Tình trạng tắc tia sữa khá phổ biến đối với các mẹ sau sinh. Nếu diễn ra thường xuyên và không chữa trị có thể khiến mẹ trầm cảm, áp xe vú, viêm tắc tuyến sữa. Theo Đông y, nguyên nhân gây tắc tia sữa do thấp nhiệt, máu huyết lưu thông kém làm tuyến sữa bị ách tắc gây đau đớn khiến mẹ không ăn không ngủ được, bị sốt nhẹ… còn bé không có sữa mẹ để bú còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Do vậy, khi phát hiện mình bị tắc tuyến sữa, các mẹ cần nhanh chóng tìm cách khơi thông dòng sữa ngay. Ngoài cách dùng máy hút sữa, đến bệnh viện nhờ bác sĩ thăm khám các mẹ có thể chữa tắc tia sữa bằng các phương pháp dân gian có thể áp dụng tại nhà cực dễ tìm như sau.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Cây Bồ công anh chữa tắc tia sữa còn có tên khác là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời,… Là loại cây nhỏ, thường cao khoảng 1m, đôi khi cao tới 3m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc.
Cây Bồ công anh là loại cây mọc dại rất phổ biến tại Việt Nam: Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao… cây nhỏ, mọc thẳng, lá bồ công anh có nhiều răng cưa thưa, hoa mày vàng hoặc tím. Bồ công anh là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được. Thường thì nhân dân ta hái lá bồ công anh tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần về tắm cho bé tại nhà rất tốt giúp bé chữa các mụn nhọt của bé, không cần chế biến gì đặc biệt.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh:
- Với lá bồ công anh khô: Mẹ rửa sạch và đun với nước, lấy nước uống như uống trà trong ngày. Hoặc mẹ có thể đun sôi nước và pha với lá bồ công anh khô chừng 15 phút để dùng nhé.
- Với lá bồ công anh tươi: Với lá tươi, mẹ nên ngâm rửa sạch sẽ với nước muối, sau đó giã nát lấy nước uống. Mẹ cũng có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn lá, lấy nước dùng và dùng bã lá đắp lên ngực để chữa tắc sữa nhé.
- Bài thuốc chữa tắc sữa với lá bồ công anh: Chuẩn bị 10g lá bồ công anh khô/ 50g lá bồ công anh tươi, 50g thần khúc, 900ml nước. Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào đun sắc lại còn 300ml là dùng được.
Lưu ý là đắp để qua đêm, tuy nhiên tránh đắp lên núm vú. Để xác định điểm tắc sữa mẹ chỉ cần sờ vào bầu ngực, địa điểm tắc sữa sẽ chai cứng hơn các vùng còn lại. Nếu uống nước lá bồ công anh để chữa trị bạn nên dùng mỗi lần khoảng 50g lá tươi, lá khô khoảng 10g là đủ. Bạn nên bắt đầu uống ít sau đó tùy theo tình trạng tắc sữa mà tăng dần liều lượng. Nhiều nhất chỉ nên uống 2 cốc mỗi ngày, mỗi cốc 250ml. Uống đến khi thông sữa trở lại nhé.
Bên cạnh việc dùng cây bồ công anh bạn cũng nên kết hợp massage ngực theo chiều kim đồng hồ tại các điểm chai cứng để giúp thông tắc tia sữa mẹ nhé.
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá tía tô
Tía tô là một loại cây thân thảo, cao dưới 1m. Các lá của chúng mọc đối nhau, phần mép lá có các khía răng, thường mặt dưới của lá có màu tìm nhưng đôi khi cả 2 mặt của lá đều có màu tím. Mọi bộ phận của lá tía tô đều có thể dùng được, trừ rễ. Ngoài việc dùng trong ẩm thực, lá tia tô còn được rất nhiều thầy thuốc sử dụng trong bài thuốc chữa tắc tia sữa.
Tình trạng tắc tia sữa ở chị em sau khi sinh con diễn ra rất phổ biến. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà chúng còn có thể khiến cho bé không đủ sữa để bú từ đó không thể phát triển toàn diện một cách bình thường được. Vậy, chị em có thể tham khảo mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá tía tô như sau:
- Nguyên liệu: 300g lá tía tô tươi + 1 mảnh vải mỏng và sạch.
- Cách thực hiện mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá tía tô:
- Lá tía tô đã chuẩn bị chị em đem đi rửa sạch nhiều lần với nước.
- Bỏ hết phần thân cứng, chỉ lấy lá và ngọn.
- Tiếp đến chị em giã nhuyễn chúng ra và lấy để đắp lên 2 bên ngực.
- Ngay sau đó thì chị em dùng mảnh vải mỏng và sạch đã chuẩn bị để băng chúng lại trong vòng 30 phút.
Đây là bài thuốc dân gian dễ làm nhưng lại có hiệu quả giảm đau, thông tắc tia sữa rõ rệt.
Chữa tắc tia sữa tức thì bằng đu đủ non
Có lẽ ít ai hiểu được cảm giác vui sướng khi thoát khỏi những cơn đau đến rơi nước mắt, những lần xót con khi không có sữa cho con bú. Và cảm giác vui sướng ấy sẽ đến khi các mẹ sử dụng đu đủ non để chữa tắc tia sữa cực hiệu quả.
Tắc tia sữa là hiện tượng “ống dẫn sữa trong hệ thống tuyến sữa của người mẹ bị tắc” từ đó nguồn sữa không tự chảy ra được khi cho bé bú. Hiện tượng thường xuyên xảy ra ở những ngày đầu mới sinh và trong những thời kì đầu người mẹ cho con bú bằng sữa mẹ. Vì vậy để phòng tránh hiện tượng tắc tia sữa thì các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới quá trình này.
- Các bà mẹ khi bị tắc tia sữa, hãy lấy 1 quả Đu Đủ non gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và đem đi nướng. Sau khi nướng xong, hãy bỏ vào một tấm vải mỏng rồi đặt lên 2 bên ngực.
- Sau một thời gian, tia sữa sẽ được lưu thông và không bị tắc nữa. Đu Đủ giúp các mẹ giảm đau và thông sữa hiệu quả. Ngoài ra, Đu Đủ cũng rất dễ kiếm nên thuận tiện cho các bà mẹ.
Đu Đủ xanh có rất nhiều công dụng tốt. Đây là bài thuốc kinh nghiệm dân gian được truyền từ thời cha ông ta. Dùng Đu đủ xanh chữa tắc tia sữa không gây độc hại cho sức khỏe của bà mẹ.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đinh lăng từ lâu đã được biết đến như là một vị thuốc nam thần kì, một loại gia vị đặc biệt. Mọi bộ phận của cây từ lá, thân, rễ đều có công dụng riêng. Với phụ nữ sau khi sinh, thường xuyên uống nước sắc từ lá đinh lăng để nhanh chóng lấy lại sức, cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh và nhiều sữa. Trường hợp bị tắc tia sữa, lá đinh lăng lại là người bạn đồng hành an toàn và hiệu quả nhất.
5 phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
- Uống nước lá đinh lăng: Sử dụng150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại, sau khi sôi thì mở nắp và đảo qua. Lặp lại khoảng 2-3 lần. Sau 7 phút tắt bếp. Chờ nguội, chắt lấy nước đầu tiên để uống. Tiếp đến cho đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống. Uống liên tục khoảng 2-3 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả. Nước lá đinh lăng cần được uống xen kẽ với nước lọc nhưng không thay thế.
- Canh lá đinh lăng: Mẹ có thể nấu canh lá đinh lăng với thịt heo xay hay với sườn non để đổi vị.Cách chế biến: Dùng 100gr lá cây đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho thịt xay vào xào chín thơm với ít hành tím. Sau đó cho nước vào đun vừa sôi thì cho lá đinh lăng vào đảo đều, đợi sôi lại thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn, dọn ra tô dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Món canh này giúp mẹ bồi bổ cơ thể khiến sữa về dồi dào và thải trừ độc tố ra ngoài.
- Ăn cháo giò heo nấu lá đinh lăng: Chân giò hầm đu đủ hoặc hầm với lá đinh lăng đều là những món ăn lợi sữa. Cách chế biến: Chỉ cần sử dụng khoảng 150gr lá đinh lăng, 1 cái giò heo và khoảng 100gr gạo tẻ cùng ít gia vị cần thiết là sẽ có ngay nồi cháo nóng hổi bổ dưỡng. Làm sạch giò heo, chắc khúc vừa ăn. Lá đinh lăng thì cho vào ấm nấu khoảng 15 phút, lượt lấy nước cốt. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào nồi nấu thành cháo cùng nước lá đinh lăng và giò heo. Nếu sử dụng lá đinh lăng phơi khô thì bạn chỉ cần 30gr là được.
- Lá đinh lăng luộc: Món ăn này dùng như rau trong bữa cơm của bà đẻ trong tháng ở cữ . Dùng 200gr lá đi lăng tươi luộc chín, sau đó chấm kèm với ít nước mắm mặn. Ăn nóng kèm cơm trắng rất ngon và còn có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả.
- Thuốc đắp: Dùng 100gr lá đinh lăng và 50gr lá diếp cá, rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó đắp lên ngực mẹ sẽ thấy dịu, bớt căng nhức.
Xơ mướp chữa tắc tia sữa
Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vỏ ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô. Xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu.
Chữa tắc tia sữa:
- Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.
- Chỉ cần thực hiện 3 – 4 ngày liền kề sẽ đạt được kết quả ngoài mong đợi. Đối với bài thuốc này, các mẹ sau sinh không cần phải lo khó uống, vì tuy xơ mướp khô nhưng vẫn giữ được mùi thơm và vị ngọt nên rất dễ uống.
Chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Chữa tắc tia sữa bằng lá mít được xem là một trong nhiều phương pháp để điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Được ông cha truyền lại từ xa xưa, phương pháp này được nhiều bà mẹ bỉm sữa áp dụng và thành công.
Mít vốn là vị thuốc trong đông y vị ngọt, thơm và không độc. Có lẽ ít người biết rằng mít có rất nhiều công dụng như giải rượu, chữa tưa lưỡi cho trẻ nhỏ… Ngoài ra đây còn là một phương thuốc điều trị chứng tắc tia sữa sau sinh ở mẹ cực kỳ hiệu quả.
- Dùng khoảng 18 lá mít to, không sâu, rửa sạch, sau đó hơ nóng, đắp mỗi bên bầu ngực 9 lá. Mẹ nhớ lưu ý đắp ở những chỗ nào bị cương cứng. Sau đó, dùng tay xoa bóp từ trên xuống dưới với lực tay vừa phải, vừa sức mẹ chịu được.
- Còn nước lá mít đang nóng, mẹ dùng khăn sữa của trẻ thấm ướt rồi chườm lên ngực, cứ thực hiện thao tác này đến khi nước nguội hẳn.
Tiếp tục thực hiện quy trình này khoảng 3 – 4 lần sẽ có hiệu quả rất tốt. Trường hợp sữa chảy ra ngay sau khi chườm thì mẹ phải cho bé bú ngay nhé, bú càng lâu càng tốt để giúp kích thích tuyến sữa hoạt động trở lại bình thường.
Đặc biệt, lá mít ngoài công dụng chữa tắc tia sữa thì còn có tác dụng lợi sữa cho mẹ, chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, trẻ bị tiểu ra cặn trắng, hen suyễn, mụn nhọt…
Cách trị tắc tia sữa bằng men rượu
Tắc tia sữa là một trong những nổi ám ảnh kinh hoàng của những bà mẹ sau sinh, không những gây đau nhức mà tình trạng này còn khiến bé không có đủ sữa để bú, làm cho mẹ cảm thấy xót xa vô cùng. Đừng quá lo lắng, bởi với cách chữa tắc tia sữa bằng men rượu sau đây, mất sữa chỉ là chuyện nhỏ!
- Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục.
- Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả. Tuy nhiên, hãy tìm mua men rượu và rượu nguyên chất tại những của hàng uy tín, tránh mua nhầm hàng giả, gây hại cho mẹ và em bé.
Với phương pháp này, không những mẹ có thể gọi sữa về ào ạt mà mùi vị của sữa cũng sẽ thay đổi đáng kể, trở nên thơm ngon và hấp dẫn bé hơn. Bên cạnh đó, mẹ hãy ăn nhiều rau lang luộc và khoai lang củ, chúng rất tốt cho việc tạo sữa.
Chữa tắc tia sữa tại nhà bằng lá bắp cải
Chữa tắc tia sữa bằng lá bắp cải được xem là một trong nhiều mẹo thông tắc tia sữa được nhiều mẹ sử dụng khá hiệu quả. Ngay từ khi phát hiện ra các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, các mẹ ngay lập tức nên sử dụng phương pháp này để giảm thiểu các triệu chứng tắc sữa.
Lá bắp cải là một trong những loại lá được ví là một loại “ thuốc dành cho nhà nghèo” với rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như thành phần dinh dưỡng. Các mẹ gặp tình trạng tắc sữa hãy ra chợ mua ngay 1 cây bắp cải sau đó thực hiện các bước sau:
- Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: Một bắp cải xanh và được làm sạch cẩn thận. Mẹ dùng dao bỏ đầu và cuối tách lấy 2 lá xanh không dập nát. Loại bỏ đi những lá mềm và không sạch. Mẹ nên chọn lá dày to, và có kích thước xấp xỉ bầu ngực của mình. Tốt nhất: Sau khi rửa, mẹ ngâm với dấm để loại bỏ độc tố và rửa lại một lần nữa với nước lọc.
- Hở lửa thật nóng vùng cọng cứng của lá bắp cải chú ý hơ phải thật nóng.
- Đắp lá bắp cải lên khu vực ngực đang tắc sữa, để một lớp khăn mỏng lên ngực trước khi đặt lá bắp cải. Chú ý nếu nhiệt độ quá cao, mẹ có thể đặt nhiều lớp khăn mỏng để giảm sự tiếp xúc với bầu ngực.
- Dùng tay day mạnh trên bầu ngực để làm tan cục đông sữa. Sau vài lần day, sữa sẽ về. Nếu lá bắp cải cũ bị nguội, mẹ có thể thay lá khác nóng hơn và lại tiếp tục tương tự.
Cách GIẢM ĐAU khi bị tắc tia sữa bằng lá bắp cải
Ngoài việc chữa tắc tia sữa sau sinh, lá bắp cải còn có công dụng giảm đau và giảm sưng tấy cho mẹ khi mắc chứng bệnh này. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì lá bắp cải chứa nhiều phytoestogen – chất này có hiệu quả trong việc giảm sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Hướng dẫn chi tiết
- Các bạn chọn những lá bắp cải xanh, dùng dấm sát khuẩn và rửa lại thật sạch. Cho ngay vào ngăn đá của tủ lạnh
Sau khi lá bắp cải đủ lạnh, các bạn lấy bớt gân lá và quấn quanh bầu ngực khu vực bị sưng. Chú ý không QUẤN LÁ LÊN ĐẦU TI. - Thay lá mới sau khi lá cũ hết lạnh. Nên sử dụng 1-3 lần / ngày.
CHÚ Ý: Không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ làm giảm tiết sữa hoặc khiến tình trạng tắc sữa nghiêm trọng hơn.
.