Top 7 Cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai không cần dùng thuốc

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone có tác dụng làm mềm cơ dạ dày (khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi); đồng thời, nó cũng khiến tình trạng dư axit xuất hiện, gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu. Tình trạng ăn uống khó tiêu ở mẹ còn là kết quả khi bào thai phát triển, gây áp lực lên dạ dày mẹ; do mẹ ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh; sử dụng thức ăn, đồ uống ăn uống khó tiêu hoặc do tâm lý căng thẳng. Đó chính là những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi mang thai ở bà bầu. Đầy bụng, ăn uống khó tiêu có thể gây nên những cơn đau bụng trên, đau ngực, làm gia tăng triệu chứng ợ nóng cho thai phụ. Nó còn khiến thai phụ có cảm giác bụng luôn căng đầy, buồn nôn. Không chỉ ảnh hưởng tới thai phụ mà đầy bụng, khó tiêu kéo dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Để khắc phục tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi mang thai bà bầu cần chú ý một số điều sau để nhanh chóng tạm biệt đầy bụng, khó tiêu mà không cần dùng đến thuốc.

Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích

Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi, khói thuốc lá còn làm đảo lộn dịch dạ dày, từ đó khiến tình trạng đầy hơi khó tiêu càng trầm trọng hơn. Không hút thuốc và uống rượu: Hai thứ này làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến suy dinh dưỡng, gây căng thẳng trên cơ thể. Ngoài ra, nicotine có trong thuốc lá dẫn đến tăng tiết axit nên nếu bà bầu không tránh xa khói thuốc cũng như rượu bia sẽ khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở bà bầu trở nên trầm trọng.

Bà bầu nên tránh xa rượu và khói thuốc
Bà bầu nên tránh xa rượu và khói thuốc

Thay đổi thói quen ăn uống

Đầy bụng, khó tiêu là một trong những triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Khi gặp tình trạng này, các mẹ sẽ thấy khó chịu, chán ăn và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé. Có khá nhiều nguyên nhân làm cho chị em khi mang thai gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu trong đó chế độ ăn uống không hợp lý cũng là lý do khiến mẹ bầu bị chướng bụng, khó tiêu. Nếu mẹ thường xuyên ăn nhanh, sử dụng thức ăn khó tiêu, ít chất xơ, ăn trái cây ngay sau khi ăn sẽ dẫn đến tình trạng bị đầy hơi, khó chịu ở bụng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cũng chính vì vậy mà đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng của mẹ bầu. Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng khó tiêu khi mang thai thì hãy thực hiện bữa ăn phù hợp nhé.

  • .Hạn chế món cay, nóng, chiên, xào: Dù rất hấp dẫn nhưng các món ăn này lại là “thủ phạm” khử nước trong cơ thể, làm chứng táo bón của mẹ thêm nặng. Do đó bên cạnh việc cân bằng dưỡng chất trong mỗi bữa ăn, mẹ còn cần chú ý đến việc cân bằng gia vị nữa đấy. Ban đầu có thể mẹ sẽ chưa quen vì phải thay đổi khẩu vị, nhưng thay đổi nhỏ này sẽ giúp mẹ khoẻ mạnh hơn.
  • Uống đủ nước lọc: Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước (tương đương 8 – 10 ly nước) để giúp thức ăn “di chuyển” trong ruột nhanh chóng hơn và duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Mẹ cũng có thể pha nước ấm với chút chanh để kích thích nhu động ruột, mẹ nhé! Mẹ đừng quên uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày!
  • Không ăn quá nhiều một lúc: Dù có mang tâm lý “ăn cho hai người”, mẹ cũng cần nhớ cơ thể cũng cần thời gian thích nghi với việc ăn và hấp thụ dưỡng chất nhiều hơn. Nếu ăn quá nhiều, mẹ có thể sẽ bị đầy hơi, táo bón. Thay vì ăn quá nhiều một lúc, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra thành 5 đến 6 bữa mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau từ 4 đến 5 tiếng nhé.
Đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý
Đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý
Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước (tương đương 8 – 10 ly nước) để giúp thức ăn “di chuyển” trong ruột nhanh chóng hơn và duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước (tương đương 8 – 10 ly nước) để giúp thức ăn “di chuyển” trong ruột nhanh chóng hơn và duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Bổ sung các thức uống giúp chữa khó tiêu cho mẹ bầu

Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ thì nếu như mẹ đang cảm thấy đầy hơi, khó tiêu thì hãy uống ngay các loại đồ uống này nhé.

  • Nước chanh nóng, không chỉ giúp bạn giải khát cho cơ thể mà có thể chữa trị chứng khó tiêu hiệu quả. Dùng 1 muỗng nước cốt chanh pha loãng vào ly nước ấm, có thể cho 1 ít muối và nên uống trước bữa ăn. Cách này giúp chữa đầy bụng khó tiêu nhanh nhất, đồng thời, còn hỗ trợ thê axit cho dạ dày. Ngoài ra, nước chanh còn giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi chế biến món ăn.
  • Uống nước trà gừng hoặc kết hợp gừng với mật ong sẽ giúp kích thích tiêu hóa, giảm ngay chứng khó tiêu cho mẹ bầu nhanh chóng.
  • Bà bầu có thể dùng nước bột nghệ để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi.
Nước chanh nóng, không chỉ giúp bạn giải khát cho cơ thể mà có thể chữa trị chứng khó tiêu hiệu quả.
Nước chanh nóng, không chỉ giúp bạn giải khát cho cơ thể mà có thể chữa trị chứng khó tiêu hiệu quả.

Vận động nhẹ nhàng

Mang bầu nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nên chỉ muốn nằm ngay sau khi ăn xong và điều đó không hề tốt chút nào. Đặc biệt Vào cuối thai kỳ, bé lớn hơn rất nhiều nên việc di chuyển của mẹ càng khó khăn hơn. Do đó mẹ bầu có xu hướng lười vận động. Nhưng chỉ cần mẹ chịu khó tập thể dục nhẹ nhàng khoảng nửa tiếng mỗi ngày và tránh ngồi một chỗ quá lâu, mẹ sẽ thấy tình trạng táo bón giảm dần đấy! Bởi việc tập thể dục sẽ giúp hệ tiêu hoá của mẹ vận động tốt hơn, tránh được tình trạng đầy hơi và khó tiêu. Bên cạnh đó, việc tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp mẹ bầu khoẻ mạnh, giữ dáng và dễ sinh hơn.

Tập thể dục đều đặn như một thói quen hàng ngày, đặc biệt duy trì việc đi bộ 10 phút sau khi ăn bữa tối sẽ giúp cơ thể loại bỏ lượng khí- tác nhân gây đầy bụng khi bị dồn nén nay được giải phóng khỏi cơ thể. Tham gia các lớp yoga nhẹ nhàng hay những bài tập cơ đơn giản vừa giúp mẹ có được sức khỏe tốt vừa có được tinh thần thoải mái hơn.

tập thể dục sẽ giúp hệ tiêu hoá của mẹ vận động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp mẹ bầu khoẻ mạnh, giữ dáng và dễ sinh hơn.
tập thể dục sẽ giúp hệ tiêu hoá của mẹ vận động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp mẹ bầu khoẻ mạnh, giữ dáng và dễ sinh hơn.

Điều chỉnh liều lượng canxi và sắt

Bổ sung sắt và canxi cho thai kỳ khoẻ mạnh, hẳn mẹ bầu nào cũng biết. Nhưng việc bổ sung sắt và canxi quá nhiều sẽ dẫn tới “tác dụng phụ” là táo bón. Để tránh tình trạng này, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung ít nhất là 27mg sắt và 1300 – 2000mg canxi. Bên cạnh đó, còn vài nguyên tắc mẹ nên nhớ:

  • Không bao giờ bổ sung sắt và canxi cùng một lúc.
  • Không nên bổ sung quá 500mg canxi một lần.
  • Tăng cường bổ sung vitamin D để tăng khả năng hấp thụ canxi.
  • Không bổ sung sắt cùng trà, cà phê hoặc các thực phẩm giàu vitamin C.
  • Sắt từ động vật dễ hấp thu hơn.
  • Nấu nướng bằng nồi hoặc chảo gang sẽ giảm tình trạng mất sắt trong thực phẩm.
Để tránh tình trạng này, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung ít nhất là 27mg sắt và 1300 – 2000mg canxi
Để tránh tình trạng này, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung ít nhất là 27mg sắt và 1300 – 2000mg canxi

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ

Không chỉ giúp giảm tối đa triệu chứng táo bón khi mang thai, tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả, đồng thời giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc tiểu đường và các vấn đề tim mạch. Theo các chuyên gia, chất xơ là một loại gluxit mạch dài và cơ thể con người gần như không thể tiêu hóa hoàn toàn được, bao gồm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan là phần cứng có trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây, rau xanh. Loại chất xơ này sẽ không bị các enzym ruột phá hủy và cũng không được hấp thu vào máu. Tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Chất xơ hòa tan thường có trong các loại đậu, yến mạch, lúa mạch, trái cây và bơ, có tác dụng ngăn ngừa hấp thu đường và cholesterol vào máu. Bổ sung chất xơ hòa tan cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và cải thiện cảm xúc.

  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày cần đảm bảo ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây. Mẹ bầu có thể ăn rau vào 3 bữa chính trong ngày và ăn trái cây trong những bữa phụ. Ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ thân cứng như bông cải xanh và trái cây ăn được cả vỏ lẫn ruột như táo.
  • Thực đơn cho bà bầu mỗi tuần nên có ít nhất 3 bữa đậu.
  • Thay vì chọn những món ăn vặt không dinh dưỡng, khi “buồn miệng”, mẹ bầu nên ưu tiên các loại hạt, yến mạch, ngũ cốc, trái cây…
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày cần đảm bảo ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày cần đảm bảo ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây
Đế đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, thực đơn hàng ngày của mẹ bầu cần 25-30gr chất xơ
Đế đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, thực đơn hàng ngày của mẹ bầu cần 25-30gr chất xơ

Điều chỉnh tư thế ngủ

Bà bầu khi bị đầy bụng nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ để giảm sự khó chịu khi bà bầu bị chướng bụng. Tư thế này giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược lên trên – yếu tố làm gia tăng chứng đầy bụng. Thói quen nằm ngửa hoặc nằm sấp nên hạn chế khi bụng bầu lớn vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến hệ xương bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Quan trọng hơn bà bầu cần nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến mẹ thấy sảng khoái hơn, không còn mệt nhọc, nên dành thời gian để nghỉ trưa để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Bà bầu khi bị đầy bụng nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ để giảm sự khó chịu khi bà bầu bị chướng bụng.
Bà bầu khi bị đầy bụng nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ để giảm sự khó chịu khi bà bầu bị chướng bụng.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?