những gì trẻ có thể và không thể. Hãy tùy tình huống mà tỏ ra cương quyết hay mềm mỏng với trẻ.
Ban đầu, bạn có thể thấy bối rối khi trẻ ăn vạ, khóc lóc hay giận dữ, nhưng nhất định phải giữ lập trường của mình. Chỉ sau một thời gian, trẻ nhất định sẽ biết chừng mực và không còn đòi hỏi vô lý nữa.
Hướng dẫn trẻ cách sửa sai
Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén.
Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái. Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó.
Để trẻ tự đi một mình
Phụ huynh không cần phải đi cùng con đến mọi địa điểm. Khi lớn, trẻ có thể đi bộ đến trường một mình hoặc tự lên xe buýt của trường. Tất nhiên, nếu đi cùng trẻ, cha mẹ sẽ cảm thấy yên tâm và có thể chắc rằng con đã đến nơi. Nhưng ở độ tuổi nhất định, trẻ đã biết được các quy tắc an toàn và hiểu được cách ứng xử trên đường phố.
Bên cạnh đó, nếu con đi cùng nhóm bạn, cha mẹ hãy để chúng đi cùng nhau, để chúng tự do thảo luận về bài tập về nhà hay những món đồ chơi trên đường đi.
Giúp trẻ phát triển tính tự lập
Nếu muốn con mình tốt hơn, các bậc cha mẹ hãy đừng làm hộ mọi thứ cho chúng. Trẻ con cần phải học cách tự mặc quần áo, thắt dây giày và soạn cặp vở để đến trường.
Tất nhiên thì phụ huynh có thể làm những điều đó nhanh và kĩ càng hơn nhưng chúng ta nên kiên nhẫn để cho con tự nắm được cách thức thực hiện. Bởi vì điều đương nhiên là cha mẹ không thể luôn cạnh bên con và trẻ nên biết rằng chúng có thể tự chăm sóc cho bản thân khi không có sự giúp đỡ từ người lớn.