Một kỳ thi THPT Quốc Gia nữa lại chuẩn bị sắp diễn ra. Các sĩ tử của chúng ta đã trang bị đầy đủ hành trang để sẵn sàng bước vào cuộc chiến chưa nào?. Trong một khoảng thời gian ngắn mà lại phải tiếp nhận, ghi nhớ rất nhiều thông tin kiến thức là một việc vô cùng khó khăn đối với mỗi học sinh, áp lực học tập đã khiến cho tâm lý của các bạn luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng. Sử được coi là môn "khó nhai" bởi Lịch Sử có rất nhiều những sự kiện, mốc thời gian... mà bắt buộc các học sinh phải học thuộc, phải ghi nhớ một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, công việc đó thì lại chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy ngày hôm nay Toplist sẽ giới thiệu cho bạn một số cách học Lịch Sử hiệu quả, bạn đọc cùng tham khảo và áp dụng nha.
Ghi âm
Hiện nay chắc hẳn ai cũng đã sở hữu cho riêng mình một chiếc điện thoại di động thông minh có đầy đủ các chức năng như nghe nhạc, lướt web, ghi âm, chụp ảnh... Vậy tại sao chúng ta lại không tận dụng ngay chiếc điện thoại ấy vào trong việc học tập của mình nhỉ?
Với chức năng ghi âm này bạn có thể ghi âm các bài học vào trong chiếc điện thọai nhỏ gọn bằng chính giọng nói của mình một cách cực kì đơn giản. Bạn chỉ cần mở chức năng ghi âm của điện thoại lên rồi đọc to, rõ ràng phần kiến thức mà bạn muốn học để điện thoại ghi âm lại vậy là bạn đã làm xong một nửa công việc rồi. Việc tiếp theo mà bạn cần phải làm là mở phần đã ghi âm lên và nghe.
Với cách học này bạn có thể học ở mọi lúc mọi nơi mà bạn muốn, đi tắm cũng có thể nghe, đứng nấu cơm cũng có thể nghe để học... Người xưa đã có câu "mưa dầm thấm lâu", một lần nghe là một lần nhớ.
Cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh bằng phương pháp học nhóm
Học nhóm là phương pháp hiệu quả để học môn Lịch sử. Cùng các bạn trong nhóm phân chia nhau làm đề cương môn học, học thuộc đề cương đó, sau đó cùng nhau thuyết trình về những kiến thức đã học. Nếu bạn có khả năng tự tin nói trước bạn bè về bài học thì chắc chắn sẽ nắm kiến thức tốt. Các bạn trong cùng nhóm học có thể cùng nhau bàn luận và đưa ra những câu hỏi để cùng nhau giải quyết. Nếu có thể trả lời được các câu hỏi một cách chính xác tức là bạn đã nắm được toàn bộ kiến thức.
Cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh này sẽ giúp bạn không bị nhàm chán. Cùng nhau nỗ lực học và ghi nhớ kiến thức sẽ đạt hiệu quả nhớ nhanh và lâu các kiến thức.
Viết ra giấy
Thay vì ngồi cầm sách và đọc vanh vách như một con vẹt thì tại sao bạn lại không ngồi viết các kiến thức ra giấy nhỉ? Việc viết ra giấy sẽ giúp bạn nhớ được bài lâu hơn là việc ngồi đọc từng từ, từng chữ. Tuy nhiên, nhiều bạn rất ngại ngồi viết vì nó sẽ mỏi tay và tốn nhiều thời gian nên bạn chọn cách là ngồi đọc nhưng học theo cách ngồi đọc thuộc thì sẽ nhanh nhớ và cũng nhanh quên, khi bị ảnh hưởng tâm lý như run, lo lắng, hồi hộp thì thường hay xảy ra tình trạng quên chữ đầu tiên của một câu là quên luôn các chữ, các dòng tiếp theo; hoặc bạn sẽ bị nhầm lẫn các mốc thời gian với nhau.
Ngược lại nếu bạn chăm chỉ, kiên trì hơn một chút ngồi học theo cách gạch đầu dòng các ý ra giấy thì bạn sẽ nắm chắc được các kiến thức hơn mà không lo bị quên hay bị nhầm.
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề. Việc xây dựng được một "hình ảnh" thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các " hình ảnh liên kết" là sơ đồ tư duy.
Để vẽ được một sơ đồ tư duy khoa học, sáng tạo trong môn Lịch Sử thì trước tiên bạn cần nắm chắc được các kiến thức cốt lõi trong môn học đó vì sơ đồ tư duy yêu cầu học sinh phải viết phải vẽ ra những ý ngắn gọn nhất nhưng phải đủ và chính xác các kiến thức, chứ không phải là việc bạn viết rất dài, rất lan man nhiều câu mà vẫn không có ý chính, điều đó sẽ khiến sơ đồ tư duy của bạn trở nên rối mắt, khó đọc và khó học.
Khi vẽ thì ý chính mà bạn muốn khai triển trong bài, trong một giai đoạn nào đó bạn nên đặt ở giữa (ví dụ ngay như tên bài học chẳng hạn), tiếp đó là các ý nhỏ hơn sẽ tách ra thành các nhánh nằm xung quanh ý chính (ví dụ như: tên các mục 1,2,3 trong bài học)... Bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy ngay trên giấy hoặc cũng có thể vẽ trên máy tính.
Việc học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp cho các học sinh biết cách móc nối các sự kiện lại với nhau từ đó giúp các bạn dễ dàng học hơn và có thể giúp nắm chắc được kiến thức mà không lo bị nhầm lẫn hoặc bị quên như kiểu học vẹt truyền thống. Ngoài ra nó sẽ giúp bạn phát triển óc tư duy và sáng tạo của mình.
Trao đổi, hỏi đáp kiến thức với các bạn học sinh khác
Việc học theo cách trao đổi, hỏi đáp kiến thức với nhau cực kì là có hiệu quả. Sau khi nắm được kiến thức bài học các bạn tiến hành củng cố bài học bằng cách lập thành một nhóm khoảng 2 người hoặc 3, 4 người với nhau để bắt đầu hỏi đáp về những phần đã học. Ví dụ hôm nay các bạn thống nhất với nhau về nhà sẽ học bài 1 Lịch Sử Thế Giới lớp 12, hôm sau tới lớp các bạn sẽ cùng nhau trao đổi và hỏi đáp với nhau về các sự kiện xoay quanh bài 1, bạn A sẽ hỏi: Hội nghị Ianta được diễn ra khi nào? thì sau đó các bạn trong nhóm sẽ cùng nhau trả lời.
Cách học này sẽ giúp các bạn học sinh có thể bổ sung các phần kiến thức còn thiếu cho nhau, trong quá trình hỏi đáp nếu mà bạn có bị trả lời sai một phần kiến thức bất kì và sau đó được các bạn khác sửa lại thì từ đó bạn sẽ nhớ kiến thức ấy sâu và lâu hơn.
Đặt ảnh làm hình nền điện thoại hoặc sử dụng tới các tờ giấy nhớ
Điện thoại là vật bất ly thân với bạn, không lúc nào rời khỏi tay vậy bạn hãy thử áp dụng cách học này nhé. Bạn hãy dùng điện thoại chụp lại phần kiến thức mà bạn muốn học sau đó bạn dùng hình ảnh đó đặt làm hình nền điện thoại, như vậy mỗi lần mở điện thoại ra là một lần bạn đọc lại kiến thức rồi đó.
Ngoài ra bạn cũng có thể viết kiến thức lên giấy nhớ rồi dán ở những nơi dễ dàng nhìn thấy như trên cánh tủ lạnh, xung quanh chiếc gương, trên tay vịn của cầu thang...
Chọn thời gian học và ôn thi phù hợp
Mỗi môn học đều có đặc thù riêng chính vì vậy phải có cách học khác nhau. Cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh em phải chọn thời gian phù hợp. Bạn nên chọn thời gian học buổi sáng từ khoảng 5h00 đến 7h00. Đây là thời điểm bắt đầu một ngày yên tĩnh và thoáng đãng để có thể học tốt.
Lúc nào não sẽ ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn. Đặc biệt thời điểm nào bạn thấy thư thái và thoải mái mới bắt đầu học. Không nên học vào những lúc đang căng thẳng vì em sẽ không thể nhồi nhét kiến thức vào đầu.
Đọc thật nhiều và tư duy kiến thức thực tế
Tìm hiểu lịch sử có nhiều cách khác nhau, ví dụ như đi tham quan các di tích lịch sử, nghe qua lời kể của những thế hệ đi trước,.. Và đọc sách cũng là một cách thức rất hay đấy nhé!
Cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh và hiệu quả em cần phải đọc thật nhiều. Càng đọc nhiều em sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh hơn. Có không ít quyển sách viết về lịch sử mang đến lượng kiến thức to lớn cho người đọc, cho góc nhìn phổ quát về những sự kiện, hiện tượng từng diễn ra trong quá khứ cho đến tác động của nó đến ngày nay.
Các tài liệu hiện nay trên thị trường rất nhiều, em cần phải tham khảo đúng tài liệu ôn thi. Sau khi đọc em có thể chép tay lại những kiến thức quan trọng. Sau đó bổ sung những ý phụ cho kiến thức đó em sẽ nhớ lâu hơn.
Chọn lọc thông tin quan trọng
Cũng như các môn học khác để có cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh, bạn cần phải chọn lọc những thông tin cần thiết và quan trọng để học. Không nên học tràn lan sẽ kém hiệu quả. Bạn có thể lọc thông tin theo sự kiện Lịch sử của từng giai đoạn. Khi lọc thông tin cần vạch ra những ý chính theo một cách hệ thống nhất. Qua đó bạn sẽ học theo đúng trình tự các mốc thời gian. Đó là cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh và hiệu quả, sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu kiến thức.
Bạn cũng có thể mua thêm các tài liệu dạy cách học bài nhanh thuộc và nhớ lâu nhất. Những tài liệu này sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình học những bài Lịch sử khó “nhằn”, từ đó sẽ nắm những kiến thức cơ bản nhất của môn Lịch sử. Không nên ôm đồm nhiều thông tin không quan trọng, sẽ khó nhớ những kiến thức trọng tâm. Hãy có cách học thuộc lòng Lịch sử nhanh và khoa học mới giúp bạn đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Liên kết các sự kiện Lịch sử với nhau
Môn Lịch sử có quá nhiều mốc thời gian và kiến thức. Vì vậy để có cách học Lịch sử nhanh em cần liên kết sự kiện lại sao cho trôi chảy nhất có thể.
Việc đầu tiên em cần phải ghi lại những mốc thời gian quan trọng. Sau đó căn cứ vào mốc thời gian để học các sự kiện đi kèm. Em nên học các sự kiện theo chiều dọc của kiến thức. Sự kiện nào diễn ra trước em nên học trước, để các kiến thức được xâu chuỗi với nhau. Nếu em học không đúng trình tự kiến thức sẽ “rối như tơ vò” và không hiệu quả. Mỗi giai đoạn Lịch sử sẽ có cách học khác nhau. Vì vậy mà cách học tốt môn Lịch sử lớp 9 sẽ khác với cách học tốt môn Lịch sử 12. Khi học em cũng có thể tham khảo thêm các tài liệu về cách học Lịch sử nhớ lâu.