Tiết kiệm là thói quen tốt. Và điều quan trọng nhất khi bắt đầu là tạo hứng thú để tiết kiệm. Bạn càng sớm dạy con tiết kiệm tiền, thì khi con lớn bạn sẽ không còn phải lo lắng về cách chi tiêu của con. Vậy dưới đây là một vài ý tưởng giúp bạn dạy các con ở mọi lứa tuổi tiết kiệm tiền hữu hiệu, hãy cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé!
Nuôi lợn đất
Đầu tiên, bố mẹ đừng quên giới thiệu với bé ý nghĩa của những chú heo đất tiết kiệm. Heo đất là một “ngân hàng” tí hon để bé bước đầu học cách tích lũy tiền bạc cho một mục đích nào đó. Để dạy con nuôi heo đất tiết kiệm, bố mẹ nên cho con tự giữ tiền của mình. Đó có thể là tiền lì xì, tiền tiêu vặt hàng tháng hoặc là tiền người khác cho bé, tiền thưởng… Mỗi ngày, bố mẹ có thể cho bé một ít tiền lẻ và khéo léo nhắc nhở để tạo cho bé thói quen bỏ ống heo tiết kiệm. Nếu bé có thắc mắc vì sao chúng ta phải tiết kiệm, bố mẹ nhớ giải thích cho con bằng những ví dụ cụ thể như: “mỗi ngày con để vào đây 5 ngàn đồng, sau 1 tháng là mua được 1 chiếc xe đồ chơi rồi đấy!”.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chỉ cho bé niềm vui khi chờ đợi số tiền trong heo đất đầy lên và khi đập heo để có được số tiền khi mong muốn. Ban đầu, thời gian chờ đợi sẽ ngắn với một chú heo đất tiết kiệm nho nhỏ. Tiếp đến, bố mẹ cùng bé có thể chọn mua 1 hay nhiều heo đất có kích thước to hơn để kéo dài quãng thời gian chờ đợi. Trong thời gian này, nhớ chỉ cho bé cách lên kế hoạch chi tiêu cho số tiền sắp có khi heo đã đầy nhé!
Nêu gương cho con
Tạo điều kiện cho con kiếm tiền
Lúc đó, tôi xấu hổ vì là kẻ trộm cắp và giận bố, vì có nhiều tiền mà không cho tôi. Tôi chỉ lấy một ít trong số đó thôi mà.
Sau đó, bố bắt đầu cho tôi phụ giúp mẹ bán hàng. Mẹ chỉ cho tôi cặn kẽ lợi nhuận thu được từ một món hàng bán được là rất ít. Số tiền lời kiếm được từ 1 sản phẩm bán được còn phải chi trả nhiều chi phí khác: tiền thuế, tiền hao hụt, sinh hoạt hàng ngày cho gia đình, tiền học, tiền nội ngoại…
Ban đầu tôi không hiểu những điều mẹ nói. Nhưng sau đó, tiếp xúc với bán hàng, và mẹ chỉ dẫn, tôi dần hiểu ra việc kiếm tiền thật sự khó khăn. Từ đó tôi biết chi tiêu hợp lý, cân nhắc các khoản cần chi, thiết thực chứ không lãng phí, tiêu những gì mình thích, nuông chiều bản thân quá. Sau này khi lên Đại học, cuộc sống một mình xa bố mẹ khiến tôi chủ động hơn. Những bài học từ nhỏ đã giúp ích cho tôi rất nhiều, và ít khi tôi rơi vào tình trạng “bữa đói bữa no”. Bên cạnh đó, tôi cũng biết cách tự kiếm tiền bằng những công việc và tiết kiệm khoản tiền phòng thân sau này. Từ những bài học của bố, từ bài học thực tiễn cuộc sống, càng làm tôi quý trọng đồng tiền hơn.
Trẻ con thường không hiểu hết giá trị của đồng tiền. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy dạy con về tiền bạc bằng cách tạo điều kiện cho con kiếm tiền để làm hành trang cho con trong cuộc sống, để con trưởng thành hơn.
Thẳng thắn với con về tình trạng kinh tế gia đình
Thay vì từ chối khi trẻ đòi hỏi, hãy giải thích cho các bé hiểu ngân sách gia đình không cho phép. Nếu gia đình bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, mà vẫn cố gắng mua thứ mà con đòi hỏi nhưng không cần thiết, sẽ khiến bé có suy nghĩ không thực tế. Ngược lại, khi con hiểu về thực trạng kinh tế của gia đình, nghĩa là bạn đang hình thành suy nghĩ đúng đắn về tiền bạc cho con.
Dạy trẻ những kiến thức tài chính cơ bản
Thứ nhất: càng ngày càng có nhiều người trẻ mất kiểm soát chi tiêu và rơi vào hoàn cảnh nợ nần khi còn rất trẻ.
Thứ hai: Trẻ em thời nay, cả các bé 5 – 6 tuổi, có rất nhiều cơ hội để quan sát bố mẹ, bạn bè, xã hội sử dụng tiền. Chúng ta đang sống trong một xã hội tiêu dùng khi mà mọi hoạt động dường như xoay quanh việc mua sắm. Càng ngày càng có nhiều hình thức, công cụ tài chính như: thẻ tín dụng, khoản vay, thẻ ATM khiến cho việc chi tiêu càng trở nên dễ dàng hơn. Một nền tài chính càng phức tạp yêu cầu chúng ta càng phải có trách nhiệm giáo dục các kiến thức tài cho thế hệ trẻ, đảm bảo khi các em bước vào tuổi trưởng thành, các em sẽ được trang bị các kiến thức đầy đủ về tài chính. Việc thiết lập một thói quen tiêu dùng và tiết kiệm thông minh, đặc biệt là từ khi còn bé, sẽ giúp các em thoát khỏi gánh nặng về tài chính và chủ động hơn trong công việc quản lý tiền bạc của mình.