Top 15 Cách trả lời khéo léo nhất câu hỏi của nhà tuyển dụng

Phỏng vấn không còn là chủ đề quá xa lạ gì với tất cả chúng ta, nhưng để nắm bắt được một số câu hỏi cơ bản mà các nhà tuyển dụng đưa ra không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu ngắn gọn cho các bạn một số câu hỏi hay gặp nhất khi phỏng vấn và kinh nghiệm phỏng vấn qua quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của mình. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những kinh nghiệm hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?

Nhận được câu hỏi này hầu hết các ứng viên đều thấy là nó hơi sớm để trả lời. Theo mình nghĩ một câu trả lời thông minh và phù hợp là: "Em nghĩ câu hỏi này e sẽ trả lời sau quá trình em vào làm việc tại công ty ạ" .
Nếu như được nhận bạn có nhận xét, đánh giá hay kiến nghị gì với chúng tôi không?

Bạn sẽ cống hiến cho chúng tôi những gì khi bạn ở vị trí công việc này?

Một câu hỏi mang tính chất "thăm dò" rất cao. Sau phần giới thiệu hiểu biết sơ lược của ứng viên qua câu hỏi trên thì câu hỏi này là sự tiếp nối, phát triển thêm cho các câu hỏi. Mỗi ứng viện sẽ phải vạch sẵn ra cho mình một kế hoạch từ trước, mang được nhiều điều mới mẻ đến cho công việc. Câu hỏi kiểm tra sự sắp xếp, sáng tạo và tư duy của các ứng viên một cách trực tiếp. Các bạn hãy "Traning" thật tốt để trả lời câu hỏi này nhé. Nhưng cũng nên biết tự lượng sức mình để tránh đưa ra các chiến lược hay những kế hoạch vượt quá sức mình hoặc kém tính khả thi nhé.
Bạn sẽ cống hiến cho chúng tôi những gì khi bạn ở vị trí công việc này?

Lí do gì khiến bạn lại lựa chọn chúng tôi mà không phải một cơ quan, tổ chức hay công ty nào khác?

Đã có một câu hỏi "Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?" thì sẽ có câu hỏi ngược lại, nhà tuyển dụng cũng muốn "nghe ngóng" xem các bạn tại sao lại lựa chọn họ, để hai bên lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn, sẽ thuận lợi cho công việc sau này đó.
Lí do gì khiến bạn lại lựa chọn chúng tôi mà không phải một cơ quan, tổ chức hay công ty nào khác?

Nếu được tuyển dụng vào vị trí công việc đó bạn có đề xuất hay kiến nghị gì với chúng tôi không?

Trước khi đến phỏng vấn các bạn hãy vạch sẵn một số kế hoạch mang tính sáng tạo để trả lời câu hỏi này một cách thuyết phục nhất với nhà tuyển dụng. Các bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được trước khi được nhận vào làm các bạn đã có sự chuẩn bị cho công việc ấy, điều ấy chứng tỏ bạn rất để tâm đến công việc mà mình ứng tuyển. Bạn sẽ ghi điểm tuyệt vời nếu chuẩn bị tốt cho câu hỏi này, bộc lộ được khả năng làm việc, lên kế hoạch, những dự định, bạn phải làm sao cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng của mình đủ để đáp ứng nhu cầu của công việc.
Nếu được tuyển dụng vào vị trí công việc đó bạn có đề xuất hay kiến nghị gì với chúng tôi không?

Bạn mong muốn gì khi làm việc với chúng tôi?

Chắc hẳn ai ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường trẻ trung năng động, thoải mái, lương ổn, chế độ đãi ngộ tốt. Người đứng đầu, người dẫn dắt thông minh, quan tâm, luôn đổi mới và đầy tinh thần sáng tạo. Nhưng cuộc sống không chỉ trải đầy hoa hồng như vậy, có những công ty, tổ chức có những thành viên không thể ưa được thì cũng cần biết hài hòa để tất cả cùng vui.
Bạn mong muốn gì khi làm việc với chúng tôi?

Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào?

Không chỉ có cái nhìn về thực tại mà các ứng viên phải cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu phấn đấu ở tương lai của bạn như thế nào. Một ví dụ đơn giản như: Công việc hiện tại là Telesale thì mục tiêu phấn đấu tương lai (1 năm đến 2 năm) làm trưởng nhóm hay tổ trưởng quản lí 5 - 10 thành viên. Còn gì tuyệt vời hơn khi tuyển dụng một người biết nhìn xa trông rộng phải không các bạn?
Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào?

Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển?

Một câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời, nhưng thực ra với câu hỏi này các bạn đừng hấp tấp, hãy đưa ra câu trả lời một cách sáng suốt và nghiêm túc về những gì mình đã tìm hiểu hoặc học hỏi được về công việc mà mình ứng tuyển một cách ngắn gọn nhưng phải đáp ứng đủ các thông tin cần thiết về công việc. Ví dụ: Công việc này phù hợp với độ tuổi nào, thời gian bắt đầu công việc là bao giờ, hay đơn giản là giải thích được cơ bản về tên gọi của công việc,... Nói chung trình bày sao cho nhà tuyển dụng biết được mình đã tìm hiểu kha khá về công việc đó. Trả lời câu hỏi này tốt có nghĩa bạn đã ghi được một số điểm nhất định trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn biết gì về công việc mình đang ứng tuyển?

Lí do gì khiến bạn nghỉ công việc trước?

Mỗi người nghỉ việc đều có lí do riêng, người thì nghỉ vì không hợp sếp, làm một thời gian thấy không phù hợp với công việc, hoặc phũ phàng hơn là bị đuổi việc. Mình nghĩ các bạn khi trả lời câu hỏi này không nên đưa ra những lí do như vậy, nên trả lời khéo léo hơn để tránh trường hợp chưa được nhận vào làm đã gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Mọi câu trả lời đều được các nhà tuyển dụng đánh giá bạn, nên hãy chú ý đặc biệt đến câu hỏi này.
Lí do gì khiến bạn nghỉ công việc trước?

Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?

Chắc hẳn một số bạn đã từng rất đau đầu về câu hỏi này, một số bạn lần đầu nghe câu hỏi này có lẽ sẽ hơi bất ngờ chút. Nhưng nếu là các bạn có kinh nghiệm phỏng vấn thì trả lời câu hỏi này sẽ nhanh nhạy hơn. Để tránh những sai lầm hay những bối rối đáng tiếc trong phỏng vấn các bạn nên chuẩn bị tâm lí và tập rượt cho câu hỏi này thật kĩ, đây là một trong những câu hỏi mang tính chất quyết định.
Tại sao chúng tôi lại phải tuyển dụng bạn mà không phải là một người khác?

Bạn định làm việc với chúng tôi bao lâu?

Nếu bạn tìm được một công việc đã từng làm qua hoặc có kinh nghiệm, hoặc đặc biệt yêu thích thì bạn sẽ có câu trả lời rõ hơn, còn với công việc hoàn toàn mới mẻ thì quả thực đây là một câu hỏi khó trả lời rõ ràng được. Tuy nhiên không hẳn là không thể trả lời được. Các bạn hãy lựa tình huống và trường hợp trả lời cho hợp lí nhé.
Bạn định làm việc với chúng tôi bao lâu?

Bạn biết đến công việc mà công ty chúng tôi tuyển dụng qua nguồn tin nào?

Đây hầu hết là câu hỏi mở đầu cho các bài phỏng vấn, nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm mục đích kiểm tra sự tìm kiếm thông tin của ứng viên đến đâu và nhân tiện kiểm tra luôn xem các ứng viên có mối quan hệ xã hội ra sao, khả năng tương tác với các trang mạng xã hội như thế nào. Thông thường có 2 nguồn kênh có thể khai thác thông tin: Nguồn tin thứ nhất: Qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber,... Hoặc các Wedsite chuyên cung cấp và đăng tin tuyển dụng liên tục như: Vieclam24h.com, Tuyendung.com.vn, Timviecnhanh.com,... Nguồn thứ hai: Qua người thân hoặc bạn bè đang làm việc tại cơ quan, công ty, hay tổ chức đó.
Bạn biết đến công việc mà công ty chúng tôi tuyển dụng qua nguồn tin nào?

Điêm mạnh/điểm yếu nhất của bạn là gì? Bạn làm gì để khắc phục chúng?

Một người nhận thức đúng khả năng của mình thì rất là ok, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình để tiết chế cho phù hợp. Nhưng theo mình khi nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của các bạn, các bạn nên lựa ra những điiểm yếu không ảnh hưởng mấy đến công việc mình đang ứng tuyển và thể hiện sự nỗ lực thay đổi những điểm yếu đó của bản thân. Nói chung trả lời sao cho nổi bật lên điểm mạnh của mình là ok nhất.
Điêm mạnh/điểm yếu nhất của bạn là gì? Bạn làm gì để khắc phục chúng?

Mức lương mà bạn mong muốn khi làm việc với chúng tôi

Chắc chắn trước khi ứng tuyển vào vị trí công việc đang tuyển dụng thì các bạn đã tìm hiểu rất kĩ vấn đề này rồi. Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, mình có một số gợi ý cho các bạn khi trả lời câu hỏi này một cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: "Khi đưa ra mức lương này em nghĩ công ty/tổ chức cũng đã tìm hiểu rất kĩ về năng lực phải bỏ ra của các ứng viên để đáp ứng nhu cầu công việc và đã đưa ra một mức lương phù hợp với công việc đó. Tất nhiên mức lương ấy cũng đáp ứng đa số các nhu cầu cho vấn đề chi phí sinh hoạt, không thì tại sao lại có nhiều người đến xin được tuyển dụng như vậy". Các bạn có thể nói thêm: "Còn sau này khi xem xét kết quả trực tiếp khi em làm ở vị trí công việc này lúc đó em sẽ xin đề xuất sau ạ, còn hiện tại em cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng đưa ra ở thời điểm này là phù hợp với khả năng của bản thân em".
Mức lương mà bạn mong muốn khi làm việc với chúng tôi

Thu nhập của công việc gần thời điểm này nhất mà bạn làm là bao nhiêu?

Thu nhập có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ứng viên, trước khi đến phỏng vấn chắc hẳn các bạn cũng đã tìm hiểu khá rõ về vấn đề này rồi. Nên một câu trả lời mình nghĩ hợp lí nhất vào lúc này là trả lời gần sát hoặc cao hơn số tiền lương bạn nhận được khi làm công việc ứng tuyển khoảng 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu bạn trả lời thật thà hoặc mức lương trước quá cao so với lương hiện tại thì nhà tuyển dụng sẽ phải suy nghĩ về thời gian làm việc của bạn tại công ty đó.
Thu nhập của công việc gần thời điểm này nhất mà bạn làm là bao nhiêu?

Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá/hay yếu quá so với yêu cầu công việc?

Đối với câu hỏi "Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá so với yêu cầu công viêc?": Nhà tuyển dụng đang đánh giá khả năng nhận thức năng lực của bản thân các bạn, hãy trả lời một cách khéo léo khi nhà tuyển dụng hỏi câu này. Còn câu hỏi "Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân yếu quá so với yêu cầu công việc không?": Có thể nhà tuyển dụng đã nhìn thấy sự "non nớt" thiếu kinh nghiệm của các bạn trong quá trình phỏng vấn ở các câu hỏi trên. Nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp nhà tuyển dụng muốn tung hỏa mù để xem khả năng ứng phó của các bạn ra sao. Hãy lựa tình huống và thái độ của nhà tuyển dụng để trả lời nhé.
Bạn có cảm thấy khả năng của bản thân vượt quá/hay yếu quá so với yêu cầu công việc?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?