Top 15 Cách để nhớ lâu

Biết cách học thuộc lòng nhanh là điều rất quan trọng. Bởi vì chương trình học của học sinh có rất nhiều lý thuyết, đặc biệt là những môn xã hội. Lượng kiến thức lớn, học sinh sẽ cảm thấy quá tải nếu không có kĩ năng ghi nhớ. Đến khi vào phòng thi, các em sẽ “chẳng nhớ gì”, hoặc nhớ được rất ít. Bạn cần biết cách học thuộc bài nhanh nhất và nhớ lâu nhất, từ đó mới có nền tảng để tiếp thu các kiến thức mới hay có thể vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra, bài thi.

Lặp lại với tần suất đủ nhiều

Hãy cố gắng lặp lại những gì bạn cần nhớ vào bất kì lúc nào có thể và bất kì nơi đâu, bởi vì khi bạn học một cái gì đó, thông tin ban đầu sẽ được lưu ở bộ nhớ tạm thời, và theo thời gian, thường thì khoảng 1 tuần, lâu thì một tháng bạn sẽ quên sạch sành sanh những gì đã được học trước đó. bạn đừng lo lắng và nản lòng, đó là điều bình thường.


Trí nhớ được lặp đi lặp lại nhiều lần được gọi là trí nhớ “cơ bắp”. Rèn luyện trí nhớ cơ bắp thường xuyên sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt và hình thành phản xạ tự nhiên với vấn đề đã ghi nhớ. Trí nhớ “cơ bắp” là bí quyết tốt nhất để học ngoại ngữ.


Khi mà thông tin được lặp lại một mức nào đó đủ lâu, đủ nhiều thì nó sẽ chuyển từ bộ nhớ tạm thời sang bộ nhớ vĩnh viễn. và khi đó nó sẽ ở lại với bạn mãi mãi mà không bao giờ quên.

Hãy cố gắng lặp lại những gì bạn cần nhớ vào bất kì lúc nào có thể và bất kì nơi đâu
Hãy cố gắng lặp lại những gì bạn cần nhớ vào bất kì lúc nào có thể và bất kì nơi đâu

Học cách đọc bằng mắt thay vì đọc thành tiếng

Áp dụng phương pháp học thuộc bằng mắt sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn một nội dung kiến thức nào đó thay vì phát âm ra tiếng.


Phương pháp học thuộc này cũng giúp học sinh nhớ lâu, quan sát toàn diện nội dung trong sách một cách dể dàng. Lướt chữ trong sách sẽ khiến chúng ta dễ tập trung và nghiền ngẫm kiến thức sâu hơn.

Lướt chữ trong sách sẽ khiến chúng ta dễ tập trung và nghiền ngẫm kiến thức sâu hơn.
Lướt chữ trong sách sẽ khiến chúng ta dễ tập trung và nghiền ngẫm kiến thức sâu hơn.

Tránh não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc

Não bộ của con người cũng giống như một chiếc máy tính. Khi bạn mở quá nhiều tab trong trình duyệt, chúng sẽ làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc.


Bên cạnh đó, việc đa nhiệm trong quá trình học tập và làm việc sẽ làm ức chế các hoạt động của não bộ và gây ra sự căng thẳng cho con người. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình não bộ tiếp nhận thông tin.

giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc
giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc

Nguyên tắc 50 phút tiếp nhận thông tin - nghỉ giải lao 10 phút

Theo các nhà nghiên cứu, não bộ có những giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin, xử lý và ghi nhớ những thông tin đó. Việc thúc ép não bộ phải ghi nhớ một lượng thông tin quá lớn trong thời gian ngắn sẽ không giúp bạn mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.


Đặc biệt, các nhà khoa học cho biết, việc não bộ phải tiếp nhận thông tin quá 50 phút sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và không tập trung để ghi nhớ những thông tin quan trọng sau đó. Vì vậy, một giải pháp lý tưởng cho bạn là hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho việc học tập và làm việc theo chiến lược flashcards, cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 10 phút. Trong khoảng 10 phút này, bạn có thể thư giãn và chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi nhớ và sẵn sàng tiếp nhận lượng thông tin kế tiếp.

Cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 10 phút
Cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 10 phút

Luôn có giấy bút bên mình

Sử dụng giấy bút để ghi lại những ý chính. Hãy sử dụng những tờ giấy A4 rời, sau đó đóng lại thành một quyển để đến khi ôn bài thi hay ôn bài kiểm tra bạn có thể lấy ra ôn lại từng bài, từng chương một.


Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.


Hãy chỉ ghi các ý chính ra giấy thôi nhé. Nếu muốn ôn bài kỹ hơn thì với mỗi ý chính bạn lại điền những ý nhỏ hơn ở dưới vào. Đừng quên sử dụng bút high light để đánh dấu lại những kiến thức quan trọng, đây cũng là một cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu nhất đấy.

Hãy chỉ ghi các ý chính ra giấy thôi nhé
Hãy chỉ ghi các ý chính ra giấy thôi nhé

Hiểu nội dung cần nhớ

Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng. Nếu bạn đọc nhiều lần mà không hiểu một nội dung nào đó hãy dùng biện pháp nhớ “cưỡng chế”, tức là cứ học thuộc nội dụng và sau đó từ từ tìm hiểu những gì mình nhớ được.


Bạn có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải hoặc có thể tìm ở những tài liệu khác cho đến khi hiểu những kiến thức đó. Bạn đừng vội nghi ngờ phương pháp này, hãy thực hành và cảm nhận hiệu quả.

Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng.
Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng.

Tận dụng thời gian

Cách học này tức là tận dụng mọi lúc, mọi nơi có thể để học. Không cần thiết phải ngồi vào bàn học, cầm giấy bút, tài liệu để đọc và học, sẽ mất nhiều thời gian và lâu dần gây nhàm chán.

Cách tiết kiệm thời gian nhất mà mình từng áp dụng chính là tận dụng những thời gian "chết" để học, nhẩm lại, cố nhớ những thứ đã đọc hoặc học qua. Khi bạn nhặt rau, khi nấu cơm, lúc tắm gội, thời điểm đợi xe bus, trên xe bus... có rất nhiều thời gian rảnh mà mình có thể tận dụng triệt để để đẩy nhanh quá trình học bài, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.

Có rất nhiều thời gian rảnh mà mình có thể tận dụng triệt để để đẩy nhanh quá trình học bài, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
Có rất nhiều thời gian rảnh mà mình có thể tận dụng triệt để để đẩy nhanh quá trình học bài, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.

Tóm tắt ý chính là cách học thuộc bài nhanh nhất và rất hiệu quả

Để nhớ từng câu, từng chữ trên vài trang giấy cho một bài học sẽ mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Chính vì vậy học sinh nên tóm tắt các ý chính của bài trước khi học thuộc.


Tóm tắt những ý thật sự quan trọng. Chọn ra các ý lớn rồi tiếp tục tìm các ý nhỏ thuộc ý lớn. Các ý sẽ tạo thành một khung sườn giúp chúng ta học nhẹ nhàng hơn mà không bỏ sót phần kiến thức quan trọng nào.

Chọn ra các ý lớn rồi tiếp tục tìm các ý nhỏ thuộc ý lớn.
Chọn ra các ý lớn rồi tiếp tục tìm các ý nhỏ thuộc ý lớn.

Tìm người cùng học

Bạn có thể hợp tác cùng một người bạn hay nhờ sự giúp đỡ của người thân để nhờ mọi người soát bài bạn học thuộc. Cách làm này cũng giống như khi bạn lên bảng kiểm tra bài cũ vậy.


Hãy nhờ mọi người chỉ định một phần bất kỳ, một câu hỏi bất kỳ liên quan tới phần học để bạn trả lời. Làm như vậy giúp bạn vừa luyện được sự nhuần nhuyễn, cũng như sự phản xạ, tránh tình trạng học vẹt, tránh tình trạng nhắc từ đầu tiên của đoạn mới nhớ đến toàn bộ nội dung của đoạn đó.

Bạn có thể hợp tác cùng một người bạn hay nhờ sự giúp đỡ của người thân để nhờ mọi người soát bài bạn học thuộc.
Bạn có thể hợp tác cùng một người bạn hay nhờ sự giúp đỡ của người thân để nhờ mọi người soát bài bạn học thuộc.

Tích cực thực hành

Tại sao bạn biết đi xe đạp thì không bao giờ quên? Chính là việc đạp xe phải dùng đến cơ bắp. Bạn hãy thực hành khi học để tạo cảm giác hưng phấn. Học hóa học, vật lí, bạn hãy tự tay mình làm thí nghiệm. Học địa lí, sinh vật bạn hãy tự tay vẽ biểu đồ, vẽ hình giải phẫu. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần bạn tích cực và độc lập bạn sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh.


Đặc biệt như môn Lịch sử với nhiều sự kiện, ngày, tháng, năm… Môn Địa lý thì có tính chất vùng miền, khí hậu, kinh tế….Để nhớ được tất cả những kiến thức về lịch sử các em có thể học qua các di tích, phim tài liệu, hình ảnh hay hiện vật…Cách này sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn và vận dụng nhanh khi cần giải bài tập.

Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ.
Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ.

Chia nội dung cần học thuộc thành các phần nhỏ

Chia nhỏ kiến thức để học luôn là cách học thuộc lòng nhanh được nhiều người áp dụng. Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn chỉ khiến các em cảm thấy chán nản, học trước quên sau… Đến khi vào phòng thi thì đoạn nhớ, đoạn quên, rất nguy hiểm.


Vì thế, hãy chia nhỏ lý thuyết cần học thuộc thành các mục nhỏ. Lên thời gian học thuộc từng mục, sao cho học đến đâu nhớ đến đấy.


Ví dụ: Trong văn học, nếu cho học sinh học bài Bình Ngô đại cáo trong vòng 1 tiếng là rất khó. Nhưng khi chia thành từng khổ thơ thì các em sẽ nhớ rất nhanh. Cách này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian

Hãy chia nhỏ lý thuyết cần học thuộc thành các mục nhỏ.
Hãy chia nhỏ lý thuyết cần học thuộc thành các mục nhỏ.

Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho trí nhớ.

Và yếu tố không kém phần quan trọng đó là bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng và cần thiết tốt cho trí nhớ của chúng ta. Các nhà khoa học đã chứng minh các loại thực phẩm sau đây tốt cho trí nhớ:


  • Củ cải đỏ chứa hợp chất giúp tăng cường trí nhớ
  • Cải bó xôi có chứa Quercetin giúp bồi bổ trí nhớ
  • Lòng đỏ trứng giàu Colin giúp tăng cường trí nhớ
  • Dâu tây giúp bảo vệ não

Ngoài ra còn có hành tím là một trong những gia vị quan trọng ở các bữa ăn, hành được xem là phương thuốc dân gian giúp bồi bổ và tăng cường trí nhớ.

bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng và cần thiết tốt cho trí nhớ của chúng ta.
bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng và cần thiết tốt cho trí nhớ của chúng ta.

Phân bổ thời gian học thành nhiều lần

Học dồn lúc nhiều môn không phải là cách học hiệu quả, dễ khiến bạn nhàm chán và bỏ sách vở vào một góc, thay vì thế hãy phân phối môn học bằng thời gian biểu khác nhau để có kết quả tốt hơn. Tập trung học trong thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần sẽ có kết quả tốt hơn học trong suốt thời gian dài.


Cách phân phối việc học này lý do có hiệu quả cao hơn chính bởi nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não của chúng ta cần thời gian thư giãn và phục hồi nên không nên ngồi xuống và học hàng giờ liền sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và buồn ngủ kéo đến.

Hãy phân phối môn học bằng thời gian biểu khác nhau để có kết quả tốt hơn.
Hãy phân phối môn học bằng thời gian biểu khác nhau để có kết quả tốt hơn.

Sử dụng sơ đồ tư duy

Bí quyết này chính là hình thành một dàn ý lớn trong đầu, chia bài học thành những phần lớn khác nhau. Trong mỗi phần này, chúng ta cần tìm ra những ý chính đã được lọc từ trước, sau đó học theo hệ thống như kiểu sơ đồ phân quyền hoặc sơ đồ hình cây. Tức ta chia dàn ý, trong một bài, một chủ đề thì có bao nhiêu phần, tiêu đề mỗi phần là gì, nội dung chính, từ khoá của từng phần đó là gì. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng học thuộc và hệ thống bài học, nắm bắt bài nhanh nhất mà không phải mông lung trong mớ hỗn độn kiến thức.

Ví dụ khi học về Chu Văn An, các bạn có thể vẽ một sơ đồ trong đó cái tên chu văn an ở trung tâm, và từ đó vẽ ra các nhánh là các sự kiện quan trọng hoặc tính cách gắn liền với ông Chu Văn An. Ví dụ như năm sinh, năm mất, ...Và quan trọng nhất đó là hãy mô tả các sự kiện bằng hình ảnh chứ không phải bằng chữ viết( nếu có thể) như ví dụ về ông Chu Văn An ở trên, bạn hoàn toàn có thể thay thế những dòng chữ đơn điệu" ông dâng sớ chém 7 tên nịnh thần" bằng hình ảnh sinh động hơn đó là có 1 cây đao và 7 cái đầu người-hơi ghê rợn, nhưng hình ảnh càng gây ấn tượng mạnh bạn sẽ nhớ càng lâu.

Nên học theo hệ thống như kiểu sơ đồ phân quyền hoặc sơ đồ hình cây
Nên học theo hệ thống như kiểu sơ đồ phân quyền hoặc sơ đồ hình cây

Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.


Để học bài hiệu quả, bạn cần một tinh thần minh mẫn, không buồn phiền, lo âu về bất cứ vấn đề gì. Bởi khi còn để tâm vào vấn đề khác thì bạn sẽ không thể nào học nổi một chữ nào đâu. Vậy trước khi ngồi bàn học thì bạn nên giải quyết tất cả các vấn đề khác, đồng thời uống một cốc nước lạnh hoặc một cốc sữa để cung cấp năng lượng cho cơ thể cũng như cung cấp oxi cho não làm việc hiệu quả.

Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp
Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?