Top 10 Bước thiết kế bìa sách đơn giản với phần mềm trực tuyến Canva

Canva là phần mềm thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí trên Internet với giao diện thân thiện, nguồn tài nguyên phong phú và đặc biệt rất dễ sử dụng, dành cho cả dân chuyên nghiệp lẫn những người mới bắt đầu. Trong bài viết này, mình xin được giới thiệu 10 bước đơn giản giúp các bạn tác giả tự thiết kế bìa sách cho tác phẩm của mình.

Tải xuống

Sau nhiều giờ đồng hồ vật lộn, cuối cùng bạn cũng có thể tải thành phẩm của mình về máy. Rất đơn giản, bạn tìm đến nút Download và tải xuống dưới dạng hình ảnh tự chọn như JPG hay PNG, nhưng đề xuất vẫn là PNG để hình ảnh giữ nguyên được độ phân giải.
Tải xuống

Đăng nhập Canva

Trước hết, bạn hãy vào Google và tìm cụm “Canva.com”. Giao diện bên dưới sẽ xuất hiện và yêu cầu bạn đăng kí miễn phí bằng Gmail hoặc Facebook. Thao tác này rất quan trọng để lưu giữ những bản thiết kế của bạn về sau. Và nếu trang web có tải hơi lâu thì mình rất mong các bạn chờ đợi một chút, vì Canva được lựa chọn sử dụng bởi hàng triệu người trên toàn thế giới.

Đăng nhập Canva

Chèn chữ

Mình đưa bước này xuống cuối cùng vì đây là chi tiết quan trọng nhất giúp bạn xác định mình đang thiết kế một cái bìa sách chứ không phải một cái hình minh họa. Chèn chữ cuối cùng cũng là cách để bạn hoàn thiện mọi hình ảnh trước đó mà không ảnh hưởng đến nội dung cần truyền đạt. Như đã nói ở trên, bên cạnh cách nhập truyền thống, bạn có thể chọn những cấu trúc cho sẵn miễn phí của Canva để chèn. Lưu ý là chỉ có một số phông chữ của Canva tương thích với cách nhập dấu của tiếng Việt, hãy cẩn trọng để không vướng phải rắc rối lỗi phông chữ. Cũng có một cách để bạn thoát khỏi tình trạng này, đó là tự tải những phông vi diệu của TCVN3 lên Canva với một tài khoản trả phí.
Chèn chữ

Tìm mẫu thiết kế

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy danh sách những mẫu thiết kế của Canva với rất nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau. Bạn có thể làm mọi thứ ở đây, từ việc thiết kế logo, làm tờ rơi quảng cáo, thiết kế bìa sách và thậm chí cả bìa trang cá nhân Facebook của chính bạn. Trở lại vấn đề chính, Canva cung cấp cho bạn hai mẫu bìa sách là bìa dành cho nền tảng Wattpad và bìa dành cho nền tảng Kindle. Nếu các bạn đăng truyện của mình trên Wattpad, hãy sử dụng cái thứ nhất. Nếu các bạn đăng truyện của mình trên những trang xuất bản online khác, mình khuyên bạn nên chọn cái thứ hai, vì Kindle Cover có kích thước lớn, đảm bảo độ sắc nét sau khi thiết kế.
Tìm mẫu thiết kế

Thiết kế và sáng tạo

Lưu ý: Bên trong trang soạn thảo, nếu bạn tập trung di chuyển hình ảnh, bạn sẽ bắt được những trục cân bằng ngang và dọc, hoặc chi tiết hơn là trục với những chi tiết đã được chèn. Công cụ tự động này giúp bạn căn chỉnh thiết kế của mình một cách hoàn hảo mà không bị lệch lạc.
- Filter: Công cụ chỉnh sửa màu ảnh.
- Crop: Cắt chỉnh kích thước ảnh.
- Copy: Sao chép hình ảnh.
- Arrange: Chỉnh sửa tầng ảnh. Bạn có thể đưa một chi tiết lên trên hoặc xuống dưới những chi tiết khác. Công cụ này mình đánh giá có tác dụng như layer trong Photoshop.
Trong ví dụ dưới đây, mình chỉnh sửa hình ảnh với khung. Canva cung cấp cho các bạn những khung chia cắt rất đỉnh mà bạn có thể phải mày mò hàng giờ với những phần mềm thiết kế khác. Như bạn thấy, hình ảnh Geisha lồng trong khung giống như một bức rèm phong, tạo ra cảm giác huyền bí (hoặc là cá nhân mình thấy thế).
Thiết kế và sáng tạo

Tông màu chủ đạo

Từ bước 5 này, mình sẽ trực tiếp hướng dẫn các bạn cách tạo một bìa sách. Và lưu ý quan trọng nhất mà mình phải nói đầu tiên: Save First (Lưu hàng đầu): Hãy tạo ra một thói quen lưu những thay đổi của bạn trong 5 hoặc 10 phút một lần. Canva được sử dụng bởi người dùng trên toàn thế giới, và bạn sẽ không thể biết lúc nào phần mềm quá tải và xóa mất những thay đổi của bạn đâu!
Quay trở lại vấn đề chính, chọn phông nền được mình đặt là bước đầu tiên vì màu sắc phông nền sẽ quyết định phong cách thiết kế cho bìa sách của bạn. Nếu câu chuyện gay cấn, hãy sử dụng những gam màu mạnh. Nếu câu chuyện nhẹ nhàng trầm lắng, hãy sử dụng những gam màu nhẹ. Trong bài hướng dẫn này, mình sử dụng một phông họa tiết có sẵn trong Canva với màu trung tính.
Tông màu chủ đạo

Chi tiết nghệ thuật

Đây là phần mình sẽ giới thiệu sâu vào nguồn tài nguyên của Canva, nơi bạn có thể khai thác bất cứ điều gì để thêm vào bản thiết kế của mình, tất nhiên là miễn phí.
- Free Photos: Hình ảnh miễn phí. Khu vực này lưu trữ những hình ảnh miễn phí bạn có thể dùng trong Canva, nhưng được sắp xếp theo một trật tự không xác định. Nếu bạn sử dụng công cụ Search thì những hình ảnh tính phí vẫn sẽ nhảy lên đầu tiên, nên mình khuyên bạn hạn chế dùng mục này.
- Grids: Đường kẻ ô. Tại khu vực này, bạn có thể kết hợp những hình ảnh của mình vào trong một khung cố định gồm những đường kẻ, gọi tắt là khung kết hợp. Mẹo nhỏ là bạn có thể sử dụng phần này để thiết kế bìa trang minh họa cho TOPLIST.VN.
- Frame: Khung. Phần này cho phép bạn chèn khung vào trang thiết kế. Có hai loại khung chính là khung hình ảnh (bạn kéo thả hình ảnh vào khung) và khung trong suốt (khung không chứa hình ảnh mà chỉ là tập hợp đường). Khung trong Canva rất đa dạng, và mình thường xuyên sử dụng phần này để khiến hình ảnh “ảo” hơn theo một nghĩa nào đó.
- Shapes: Hình dạng. Khu vực này cung cấp cho bạn những hình học cơ bản.
- Lines: Đường. Khu vực này cung cấp cho bạn những đường nghệ thuật, có tính ứng dụng cao vì chúng được sử dụng như một hình ảnh. Có rất nhiều loại đường nghệ thuật như đường họa tiết, đường nhấn nút hoặc họa tiết nghệ thuật dạng đường.
- Illustrations: Đồ họa. Nguồn tài nguyên của khu vực này rất khổng lồ và theo một góc nhìn nào đó cũng rất đẹp nữa. Đó là hình ảnh của những đồ vật trong cuộc sống được những họa sĩ thiết kế và lên màu theo phong cách đơn giản và dễ sử dụng. Bạn nên cân nhắc khi dùng mục này vì bên cạnh một số hình ảnh đẹp, đa phần đều có nét vẽ khá thô cứng.
- Icons: Biểu tượng: Về cơ bản phần biểu tượng giống với phần đồ họa, nhưng các hình ảnh ở đây đơn giản hơn và chỉ có phần đường chứ không có màu cụ thể. Bạn sử dụng phần này để làm quảng cáo rất tốt.
- Charts: Biểu đồ: Đây gọi là thánh địa của những hình ảnh mang số liệu thống kê, mang tính chất khái quát và có thể sử dụng cho nhiều mục đích.
- I love Canva: Theo như mình thấy, đây là phần để Canva “tự sướng” với các thành viên bằng các dãn nhãn đơn giản với duy nhất một nội dung là “Tôi yêu Canva”.
Chi tiết nghệ thuật

Làm quen với giao diện thiết kế

Đây là trang làm việc chính mà bạn sẽ thao tác với Canva. Trình tự các tiện ích ở thanh bên trái như sau:
- Search: Công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tìm kiếm hơn một triệu hình ảnh, chi tiết, nền tảng và những mẫu dựng sẵn có trên Canva và tuyệt đại đa số chúng đều tính phí. Chất lượng hình rất tốt nhưng mình toàn ngắm cho vui thôi.
- Layouts: Nền tảng dựng sẵn. Nếu bạn thích những bìa sách chuyên nghiệp hoặc cảm thấy không tự tin về khiếu thẩm mỹ của bản thân, hãy sử dụng công cụ này. Mặc dù những nền tảng miễn phí rất hạn chế, nhưng chúng đem lại cho câu chuyện của bạn một tấm áo sang trọng hiếm gặp, và nhất là bạn chẳng cần phải làm gì nhiều ngoài việc thay tên đổi họ cho nền tảng ấy.
- Elements: Nguồn tài nguyên. Đây là những chi tiết bạn có thể đưa vào bìa sách của mình, và đa phần tài nguyên chỗ này là miễn phí, chỉ cần bạn kiên trì tìm kiếm theo cách thủ công. Phần này mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau.
- Text: Khu vực chèn chữ. Canva cung cấp cho bạn rất nhiều phông chữ nghệ thuật đẹp mắt, bên cạnh những bố cục cho sẵn và những kết hợp đã nổi tiếng từ trước đó. Không giống như bên hình ảnh, khu vực này đa phần là những sản phẩm miễn phí.
- Background: Phông nền. Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể thêm màu nền vào trang thiết kế và mảng màu này cố định khi bạn chuyển sang trang thiết kế tiếp theo. Có hai dạng phông nền chính: phông nền đơn sắc (bạn có thể tự do lựa chọn trong bảng màu tiêu chuẩn) và phông nền họa tiết (Canva cung cấp cho bạn khoảng hơn 10 phông họa tiết miễn phí).
- Uploads: Tải lên. Đây là khu vực các bạn sẽ phải sử dụng nhiều nhất trong Canva. Vì đa phần tài nguyên hình ảnh ở đây là tính phí, nên để có một hình minh họa đẹp, cách duy nhất là bạn phải tìm hình trên Google, tải xuống máy và tải lên phần mềm. Với tài khoản miễn phí, Canva cho phép bạn tạo một thư mục hình ảnh lưu trữ cho công việc lâu dài.
Làm quen với giao diện thiết kế

Chèn khung bìa

Tùy theo mục đích và sở thích thiết kế mà bạn có thể chọn chèn khung bài hay không. Lời khuyên của mình ở đây là: Nếu bạn thiết kế bìa đơn giản trung tính, hãy sử dụng khung bìa để tạo điểm nhấn cho màu nền. Nếu bạn thiết kế bìa chi tiết với phông nền là một hình ảnh lớn thì tốt nhất không nên sử dụng khung bìa.
Khung bìa ở đây mình lựa chọn là khung trong suốt. Bạn có thể chỉnh màu cho khung phù hợp với tông màu chủ đạo của bạn.
Chèn khung bìa

Chèn hình ảnh từ máy tính

Như mình đã nói ở trên, bước này tuy hơi cầu kì nhưng đảm bảo bạn sẽ có những bức ảnh như ý. Theo mình, với phong cách đơn giản này, bạn nên sử dụng hai loại hình ảnh: Hình ảnh chi tiết nhỏ (tạo điểm nhấn) và hình ảnh chủ đạo (minh họa chính).
Bước 1: Lưu ảnh về máy tính.
Bước 2: Tìm đến khu Uploads và chọn Upload your own images.
Bước 3: Chọn hình ảnh từ máy tính.
Bước 4: Tải lên. Hãy đợi hình ảnh được tải lên hoàn chỉnh trước khi sử dụng nhé.
Chèn hình ảnh từ máy tính

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?