Top 6 Cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà không cần thuốc

Đối với người bị bệnh rối loạn tiền đình, thường xuyên phải đối diện với triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… Nếu mắc bệnh rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ, người bệnh không cần phải sử dụng thuốc mà chỉ cần áp dụng một số mẹo điều trị rối loạn tiền đình mà Chúng tôi liệt kê sau đây đã có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tập vỗ tay

Cách chữa trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp tập vỗ tay giúp lưu thông khí huyết toàn cơ thể để nhanh chóng nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng và dễ dàng đào thải độc tố ra ngoài. Hiện tại, phương pháp này đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan.


Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, người bệnh cần phải lựa chọn địa điểm yên tĩnh.
  • Sau đó, bệnh nhân tiến hành đứng thẳng người, hai bàn chân dang bằng vai, mười đầu ngón chân bấm chắc mặt nền nhà.
  • Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần phải ngậm kín miệng, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên, hai mắt nhìn trước.
  • Tiếp đến, bạn từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30 độ. (Chú ý: Hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín.)
  • Người bệnh tiếp tục vẫy mạnh hai tay ra sau hợp với thân mình một góc 60 độ. (Lưu ý: Hai bàn tay vẫy lên trên và phải làm hết sức mình đồng thời nhíu hậu môn lại và thót lên được tính là một lần vẫy tay.)
  • Bệnh nhân nên luyện tập phương pháp này khoảng 2 lần/ ngày và luyện tập lúc bụng không no.
  • Để đạt hiệu quả cao, người bệnh chỉ nên tập dần từ vài lần cho đến vài trăm cái. Về sau, tăng dần tốc độ để cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập vẫy tay đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan
Cách chữa rối loạn tiền đình bằng cách tập vẫy tay đang được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả khả quan

Ngâm chân với nước ấm

Từ lâu rối loạn tiền đình luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của bản thân người bệnh và những người xung quanh.


Hội chứng rối loạn tiền đình tái phát nhiều lần khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đầu chóng mặt khủng khiếp, kèm theo đó là cảm giác khó chịu, mệt mỏi, giảm năng suất hiệu quả trong công việc. Người bị bệnh rối loạn tiền đình xuất phát từ một số yếu tố khác nhau. Trong đó, máu huyết không lưu thông là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Ngâm chân sẽ giúp cho mạch máu lưu thông tốt, cung cấp máu đủ cho toàn cơ thể, giảm bớt các triệu chứng do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Bởi thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này, do vậy việc kích thích lưu thông máu là một phương pháp chữa trị hữu hiệu, mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh.


Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chỉ cần người bệnh ngâm chân với các loại thảo dược hoặc nước ấm thường xuyên sẽ giúp cho lượng máu lưu thông đều đặn. Sức khỏe cũng được cải thiện nhanh chóng bởi lượng máu đã được vận chuyển lên vùng não.


Bệnh nhân có thể thực hiện bằng cách như sau:

  • Chuẩn bị nước ấm từ 40 – 45 độ C.
  • Tiến hành ngâm chân 1 – 2 lần/ngày.
  • Mỗi lần bạn ngâm khoảng 20 – 30 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngâm chân bằng nước ấm giúp mạch máu lưu thông, giảm triệu chứng gây ra do rối loạn tiền đình
Ngâm chân bằng nước ấm giúp mạch máu lưu thông, giảm triệu chứng gây ra do rối loạn tiền đình

Xoa bóp, bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp chữa rối loạn tiền đình đã được nhiều người trong dân gian áp dụng từ rất lâu đời. Chỉ cần có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, người bệnh đã tiến hành xoa bóp ở vị trí đau để bệnh nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, thực tế, không phải người bệnh nào cũng thực hiện đúng phương pháp này. Nếu áp dụng sai, người bệnh sẽ rất dễ khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn.


Một số bài tập trong xoa bóp hỗ trợ chữa rối loạn tiền đình:

  1. Chải đầu: dùng các ngón tay giống như chiếc lược chải đầu, theo hướng chải thẳng và chải ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.
  2. Vỗ đầu: Thủ thuật chặt bằng ngón tay: 2 bàn tay chập lại tác động vùng đầu.
  3. Gõ đầu: Dùng đầu các ngón tay vỗ quanh đầu, theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ thành vòng tròn.
  4. Bóp đầu: Ngón cái 1 bên, các ngón tay còn lại 1 bên và thực hiện bóp. Hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên, bóp nhịp nhàng.
  5. Xoa bóp các huyệt
  • Huyệt bách hội: nằm ở đỉnh đầu theo tư thế hai ngón tay cái vào trong hai lỗ tai, các ngón còn lại xòe ra, ngón giữa vươn thẳng về đỉnh đầu, các ngón còn lại ôm lấy đầu, vị trí ngon tay giữa chạm nhau chính là huyệt bách hội.
  • Huyệt thượng tinh: Huyệt chính nằm ở trên chán, vị trí huyệt nằm chân tóc giáp chán xác định bằng cách lấy ngón tay đặt dọc theo sống mũi và đi dọc lên phía trên, giữ đúng đường trung tuyến, đến chân tóc gặp chỗ trũng đó chính là huyệt thượng tinh.
  • Huyệt phong trì: Tại vị trí hõm sau gáy ở cả hai bên gáy, xòe 2 bàn tay đặt hõm giữa lòng bàn tay vào đỉnh hai tai, ngón tay ôm chặt đầu, hướng ngón cái về phía sau gay, miết ngón tay cái từ trên xuống dưới vượt qua 1 ụ xương rồi rơi xuống ở chỗ hõm 2 bên khối cơ nổi sau gáy, vị trí dừng chính là huyệt phong trì.
  • Huyệt phong thủ: Khi cúi đầu gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, vị trí lõm giữa gáy, chân tóc chính là huyệt phong thủ.
  • Huyệt thái dương: Vị trí phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt, chỗ hõm sát cạnh ngoài.
  • Huyệt giác tốn: Nằm ngay vị trí bên loa tai, xác định bằng cách gấp vành tai về phía trước sau đó vị trí gồ lên khi bị gấp chính là huyệt giác tốn.
Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống lành mạnh

Rối loạn tiền đình là một hội chứng gây nên bởi các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch. Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ bị đột qụy cao. Do đó người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.


Người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng thường xuyên chế độ ăn uống như sau trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để hỗ trợ tốt nhất điều trị bệnh:


  • Bổ sung các loại vitamin là rất cần thiết đối với người bị rối loạn tiền đình. Chúng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh.
  • Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: thịt gà bỏ da, cá,…; các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…; ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,… Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 600mg vitamin C mỗi ngày, kết hợp với các hợp chất khác trong 8 tuần giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
  • Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai - một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, nấm, các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).
  • Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình. Những thực phẩm chứa nhiều folate: Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…; các loại hạt: hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…; các loại đậu: đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
  • Người bị rối loạn tiền đình nên uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu lên não.
  • Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.
  • Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn: rượu, bia...
Chế độ ăn uống lành mạnh, giúp lưu thông máu lên não, ổn định tiền đình
Chế độ ăn uống lành mạnh, giúp lưu thông máu lên não, ổn định tiền đình

Xoa và đánh trống mang tai

Phương pháp xoa và đánh trống mang tai được áp dụng để điều trị tình trạng ù tai, điếc tai, hoa mắt, đau đầu chóng mặt, cải thiện bệnh rối loạn tiền đình,… Nếu chẳng may gặp phải triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng để cải thiện bệnh cho bản thân mình.


Cách thực hiện:

  • Người bệnh có thể sử dụng 2 ngón tay trỏ và giữa.
  • Lúc này, bệnh nhân để ngón giữa trước tai và ngón trỏ để sau tai.
  • Bạn tiến hành xoa miết lên xuống ở các huyệt trước và sau tai 20 – 30 lần.
  • Sau đó, người bệnh có thể tiến hành xoa đều những huyệt xung quanh vành tai 20 – 30 lần.
  • Tiếp đến, bạn lấy 2 lòng bàn tay úp lên hai tai ấn 5 – 10 lần nghe như đánh trống trong tai.
  • Cuối cùng, bạn dùng 2 ngón tay trỏ và giữa bật mạnh sau óc nghe có tiếng bùm bùm sau tai 5 – 10 lần.
Xoa và đánh trống mang tai hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Xoa và đánh trống mang tai hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Không chỉ có người lớn tuổi, nhóm đối tượng làm việc văn phòng cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao. Do thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa và làm việc căng thẳng bên máy vi tính. Vì thế vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày gây co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không được chú ý kỹ. Cần có một chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh rối loạn tiền đình hợp lý để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.


  • Một trong những triệu chứng tiêu biểu của bệnh rối loạn tiền đình là chóng mặt. Vì thế nên giảm bớt thời gian nhìn liên tục vào máy tính và ngồi quá lâu. Nếu cần thiết thì khoảng 10 - 15 phút nên đứng lên di chuyển, phóng tầm mắt nhìn ra ngoài. Hạn chế sự tập trung sẽ giúp bạn giảm chóng mặt.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nếu có ai đó gọi tên bạn ở đằng sau, đừng quay cổ không thôi mà hãy xoay cả vai theo. Và động tác thật chậm để tránh tình trạng thiếu oxy đột ngột gây choáng. Điều đó rất nguy hiểm cho người bệnh rối loạn tiền đình.
  • Stress là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Khiến não trở nên kém linh họat, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Oxy hóa do stress gây ra ảnh hưởng xấu tới mô và tế bào thần kinh. Vì thế bạn cần cố gắng tự cân bằng cuộc sống. Giảm các tác nhân gây căng thẳng, lo âu, hoảng hốt trong đời sống hàng ngày của bạn.

Người mắc rối loạn tiền đình nên áp dụng chế độ sinh hoạt như sau trong cuộc sống của mình:

  • Tập thể dục mỗi ngày
  • Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột
  • Khi nằm ngủ, để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn
  • Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
  • Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.
  • Hạn chế lái xe, trèo cao…
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lui được rối loạn tiền đình
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lui được rối loạn tiền đình

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?