Cua biển là món ăn khoái khẩu cho nhiều người. Không chỉ cung cấp nhiều canxi mà cua biển còn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn. Thế nhưng việc lựa cua biển ngon lại là thách thức đối với nhiều người chưa có kinh nghiệm. Hãy cùng xem một số cách để có cua ngon cho cả nhà, bạn nhé
Cách bảo quản cua biển
Chọn được cua ngon nhưng làm thế nào để giữ được độ tươi ngon của cua. Cùng học Cách bảo quản cua biển nhé.
Cách bảo quản cua biển tươi sống:
- Cho cua biển vào một cái thùng, trút vào một ít bèo tây ngâm với ít nước muối loãng rồi đặt cua ở nơi thoáng mát, tránh muỗi. Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên trên để cua không bò ra ngoài được. Cách làm này sẽ giúp cua sống được trong vài ngày.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể để cua vào một cái thau hay chậu, sau đó cho một ít nước (tốt nhất là nước giếng) có pha nước muối vào ngâm cua khoảng 10 phút rồi lấy hết nước ra và để nguyên như vậy, các bạn nhớ chặn miệng thau lại nếu không cua sẽ bò mất.
Cách bảo quản cua biển đông lạnh
- Xếp cua vào hộp có chứa đá lạnh rồi đưa cua vào tủ lạnh. Bạn lưu ý nên đặt cua lên một chiếc khay trước khi xếp cua vào hộp vì nếu tiếp xúc trực tiếp với đá, cua sẽ bị chết cóng.
- Ngoài ra, bạn có thể hấp hoặc luộc cua trước rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh, khi nào muốn dùng thì đem ra hâm nóng lại và thưởng thức thôi.
Chọn cua theo loại
Cua là một loại hải sản cung cấp rất nhiều chất Canxi và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải con cua nào thịt cũng ngon và nhiều như nhau. Vậy dựa vào đâu để phân biệt đâu là cua đực, đâu là cua cái?. Thật ra phân biệt cua đực và cua cái cũng rất đơn giản, nếu tinh ý bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay. Hãy nên chú ý vào các đặc điểm sau đây nhé:
- Mai cua: Cua cái sẽ có phần mai cua rộng hơn cua đực. Nếu phần mai cua đực có hình ô van bầu dài thì phần mai cua cái sẽ có phần rộng hơn một chút, Và bạn nếu muốn chọn được một con cua cái ngon, đầy gạch và trứng thì nên dùng ngón tay ấn nhẹ vào mai cua, nếu phần mai cua có độ đàn hồi tốt tức là con cua đó nhiều gạch và trứng, thịt sẽ rất ngon. Còn mai cua cái nào ấn vào bị xốp, thì con cua đó ít thịt, mang bị đen và ít gạch, không ngon hoặc cua đã chết.
- Càng cua: Bạn nên chú ý phần vỏ nằm ở giữa càng cua, nếu là cua đực, phần vỏ sẽ có màu đậm hơn cua cái, nếu màu càng đậm tức là con cua đó nhiều thịt hơn. Ngược lại nếu màu nhạt đó chính là con cua cái, và nếu phần vỏ bị đóng rong xanh thì đừng nên chọn, bởi những con cua đó thịt rất ít và không được ngon.
- Yếm cua: Đây là bộ phận bạn dễ phân biệt nhất để tìm ra cua đực, cua cái. Phần yếm của cua đực sẽ rất hẹp, có hình tam giác. Còn yếm của cua cái có hình bầu dục, rộng hơn rất nhiều, khi đến mùa sinh sản phần yếm này sẽ chứa rất nhiều trứng.
Sẽ tùy vào sở thích của từng người, mà bạn sẽ thấy loại nào là ngon nhé. Tuy nhiên, nếu xét về giá thành và lượng thịt cua cũng như độ ngon miệng thì nên chọn những loại cua ngon nhất như sau:
- Cua gạch: Cua gạch thường là những con cua cái và thường chúng sẽ mang trứng, loại cua này sẽ có giá cao nhất, lượng thịt nhiều nhất, phần gạch trong mai cua rất ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng.
- Cua cái so: Tức là những con cua cái vừa trưởng thành và chưa qua lần sinh sản nào. Loại cua này khá khó tìm, bởi để tìm được con cua này phải bắt chúng ở độ tuổi vừa trưởng thành. Thường giá của chúng khá cao, bởi độ hiếm và độ ngon miệng của chúng, lượng thịt cung cấp rất nhiều và chắc thịt.
- Cua y: Cua y chính là những con đực khi chắc thịt và những con cua cái khi chưa có gạch. Loại này giá nằm ở mức trung bình, lượng thịt cung cấp vừa phải không nhiều, nhưng để so với 2 loại kia thì không ngon bằng. Chú ý khi tìm mua những con cua y này, bạn nên ấn nhẹ ở phần yếm, nếu yếm chắc là cua y ngon, nếu phần yếm mềm thì không ngon, bị ít thịt.
Cách sơ chế cua biển trước khi chế biến món ăn
Nếu như đã chọn được những con cua biển ngon đem từ sau chuyến du lịch về tới nhà, bạn không nên vội vã thả ngay cua vào nước vì giống như con người, cua sẽ bị cảm nóng mà chết. Đặt cua vào ngăn đá tủ lạnh hoặc đặt cua trên đá lạnh, cua bị lạnh sẽ cứng đơ lại khiến việc sơ chế của bạn dễ dàng hơn.
- Để nguyên dây trên mình cua (nếu có), rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng của cua lên, dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng của nó, đến khi chân và càng của nó duỗi ra. Lúc này bạn mới tháo bỏ dây buộc cua ra, dùng bàn chải chà sạch cua, đặc biệt chú ý hai bên hông cua là nơi bám rong rêu nhiều nhất.
- Tách bỏ phần yếm cua và các lông cua phía bên trong yếm trước khi chế biến.
- Tách mai cua ra khỏi thân cua, nếu làm món hấp, luộc hoặc nướng thì không cần. Sau đó, tùy theo món ăn mà ta chế biến có thể chặt cua làm 2, làm 4 hoặc để nguyên con cũng được. Riêng càng cua thường được đập dập để cho thấm gia vị trong quá trình chế biến.
- Luộc cua không bị rụng càng: đây là trường hợp rất nhiều bà nội trợ gặp phải khiến món cua mang ra không còn được thẩm mỹ vì cua một nơi càng một nẻo. Rất đơn giản: cua tươi sống mua về, còn ngoe nguẩy, bạn hãy giữ nguyên dây trói, lấy một con dao nhọn, cắm thẳng vào miệng cua và xoay một cái. Cua sẽ chết ngay lập tức. Sau đó, bạn tháo dây và rửa rồi nấu một cách bình thường.
Thời điểm thích hợp để mua cua
Thịt cua ngon phụ thuộc nhiều vào mùa nước.
- Những ngày cuối tháng hoặc đầu tháng luôn là thời điểm cua béo, chắc thịt.
- Những ngày giữa tháng là thời điểm cua ghẹ đang lột vỏ, chúng thường nhịn ăn nên óp, ít thịt và ăn không ngon.
Chọn mua ở những cửa hàng uy tín
Để mua được những chú cua tươi ngon, vừa ý các bạn nên đến những địa chỉ, nhà hàng bán đồ biển nổi tiếng, uy tín thì sẽ tương đối yên tâm, thế nhưng chắc chắn giá tiền ở những nơi đây sẽ đắt hơn nhiều so với việc mua tại chợ đầu mối hay chợ hải sản. Nếu mua ở chợ các bạn hãy thường mua ở một cửa hàng để trở thành khách hàng thân quen, như thế các mẹ có thể nhờ vả người bán hàng chọn trước.
Dùng tay bóp và cảm nhận
Bạn cần kiểm tra độ đầy và chắc của thịt bằng cách bóp vào cua.
- Mai cua mềm thì chứng tỏ thịt bị ốp, ăn không ngon và gạch cũng không ngon. Các bạn chọn con nào càng chắc càng tốt.
- Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu - sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần - nhiều nước (bán thịt).Và đặc biệt, bạn nên chọn những con có phần thân màu vàng phèn, đây thường là những con cua chắc thịt.
- Dùng tay đè nhẹ phần khe giữa mai cua và yếm cua. Sau đó bạn nhìn vào để xem, nếu cua gạch nhiều bạn sẽ thấy phần gạch màu đỏ nhiều ở bên trong, còn nhìn vào mà không thấy gì thì tốt nhất là lựa con khác.
Lưu ý khi ăn cua biển
Mùa thu, cua không những ngon, béo ngậy mà còn chứa hàm lượng vitamin phong phú và có giá trị dùng làm thuốc nhất định. Nhưng không ít người sau khi ăn cua bị đau bụng đi ngoài, hoặc buồn nôn. Để tránh được những điều này, hãy lưu ý 7 điều dưới đây khi chế biến và ăn cua:
- Hấp hoặc luộc chín kĩ: Cua ở sông hồ biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức.
- Nên ăn cua tươi sống: Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nẩy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn.
- Không nên để lưu cữu: Cua chế biến xong ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại.
- Cách ăn cua đúng: Thịt cua chắc chắn là ngon và bổ. Nhưng không phải vì thế mà cái gì trong con cua cũng có thể ăn tuốt. Khi ăn cua, trước hết cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dầy cua. Phần này chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Dùng một cái thìa nhỏ xúc phần dạ dày cua ở giữa thân cua ra, nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn, chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên trong dạ dày đó có nhiều cát bẩn. Ăn hết phần thân mới ăn đến mình cua. Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, không nên ăn. Phần ruột cua là đường màu đen nằm ở phần dạ thông lên rốn cua, nói chung cũng không nên ăn. Mang cua - phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua - cũng là phần bỏ đi.
- Không nên ăn quá nhiều: Thịt cua có tình hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.
- Không uống trà, quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua: Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thị các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài. Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Chọn bằng cách quan sát bên ngoài
Muốn mua được cua ngon bạn phải tinh ý quan sát tường cho tiết một. Chú ý:
- Quan sát màu sắc giữa mai và càng cua: Những con cua ngon thì mai cua có màu sẫm. Màu giữa mai và mặt trên của càng cua sẽ tương đồng nhau, đồng thời có màu sẫm đậm hơn những con còn lại.
- Quan sắt màu mặt dưới càng cua và bụng cua: Bạn nên chọn những con cua có càng to khỏe, mặt dưới càng và bụng cua có màu cam nâu sẫm và bóng. Chắc như bắp là cua sẽ chắc thịt và đạt tuổi trưởng thành rồi đấy!. Những con có màu sắc ở phần bụng và phía dưới càng nhợt nhạt thậm chí là trắng sáng thì chắc chắc cua vẫn còn non và chất lượng thịt và gạch không cao.
- Quan sát hình dáng gai trên mai cua: Những cua trưởng thành chắc thịt và nhiều gạch thì những gai trên mai cua càng to, dài và cứng cáp hơn những con còn non. Bạn nên chọn con thật tươi, nhìn yến vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên